Hiển thị các bài đăng có nhãn congbang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn congbang. Hiển thị tất cả bài đăng

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
181.           Giữ của người cách bất công là những tội nào?
           Giữ của người cách bất công có những tội như:
           - Không trả nợ: không hoàn trả cho người khác tiền bạc, của cải mình đã vay mượn họ theo đúng hạn kỳ đã ước định, đúng với số lượngphẩm chất của vật được vay mượn. Chạy hụi (bỏ không đóng hụi nữa khi đã nhận tiền) cũng là một hình thức không trả nợ mình đã mượn của những người cùng chơi.
           - Không trả tiền công xứng đáng: Là tội bất công của người chủ khi không trả tiền lương, hay chậm trễ quá lâu, hoặc bắt công nhân làm thêm giờ mà không thêm lương, hoặc bắt chẹt người làm phải làm công việc quá nặng với đồng lương không tương xứng, dù có sự thỏa thuận của hai bên. “Tùy theo nhiệm vụ và năng suất của mỗi người, tình trạng của xí nghiệp và công ích, việc làm phải được trả lương sao cho con người có đủ khả năng xây dựng cho mình một đời sống xứng hợp về phương diện vật chất, văn hóa và tinh thần”. [1]
           - Trốn thuế: Thuế là phần đóng góp do nhà cầm quyền hợp pháp đặt ra cho dân chúng để chi phí vào những việc thiện ích chung, như trả lương cho các viên chức nhà nước, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phát triển văn hoá, giao thông v.v...
           “Không đóng góp lệ phí cho những cơ quan an ninh xã hội do chính quyền hợp pháp quy định là điều bất công”. [2] Người trốn thuế là người lấy cắp của mọi người, hưởng dùng tài sản của mọi người.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
180.           Lấy của người cách bất công là gì?
           Lấy của người cách bất công có những hành vi sau:
           - Gian lận trong khi mua bán: là cố ý giao hàng không đúng phẩm chất, số lượng, giá cả, hay thứ loại hàng theo ý người mua; hoặc vì nhằm thủ lợi mà không báo cho người kia biết sự lầm lẫn của họ về giá trị thực của món hàng, về số tiền đếm lộn, số lượng món hàng đếm sai …
           Cũng là gian lận khi cố ý làm hàng giả để bán với giá hàng thật, hoặc làm hoá đơn giả để ghi số tiền không đúng với số tiền đã trao hay nhận.
           - Xâm lấn: là thay đổi ranh giới đất đai hay của cải có lợi cho mình cách bất công, như sửa hàng rào, bờ ruộng, lấn sang đất người khác; xây tường, sân, lấn ra đường.
           - Cho vay ăn lời quá đáng: là cho vay với mức lời vượt quá quy định của pháp luật hoặc quá thói quen của địa phương được mọi người chấp nhận.  
           - Hối lộ: là việc người có chức quyền nhận tiền bạc hay của cải của ai, để ban cho người đó những quyền lợi mà họ không đáng được, hoặc miễn giảm phần phạt mà họ đáng phải chịu. Cả người đưa hối lộ và người nhận đều phạm tội hối lộ, lỗi đức công bằng phân phối.
           - Thâm lạm của công: là hành vi chiếm dụng của công làm của riêng, hay sử dụng của công vào việc riêng tư, như dùng xe công để chạy việc riêng, bàn công việc riêng bằng điện thoại của công sở. . .
           - Đầu cơ tích trữ: là hành vi tạo sự khan hiếm giả tạo một món nhu yếu phẩm nào đó, để có thể độc quyền bán với giá cao. Tội đầu cơ chẳng những lỗi đức công bằng mà còn lỗi đức bác ái, và còn có thể vi phạm điều răn thứ năm nếu nó gây nên nạn đói kém. Cùng loại với tội đầu cơ là tội tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách loan tin đồn về sự tăng hay giảm giá của một món hàng, về sự khan hiếm của một món hàng, để trục lợi. 
