Hiển thị các bài đăng có nhãn >150. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn >150. Hiển thị tất cả bài đăng

Học làm người _ danh ngôn của người xưa

DANH NGÔN CỦA NGƯỜI XƯA
1. LỢI DỤNG NGÀY HÔM NAY:
"Ở đời có ba điều đáng tiếc: Một là hôm nay bỏ qua. Hai là đời này chẳng học. Ba là thân này lỡ hư”.
- Chu Hi.
2. KIẾN THỨC VÀ ĐẠO ĐỨC:
“Có học mà không có đạo đức, thì là người ác. Có đạo đức mà không có học vấn, thì là người quê”.
- La Tư Phúc.
3.BÁC ÁI:
“Không gì giỏi bằng hay bàn hỏi,
Không gì yên bằng hay nhẫn (thản nhiên),
Không gì hơn người bằng có đức,
Không gì sung sướng bằng làm việc lành”.
- Hoàng Thạch Công.
4. KHIÊM NHƯỢNG:
“Người biết “Đạo” tất không khoe,
Người biết “Nghĩa” tất không tham,
Người biết “Đức” tất không muốn tiếng tăm lừng lẫy”.
- Trương Cửu Thành
5. TỰ CHỦ:
“Chính mình chẳng kiềm chế nổi mình, mà cứ muốn kiềm chế người, thì thật là khờ dại”.
- Khuyết Danh
6. TỰ SỬA LỖI:
“Người ta, ai mà không có lỗi, có lỗi mà biết sửa, thật là đáng quý”.
- Tả truyện
7. GIỮ LỜI NÓI:
“Câu nói như mũi tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút ra được nữa”.
- Lục Tài Tử.
8. DỊU HIỀN:
“Vạn vật trong thiên hạ, không gì mềm nhũn bằng nước, thế mà nước to vô hạn, sâu vô cùng”.
- Hoài Nam Tử
9. ĐAU KHỔ:
“Cuộc đời là trường học lớn, khốn quẫn và đau khổ là ông thầy giỏi, là người bạn tốt rèn luyện ta vậy”.
- Khuyết danh
10. CHÍ KHÍ:
“Cuộc đời là biển cả làm đắm đuối lòng người, “Chí” của ta là cái để hộ thân ta, làm cho sóng gió không thể xiêu bạt, vùi giập ta được”.
- Thúc Vô Công
11. TỰ TRÁCH MÌNH:
“Chẳng trách người mà trách mình, là phương pháp cần nhất để tu tỉnh thân ta. Hãy biết tha thứ cho người, là phương pháp cần nhất để nuôi lòng độ lượng”.
- Lã Khôn
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công

GLCG _ tổng quát về 10 điều răn

Bài 7. TỔNG QUÁT VỀ MƯỜI ĐIỀU RĂN
50.      Thiên Chúa ban Mười Điều Răn như thế nào?
          Theo sách Xuất hành, ba tháng sau khi Dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập, họ đã đến núi Sinai. Từ trên đỉnh núi Thiên Chúa gọi Môsê, tôi tớ của Ngài, và truyền lệnh cho ông loan báo cho Dân Do Thái biết rằng, nếu họ muốn trung thành với những sắc luật của Ngài, Ngài sẽ ký kết với họ một giao ước và sẽ chọn họ làm Dân riêng mà Ngài yêu quí.
Dân Chúa nhất trí trả lời rằng họ sẽ làm mọi điều Chúa truyền. Thiên Chúa lại nói với họ qua Môsê, là phải chuẩn bị trong ba ngày: Họ phải thanh tẩy và ăn chay, vì từ trên núi Thiên Chúa sẽ nói với họ. Ngày thứ ba đến, Thiên Chúa, ngự giữa một cơn lốc lửa, ban cho Dân Chúa Mười Giới Răn được khắc trên hai bia đá. Sau đó, Ngài ra lệnh cho Môsê lên núi. Ở đó Ngài sẽ giải thích lề luật cho ông trong bốn mươi ngày để ông có thể hướng dẫn dân chúng tuân giữ cho đúng như ý Ngài muốn.
Trình thuật Thánh Kinh cho thấy rõ ràng: “đời sống luân lý là lời đáp cho khởi xướng đầy yêu thương của Chúa. Đó là sự nhận biết, sự quy phục Thiên Chúa và thờ phượng tạ ơn. Đó là sự cộng tác vào dự định mà Thiên Chúa đang theo đuổi trong lịch sử". [1]

