Hiển thị các bài đăng có nhãn giatri. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giatri. Hiển thị tất cả bài đăng

Lời Chúa cntn 26b _ chặt tay bạn đi

CHẶT TAY BẠN ĐI
Chúa Giêsu không phải chỉ chặt tay móc mắt, trái lại Ngài còn hiến dâng trọn vẹn mạng sống và đã đổ ra cho đến giọt máu cuối cùng để cứu chuộc chúng ta.
GM Arthur Tonne

5 phút cho Chúa _ cung kính thờ phượng Chúa

31/07/15                                               THỨ SÁU TUẦN 17 TN
Th. I-nha-xi-ô Lô-yô-la                                         Mt 13,54-58
CUNG KÍNH THỜ PHƯỢNG CHÚA
“Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? ” (Mt 13,54)
Hãy giữ thái độ cung kính ở nơi thánh thiêng, cũng như sốt sắng, tôn kính Chúa Giê-su mỗi khi rước Chúa.

Một chút suy tư _ mùa thường niên


MÙA THƯỜNG NIÊN
Mỗi giờ trong ngày và mỗi mùa trong năm đều có một điều gì đó đặc biệt cho chúng ta, nhưng thường thường chúng ta không ứng trực để tiếp nhận tặng vật đó.
Rev. Ron Rolheiser, OMI

Một chút suy tư _ nhìn sâu hơn


NHÌN SÂU HƠN
Đôi mắt chúng ta có thể mở rộng nhưng chúng ta cũng có thể chỉ thấy được rất ít.
Rev. Ron Rolheiser, OMI

Tu đức _ thèm muốn được nổi tiếng

LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Cuốn I. CON ĐƯỜNG THANH TẨY 
Phần III. Cám dỗ
Bài 65. THÈM MUỐN ĐƯỢC NỔI TIẾNG

Lời Chúa cntn 14b _ cần xác định lại bậc thang giá trị

CẦN XÁC ĐỊNH LẠI  
BẬC THANG GIÁ TRỊ
Lạy Chúa Giê-su, xin giúp chúng con “gắn lại bảng giá cho đúng với giá trị thật của mỗi món hàng.”
Lm. Inhaxiô Trần Ngà

Học làm người _ hãy nhìn sâu hơn

HÃY NHÌN SÂU HƠN...
Không một điều gì làm hoen ố tầm nhìn của chúng ta cho bằng cơn giận. Nó là thứ bệnh gây suy nhược nhất với mọi nhãn cầu.
RonRolheiser, OMI

Tu đức _ kho báu lớn nhất

LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Cuốn I. CON ĐƯỜNG THANH TẨY 
Phần I. Hoán cải
Bài 25. KHO BÁU LỚN NHẤT CỦA CON NGƯỜI

Học làm người _ lời khen - tiếng chê

LỜI KHEN - TIẾNG CHÊ
Biết cách đưa ra những lời khen, tiếng chê sao cho thật giá trị là cả một nghệ thuật. Đón nhận nó sao cho lợi ích lại càng đòi hỏi nơi ta một sự trưởng thành và khôn ngoan.  
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

5 phút cho Chúa _ xem quả biết cây


13/09/14 THỨ BẢY TUẦN 23 TN
Th. Gio-an Kim Khẩu, giám mục, tiến sĩ HT Lc 6,43-49
XEM QUẢ BIẾT CÂY
“Không có cây nào tốt mà lại sinh quả xấu, cũng không có cây nào xấu mà lại sinh quả tốt. Thật vậy, xem quả thì biết cây... Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình.” (Lc 6,43-45)
Từ kho tàng tốt trong lòng mình mới có thể lấy ra những điều tốt đẹp được.

Lời Chúa cntn 22a _ mất mạng sống để được sống

MẤT MẠNG SỐNG ĐỂ ĐƯỢC SỐNG  
“Người ta không đạt đến Thiên Chúa bằng việc bổ sung thêm cái gì cho linh hồn, nhưng bằng việc bớt đi.”  (Meister Eckhart)
Lm. HK

Lời Chúa cntn 17a _ kho báu ẩn dấu và viên ngọc quí

KHO BÁU ẨN DẤU VÀ VIÊN NGỌC QUÍ
 “Trong lòng nhiều người sống trong xã hội chúng ta, bên cạnh sự thịnh vượng vật chất là sự lan rộng của sa mạc tâm linh, một sự trống rỗng nội tâm, nỗi sợ không tên, và một cảm thức lặng lẽ của tuyệt vọng” (ĐGH Benedict XVI, Bài giảng ở Sydney 2008).  
Lm Pietro Nguyễn Hương

