GIÁO DỤC NHÂN BẢN

BÀI 8. HỌC TẬP CHỮ DŨNG
NHẪN NẠI
1. Ý nghĩa:
     Nhẫn là nhịn, chịu đựng, dằn lòng xuống; Nại là chịu, quen chịu.
     Nhẫn nại là tính nhịn chịu những nổi vất vả, khó khăn gian khổ mà không sờn lòng, không chán nản, miễn sao đạt được mục đích mới thôi.
2.  Lợi ích của tính nhẫn nại:
     Người nhẫn nại là người duy trì ý chí vững vàng, không để một trở lực nào có thể thay đổi quyết định của mình. Đức nhẫn nại đã tạo ra những bậc anh hùng, kỳ tài trong nhân loại.
     Ngược lại, người không kiên nhẫn là hạng người khởi đầu rất hăng hái, nhưng khi gặp trở ngại, khó khăn, hay gặp công việc vui thích hơn thì bỏ cuộc ngay lập tức. Họ giống như chiếc thuyền trôi dạt trên dòng sông mà không đi đến đâu cả.
3.  Luyệntập đức kiên nhẫn:
   a. Xét về phương diện nhân bản:
   -  Đời là bể khổ, không thể tránh được thì than thân trách phận hay ngã lòng rủn chí nào có ích chi. Chỉ còn cách là cam chịu cách nào cho hữu ích nhất mà thôi.
   -  Thời gian là yếu tố cần thiết cho mọi sự thành công. “Kiến tha lâu cũng đầy tổ; nước chảy đá mòn”
   -  Không có nhân đức nào là vững vàng khi chưa qua thử luyện.
   b. Xét về mặt siêu nhiên:
     Đối với người tín hữu, có hai phương thế hiệu nghiệm để luyện tập đức kiên nhẫn là suy niệm và cầu nguyện:
   -  Suy niệm: sự khó mau qua, thiên đàng còn mãi. Chúa không đòi thành công mà chỉ đòi cố gắng.
   -  Cầu nguyện: Để có thể bền đỗ đến cùng nhờ ơn Chúa.