Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.1. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.1. Hiển thị tất cả bài đăng

Giáo lý _ 10 điều răn _ câu 99

Bài 14. CHỚ KHINH THƯỜNG DANH CHÚA
(ĐIỀU RĂN THỨ II)
99.      Tội phỉ báng Danh Chúa là gì?
Phỉ báng, còn gọi là lộng ngôn, phạm thượng, là những lời nói xúc phạm đến sự thánh thiện của Thiên Chúa, xúc phạm đến các thánh, đến Giáo Hội... như gán cho Chúa những điều không xứng với Ngài, hoặc nói về Chúa và nói với Chúa bằng giọng điệu khinh thường và kiêu ngạo: “nếu ngươi là Con Thiên Chúa, hãy xuống khỏi thập giá đi, và chúng ta sẽ tin ngươi”...
Tội này cũng bao gồm việc nói phạm đến các thánh, như gán cho các ngài những tính mê nết xấu, chế nhạo sự tôn kính các ngài, không công nhận những đặc ân của Đức Mẹ; nói xấu Giáo Hội, về giáo lý, các điều răn của Hội thánh.
“Lộng ngôn là một tội nặng". [1] "Lộng ngôn là xúc phạm đến Thiên Chúa trong lòng hay ngoài miệng bằng những lời hận thù, than trách, thách thức; là nói xấu Thiên Chúa, bất kính trong lời nói, và lạm dụng Danh Thánh Thiên Chúa" [2] 
Tội nói lộng ngôn cũng bao hàm “những lời nghịch với Hội Thánh của Đức Kitô, các thánh và những sự thánh … nại đến Danh Thiên Chúa để che đậy những hành vi tội ác, để bắt các dân tộc làm nô lệ, để tra tấn hoặc giết người. Lạm dụng Danh Thiên Chúa để phạm tội ác là gây cớ cho người ta khước từ tôn giáo”. [3]
Cũng là phỉ báng Danh Chúa là tội nhân danh ma quỉ mà thề. Đó là tội nặng xúc phạm đến Chúa vì coi những kẻ dối trá lại đáng tin hơn Chúa.

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 14. CHỚ KHINH THƯỜNG DANH CHÚA
(ĐIỀU RĂN THỨ II)
98.      Tội nguyền rủa là gì?
Nguyền rủa là mong ước điều xấu cho chính mình hay cho người khác bằng những lời nói như “cầu quỉ bắt mày, cầu cho mày bị sét đánh chết đi cho rồi, giá mà Chúa đừng sinh ra tôi” v.v.
Nếu là hành động có suy nghĩ và thực lòng muốn điều nguyền rủa trở thành sự thật, thì đó là tội nặng. Nhưng dù sao đi nữa, nguyền rủa cũng là điều bất kính Danh Chúa, là gương xấu và mua thù chuốc oán đối với người khác.

GLCG - 10 ĐIỀU RĂN - câu 95

Bài 13. TÔN TRỌNG DANH CHÚA
(ĐIỀU RĂN THỨ II)
95.      Tên thánh là gì?

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 13. TÔN TRỌNG DANH CHÚA
(ĐIỀU RĂN THỨ II)
94.      Ta phải tôn kính Danh Chúa như thế nào?

GLCG _ 10 điều răn _ câu 93

Bài 13. TÔN TRỌNG DANH CHÚA
(ĐIỀU RĂN THỨ II)
93.      Danh Chúa là gì?

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 13. TÔN TRỌNG DANH CHÚA
(ĐIỀU RĂN THỨ II)
92.      Tại sao chúng ta phải tôn kính Danh Chúa?

GLCG - 10 ĐIỀU RĂN _ câu 91

Bài 13. TÔN TRỌNG DANH CHÚA
ĐIỀU RĂN THỨ HAI
91.      Điều răn thứ hai dạy chúng ta điều gì?

GLCG - 10 ĐIỀU RĂN _ câu 85

Bài 12. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ VÀ CÁC THÁNH
ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT
85.      Có được tôn thờ Đức Mẹ và các thánh không?