HOME 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

 Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
179.           Thế nào là không tôn trọng tài sản tha nhân?
          “Mọi hình thức chiếm đoạt và cầm giữ cách bất công tài sản của tha nhân, dù không nghịch với dân luật, vẫn nghịch điều răn thứ bảy, như cố tình không trả của đã mượn, giữ lại của rơi, buôn gian bán lận, trả lương thiếu công bằng, lợi dụng sự không biết và khó khăn của tha nhân để tăng giá”. [1]
          “Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, nghĩa là cấm chiếm đoạt tài sản tha nhân bất chấp ý muốn chính đáng của sở hữu chủ”. [2]
          Chiếm đoạt tài sản tha nhân bất chấp ý muốn chính đáng của họ là lấy và giữ của người cách bất công.

GLCG _ giữ đức công bằng


Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ MƯỜI
175.           Điều răn 7 và 10 dạy ta điều gì?
          Điều răn thứ bảy dạy ta giữ đức công bằng và bác ái trong việc quản lý và sử dụng của cải đời này.
          Công bằng và công ích đòi ta “tôn trọng quyền chung hưởng của cải trần thế và quyền tư hữu. [1]
          Vì thế, điều răn thứ bảy “cấm ta lấy hay giữ tài sản của người khác cách bất công, cấm làm hại của cải họ bằng bất cứ cách nào”, vì thế mà buộc ta hoàn trả những gì đã lấy cách bất công, và bồi thường những thiệt hại đã gây ra.
          Không chỉ tôn trọng quyền tư hữu mà còn dạy ta tôn trọng quyền chung hưởng của cải trần thế, điều răn thứ bảy hướng chúng ta về sự hoàn hảo của đức công bằng, là đức bác ái.
          Bác ái dạy ta “cố gắng sử dụng mọi của cải trần thế để phụng sự Thiên Chúathực thi tình bác ái huynh đệ”. [2]
          Điều răn thứ mười dạy ta không được ham muốn của cải người khác: ”Ngươi sẽ không được thèm muốn của gì của người đồng loại ngươi” (Xh 20,17).
176.           Mục đích của hai điều răn 7 và 10 là gì?
          Hết mọi của cải đều thuộc về Chúa vì Ngài tác tạo nên chúng. Bởi đó, chúng phải phụng sự Ngài và Ngài muốn dùng chúng như thế nào tùy ý. Thế nhưng Chúa là Cha nhân lành đã “trao địa cầu và tài nguyên cho nhân loại chung sức quản lý, để con người chăm sóc, chế ngự chúng bằng lao động và hưởng dùng hoa trái của địa cầu”. [3]
          Của cải trở thành vô giá trị nếu không được sử dụng, và còn trở thành tai họa nếu bị sử dụng sai mục đích. Điều răn 7 và 10 được đặt ra để gìn giữ của cải trong vị trí đúng thực của nó, là thỏa mãn nhu cầu của đời sống mọi người.
          Với cái nhìn đó, chúng ta sẽ hiểu tại sao điều răn 7 và 10 không chỉ ngăn cấm những hành vi bất công, mà còn đòi buộc chúng ta phải chung hưởng của cải, sử dụng của cải trong tình bác ái huynh đệ .
177.           Quyền chung hưởng của cải là gì?
          “Quyền tư hữu của cải do mình làm ra hay nhận được một cách chính đáng không huỷ bỏ việc Thiên Chúa ban địa cầu cho toàn thể nhân loại ngay từ nguyên thuỷ. Quyền chung hưởng của cải vẫn ưu tiên, cho dù sự thăng tiến công ích đòi phải tôn trọng tư sản, quyền tư hữu và việc hành sử quyền này”. [4]
          “Khi sử dụng của cải, con người phải coi của cải vật chất mà mình sở hữu một cách chính đáng không chỉ như của riêng mình, nhưng còn là của chung nữa: nghĩa là của cải đó có thể sinh ích không những cho riêng mình mà còn cho cả người khác nữa”. [5]
