Thời sự GH _ tín hữu Hồi giáo tị nạn ở Đức trở lại Kitô giáo

Tín hữu Hồi giáo tị nạn ở Đức  
TRỞ LẠI KITÔ GIÁO HÀNG LOẠT
“Nghĩ đến đạo Hồi là họ nghĩ đến sợ hãi, chiến tranh, áp bức. Bỗng nhiên, họ khám phá Thiên Chúa này là Thiên Chúa của tình yêu, của tha thứ “
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Người Aghan, Iran, Irak và Syria tấp nập tụ về nhà thờ Luther Ba Ngôi ở khu vực Berlin-Steglitz, phía Tây-Nam thủ đô Đức. Họ tham dự buổi lễ do mục sư Gottfried Martens cử hành. mục sư thuộc Giáo hội Tin Lành độc lập (SELK), một cộng đoàn nhỏ không thuộc Giáo hội Phúc Âm Đức (EKD).
Theo tuần báo Tin Lành Pháp “Cải cách” thì từ năm 2011, khi những người Iran tị nạn đầu tiên đến từ các nước Hồi giáo, họ đã thành lập một khối gồm 900 giáo dân, trong số đó 700 là người tị nạn Afghan hay Iran đầu tiên.
Bỏ luật Hồi giáo
Trong khi chiến tranh tàn phá các nước Syria và Irak, các người tị nạn chạy trốn khỏi Trung Đông, họ tiếp tục đến Âu Châu hàng loạt, ưu tiên là nước Đức. Đất nước này bây giờ có số lượng người tị nạn Hồi giáo cao nhất trong châu lục. Theo mục sư Martens, làn sóng người tị nạn đến giáo xứ là “ơn lành” cho giáo xứ vì nếu không có họ thì giáo xứ phải đóng cửa vì không có tín hữu.
Theo nhật báo Liban nói tiếng Pháp “L’Orient-Le Jour” thì việc người Hồi giáo trở lại Kitô giáo không phải là chuyện mới mẻ. Trong số các giáo dân của Hội thánh Tin Lành Luther độc lập thì một vài người trong số họ đã trở lại Kitô giáo trước khi họ đến Đức. Họ thường bỏ trốn khỏi các chế độ áp dụng luật charia của Hồi giáo như cấm uống rượu, bắt phụ nữ mang voan.
Trở lại ngay khi đến nước Đức
Đó là trường hợp của anh Sohail người Irak, 35 tuổi, anh rời xứ vì bị bách hại khi anh trở lại đạo. “Tôi trở lại Kitô giáo vì tôi đặt rất nhiều câu hỏi, vì đạo Hồi giáo không cho phép giáo dân hoài nghi về Chúa, về tôn giáo. Với đạo Tin Lành, tôi có thể tự chất vấn và có câu trả lời của tôi. Bây giờ tôi thích làm việc như nhà truyền giáo và quảng bá tôn giáo này trong xứ tôi”, anh thố lộ với nhật báo Liban.
Nếu một vài người đã trở lại Kitô giáo trong xứ họ hoặc đã giữ đạo chui thì nhiều người khác đã quyết định trở lại khi họ đặt chân đến Đức. “Họ khám phá một đức tin khác, phù với các mong chờ của họ, nhất là với kinh nghiệm họ đã sống trong xứ họ.”
Đó là trường hợp của anh Silas, một cựu chiến binh Kurde, người Iran, 25 tuổi, anh trốn Iran nơi anh bị nhà cầm quyền của hàng giáo sĩ đầy quyền lực người chiite đe dọa. Anh đã được rửa tội, bây giờ anh sống ở Nhà thờ Ba Ngôi trong khi chờ đợi quy chế tị nạn. “Khi tôi đến Đức, tôi sống trong trại tị nạn, một người bạn cho tôi biết nhà thờ này đón người tị nạn. Và tôi đã có một mạc khải qua Kitô giáo. Tôi là người sunnite, tôi khám phá một tôn giáo mới, tôn giáo này mang lại cho tôi những câu trả lời mà Hồi giáo không mang lại cho tôi”, anh kể.
Mục sư Martens cho biết, một số lớn đã giữ đạo ở xứ của họ dù họ chưa được rửa tội, và họ luôn bị công an theo dõi sát vì thế họ phải bỏ trốn đi.