GLCG _ tôn kính Đức Mẹ và các thánh

Bài 12. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ VÀ CÁC THÁNH
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
90.      Sự tôn kính ảnh tượng thánh có ích lợi gì cho ta?

GLCG _ Tôn kính Đức Mẹ và các thánh

Bài 12. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ VÀ CÁC THÁNH
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
88.      Chúng ta tỏ lòng tôn kính các thánh như thế nào?
Chúng ta có thể tỏ lòng tôn kính các thánh, đặc biệt là thánh quan thầy, khi:
- Cầu xin các ngài trợ giúp và cầu bầu cho ta.
- Noi gương các ngài tuân giữ các điều răn, tập luyện các nhân đức.
- Tôn kính thánh tích. Thánh tích là những di vật của các thánh để lại, như xương cốt, y phục, vật dụng, đặc biệt là những vật nói lên đời sống thánh thiện của các ngài như gông cùm của các thánh tử đạo v.v...; miễn là các thánh tích đó phải đúng thật và được giáo quyền công nhận, và không được gán cho các thánh tích đó một quyền lực nào, dù là Chúa cũng dùng các thánh tích đó mà làm phép lạ. 

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 12. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ VÀ CÁC THÁNH
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
87.      Tại sao chúng ta lại tôn kính Đức Mẹ cách đặc biệt?
Đức Mẹ rất xứng đáng được sự tôn kính đặc biệt, vì:
- Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa: Mẹ đã sinh thành và dưỡng dục Ngôi Lời nhập thể. 
- Đức Mẹ là Mẹ chúng ta: Từ khi nhận chúng ta làm con trên đồi Canvê, Đức Mẹ luôn luôn yêu thương và chăm sóc tất cả chúng ta một cách đặc biệt, mọi người cũng như từng người, đến nỗi thánh Bênađô đã tuyên xưng: “xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ, chẳng nhận lời”.
- Lời cầu bầu của Đức Mẹ rất có hiệu lực: Các thánh gọi Đức Mẹ là toàn năng bởi lời cầu nguyện, vì lời cầu nguyện của Đức Mẹ đẹp lòng Chúa đến nỗi Ngài không thể chối từ.

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 12. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ VÀ CÁC THÁNH
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
86.      Tại sao việc tôn kính các thánh lại làm đẹp lòng Chúa và hữu ích cho ta?
a. Tôn kính các thánh là điều đẹp lòng Chúa, vì:
-  Các thánh là những con người có đời sống đẹp lòng Chúa, và hiện nay đang sống kết hiệp mật thiết với Chúa trong vinh quang và hạnh phúc của Ngài. Không thể làm vui lòng Chúa nếu chúng ta không quí trọng những người được Ngài yêu mến.
- Chúng ta không tôn kính các thánh vì các ngài, mà là vì Thiên Chúa; tôn kính các thánh là gián tiếp xưng tụng Chúa là Đấng Thánh và là nguồn mạch mọi sự tốt lành.
b. Tôn kính các thánh là điều hữu ích cho ta, vì:
- Việc tôn kính các thánh có thể thúc đẩy, phấn khích ta sống thánh thiện. Thánh Augustin đã tự nhủ: “Tôi không thể làm được điều các thánh đã làm sao?”
- Các ngài được Thiên Chúa yêu thương và tín nhiệm rất nhiều, các ngài lại yêu thương chúng ta và là những người cầu bầu rất đắc lực cho chúng ta trước nhan Chúa.

