THỨ 4 – TUẦN 3
BÀI ĐỌC 1
[Dân Israel sắp vào
đất Thiên Chúa hứa ban cho họ. Môsê nhắc nhớ họ về đặc ân Thiên Chúa:] “Hãy giữ
mình kẻo lãng quên những điều chính mắt ngươi đã thấy, mọi ngày đời ngươi.”
(Đnl 4,9)
Tập truyện vui của Lewis Carroll “Cuộc phiêu lưu của Alice đến sứ sở thần tiên”
có rất nhiều yếu tố hài hước. Chẳng hạn, vị vua nói với nữ hoàng: “Ta sẽ không bao giờ quên được giây phút
đáng sợ đó.” “Không bao giờ!” Nữ hoàng đáp: “Bệ hạ sẽ quên thôi, nếu Ngài không muốn nhớ nó.”
Môsê cũng đưa ra một ý tưởng tương tự đối với dân Israel trong bài đọc hôm nay.
Lời Môsê nói với dân Israel và lời Nữ hoàng nói với nhà
vua mời gọi tôi tự hỏi: Điều gì Thiên Chúa đã làm cho tôi mà hầu như tôi đã
quên?
Người ta thường muốn
được nhắc nhở hơn là được thông báo. (Samuel Johnson)
BÀI TIN MỪNG - suy niệm 1
[Chúa Giêsu nói trong
bài giảng trên núi:] “Anh em đừng tưởng Thày đến để bãi bỏ luật hoặc lời các
ngôn sứ. Thày đến không phải để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn.” (Mt 5,17)
Buổi tụ họp tại hội đường bắt đầu bằng việc rước sách luật xung
quanh cộng đoàn. Đây là một thí dụ nhỏ về sự kính trọng của người Do Thái đối
với Luật Môsê. Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật. Trong tân ước, từ Hy Lạp
“exousia” được dịch là uy lực, nghĩa là sức mạnh thêm hay bớt một điều gì đó.
Đó chính là sức mạnh Chúa Giêsu đòi hỏi và thể hiện trong bài giảng trên núi.
Chúa Giêsu hoặc là một người điên hoặc là Con Thiên Chúa để làm điều Ngài đã
làm. Ngài đã luôn mâu thuẫn với các nhà lãnh đạo tôn giáo, và Ngài phải rất can
đảm để thi hành sứ mệnh Chúa Cha trao phó.
Tôi cần can đảm thế nào để thi hành sứ mệnh người
kitô hữu của tôi?
Nhờ ơn Chúa trong tôi và
sức mạnh của Ngài sau tôi, tôi có thể vượt qua bất cứ chướng ngại nào trước
mắt.
BÀI TIN MỪNG - suy niệm 2
[Chúa Giêsu nói:] “Ai
bãi bỏ dù chỉ là một điều nhỏ nhất trong các điều răn và dạy người ta làm như
vậy, sẽ bị coi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như
thế, sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.” (Mt 5,19)
Clara Feldman sống sót sau cuộc sát tế của Đức Quốc Xã trong thế
chiến thứ hai. Hiện nay bà đi đến các trường học để dạy trực tiếp cho các học
sinh về điều đó. Bà nỗ lực áp dụng bài học của nó vào thế giới hiện đại. Bà
khuyên các học sinh: “Chúng ta không thể
thờ ơ trước sự ác. Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ như thể không thấy gì cả.”
Lời của Chúa Giêsu và ví dụ của Clara mời gọi tôi tự
hỏi: có điều xấu xa nào tôi nên nỗ lực để chống lại ngay không? Tôi có thể làm
gì?
Ai chấp nhận điều xấu mà
không chống lại, thì đã thực sự cộng tác với nó. (Martin Luther King)