178.           Quyền tư hữu của cải có cần thiết không?
          Tuy cả trái đất được ban cho nhân loại chung hưởng, nhưng quyền tư hữu của cải vẫn cần thiết, vì “quyền tư hữu cũng như quyền làm chủ của cải bảo đảm cho mỗi người một lãnh vực cần thiết để cá nhân và gia đình được tự trị. Các quyền này cũng phải được coi như nằm trong phạm vi quyền tự do của con người. Sau cùng, những quyền này còn là một điều kiện tạo nên tự do của người công dân, vì khuyến khích họ đảm trách và thi hành phận vụ của mình”. [6]
179.           Thế nào là không tôn trọng tài sản tha nhân?
          “Mọi hình thức chiếm đoạt và cầm giữ cách bất công tài sản của tha nhân, dù không nghịch với dân luật, vẫn nghịch điều răn thứ bảy, như cố tình không trả của đã mượn, giữ lại của rơi, buôn gian bán lận, trả lương thiếu công bằng, lợi dụng sự không biết và khó khăn của tha nhân để tăng giá”. [7]
          “Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, nghĩa là cấm chiếm đoạt tài sản tha nhân bất chấp ý muốn chính đáng của sở hữu chủ”. [8]
          Chiếm đoạt tài sản tha nhân bất chấp ý muốn chính đáng của họ là lấy và giữ của người cách bất công.
180.           Lấy của người cách bất công là gì?
           Lấy của người cách bất công có những hành vi sau:
           - Gian lận trong khi mua bán: là cố ý giao hàng không đúng phẩm chất, số lượng, giá cả, hay thứ loại hàng theo ý người mua; hoặc vì nhằm thủ lợi mà không báo cho người kia biết sự lầm lẫn của họ về giá trị thực của món hàng, về số tiền đếm lộn, số lượng món hàng đếm sai …
           Cũng là gian lận khi cố ý làm hàng giả để bán với giá hàng thật, hoặc làm hoá đơn giả để ghi số tiền không đúng với số tiền đã trao hay nhận.
           - Xâm lấn: là thay đổi ranh giới đất đai hay của cải có lợi cho mình cách bất công, như sửa hàng rào, bờ ruộng, lấn sang đất người khác; xây tường, sân, lấn ra đường.
           - Cho vay ăn lời quá đáng: là cho vay với mức lời vượt quá quy định của pháp luật hoặc quá thói quen của địa phương được mọi người chấp nhận.  
           - Hối lộ: là việc người có chức quyền nhận tiền bạc hay của cải của ai, để ban cho người đó những quyền lợi mà họ không đáng được, hoặc miễn giảm phần phạt mà họ đáng phải chịu. Cả người đưa hối lộ và người nhận đều phạm tội hối lộ, lỗi đức công bằng phân phối.
           - Thâm lạm của công: là hành vi chiếm dụng của công làm của riêng, hay sử dụng của công vào việc riêng tư, như dùng xe công để chạy việc riêng, bàn công việc riêng bằng điện thoại của công sở. . .
           - Đầu cơ tích trữ: là hành vi tạo sự khan hiếm giả tạo một món nhu yếu phẩm nào đó, để có thể độc quyền bán với giá cao. Tội đầu cơ chẳng những lỗi đức công bằng mà còn lỗi đức bác ái, và còn có thể vi phạm điều răn thứ năm nếu nó gây nên nạn đói kém. Cùng loại với tội đầu cơ là tội tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách loan tin đồn về sự tăng hay giảm giá của một món hàng, về sự khan hiếm của một món hàng, để trục lợi.
181.           Giữ của người cách bất công là những tội nào?
           Giữ của người cách bất công có những tội như:
           - Không trả nợ: không hoàn trả cho người khác tiền bạc, của cải mình đã vay mượn họ theo đúng hạn kỳ đã ước định, đúng với số lượngphẩm chất của vật được vay mượn. Chạy hụi (bỏ không đóng hụi nữa khi đã nhận tiền) cũng là một hình thức không trả nợ mình đã mượn của những người cùng chơi.
