Hiển thị các bài đăng có nhãn tamtinhhoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tamtinhhoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Tâm tính học _ thản

TÂM TÍNH HỌC
SƠ LƯỢC VỀ MỖI LOẠI CÁ TÍNH
7.      THẢN (vCvHT) : Người cầu an.
a.      Mấy nét chung :
Kém cảm ứng tính và hoạt động tính, thiếu ý chí, bảo thủ nhất về chính trị. Đó cũng là người ít óc thực tế và không có hoa tay, mà nhiều thành kiến.

Louis 16
Thuộc loại này có vua Louis XVI, vua Lê Ngọa Triều …
b.      Mấy đặc tính cơ bản :
-          Thích biệt lập, tìm sự yên tĩnh riêng mình.
-          Theo nguyên tắc, cố chấp, thù dai.
-          Thiển cận, trí năng kém, không có biệt tài.
Người Thản có tính bảo thủ, kín đáo, hướng nội, ít cười, ít nói nhất trong 8 loại tính tình. Thích cô độc, giận lâu, khó làm hòa, nhưng cuộc sống nội tâm rất mạnh mẽ. Tuy ngay thẳng, chân thật, nhưng không được nhiều người yêu quí, gần gũi.
Là người không quan tâm đến người khác mà chỉ để ý đến bản thân mình. Họ không đụng chạm đến ai và cũng tránh không để ai đụng xen vào cuộc sống họ. Đối với công việc, họ chỉ làm lấy có, miễn sao không bị phiền trách là đủ. Do đó, cuộc sống thiếu ánh sáng tình yêu, thiếu những quan hệ gắn bó lâu bền.
c.      Những trở ngại :
-          Lạnh lùng và cứng cỏi, thiếu những sở thích trong cuộc sống.
-          Lười biếng và thích an nhàn.
-          Hà tiện, ham hố, độc ác và ích kỷ.
-          Sống theo tập quán, bảo thủ, khép kín, và khó giải hòa.
-          Tập và học được nghề rất lâu, khi được rồi thì không muốn thay đổi.
d.      Những việc để tập luyện :
-          Tìm hiểu, gây thiện cảm và yêu thích tha nhân.
-          Trở nên một thành viên tích cực trong một đoàn thể.
-          Hy sinh những thỏa mãn tầm thường cho một lý tưởng cao đẹp.
-          Bắt tay vào việc ngay, đừng trù trừ.


Các loại cá tính
  Hùng    Hăng    Ưu     Cảm    Tĩnh    Nhu    Thản    Nhược

Tâm tính học _ nhu

TÂM TÍNH HỌC
SƠ LƯỢC VỀ MỖI LOẠI CÁ TÍNH
6.      NHU (vCHS) : Thích được thành công trong xã hội.
a.      Mấy nét chung :
Vì phản ứng tính sơ đẳng, người Nhu ít có óc siêu thoát, không ham lý tưởng. Nhưng nhờ hoạt động tính ở mức cao, người Nhu “giàu óc thực tế nhất”. Cảm ứng tính thấp khiến họ hoạt động mà điềm đạm.
Người Nhu thích sự vật, có tài quan sát, phân tích. Đó là người ly tâm mà lạnh lùng, tọc mạch, mềm dẻo, “nhã nhặn nhưng hay xu thời, vụ lợi”. Vì thế, đó là người hay phản bội, yêu đương không gắn bó, ân ái chẳng thủy chung. Người Nhu áo quần bảnh bao, thích thể thao. Họ lại có tài ngoại giao, bắt chước giỏi, xoay xở tài tình. Nhưng không thành công, họ dễ bi quan yếm thế.
Về mặt trí tuệ, họ thông minh, rất nhanh trí, có tài biến báo, nhưng “tư tưởng trống rỗng”. Họ có óc khách quan, nhưng lập luận rời rạc, lỏng lẻo. Đó là con người có tài viết thư và tài hội họa.

