Hiển thị các bài đăng có nhãn tn04. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tn04. Hiển thị tất cả bài đăng

Daily reflection _ our gift is to give light


OUR GIFT IS TO GIVE LIGHT TO THE WORLD
Let us always point others to Christ Jesus and be examples of faith and devotion.
Deacon John Ruscheinsky

Tìm hiểu Lời Chúa _ Lễ dâng Hài Nhi Giêsu


NGÀY 2 THÁNG 2
DÂNG ĐỨC GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH
Ml 3,1-4 (hoặc Dt 2, 14-18); Lc 2, 22-40

5 phút cho Chúa _ đừng khôn hơn chủ


02/02/14 CHÚA NHẬT TUẦN 4 TN – A
Mồng Ba Tết, thánh hoá công ăn việc làm
Mt 25,14-30
ĐỪNG KHÔN HƠN CHỦ
“Người kia sắp đi xa, gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông đưa cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người.” (Mt 25,14-15)
Nhờ lao động, con người được phát triển, và cũng nhờ lao động mà con người trở nên giống Thiên Chúa.

Tìm hiểu Lời Chúa _ mồng hai tết

MỒNG HAI TẾT
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ
Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6

5 phút cho Chúa _ tội phạm đến Chúa Thánh Thần


27/01/14 THỨ HAI TUẦN 3 TN
Th. Angiêla Mêrisi, trinh nữ
Mc 3,22-30
TỘI PHẠM ĐẾN THÁNH THẦN
“Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.” (Mc 3,28-29)
Từ chối Chúa Thánh Thần là từ chối sự thật, và vì thế không thể nhận ra tội lỗi của mình để sám hối và được tha tội.  

5 phút cho Chúa _ theo nhịp điệu đời sống


06/02/10                               THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
Th. Phaolô Miki và các bạn tử đạo
                                                                        Mc 6,30-34
THEO NHỊP ĐIỆU ĐỜI SỐNG
“Anh em hãy lánh riêng ra đến nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi.” (Mc 6,31)
Suy niệm: Một người đốn củi thuê mải mê làm việc, tưởng sẽ kiếm được nhiều tiền. Thế nhưng, sau ba ngày làm việc anh bị chủ sa thải. Chỉ vì mải làm, anh quên mất mài dụng cụ, khiến năng suất những ngày sau suy giảm. Cũng vậy, đời sống gồm có hai nhịp: hoạt động và nghỉ ngơi, gặp Chúa, thờ phượng Ngài và gặp gỡ, phục vụ con người. Ta không thể làm việc với năng suất cao nếu không có thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Tương tự, ta không thể sống đạo tốt nếu không có thời gian tiếp xúc với Chúa, sống mối tương giao thân tình với Ngài trong thinh lặng. Sau khi các môn đệ kết thúc hành trình truyền giáo, Đức Giêsu nhắc các ông thời gian “mài dụng cụ,” để công việc tông đồ các ông sẽ khởi sắc hơn.

5 phút cho Chúa _ đừng chém lương tâm


05/02/10                              THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
Th. Agata, trinh nữ, tử đạo
                                                                        Mc 6,14-29
ĐỪNG “CHÉM” LƯƠNG TÂM!
“Ông Gioan, ta đã cho chém đầu, chính ông đã chỗi dậy!’’ (Mc 6,16)
Suy niệm: Bộ Tam Quốc Chí thuật lại chuyện Tào Tháo bị ảo giác trước khi chết: ông thấy oan hồn những người đã bị ông ám hại, nay hiện về đòi mạng. Dưới góc độ tâm lý học, nỗi ám ảnh như thế là hậu quả của tiếng lương tâm suốt đời bị bóp nghẹt nay vùng dậy như một tiếng kêu gào, đòi chủ thể của nó phải trả món nợ trách nhiệm về những sai trái ông đã gây ra. Gioan Tẩy Giả chính là đại diện cho tiếng nói lương tâm. Lời của ông là lời của công lý, nhà vua “rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.” Thế nhưng dục vọng đã khiến tiếng nói ấy bị bóp nghẹt, nhà vua “nhắm mắt đưa chân” làm điều xằng bậy và cuối cùng “tay cũng nhúng chàm” sát hại con người dám can gián ông và nói cho ông điều hay lẽ phải. Chém đầu Gioan là Hêrôđê “chém” chính lương tâm của mình. Không lạ gì một người độc ác như ông lại bị ám ảnh sâu xa bởi cái chết của Gioan Tẩy Giả đến thế.

5 phút cho Chúa _ đầu tư bảo hiểm ở đâu?