           - Không trả tiền công xứng đáng: Là tội bất công của người chủ khi không trả tiền lương, hay chậm trễ quá lâu, hoặc bắt công nhân làm thêm giờ mà không thêm lương, hoặc bắt chẹt người làm phải làm công việc quá nặng với đồng lương không tương xứng, dù có sự thỏa thuận của hai bên. “Tùy theo nhiệm vụ và năng suất của mỗi người, tình trạng của xí nghiệp và công ích, việc làm phải được trả lương sao cho con người có đủ khả năng xây dựng cho mình một đời sống xứng hợp về phương diện vật chất, văn hóa và tinh thần”. [9]
           - Trốn thuế: Thuế là phần đóng góp do nhà cầm quyền hợp pháp đặt ra cho dân chúng để chi phí vào những việc thiện ích chung, như trả lương cho các viên chức nhà nước, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phát triển văn hoá, giao thông v. v. . .
           “Không đóng góp lệ phí cho những cơ quan an ninh xã hội do chính quyền hợp pháp quy định là điều bất công”. [10] Người trốn thuế là người lấy cắp của mọi người, hưởng dùng tài sản của mọi người.
           - Đồng loã, là tội của những ai không tự tay mình làm điều bất công, nhưng lại đóng góp vào sự bất công đó qua hành động, lời nói, hay sự bỏ qua: như hiến kế, dẫn đường, đưa thang, canh gác cho kẻ trộm; che dấu kẻ trộm, oa trữ, mua bán đồ bị trộm cắp; biết có kẻ trộm mà không báo cho chủ biết, hay không tìm cách ngăn cản v. v. . .
           Những người đồng lõa với những hành vi bất công sẽ cùng chịu trách nhiệm với thủ phạm chính trong việc đền trả.
           - Không hoàn lại của lượm được:
           Của cải lượm được, bắt được, hay tìm thấy được, có thể phân làm hai loại: Vật vô chủ và vật có chủ, với cách xử lý khác nhau. Vật có chủ phải được trả về cho sở hữu chủ của nó. Vật vô chủ là vật không có sở hữu chủ, hay là vật có sở hữu chủ nhưng không tìm thấy sở hữu chủ trong một thời hạn quy định, nói chung là cần tham khảo dân luật về vấn đề này. .
          Luật dân sự, điều 247, quy định:
1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc nhà nước.
2. Người phát hiện vật không biết ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết để nhận lại.
3. Trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu vật là động sản thì sau 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản, thì sau 5 năm, kể từ ngày thông báo công khai, vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì bất động sản đó thuộc nhà nước, người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.


[1] GLCG, 2401
[2] GLCG, 2401
[3] GLCG, 2402
[4] GLCG, 2403
[5] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 69
[6] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 71
[7] GLCG, 2049
[8] GLCG, 2048
[9] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 67

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO _ công bình và bác ái

CÔNG BÌNH VÀ BÁC ÁI
(Chúa Nhật Truyền giáo)
Phải nhìn nhận rằng đến hôm này cái tên của đạo chúng ta là Công giáo thì Chính quyền các cấp nước Việt hiện nay có vẻ miễn cưỡng phải dùng dù không mấy thích. Đã từng một thời gian rất dài, người ta gán ghép cái tên Thiên Chúa giáo cho Công giáo. Người ta không muốn dùng hai từ Công giáo vì Công giáo, hiểu sát nghĩa từ, là đạo chung cho mọi người, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, hoàn cảnh, địa vị… Công giáo là đạo mời gọi mọi người, mọi nơi, mọi thời, gia nhập để nhận biết Thiên Chúa duy nhất là Đấng sáng tạo nên mọi loài, là Cha của hết mọi người, để mọi người biết sống yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Chính vì thế truyền giáo là sứ vụ nền tảng phát xuất từ căn tính của Kitô hữu. Đã là anh chị em một nhà thì quan tâm đến hạnh phúc của nhau là lẽ tất yếu đương nhiên.
