Hiển thị các bài đăng có nhãn thanhliem. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thanhliem. Hiển thị tất cả bài đăng

HỌC LÀM NGƯỜI _ quý sự thẳng thắn, liêm khiết

QUÝ SỰ THẲNG THẮN – LIÊM KHIẾT
Kiềm Lâu là một bậc cao sĩ nước Tề thời Xuân Thu. Tính ông thẳng thắn, cương nghị, bao giờ cũng theo điều phải, không chịu lụy phục để theo thói xấu đời.
Các nước chư hầu nhiều nước mời ông ra làm khanh tướng, nhưng ông không nhận. Vua Uy Vương nhà Chu tôn kính ông như một bậc Thầy.
Ông nghèo lắm. Lúc ông mất chỉ có cái chăn không đủ liệm thân thể.
Thầy Tăng Tử đến viếng, thấy vậy nói: “Để lệch cái chăn đi, sẽ liệm đủ thân thể”.
Bà vợ của ông bảo: “Lệch mà có thừa thì không bằng ngay mà không đủ. Lúc sinh thời tiên sinh chỉ vì tính thẳng mới được như thế. Bây giờ tiên sinh mất mà liệm lệch chăn cho tiên sinh, chắc không được hợp ý tiên sinh”.
Tăng Tử nghe nói, không nói gì được nữa.
Nhưng vì tục lệ thời đó, người chết phải đặt một tên gọi là tên hèm, nên Tăng Tử hỏi bà vợ dùng chữ gì đặt tên hèm cho tiên sinh.
Bà vợ nói: “Tiên sinh không lấy sự nghèo hèn làm buồn, cũng không ham giầu sang, đặt tên hèm cho tiên sinh là ‘Khang’ (nghĩa là an vui), có nên chăng?”
Tăng Tử nghe liền than rằng: “Chỉ có người chồng như thế mới có người vợ như thế”.
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công

XÃ HỘI _ thanh niên _ quan điểm về liêm chính

“Đo” quan điểm về liêm chính
trong thanh niên

Thứ Hai, 08/08/2011 23:59

(NLĐ) - Tổ chức Hướng tới minh bạch (TT) - cơ quan đầu mối của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam - đã công bố kết quả cuộc khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam năm 2010 vào ngày 8-8.

Cuộc khảo sát được tiến hành với sự tham gia của 1.022 thanh niên được lựa chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi từ 15-30 ở 11 tỉnh, TP và nhóm đối chứng 519 người trên 30 tuổi.
Khảo sát đã cho thấy phần lớn thanh niên đều nhận thức được tầm quan trọng của liêm chính. 95% thanh niên đồng ý hoàn toàn hoặc một phần rằng trung thực quan trọng hơn tăng thu nhập. Khi được  hỏi về những ví dụ cụ thể về các hành vi tham nhũng 88% thanh niên nhìn nhận đó là các hành vi sai trái, gần với con số 91% người lớn tuổi có cùng quan điểm.
Theo bà Nguyễn Thị Kiều Viễn, Giám đốc Tổ chức Hướng tới minh bạch, mặc dù thanh niên nói về các giá trị và nguyên tắc nhưng khoảng 1/3 thanh niên sẵn sàng nới lỏng định nghĩa của họ về liêm chính khi điều đó mang lại cho họ lợi ích kinh tế, có thể giúp họ giải quyết một vấn đề nào đó… Tỉ lệ này thậm chí cao hơn trong nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp.

GDNB _ chữ liêm

BÀI 4. HỌC TẬP CHỮ LIÊM
THANH LIÊM