Voltaire
Thuộc loại này có Montesquieu, Voltaire, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát …
b.      Mấy đặc tính cơ bản :
-          Hình thể ít góc cạnh,
-          Hướng ngoại,
-          Óc thực tế,
-          Thiếu khả năng hệ thống hóa,
-          Thiếu đời sống nội tâm,
-          Thiếu lòng trắc ẩn, dễ nhớ, mau quên.
Có óc thực tiễn, luôn hướng ngoại, biết quan sát. Lịch thiệp, ngoại giao khéo, tư tưởng phóng khoáng. Hay mỉa mai, hoài nghi, ít chú trọng đến ý thức hệ, văn bằng, đẳng cấp, chỉ thu thập kinh nghiệm thực tế. Hòa nhập, thích nghi dễ dàng với cuộc sống. Xem trọng các mối quan hệ cần thiết. Tin vào kết quả công việc hơn lời nói.
c.      Những trở ngại :
-          Ích kỷ, hẹp hòi, ít tín nhiệm và trung thành trong bổn phận.
-          Rất dễ bị cuốn theo các khoái lạc hạ đẳng và tính dục.
-          Ít giả dối nhưng rất ham tiền của.
-          Tình cảm tôn giáo và luân lý yếu ớt.
-          Ít lòng tự trọng và yêu nước.
d.      Những việc để tập luyện :
-          Tập hiểu biết và thông cảm và giúp đỡ tha nhân.
-          Cố ép mình theo những khuôn khổ.
-          Tập tôn trọng luật lệ, nguyên tắc.
-          Tham gia một đoàn thể và tuân giữ mọi điều luật.


Các loại cá tính
  Hùng    Hăng    Ưu     Cảm    Tĩnh    Nhu    Thản    Nhược

Tâm tính học _ tĩnh

 TÂM TÍNH HỌC
SƠ LƯỢC VỀ MỖI LOẠI CÁ TÍNH
5.      TĨNH (vCHT) : Đề cao và ưa thích luật lệ.
a.      Mấy nét chung :
Người Tĩnh giàu hoạt động tính, có phản ứng tính thứ đẳng, nhưng cảm ứng tính không cao. Vì thế, nét mặt điềm đạm, cử chỉ ít oi. Họ thường nghiêm nghị, hướng tâm, bảo thủ, thích sưu tầm, ưa trừu tượng, không làm thơ, không hoạt bát.
Họ biết hoạt động âm thầm, phân phối công việc gọn ghẽ, phân minh. Phản ứng tính thứ đẳng giúp họ “hệ thống hóa đời sống và tư tưởng”. Vì thế, người Tĩnh trọng kỷ luật, rất đúng giờ, đúng hẹn, tiết kiệm, nhẫn nại, kiên tâm bền chí. Đó cũng là người rất tiết độ về ăn uống, ít màng tới chuyện ái ân hoa nguyệt. Hay nghĩ về tương lai, người Tĩnh thường đắn đo, cân nhắc thận trọng trước khi hành động. Đây cũng là người nói thật nhất, vì rất khách quan.
Người Tĩnh có trí tuệ sâu sắc, lý luận vững vàng, nên thường giỏi về những khoa học trừu tượng như toán học, siêu hình học.