Một chút suy tư _ sướng và khổ

SƯỚNG VÀ KHỔ
Tôi có trí khôn để nhận ra trong cái xui có cái hên, tức là trong nghịch cảnh có ân sủng.  
Lm. Giuse Đinh Tuấn Việt

Lễ Chúa Ba Ngôi _ Thiên Chúa ở giữa chúng ta

THIÊN CHÚA Ở GIỮA CHÚNG TA
Một buổi trưa hè nóng bức, thánh Phanxicô Assisi đang trên đường đi nhọc mệt chợt thấy được một chỗ nghỉ chân rất thoải mái. Một bóng cây mát mẻ ngay bên một dòng suối trong lành. Thánh nhân dừng bước, rửa tay rửa mặt, rồi ngả mình nằm dưới bóng cây mát rượi.

GLCG _ ơn Chúa và sự công chính hoá

Bài 3. ƠN CHÚA VÀ SỰ CÔNG CHÍNH HÓA
16.      Có mấy thứ ơn Chúa?
Cả cuộc sống chúng ta ngụp lặn trong muôn vàn ân sủng Chúa ban, ơn tự nhiên cũng như ơn siêu nhiên. Riêng ơn siêu nhiên thường được chia thành hai loại, là ơn thánh hoá, còn gọi là thường sủng, và ơn trợ giúp, còn gọi là hiện sủng: “ơn thường sủng là trạng thái trường tồn để sống và hành động theo lời kêu gọi của Thiên Chúa, và các ơn hiện sủng là những can thiệp của Thiên Chúa, hoặc vào lúc khởi đầu cuộc hối cải, hoặc trong tiến trình của công cuộc thánh hoá.” [1]
Thường sủng và hiện sủng là hai loại ơn căn bản và cần thiết cho việc thánh hoá con người. Riêng hiện sủng còn được chia thành các ân sủng bí tích, ân sủng đặc biệt, các ơn chức phận,… được ban nhằm quy hướng về ơn thánh hoá và công ích của Hội Thánh “để làm cho chúng ta có khả năng cộng tác vào công trình cứu độ những người khác và làm phát triển thân thể Đức Kitô là Hội Thánh.” [2]

Lời Chúa cnps 3a _ ôi kẻ khờ dại chậm tin!

ÔI KẺ KHỜ DẠI CHẬM TIN!

Nước Hàn, nước Nguỵ muốn lấn đất của nhau, Tử Hoa tử đến ra mắt vua Chiêu Hy nước Nguỵ, thấy vua có dáng lo buồn, mới hỏi rằng: “Giá bây giờ, cả bao nhiêu nước họp nhau, đính ước một câu và khắc câu ấy ở trước mặt vua rằng: “Tay trái lấy được thiên hạ thì hỏng mất tay phải; tay phải lấy được thiên hạ thì hỏng mất tay trái”. Hỏng mất một tay mới lấy được thiên hạ, thế thì nhà vua có bằng lòng lấy thiên hạ không?”

TIN BUỒN _ bà trần lệ xuân qua đời

Bà Trần Lệ Xuân qua đời
Tin cho hay cựu Đệ nhất Phu nhân Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam Trần Lệ Xuân, tức bà Ngô Đình Nhu, vừa qua đời ở tuổi 87.
Nhật báo Người Việt trụ sở tại California, Hoa Kỳ, dẫn lời một nguồn tin thân cận với bà cho hay bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã qua đời "hồi 2 giờ sáng Chủ nhật, trùng ngày lễ Phục Sinh 2011, tại một bệnh viện ở Rome, Ý".
Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 tại Hà Nội trong một gia đình danh giá: thân mẫu của bà là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, nhà vua cuối cùng của triều Nguyễn.