HỌC LÀM NGƯỜI _ giá một ly nước chanh

GIÁ CỦA MỘT LY NƯỚC CHANH
Đây là một câu chuyện trên Interntet. Một cậu bé 9 tuổi mỗi ngày đi học được mẹ cho 2000đ, chỉ đủ để uống một ly nước chanh. Lần nọ, cậu rụt rè xin mẹ thêm 2000đ nữa để đãi bạn cùng uống nuốc vì lý do rất chính đáng: “Hôm qua, bạn mời con ăn bánh”. Bà Mẹ hỏi: “Khi ăn bánh của bạn, con có nghĩ ra được cách nào để có tiền đãi bạn, ngoài cách xin mẹ tiền không?”. Cậu bé hồn nhiên trả lời: “Dạ không ạ”. “Thế sao con lại ăn bánh của bạn? Đúng ra, con nên suy nghĩ trước rồi hãy nhận lời. Ta sẽ giải quyết thế này vậy: Hôm nay con mang nước lọc đi học, để dành 2000đ lại, cộng với 2000đ của ngày mai, con sẽ đủ tiền đãi bạn cùng uống nước”.
Nếu bạn nghĩ rằng bà mẹ quá nghiêm khắc, có lẽ bạn nên xem tiếp câu chuyện dưới đây.
GIÁ 15 THÁNG CHƠI GAME
N. năm nay học lớp 11. Bố mẹ N. đều là lãnh đạo của những ngân hàng lớn. Như mọi bậc cha mẹ khác, anh chị động viên con cố gắng học tốt và định hướng thi đại học rõ ràng để sau này đạt mức thu nhập trên 2000 USD/tháng . Vừa nghe dứt lời, N. quy đổi lập tức 2000 USD ra tương đương với 40 triệu, Với 40 triệu, cậu sẽ được… chơi game thả cửa trong 15 tháng. Bố mẹ N. hết hồn. Đây không nói đến chuyện cậu bé mơ ước điều gì, nỗi “hết hồn” của bố mẹ N. là nhận ra con mình không biết phân biệt giữa “cái muốn” và “cái cần”.
Nên nói thêm, N. không phải là trường hợp cá biệt, một điều tra năm 2010 cho thấy 25% học sinh tại các thành phố lớn cảm thấy không bao giờ có đủ tiền để tiêu xài. Phần lớn tiền ăn sáng của các em không phải để ăn sáng mà để ăn vặt, uống trà sữa và xem phim. Tương tự, tiền các em được cho để để dành luôn dành để “bù lỗ” những khoản lạm chi. Kết quả là 32% học sinh phải đối mặt với cảnh “túng bấn” khi bất ngờ phát sinh một khoản chi lớn, dẫn đến việc phải vay mượn. Dưới mắt của người làm trong ngành tài chính, bố mẹ N. biết, khi không biết phân biệt giữa “cái muốn” và “cái cần”, trẻ rất dễ hình thành thói quen tiêu xài hoang phí. Và quan trọng hơn, theo đà phát triển về tín dụng của các ngân hàng, tình hình tài chính cá nhân ngày càng phức tạp, những đứa trẻ như N. rất dễ trở thành các con nợ trong tương tai.
Cuộc điều tra trên cũng cho thấy điều trớ trêu là phần lớn phụ huynh thống nhất rằng thanh  thiếu niên bây giờ tiêu tiền hoang phí, ngoại trừ… con mình. Hầu hết bố mẹ mặc nhiên cho rằng con mình biết tiêu tiền, trong khi lại rất ít có dịp kiểm tra xem con sử dụng tiền có đúng mục đích không.
MỌI THỨ ĐỀU CÓ GIÁ…
Năm 2005, một cậu bé Singapore tên Jeremy Tio, lúc đó mới 9 tuổi, đi lạc trong rừng cùng với 3 người anh họ suốt 3 ngày. Khi nhóm cứu hộ tìm được, cả 4 cậu bé đã gần như kiệt sức và hoảng loạn. Khi hiểu ra mình vừa được cứu, Jeremy Tio thốt lên: “Cháu yêu các chú!”. Cậu không khóc nhưng người cứu hộ trào nước mắt vì cảm động và vui mừng. “Hãy đưa cháu về nhà. Cháu sẽ cảm tạ chú bằng tất cả số tiền cháu có”. Sau câu nói ấy, Tio trở thành một “hiện tượng” của nền giáo dục Singapore. Người ta không chê trách cậu bé, vì em còn nhỏ và sau những gì em đã trải qua. Tuy nhiên, chính nhờ Tio, Singapore nhận ra rằng họ đã đào tạo được một thế hệ vô cùng thực dụng, tin rằng có thể mua mọi thứ bằng tiền hoặc bằng… nhiều tiền.
Như vậy, rõ ràng là cho con tiền thì dễ, dạy con cách tiêu tiền mới khó. Khó hơn nữa là không có công thức chung trong việc dạy trẻ chi tiêu bởi mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi đửa trẻ mỗi tính nết. Quan trọng hơn cả, phụ huynh cần làm gương cho trẻ trong việc lập kế hoạch chi tiêu và thực hành tiết kiệm. Qua những câu chuyện trong bữa cơm, nên thường xuyên chia sẻ với trẻ các khoản chi tiêu trong gia đình. Rủ con đi chợ, đi siêu thị cũng là một cách hay để giúp trẻ biết cân nhắc việc tiêu xài. Hãy hướng dẫn con kỹ năng quản lý tài chính thay vì cằn nhằn khi con xin tiền hoặc soi mói, lục lọi túi để tìm hiểu tiền để dành của con.
Lý nước chanh trong câu chuyện trên đây đâu phải chỉ có giá 2000đ. Nó vô giá, bởi bài học giáo dục tài chính ấy ứng dụng trong suốt cả cuộc đời.
THÁI MAI