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 12. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ VÀ CÁC THÁNH
ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT
85.      Có được tôn thờ Đức Mẹ và các thánh không?
Không, thờ phượng là hành vi dành cho Thiên Chúa, qua đó, ta thừa nhận và tôn xưng Chúa là Đấng Tối Cao và là chủ tể mọi loài; còn với Đức Mẹ và các thánh, chúng ta dâng lên các Ngài lòng tôn kính, qua đó, chúng ta tôn xưng các Ngài là bạn thiết của Thiên Chúa.
Lòng tôn kính đó làm cho chúng ta được khích lệ bởi gương sáng của các Ngài và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các Ngài mà kiên vững sống đạo. [1]
Giáo Hội đã dùng ba hạn từ diễn tả sự khác nhau đó:
- Thờ phượng, hay tôn thờ, là sự kính trọng tuyệt đối và trọn vẹn mà chúng ta dâng lên Chúa, và chỉ một mình Chúa mà thôi.
- Biệt kính, là sự tôn kính đặc biệt dành cho Đức Mẹ Maria, người hết sức đẹp lòng Chúa.
- Tôn kính, là sự kính trọng dành cho các thánh như là những người bạn thiết của Chúa.
Bởi đó, khi cầu nguyện với Chúa, chúng ta nói: “Xin Chúa thương xót chúng con, xin Chúa ban cho chúng con...”, còn khi cầu nguyện với Đức Mẹ và các thánh, chúng ta nói: “Cầu cho chúng con”.
Đúng thế, các thánh không thể tự mình ban ơn cho ta, mà chỉ làm gương sáng và bầu cử cùng Chúa cho ta mà thôi.
Do đó, việc tôn kính các thánh chẳng những khác xa với sự tôn thờ ngẫu tượng (coi tạo vật như Chúa), mà còn là điều đẹp lòng Chúa và sinh ích cho ta.

GLCG _ 10 điều răn _ câu 84

Bài 11. ĐỨC THỜ PHƯỢNG
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
84.      Có được thờ kính tổ tiên không?
Chúng ta phải tôn kính, tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn cha ông đã qua đời, như xin lễ, cầu nguyện, và giữ những tập tục chính đáng của dân tộc, nhưng không được thờ phượng các Ngài như thờ Chúa, cụ thể là:
- Những lễ nghi mang tính tự nhiên nhằm nhớ ơn, tuyên dương công trạng, và tỏ lòng hiếu thảo... đều là những việc tốt, nên làm: lập bàn thờ tổ tiên có chưng hoa trái theo phong tục, đốt đèn nhang trước di ảnh người quá cố... nhưng không được làm cao trọng hơn bàn thờ Chúa, Đức Mẹ, hay các thánh.
- Những nghi lễ có tính cách tôn giáo để thờ lạy người quá cố, đem hương hồn người quá cố về hưởng các lễ vật... rõ ràng là không hợp với giáo lý Công Giáo. Người tín hữu không được tham dự, nếu cần phải tham dự vì phép xã giao thì chỉ được hiện diện cách thụ động như một người khách.