04/02/10                              THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
                                                                         Mc 6,7-13
ĐẦU TƯ BẢO HIỂM Ở ĐÂU?
Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng. (Mc 6,8)
Suy niệm: An toàn vốn là một nhu cầu cơ bản và chính đáng của con người. Trong một xã hội tiêu thụ, nó được khai thác tối đa để kéo dài mãi cuộc sống hưởng thụ, để thoả mãn đủ loại nhu cầu, từ hạ đẳng cho đến thượng đẳng. Vì thế, người ta nghĩ đến chuyện “bảo hiểm”, nghĩa là “bảo đảm khỏi mọi hiểm nguy”! Trong một xã hội càng văn minh, càng giàu có, con người càng tìm mọi cách có thể để bảo đảm cuộc sống cho mình: từ tiện nghi vật chất đến sức khỏe, sắc đẹp, tài năng… Bi đát thay, có gì bảo đảm trong cuộc đời này! Bài học suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua cho thấy mọi thứ bảo hiểm vẫn là hết sức mong manh. Và tệ hơn cả, sự ỷ lại thái quá vào những thứ “bảo hiểm” đó làm người ta mất đi óc “mạo hiểm,” một đức tính cần thiết cho mọi tấm lòng muốn yêu thương. Vậy mà “sống trong đời sống,” ai lại không “cần có một tấm lòng”?

5 phút cho Chúa _ quá nhiều dấu hỏi


03/02/10                                THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
Th. Blasiô, giám mục, tử đạo
                                                                           Mc 6,1-6
QUÁ NHIỀU DẤU HỎI
“..Bởi đâu ông ta được như thế?… Chị em của ông không phải là bà con lối xóm của chúng ta sao?…” (Mc 6,2-3)
Suy niệm: Bài Tin Mừng có sáu câu mà số câu hỏi đã chiếm hết năm câu rồi! Các câu này xoay quanh gốc gác, thân thế, sự nghiệp không lấy gì làm vẻ vang của Chúa Giêsu và bà con của Ngài. Người đồng hương đặt ra lắm câu hỏi như thế chẳng phải để Chúa trả lời mà chính họ đã tự trả lời; và câu trả lời nào cũng là cớ cho họ bị “vấp ngã” vì họ thiếu lòng tin. Sự tầm thường, mộc mạc mà Chúa Giêsu mặc lấy trong thân phận nhập thể có khi là bức tường ngăn trở ta khám phá bản tính Thiên Chúa được ẩn giấu ở sau lưng bức tường đó! Thế nên muốn tiếp cận và hiểu được con người Giêsu, đức tin là cần thiết, là chìa khóa mở ra cho ta những thực tại tiềm ẩn nơi Con Người ấy.

5 phút cho Chúa _ môn đệ của Đấng là sự sống


01/02/10                                                THỨ HAI TUẦN 4 TN
                                                                         Mc 5,1-20
MÔN ĐỆ CỦA ĐẤNG LÀ SỰ SỐNG
Đức Giêsu và các môn đệ sang tới bờ bên kia Biển Hồ, vùng đất của dân Ghêrasa. (Mc 5,1)
Suy niệm: Vùng đất Ghêrasa có nhiều hang hốc đá vôi, thường được dùng để chôn người chết. Vậy mà có một người sống lại thích ở chốn chết chóc này! “Sống cái nhà, thác cái mồ,” khi lấy cái mồ làm cái nhà, anh thật sự đang dở sống dở chết với tâm trí điên loạn, không còn lý trí để làm chủ được bản thân. Thế nhưng, thật may mắn anh được gặp Đức Giêsu, vị Thầy nhân hậu, đã dùng quyền năng giúp anh hồi phục tâm trí và phẩm giá con người! Để cứu anh, Ngài sẵn sàng chấp nhận hy sinh nguồn lợi của cả đàn heo. Với Ngài, tâm trí, sự sống và linh hồn con người quý giá hơn mọi của cải vật chất.

5 phút cho Chúa _ đức ái mục vụ

Thứ Bảy đầu tháng                                          07/02/06     
ĐỨC ÁI MỤC VỤ
“Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” (Mc 6,30-34)
Suy niệm: Sau một chuyến sứ vụ bận rộn, Đức Giêsu đề nghị các Tông Đồ tìm nơi thanh vắng nghỉ ngơi đôi chút, vì “kẻ lui người tới quá đông đến nỗi các ông không có thì giờ để ăn uống.” Nhưng thầy trò chưa kịp nghỉ, thì “một đám người rất đông” đã ‘đón lỏng’ các ngài. Chúa Giêsu chạnh lòng thương. Thế là thầy trò lại lao vào sứ vụ. Đó là một minh họa đơn sơ nhưng rất ‘nét’ về đức ái mục vụ nói riêng, và về tâm hồn tông đồ nói chung.
Mời Bạn: Nhận ra đặc trưng của đức ái mục vụ hay tâm hồn tông đồ này là một tình yêu luôn thao thức vì ơn cứu độ cho con người đến nỗi sẵn sàng gác lại những việc riêng, nhu cầu, thú vui riêng; sẵn sàng chấp nhận bị xáo trộn thời biểu, kế hoạch, chương trình của mình..., sẵn sàng và nhẫn nại bị làm phiền, bị quấy rầy, để đáp ứng nhu cầu đột xuất nhưng cấp thiết của dân chúng là những người mình được sai đến để phục vụ.
Chia sẻ: Hãy Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về niềm vui trong phục vụ.
Sống Lời Chúa: Hôm nay tôi sẽ là môn đệ đích thực của Đấng “không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình cho người ta.”
Cầu nguyện: hát kinh hòa bình, lời kinh của đức ái mục vụ và của tâm hồn tông đồ.