Truyền giáo là một nhu cầu tất yếu. Đã nói đến nhu cầu là không thể thiếu. Cái nhu cầu truyền giáo xuất phát từ yếu tính của Kitô hữu, những con người cảm nhận mình được yêu thương, mình đang hưởng nhận hồng phúc to lớn vượt quá công sức và phận vị của mình. Tốt khoe - xấu che. Khi đã cảm nhận hạnh phúc lớn lao mình lãnh nhận thì không thể không chia sẻ cho tha nhân, nhất là khi ta chân nhận tha nhân chính là anh chị em của mình. Không nỗ lực truyền giáo hay thờ ơ với việc rao giảng Tin mừng là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta chưa thực sự cảm thấy hạnh phúc trong đời làm con cái Chúa. Điều này củng cố lời xác nhận của thánh tông đồ dân ngoại: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (1Cor 9,16). Hơn nữa, chímh Chúa Kitô đã minh nhiên phán dạy chúng ta phải truyền giáo (x.Mt 28 ,18-20).
Một phương thế rao giảng Tin mừng: làm chứng nhân. Thánh Phaolô minh định rằng người ta tin là nhờ nghe và người ta nghe được là nhờ có người rao giảng (x.Rm 10,14). Với sự phát triển ngày càng hiện đại của ngành thông tin thì chân lý “trăm nghe không bằng một thấy” đang thực sự được chứng nghiệm. Những gì đập vào thị giác xem ra gây hiệu quả mạnh hơn là những gì rót vào thính giác. Một hình ảnh nhiều khi nói lên một sự thật cách thuyết phục hơn là một bài diễn thuyết hùng hồn. Đức Phaolô VI đã từng nhận định: “Ngày nay người ta thích theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì trước hết họ là những chứng nhân”. Quả thật cha ông Việt nam chúng ta đã từng cảm nghiệm và chứng thực rằng “lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
Nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến “từ bi – hỉ xả”. Nói đến Khổng giáo thì người ta nghĩ ngay đến “Trung dung; Chính danh – chính phận”. Nói đến Lão giáo thì người ta nghĩ ngay đến “Vô vi ”. Nói đến đạo ông bà thì người ta nghĩ ngay đến “tình hiếu đễ”…Nói đến Công giáo thì không thể không nghĩ đến “công bình – bác ái”. Chính khi làm nổi bật cái nét riêng của mình thì ta đang quảng bá cái của mình cách hữu hiệu hơn cả. Dĩ nhiên trong công cuộc truyền giáo, chúng ta không thể không chú trọng đến việc rao truyền Lời Chúa, phổ biến Thánh Kinh dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, ở đây xin được cụ thể hóa việc rao giảng Tin Mừng bằng đời sống chứng nhân là làm chứng cho cái tinh túy của Công giáo là đạo công bình và bác ái.
1.Sống đức công bình trong tình bác ái: Công bình là một trong những nhân đức luân lý nền tảng giúp gìn giữ sự hài hòa, ổn định trong các mối tương quan giữa người với người, giữa người với vạn vật và giữa người với Đấng tạo Thành. Dưới nhãn quan công bình giao hoán thì của ai hãy trả lại cho người ấy. Điều này đòi buộc ta không được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tha nhân, của các tạo vật và của Đấng Tạo Thành. Ta không những không được “lấy của người” mà con không được “ước ao trái phép những gì của người ta” (giới răn thứ 7 và thứ 10).
