BÀI 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
TƯ CÁCH LỊCH SỰ
I. NGUYÊN TẮC
1. Phép lịch sự là gì?
Lịch sự là những nghi thức, ước lệ cho mọi người cùng chung sống trong xã hội lập ra và cùng thừa nhận để diễn tả sự tôn kính, yêu thương và làm cho cuộc sống chung được êm đẹp.
- Công bình dậy ta qúi trọng sự tự do nhân vị của người khác.
- Bác ái dậy ta biết tự chế, hy sinh ý riêng, để tạo bầu khí vui tươi thoái mái giữa anh em vơí nhau và biết chủ ý và làm cho người khác được vui lòng.
Lịch sự là tốt đẹp như thế nên ai cũng muốn được đối đãi một cách lịch sự và nhất thiết là phải muốn sống lịch sự. Ta sẽ lần lượt phân tích một tính cách lịch sự theo các khía cạnh của nó:
2. Lịch sự đối với Thiên Chúa:
Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và là chủ thể của chúng ta, nên Người phải được kính yêu tôn trọng một cách đặc biệt. Phép lịch sự dậy ta phải:
- Kính trọng và yêu mến Thiên Chúa một cách đặc biệt trong mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của ta, nhất là phải sợ phạm tội làm mất lòng Người.
- Kính trọng và yêu mến đạo lý của Người và các thừa tác viên của Người, và can đảm tuyên xưng niềm tin nơi Người.
3. Đối với cha mẹ:
a. Bổn phận yêu mến cha mẹ:
Yêu mến cha mẹ là một tâm tình tự nhiên ai cũng có, được thể hiện qua:
- Đức phục tùng: vui vẻ tuân theo tất cả những gì cha mẹ dậy bảo trong quyền hạn của các ngài mà không phiền trách, oán hận...
- hỏi ý kiến cha mẹ bằng những lời tao nhã.
- không được làm ô danh, xấu tiếng cha mẹ.
- Không có những cử chỉ, lời nói khinh bỉ hay sỉ nhục các ngài, dù khi già yếu ốm đâu, lẩm cẩm v.v..
b. Bổn phận kính trọng cha mẹ:
- Cầu nguyện cho cha mẹ hằng ngày.
- Có những hành vi, cử chỉ tôn kính các ngài cách xứng hợp trong mọi nơi mọi lúc.
- Luôn giữ một tâm hồn ngay thẳng với các ngài.
- Luôn tỏ ra tình yêu với các ngài qua lòng ân cần và vui tươi.
Danh từ người phụ trách là một danh từ có ý nghĩa rất rộng về mặt đạo đức cũng như đời, bao gồm tất cả những ai thay mặt cha mẹ mà hướng dẫn chúng ta nên người trong từng lãnh vực chuyên môn: xét về mặt đạo đức thì đó có thể là một linh mục giúp chúng ta trong đường thiên liêng, hoặc một giáo lý viên, hoặc một huynh trưởng,v v...
Người phụ trách là đại diên cha mẹ, nên nhữnh gì đã nói về cha mẹ đều có thể áp dụng cho người phụ trách, nhất là sự thành thật, cởi mở và vâng lời, vì các ngài có trách nhiệm hướng dẫn chúng ta nên người.
5. Đối với mọi người:
a. Tích cực:
- Khi bắt buộc phải nhắc nhở những khuyết điểm của anh em, thì hãy nhắc nhở một cách thận trọng, lịch thiệp và tế nhị.
- kiên nhẫn chịu đựng những nết xấu của anh em, và luôn sẵn lòng tha thứ cho lỗi lầm của anh em.
b. Tiêu cực:
- Không bao giờ đặt tên riêng cho ai cả.
- không bao giờ nhạo cười về những khuyết tật thể lý hay tinh thần của người khác, vì dễ gây bầu khí bất hòa trong đời sống chung.
- Không nên qúa nhạy cảm với những lời đùa chơi của người khác.
- Trách những thái độ, ngôn ngữ, hành vi khiêu căng, vì dễ làm cho mọi người xa lánh.
- Không nên có những cử chỉ, điệu bộ, lời nói giả dối, nịnh hót, thiếu tự nhiên v.v...
- Đối với người lạ hay khách ngoại kiều, đừng hỏi han một cách tò mò tọc mạch.
- Không nên qúa dễ ban lời khuyên cho người không muốn xin ta.
- Trách những lời nói cứng cỏi, chua chát, vì một giọt mật bắt được nhiều ruồi hơn một thùng giấm.
- Không nên quá thân mật với người mới gặp lần đầu.
- Kính trọng và yêu mến mọi người, nhưng chỉ thân với một số ít.
6. Đối với chính mình:
Ai không lịch sự với chính mình, thì cũng không lịch sự với người khác. Đó là lý do tại sao chúng ta lại phải lịch sự với chính mình nữa: Người lịch sự không bao giờ làm điều gì bất nhã với chính mình; dù chỉ có một mình, người lịch sự cũng giữ nhựng điệu bộ, cử chỉ theo đúng phép lịch sự, không phải là để đẹp lòng người khác, nhưng là vì yêu vẻ đẹp của lịch sự, vì Thiên Chúa hằng thấy ta luôn.