5 phút cho Chúa _ sự thật không thể chết


Thứ Sáu đầu tháng                                          06/02/09     
Th. Phaolô Miki và các bạn tử đạo
SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHẾT
“Ông Gio-an, ta đã cho chém đầu, chính ông đã trỗi dậy.” (Mc 6,14-29)
Suy niệm: Kiên trung bảo vệ sự thật, Gio-an Tẩy Giả đã vạch trần hành động bất chính của Hê-rô-đê. Và Gio-an phải trả giá bằng tù tội và bằng chính... cái đầu của mình. Nhưng sự thật không thể chết, dù người ta cố che lấp sự thật. Hê-rô-đê chém đầu Gio-an; nhưng chính Hê-rô-đê tin rằng Gio-an lại... mọc đầu và trỗi dậy!
Mời Bạn: Nhìn lại chính mình và nhìn vào đời sống xã hội xung quanh, để thấy sự thật bị bưng bít nhiều khi một cách rất tinh vi – và cũng để thấy khả năng ‘quấy rối’ khủng khiếp của sự thật. Có người nhận định rằng cuộc sống hôm nay tràn ngập những lừa dối (bán độ trong bóng đá chỉ là một ví dụ vặt mà thôi); nhưng, bao giờ cũng vậy, bạn có thể lừa dối tất cả mọi người một ít lâu, và lừa dối một ít người mãi mãi; nhưng bạn không thể lừa dối mãi mãi tất cả mọi người!
Chia sẻ: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong sứ điệp ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay đã nhấn mạnh rằng: “chỉ trong sự thật mới có hòa bình”. Tại sao?
Sống Lời Chúa: Gio-an là một ngôn sứ trong cái chết không thua kém gì trong cuộc sống và trong lời rao giảng của ông. Cái chết của Gio-an thúc đẩy tôi sống một đời sống hoàn toàn phụng sự cho sự thật.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Sự Thật và là nguồn sức mạnh giải phóng của chúng con. Xin cho chúng con luôn ở trong Sự Thật, là chính Chúa. Amen.

5 phút cho Chúa _ được Chúa sai đi

Thứ Năm đầu tháng                                         05/02/06     
Th. Agata, tn. tđ.
ĐƯỢC CHÚA SAI ĐI
“Khi ấy, Chúa Giê-su gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi ...” (Mc 6,7-13)
Suy niệm: Lời Chúa hôm nay tổng lược những yếu tố cơ bản của sứ mạng: - Sứ mạng là của Chúa Giê-su; - Sứ mạng được trao, nhận, và thi hành trong cộng đoàn; - Người đi làm sứ mạng mang hành trang tối thiểu và hội nhập vào môi trường sống; - Nội dung của sứ mạng là kêu gọi sám hối và chữa lành các nỗi đau thể lý cũng như tinh thần.
Chia sẻ: Yếu tố nào trên đây chất vấn hoặc thách đố bạn/cộng đoàn bạn nhiều nhất? Tại sao?
Mời bạn: Thử dựa vào yếu tố cuối cùng kể trên để nhận định về tình hình sứ mạng hiện nay của giáo hội địa phương (giáo phận, giáo xứ, gia đình…) và của chính bạn. Phải chăng chúng ta không thiếu kêu gọi sám hối nhưng hơi thiếu chữa lành? Mẹ Tê-rê-xa Cancutta có thể cung cấp cho chúng ta một ‘mô hình’ làm sứ mạng trong thời hiện đại: mối quan tâm chủ yếu của Mẹ là chữa lành người ta, giúp người ta được là người hơn. Thế thôi! Còn chứng tá của người phụ nữ này tác động đến đâu là điều không ai có thể đo lường nổi.
Sống lời Chúa: Mỗi ngày tôi có thể và tôi sẽ giúp chữa lành nỗi đau nào đó bên đời tôi, ngay cả dù tôi cũng là kẻ mang vết thương cần được chữa trị.
Cầu nguyện: Hát Kinh Hòa Bình: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa; để con đem yêu thương vào nơi oán thù; đem thứ tha vào nơi lăng nhục; đem an hòa vào nơi tranh chấp; đem chân lý vào chốn lỗi lầm; để con …”