TUẦN 6 - THỨ HAI
Bài đọc 1 Năm lẻ:

Các ông chủ xưa thường đánh dấu nô lệ của họ bằng những hình xâm
hay những nhãn hiệu. Những dấu này giúp nhận dạng nô lệ. Đó cũng là cách để bảo
vệ nô lệ. Một người sẽ phải suy tính kỹ trước khi làm hại nô lệ của một ông chủ
hùng mạnh. Nền tảng này giúp ta nhận ra ý của bài đọc hôm nay. Dấu đặt trên
Cain giúp nhận ra anh ta còn thuộc về Chúa, đồng thời là một sự bảo vệ đầy nhân
hậu của Ngài.
Tôi
có chuyện riêng tư nào tương tự chuyện của Cain không?
Đừng ai gây phiền toái
cho tôi nữa, vì tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Chúa Giêsu. (Gl 6,17)
Bài đọc 1 Năm chẵn:
Hãy cầu xin Thiên Chúa…
vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách (Gc 1,5).

Câu truyện cười Texas
đó cho chúng ta một cái nhìn về sự quảng đại không thể tưởng tượng được của
Thiên Chúa. Nó nhiều hơn bất cứ thứ gì ta đã cầu xin hoặc ước mơ.
Nếu
Thiên Chúa đề nghị tôi bất cứ điều gì tôi muốn, tôi sẽ xin gì?
Những món quà Thiên Chúa
ban tặng vượt xa những giấc mơ đẹp nhất của con người (Elisabeth Barrett
Browning).
Bài Tin Mừng:
Những người Biệt phái
đến với Chúa Giêsu và bắt đầu tranh luận với Ngài. Họ đòi Ngài một dấu lạ để
thử Ngài (Mc 8,11).
Có một câu truyện cổ kể về hai ông cháu nọ dẫn một con lừa đi trên
đường. Một số người cười họ khờ khạo vì không cưỡi lừa mà đi. Vì vậy người ông
cưỡi lừa cho đến khi có người chỉ trích ông vì bắt cậu bé đi bộ. Rồi khi cậu bé
cưỡi lừa, kẻ khác lại trách cậu không kính trọng người già. Cuối cùng, cả hai leo
lên lưng lừa cho đến khi có kẻ trách họ độc ác với thú vật.
Bài học luân lý của câu truyện khá rõ ràng. Chúa Giêsu cũng phải
đối mặt với những vấn đề và những con người tương tự như thế trong đời Ngài.
Hai ngàn năm đã trôi qua, nhưng mọi thứ vẫn không thay đổi.
Người bi quan phàn nàn
về gió.
Người lạc quan hy vọng
gió sẽ đổi chiều.
Người thực tế xoay buồm
chuyển hướng. (William Arthur Ward)