TUẦN 6 – THỨ NĂM
Bài đọc 1 Năm lẻ
Thiên Chúa hứa với Nôê
và các con ông,] Mọi loài có xác sẽ không còn bị nước Hồng thủy tiêu trừ. Sẽ
không còn có Hồng thủy đến hủy diệt cõi đất” (Kn 9,11).
Cuốn tự thuật của
Clarence Day “Sống với bố” có những ước đoán xa nhất về những vai trò của Mỹ
trong lịch sử. Clarence Day cũng là tác giả của cuốn tự thuật khác “Thiên Chúa
và Bố”, trong đó ông viết: “Cha mong đợi rất nhiều ở Thiên Chúa”. Ông không
thực sự kết án Thiên Chúa bất lực, nhưng khi cầu nguyện, ông lớn tiếng và đầy
giận dữ, như thể một người khách không hài lòng nơi một khách sạn quản lý cẩu
thả.
Ở mức độ nào tôi có khuynh
hướng trách cứ Thiên Chúa vì không ngăn chặn làn sóng tội lỗi đang đe dọa tàn
phá thế giới?
Phân biệt chủng tộc
là do bạn, hãy chấm dứt nó.
Bất công là do bạn,
hãy sửa chữa nó.
Ngu dốt là do bạn,
hãy khử trừ nó.
Chiến tranh là do bạn, hãy dừng lại.
(Walter Fauntroy)
Bài đọc 1 Năm chẵn
Nếu anh em kính cẩn
nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: “Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này”, còn
với người nghèo, anh em lại nói: “Đứng đó”… thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và
trở thành những thẩm phán đầy tà tâm đó sao? (Gc 2,3.6).
Ray Bradbury có một câu
truyện ngắn về năm thanh niên bần cùng. Vì có kích thước như sau, họ góp tiền
và mua một bộ vét đẹp. Vào những ngày cuối tuần, họ thay nhau mặc bộ váy đó.
Câu truyện cho hay những người trẻ ấy cảm thấy được đối xử thế nào khi mặc bộ
vét: người ta mỉm cười, trò truyện và đối xử với họ như những ông vua. Nhưng
khi họ không mặc áo nữa, người ta cau mày, tránh né và đối xử với họ như những
người cùi hủi.
Tôi thường phân biệt đồi
xử ra sao khi chỉ dựa vào hình thức bên ngoài?
Đừng xét đoán con người qua cách ăn
mặc. Thiên Chúa tạo dựng con người, còn thợ may thì trang điểm cho con người
bằng quần áo.
Bài Tin Mừng
[Một hôm, Chúa Giêsu
hỏi các môn đệ,] “Theo như người ta nói thì Thầy là ai ?” [Sau khi nghe họ trả
lời, Ngài hỏi tiếp,] “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai ?” Phêrô đáp: “Thầy là
Đấng Mêsia” (Mc 8,27.29).\
Hai cậu bé Sue và Tom
đang quan sát một con bọ cạp. Sue nói: “Hồi trước tớ đã bị bọ cạp cắn”. Tom
hỏi: “Có đau lắm không ?” Sue suy nghĩ một chút, rồi nhéo vào cánh tay mình cho
đến khi bị đau như vết cắn hồi trước. Sau đó Sue cũng nhéo Tom y như vậy. Tom
nói: “Không đau lắm”. Sue nhún vai và nói: “Tớ không sao diễn tả cho cậu được,
nhưng chỉ biết nó làm tớ đau như thế”.
Có nhiều thứ tôi không thể
bày tỏ cho người khác được: cái đau do bò cạp cắn, việc chiêm ngắm hoàng hôn,
lời tuyên xưng niềm tin vào Chúa. Điều này gợi lên câu hỏi: Tôi có thể làm gì
để thúc đẩy người khác, đặc biệt là trẻ em, tự cảm nhận được điều đó?
Một lạng thực hành giá trị bằng một
cân thuyết giáo (John Ray).