“Nhiều người bị chấn thương vì luật charia của Hồi giáo, nghĩ đến đạo Hồi là họ nghĩ đến sợ hãi, chiến tranh, áp bức. Bỗng nhiên, họ khám phá Thiên Chúa này là Thiên Chúa của tình yêu, của tha thứ, hoàn toàn khác với những gì họ đã sống.”
Có bất trắc là do cơ hội
Có vài người gièm pha cho rằng sự trở lại này là do người tị nạn hy vọng mình sẽ có được quy chế tị nạn “nhất là ở một vài quốc gia Hồi giáo, bỏ đạo Hồi là sẽ bị lên án tử hình.”
Nhưng mục sư Martens bảo đảm ông sẽ đòi hỏi những ai muốn rửa tội, họ phải “học giáo lý ba tháng, sau đó sẽ qua một cuộc phỏng vấn. Tôi rất thận trọng về các động lực đàng sau việc trở lại, tôi áp dụng cùng tiêu chuẩn nghiêm nhặt như các công dân Đức để cho cơ quan di trú hiểu, chúng tôi rất nghiêm túc về vấn đề này. Bằng chứng: 90% người được rửa tội tiếp tục đi nhà thờ sau khi họ trở lại, chỉ có 10% không tiếp tục đến nhà thờ sau đó.”
Các đáp ứng mà đạo Hồi giáo không mang lại
Các tân tòng khẳng định một cách dứt khoát họ đã bước qua ngưỡng cửa “để tìm các câu trả lời mà đạo Hồi không mang lại cho họ.” Mục sư Martens nhấn mạnh Văn phòng Liên bang di dân và tị nạn cấp quy chế tị nạn khi người trở lại xin tị nạn vì họ sẽ bị bách hại trong xứ sở của họ.
Đó là trường hợp của nhiều nước có luật Hồi giáo nhất là ở Iran hay Afghan. Ngược với Thụy Điển, nước không công nhận giữ đạo Kitô giáo ở Iran là một nguy hiểm, trong khi nước Đức cho phép những người trở lại được hưởng quy chế tị nạn. “Nhưng các bằng chứng rất quan trọng, chứng chỉ rửa tội không phải là bằng chứng suy nhất để làm tin, các thử nghiệm về động lực thật sự sẽ được đặt ra.”
Nhất là người Iran và Afghan chiit
Tờ báo “Cải cách” ghi nhận trường hợp giáo xứ của mục sư Martens là khá đặc biệt. Ông Andreas Goetze, người có trách nhiệm trong đối thoại liên tôn của Giáo hội Tin Lành Bá Linh và vùng của ông (EKBO), việc trở lại của người tị nạn không phải là hiện tượng hàng loạt ở Đức. Nhất là người Iran và Aghan chiit khi họ trở lại Kitô giáo, vì theo ông có những tương cảm giữa tư tưởng chiit và thần học Kitô giáo, nhất là về khái niệm đau khổ.
Báo “L’Orient-Le Jour” viết, “các phong trào và đảng phái cực hữu đang dâng mạnh ở nhiều nước Âu Châu như Đức, Ba Lan, Thụy Điển, cũng như khuynh hướng bảo vệ tín hữu Kitô ở Trung Đông của Pháp đã làm cho ý tưởng trở lại đạo Kitô, nếu không phải là tị nạn thì ít nhất cũng giúp họ hội nhập dễ hơn.
Sự “thức dậy theo tinh thần Kitô giáo” ở nước Iran của các giáo chủ ayatollah
Theo tổ chức Phi Chính Phủ “Các cánh cửa mở” của Tin Lành thì có một sự “thức dậy theo tinh thần Kitô giáo” đang diễn ra ở Iran, tiếp sau sự thiết lập Cộng hòa Hồi giáo năm 1979, đưa con số tín hữu Kitô trước đây theo đạo Hồi là 400 người cách đây 40 năm lên con số 370 000 ngày nay.
“Các cuộc trở lại hàng loạt, nhất là với cộng đoàn Tin Lành độc lập, là nhờ các chương trình truyền hình bằng vệ tinh của tín hữu Kitô ở Iran. Các cuộc trở lại này là sự vỡ mộng của người Iran trước quyền lực, một thể chế kinh tế và xã hội khó khăn, cũng như sự khinh bỉ của họ đối với nhà cầm quyền của họ, nhất là các cuộc đàn áp nghiêm trọng tiếp theo cuộc bầu cử gây tranh cãi của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad năm 2009.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

thời sự giáo hội