Luật lệ Cựu ước minh nhiên ghi rõ rằng ta không được ngược đãi người ngoại kiều, khách ngụ cư, không được ức hiếp mẹ góa con côi, không được cho vay ăn lời quá đáng; không đuợc cầm giữ tiền công của người làm thuê qua đêm…(x.Đnl 24,17; Lv 19,13). Tuy nhiên dưới nhãn quan bác ái thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết đối xử với nhau như là anh em đến nỗi khi hái nho thì không được mót những trái rơi rụng mà phải để dành cho người nghèo, cũng thế khi gặt lúa cũng phải nghĩ đến người túng cực để ta không lượm mót những gié lúa còn sót hoặc bị rơi vãi trên đồng (x.Lv 19,10;23,22). Không được phép dừng lại ở việc đối xử với tha nhân như họ đã làm gì cho ta mà cần phải tiến đến chỗ đối xữ với họ như họ là anh chị em của ta. Có như thế ta mới xứng đáng là con cái Cha trên trời, Đấng cho mưa rơi đều xuống trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người công chính lẫn tội nhân (x.Mt 5,43-48). Với vũ trụ thiên nhiên thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết tôn trọng các loài thọ tạo Chúa dựng nên trong sự hài hòa và cân đối của chúng. Hội Thánh khẳng định việc hủy hoại môi sinh là một trọng tội. Khi được trao quyền làm chủ các loài thụ tạo hữu hình thì con người không chỉ quản lý chúng để phục vụ hạnh phúc cho mình và tha nhân mà còn để làm vinh danh Thiên Chúa. Sống công bình với Đấng Tạo Thành thì dĩ nhiên chúng ta phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa (x.Mt 22,21). Vậy cùng thử hỏi có gì ở trần gian này mà không thuộc về Thiên Chúa, ngoại trừ tội lỗi?
2. Sống bác ái trong sự công bình: Sống bác ái là sống yêu thương như Chúa yêu thương, nhờ Chúa yêu thương. Tuy nhiên, sự công bình đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Chúa trước hết và trên hết mọi sự, với hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn (x.Mt 22,37). Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Chúng ta không chỉ thờ phượng Thiên Chúa như là Đấng Tạo thành và an bài mọi sự, là Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô, mà còn phải yêu mến Người, vì Người là Cha chúng ta. Do đó bổn phận đức ái đối với Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải tiên vàn tìm vinh danh Chúa (x.Mt 6,33), nỗ lực làm cho Danh Chúa cả sáng, nước Chúa trị đến và ý Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời (x.Mt 6,9-10).
Trên nền tảng đức ái đối với Thiên Chúa, chúng ta sẽ biết yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Vì yêu thương nhau nên chúng ta không chỉ không làm những gì cho tha nhân điều mà ta không muốn tha nhân làm cho mình mà còn tiến đến chỗ tích cực làm cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình (x.Mt 7,12).
Ngày khánh nhật truyền giáo lại về. Hội Thánh nhắc nhớ chúng ta nghĩa vụ cao cả và mang tính sống còn của Kitô hữu. Không truyền giáo thì chỉ là Kitô hữu hữu danh vô thực. Không chia sẻ cho tha nhân hạnh phúc mình đang có là một trong những dấu chỉ chứng tỏ rằng ta chưa thực sự cảm nhận hạnh phúc khi được làm con cái Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ công bằng

BÀI 5. HỌC TẬP CHỮ CHÍNH
CÔNG BẰNG

GLCG _ 10 điều răn _ công bằng

Bài 4. CÁC NHÂN ĐỨC NHÂN BẢN
28.      Đức công bằng là gì?
Công bằng là "trả cho Chúa những gì thuộc về Chúa, và trả cho Xêda những gì thuộc về Xêda." (Mt 22,21).  
Đức công bằng “cốt tại một ý chí liên lỉ và vững chắc quyết tâm trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa và với người lân cận.” [1] 
Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về đức công bằng đối với Thiên Chúa trong điều răn thứ nhất (đức thờ phượng);
Còn với người ta, "công bằng là tôn trọng quyền lợi của mỗi người và thiết lập sự hài hoà trong các tương quan nhân loại, sự hài hoà này đưa tới việc không thiên vị đối với các nhân vị và công ích." [2] Đức công bằng với người lân cận được trình bày trong điều răn thứ bốn (đức vâng lời, hiếu thảo, và các bổn phận xã hội), trong điều răn thứ bảy và thứ mười (chớ lấy của người và chớ tham của người).