Hiển thị các bài đăng có nhãn Mc 09:02-13. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mc 09:02-13. Hiển thị tất cả bài đăng
5 phút cho Chúa _ hiến mình để biến hình
THỨ BẢY TUẦN 6
TN Mc 9,2-13
17/05/08
HIẾN MÌNH ĐỂ BIẾN
HÌNH
“Từ
đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.”
(Mc 9,7)
Suy niệm: Hoạ sĩ Van
Gogh nhận định: “Một tiều phu hay một thợ mỏ nghèo nhất cũng có những thoáng
cảm hứng khiến anh ta cảm thấy gần như ở thiên đàng.” Thật vậy, ai cũng có
những giây phút biến hình với những niềm vui bất ngờ. Trong bài Tin Mừng hôm
nay, ba môn đệ được diễm phúc chứng kiến một thoáng biến hình ngắn ngủi của
Thầy mình: khuôn mặt rực sáng vinh quang, y phục rực rỡ trắng tinh… Chính thái độ
kiên quyết hiến mình cho Chúa Cha, đi trên con đường khổ nạn để cứu muôn người
(x. Mc 8,31), đã đẹp lòng Chúa Cha, và Cha đã cho Con được biến hình trong
khoảnh khắc ngắn ngủi. Khi Con đã hoàn toàn hiến mình qua cuộc khổ nạn, Cha sẽ
cho Con hoàn toàn biến hình trong vinh quang Phục Sinh.
5 phút cho Chúa _ lắng nghe Lời
Thứ Bảy 21/02/07
Phêrô Đamianô, gm. ts ht
LẮNG NGHE LỜI
“Từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời
Người…” (Mc 9,2-13)
Suy niệm: Trong bài
Tin Mừng hôm nay, khi tường thuật sự kiện Chúa Giêsu biến hình, thánh Mác-cơ đã
cho chúng ta nghe tiếng Thiên Chúa Cha tuyên phán: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy
vâng nghe Lời Người”. Lắng nghe Lời Đức Giê-su như chính Ngài luôn vâng phục
thánh ý Chúa Cha. Lắng nghe Lời Đức Giê-su để cũng trở thành con cái Thiên Chúa
như chính Ngài là con yêu dấu của Chúa Cha. Lắng nghe Lời một cách chăm chú,
ghi sâu vào tâm khảm rồi đem thực hành trong cuộc sống: đó chính là điều Thiên
Chúa Cha vui thích, là điều cần thiết nhất mà Chúa Giêsu đã xác nhận: “Chỉ có
một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi”
(Lc 10,42).
Mời Bạn: Bàn tiệc Lời
Chúa cũng là một phần trong bàn tiệc Thánh Thể: đưa bí tích Thánh Thể vào cuộc
sống chính là Sống lời Chúa. Vì thế, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kêu gọi mọi
thành phần dân Chúa hãy đào sâu ý nghĩa và vai trò của Lời Chúa – Sống lời Chúa
– Để Lời Chúa biến đổi ta thành chứng nhân của Chúa Kitô. Trước Lời Chúa kêu
gọi và lời mời gọi của các vị chủ chăn, bạn đáp lại thế nào đây?
Chia sẻ: Lời Chúa
Giêsu là Lời hằng sống; Lời Cứu độ; Lời yêu thương; Lời tha thứ… Bạn hãy để cho
Lời Chúa Giêsu in sâu vào tâm hồn bạn. Và Lời Ngài sẽ hướng dẫn dìu dắt bạn…
Sống Lời
Chúa: Bạn nhớ trung thành nghiền ngẫm Lời Chúa mỗi ngày 5 phút và nhớ sống điều
Chúa dạy.
Cầu nguyện: “Lạy Chúa
Giêsu, xin cho con Lời của Chúa để con vững một niềm tin. Amen.” Hoặc hát: “Xin
cho con biết lắng nghe lời Ngài…” (Nguyễn Duy).
Mark Link _ Lời Chúa thứ bảy tuần 6 thường niên
TUẦN 6 – THỨ BẢY
Bài đọc 1 Năm lẻ

Khi Colombo thông báo
rằng thế giới Châu Âu hay biết về việc ông khám phá ra Châu Mỹ, thì một số
người vẽ bản đồ không chịu đưa lục địa mới này vào bản đồ. Khi phóng viên Ruth
Cranston cho người dân Trung quốc thấy tấm ảnh về Nữu Ước, họ không chịu tin đó
là sự thật. Khi các phi hành gia đặt chân lên mặt trăng, một số người cho rằng
tất cả chuyện này chỉ là chuyện anh em Warner dàn dựng trên màn ảnh.
Cái gì ngăn cản tôi tin
vào Thiên Chúa hay vào những lời Ngài, mà lẽ ra tôi phải tin?
Kỷ nguyên của đức tin là kỷ nguyên
đơm hoa kết trái. Còn kỷ nguyên của hoài nghi, thì cho dù chói sáng đến đâu
cũng chỉ là sự cằn cõi của những gì tốt đẹp nhất (Von Goethe).
Bài đọc 1 Năm chẵn
Từ cùng môt cái miệng,
phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa. Như vậy thì không được (Gc 3,10).
Lawrence Cunningham kể
một câu truyện đầy ấn tượng trong cuốn “Thánh Phanxicô Assisiô”. Ngày kia, một
trong các môn đệ của thánh nhân mắng chửi một người hành khất. Thánh nhân bị
sốc quá đến độ ngài ra lệnh cho môn đệ quỳ xuống hôn chân người hành khất và
xin lỗi ông ta. Thánh Phanxicô thường nói: “Bất cứ ai chửi rủa người nghèo đều
xúc phạm đến Chúa Kitô, bởi vì Ngài hiện diện nơi người nghèo và chính Ngài đã
sống kiếp nghèo để cứu rỗi thế gian”.

Một vị thầy nói:
“Chúng ta có thể học hỏi được mọi sự từ điện thoại”.
Người môn đệ hỏi:
“Nhưng thưa thầy, điện thoại dạy chúng ta điều gì?”
Vị thầy trả lời: “Nó dạy chúng ta
rằng những gì ta nói ở đây sẽ được nghe ở nơi khác”.
Bài Tin Mừng
[Chúa Giêsu đang
ở với ba môn đệ, bỗng nhiên một đám mây xuất hiện, và một tiếng nói từ đám
mây,] “Đây là Con chí ái của Ta, hãy nghe lời Ngài” (Mc 9,7).
Một bức biếm họa Peanuts
trình bày Schroeder với đĩa hát bản giao hưởng số bốn của Brahm. Lucy hỏi:
“Chúng ta định làm gì với nó?”. Schroeder trả lời: “Nghe đi!”. Lucy lại hỏi:
“Anh muốn nói là chúng ta nhảy hay hát theo hoặc gõ nhịp chân theo ư?”.
Schroeder đáp: “Không, chỉ nghe thôi”. Lucy nói: “Đó là thứ vô tích sự nhất mà
em đã từng nghe”.

Điều này gợi lên câu hỏi:
Tôi phải làm thế nào để có thể lắng nghe Chúa Giêsu?
Cú già khôn ngoan
đậu gốc sồi,
Càng trông trông
mãi, cú càng ít kêu,
Càng ít kêu, cú
càng nghe rõ,
Sao ta không như cú già khôn ngoan
nhỉ? (Edward Hersey Richards).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)