 Bà Trần Lệ Xuân trên bìa tạp chí Times (1963)
Thân phụ của bà là Luật sư Trần Văn Chương, người từng giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ.
Thời bé, bà Trần Lệ Xuân học trường Albert Sarraut và tốt nghiệp tú tài Pháp.
Năm 1943 bà kết hôn với ông Ngô Đình Nhu đồng thời bắt đầu theo Công giáo. Ông Ngô Đình Nhu là em trai và là cố vấn cho Tổng thống VNCH lúc đó là ông Ngô Đình Diệm, vì vậy bà Trần Lệ Xuân còn được gọi là 'Bà Cố vấn'.
Vì Tổng thống Diệm không có vợ, nên bà cũng được coi là Đệ nhất Phu nhân VNCH (1955-1963).

Gây tranh cãi

Vai trò của bà Trần Lệ Xuân trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam được cho là gây tranh cãi.
Lúc đó, bà cũng là dân biểu và là Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới.
Với các phát biểu và hành động thẳng thừng, nhiều khi bị chỉ trích là bất cẩn và quá khích, bà bị cáo buộc "lộng quyền", và có người cho rằng đã góp phần làm tăng sự bất mãn đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới cuộc đảo chính ngày 01/11/1963.
Khi xảy ra đảo chính và cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân và con gái lớn là Ngô Đình Lệ Thủy đang công cán nước ngoài. Kể từ đó, bà sống lưu vong, không quay trở lại Việt Nam.

 Bà Trần Lệ Xuân và con gái, Ngô Đình Lệ Thủy
Những năm cuối đời, bà sống tại Rome, Ý.
Ông bà Ngô Đình Nhu có bốn người con, hai trai, hai gái. Trưởng nữ Lệ Thủy qua đời vì tai nạn giao thông năm 1968.
Bà Trần Lệ Xuân còn được biết tới như người đã vẽ kiểu chiếc áo dài cách tân có cổ thuyền, hay còn gọi là 'Áo dài Trần Lệ Xuân'.
Vietnamese BBC News

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ chữ liêm

BÀI 4. HỌC TẬP CHỮ LIÊM
thanh liêm - trong sạch tâm hồn - sạch sẽ thân xác

Suy niệm Lời Chúa theo mark Link

SUY NIỆM LỜI CHÚA

Theo Mark Link

GLCG - 10 ĐIỀU RĂN _ phẩm giá con người

Bài 1. PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
1.      Bởi đâu mà con người trổi vượt trên mọi loài thụ tạo?
Khác với mọi loài thụ tạo, chúng ta được dựng nên có hồn, có xác. Thân xác không phải là lý do làm chúng ta trổi vượt trên mọi thụ tạo vì chúng ta thua xa các loài về nhiều phương diện, như sức mạnh, giác quan, tuổi thọ, v.v...

GLCG - tổng quát 10 điều răn

Bài 7. TỔNG QUÁT VỀ MƯỜI ĐIỀU RĂN
50.      Thiên Chúa ban Mười Điều Răn như thế nào?
          Theo sách Xuất hành, ba tháng sau khi Dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập, họ đã đến núi Sinai. Từ trên đỉnh núi Thiên Chúa gọi Môsê, tôi tớ của Ngài, và truyền lệnh cho ông loan báo cho Dân Do Thái biết rằng, nếu họ muốn trung thành với những sắc luật của Ngài, Ngài sẽ ký kết với họ một giao ước và sẽ chọn họ làm Dân riêng mà Ngài yêu quí.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ chữ dũng

BÀI 8. HỌC TẬP CHỮ DŨNG

I. ĐỨC TỰ CHỦ
1.  Ý nghĩa:
    Theo nghĩa chữ, tự chu là mình tự làm chủ lấy mình, không phải lệ thuộc ai, không bị ai điều khiển...nhưng thường thì chữ tự chủ được hiểu như là một đức tính giúp con người có đủ nghị lực để chi phối, khắc phục và điều khiển dục vọng của mình. Đó là người:

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ chữ chính

BÀI 5. HỌC TẬP CHỮ CHÍNH
chính trực - công bằng - tuân phục

I CHÍNH TRỰC
1. Ý nghĩa:
            - Chính trực là ban phát lời ngợi khen và lời khiển trách, quyền lợi và án phạt một cách nghiêm minh.
            - Chính trực là không tư vị và không để tình cảm lấn áp.
            - Chính trực là không hứa hẹn điều gì mà mình không làm được.
            - Chính trực là biết thành thật nhận lỗi lầm của mình và không tìm cách đổ lỗi cho người khách.