Kant
Thuộc loại này có Kant, Bergson. Darwin, Phạm Ngũ Lão …
b.      Mấy đặc tính cơ bản :
-          Bình thản, khoan dung và cẩn thận.
-          Thâm trầm, không dễ động lòng hay nao núng.
-          Năng hoạt động và kiên trì.
-          Hệ thống hóa tư tưởng và đời sống.
-          Sáng suốt và khách quan trong mọi vấn đề.
Là người của tập quán, tôn trọng luật lệ, nguyên tắc chung. Khách quan, đáng tin, điều độ trong cuộc sống. Tính khí điềm đạm, lạnh lùng, kiên nhẫn. Thích những gì cao sâu, trừu tượng. Ít khi thay đổi, đã nghĩ gì thì trước sau cũng vẫn thế, nguyên mẫu, rập khuôn. Tự mình đặt ra thước đo và cứ theo đó mà hành động.
c.      Những trở ngại :
-          Chậm chạp, kém nhạy bén với những việc cấp bách.
-          Ít hiểu biết, ít thiện cảm với tha nhân.
-          Nghiêm khắc, cứng cỏi, khô khan vì quá khách quan.
-          Để tâm oán giận, trả thù khi bị ngược đãi, bị chống đối.
-          Cố chấp và máy móc trong khi làm việc vì trọng nguyên tắc.
d.      Những việc để tập luyện :
-          Chú trọng đến tình cảm và tha nhân, tập sống khoan dung, thoải mái, và dễ dãi hơn trong công việc.
-          Cởi mở nhãn giới trí thức.
-          Trau dồi tính vị tha, hoạt động tôn giáo, xã hội.
-          Chú trọng đến thực tế công việc.


Các loại cá tính
  Hùng    Hăng    Ưu     Cảm    Tĩnh    Nhu    Thản    Nhược

Tâm tính học _ cảm

TÂM TÍNH HỌC
SƠ LƯỢC VỀ MỖI LOẠI CÁ TÍNH
4. CẢM (CvHS) : Thích giải trí, vui chơi.
a. Mấy nét chung :
Tình cảm dồi dào mà có phản ứng tính sơ đẳng, người loại Cảm bồng bột, dễ buồn mà cũng dễ vui, hay khoan dung, hay tha thứ. Họ “cần giải trí luôn và thích những kiểu mới lạ”. Kém hoạt động tính, họ không biết làm việc, nên hay đổi nghề, không thích trật tự, không chuộng kỷ luật.
Đó là con người sống cho hiện tại, ưa lập dị, khoe khoang, tiêu xài phung phí. Họ thích rượu chè, cờ bạc, dễ ghen tuông mà hay thay đổi ái ân.
Thế Lữ
Về trí tuệ, người loại Cảm sáng trí, tưởng tượng rất đồi dào, nhưng tư tưởng thiếu liên tục, suy luận thường nông nổi, chủ quan, võ đoán, vì hay nói phóng đại. Họ có tài lôi cuốn phái nữ bằng câu chuyện, nhiều năng khiếu về nghệ thuật và thi văn thuần túy.
Thuộc loại này có Rimbaud, Verlaine, Mozart, Thế Lữ …
b. Mấy đặc tính cơ bản :
- Tình cảm dễ thay đổi, hời hợt.
- Nhu cầu cảm xúc cao.
- Thích lang thang, không định hướng.
- Có sức quyến rũ.
- Phản ứng nhanh, bất thường.
Có nhiều ý tưởng, nhiều dự tính, nhưng ít khi thực hiện được. Luôn muốn làm người khác ngạc nhiên, chú ý đến mình bằng mọi cách, kể cả nói dối, tô vẽ khoe khoang.
Là người thấy mới nới cũ, rất cần nhiều kích thích để thoát khỏi hiện tượng buồn chán. Dễ thành công trong giao tế, nhưng không chung thủy. Thích chuyện viễn vông, mơ hồ, ma quái. Nói chung là không tích cực.
c. Những trở ngại :
- Tâm hồn hướng ngọai
- Ưa chuộng những cảm giác mới lạ.
- Cư xử và làm việc thất thường. Dễ chán nản khi gặp thất bại.
- Lệ thuộc cảm ứng tính, vô độ và thiếu lý trí.
d. Những việc để tập luyện :
- Tránh xa bạn bè xấu, sách báo, phim ảnh khiêu dâm, chuyện ma quái, kinh dị.
- Chuyên chăm học thơ, đàn, hay học võ.
- Tham gia một nhóm hoạt động xã hội.
- Mỗi ngày có ít phút hồi tâm, cầu nguyện.


Các loại cá tính
  Hùng    Hăng    Ưu     Cảm    Tĩnh    Nhu    Thản    Nhược