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 11. ĐỨC THỜ PHƯỢNG
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
82.      Tôn thờ lệch lạc là như thế nào?
          Mê tín (tôn thờ lệch lạc) là sự lệch lạc trong cảm thức tôn giáo và ngay trong cách thể hiện cảm thức này.
a. Tội thờ ngẫu tượng: Là tội tôn thờ các vật thụ tạo như là chính Thiên Chúa, coi mặt trời, mặt trăng, sấm sét, mưa gió, đều là những vị thần có quyền năng...
Ngày nay trong bối cảnh văn minh, khoa học, con người ít còn tin tưởng và tôn thờ các ngẫu thần của thời xưa; nhưng họ lại có những ngẫu tượng khác, đó là của cải, tính ham mê khoái lạc, tính vô tiết độ... thay thế chỗ của Mercury (thần lanh lợi, tiền bạc), Bacchus (thần rượu chè), Venus (thần ái tình)... Trong cách nhìn này, Chúa Giêsu đã nói: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6,24), và thánh Phaolô đã ví von: “Chúa tể của họ là cái bụng” (Rm 16,18).
b. Tội mê tín: là tôn thờ Chúa theo những hình thức mê tín, không đúng thật, như đồn thổi những phép lạ, các mạc khải tư, chuyện Đức Mẹ hiện ra … không đúng với sự thật; hoặc thờ lạy Chúa bằng những nghi lễ khác thường và tin rằng có hiệu lực ban ơn hơn bình thường.
Mê tín còn là tôn thờ cách hão huyền, như thắp nhiều nến để được nhiều ơn; phải đọc kinh này, kinh kia, mới được; coi ảnh tượng này “linh” hơn ảnh tượng khác …
Một hình thức mê tín là tin dị đoan: dựa vào các biến cố ngẫu nhiên để rút ra điềm may, rủi, như tin ngày lành tháng tốt, tin gặp người này thì hên dễ bán được hàng, gặp người kia thì xui không u đầu cũng sứt trán, v.v...
c. Bói toán và ma thuật:
"Thái độ đúng đắn của Kitô hữu cốt tại việc phó thác mình một cách đầy tin tưởng trong tay Chúa Quan Phòng về những gì liên quan đến tương lai, và từ bỏ mọi thứ tò mò không lành mạnh về vấn đề này". [1]
"Cậy nhờ Satan hay ma quỷ, gọi hồn người chết hay những thực hành khác, … Coi tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, giải mộng, xin xăm, bói toán quá khứ vị lai, đồng bóng, là những hình thức biểu lộ ý muốn thống trị thời gian, lịch sử, và cuối cùng là (thống trị) con người, và đồng thời, biểu lộ ước muốn liên minh với các thế lực bí ẩn". [2]
- Ma thuật hay pháp thuật được dùng để "chế ngự các sức mạnh bí ẩn, bắt chúng phục vụ mình và nắm được quyền lực siêu phàm trên người khác – dù là để chữa bệnh – đều nghịch lại nhân đức thờ phượng cách nghiêm trọng. Các việc này càng đáng lên án hơn, khi có dụng ý làm hại người khác, hay cậy nhờ đến sự can thiệp của ma quỷ. Mang bùa cũng là điều đáng trách. Chiêu hồn thường gồm các thực hành bói toán và ma thuật ". [3]

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 11. ĐỨC THỜ PHƯỢNG
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
80.      Chỉ thờ phượng Chúa trong lòng có được không ?
Chúa dựng nên chúng ta là hồn và xác. Vì thế, chúng ta có bổn phận tôn thờ Thiên Chúa trong lòng, và cả nơi thân xác nữa. Việc thờ phượng bên ngoài là kết quả của lòng tôn thờ bên trong; và cũng góp phần tác động lên tâm tình bên trong giúp ta dễ thêm lòng tôn thờ Chúa hơn.

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 11. ĐỨC THỜ PHƯỢNG
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
79.      Ích lợi và sự ràng buộc của lời khấn là thế nào?
Lời khấn làm cho các việc tốt lành chúng ta làm trở nên cao quí và đẹp lòng Chúa hơn: khi bố thí cho người nghèo, chúng ta được hưởng công trạng tự nhiên của một việc lành; còn khi giữ lời khấn bố thí, chúng ta dâng lên Chúa chẳng những việc lành đó, mà còn cả sự tự do của chúng ta nữa.
Nhưng hãy cẩn thận, đừng khấn hứa một cách quá dễ dàng, vì lời khấn hứa luôn được gắn với bổn phận phải giữ. Bình thường, đọc kinh thì ta được thêm công trạng, không đọc thì thôi; còn khi đã khấn, việc không giữ lời khấn lại trở nên một điều xúc phạm đến Chúa.
Khấn hứa là một việc thánh thiện. Ta được tự do khấn hay không; nhưng một khi ta đã tự ràng buộc mình thì ta phải thực hiện như điều ta đã khấn. Vì thế, trước khi khấn hứa điều gì, ta nên bàn hỏi với cha linh hướng; còn nếu đã lỡ khấn rồi mà thấy khó giữ được lời khấn cho trọn, ta có thể xin cha linh hướng chỉ dẫn và giúp ta được miễn chuẩn hay đổi lời khấn. [1]