Hiển thị các bài đăng có nhãn sr.mn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sr.mn. Hiển thị tất cả bài đăng

Sống đức tin _ không thể thiếu niềm tin

KHÔNG THỂ THIẾU NIỀM TIN *
Đầu năm 1967, bà Svetlana Iosifovna Alliluyeva 41 tuổi - ái nữ của nhà độc tài Joseph Staline (1879-1953) - tự ý rời bỏ Mạc-tư-khoa, thủ đô của Liên-Xô vô thần để xin tỵ nạn tôn giáo bên Hoa Kỳ.

SỐNG ĐẠO - THA THỨ

TỪ HẬN THÙ ĐẾN THA THỨ
Tháng 9 năm 1940, sau khi ký kết với quân Đức-quốc-xã, Nhật Bản bắt đầu đem quân xâm chiếm toàn vùng Đông Nam Á. Ngày 15-2-1942, Singapour - cứ điểm quan trọng cuối cùng - rơi vào tay Nhật Bản. Quân đội đồng minh bị bắt buộc đầu hàng. Sáng sớm hôm sau, quân Nhật chiến thắng, hiên ngang đi vào thành phố.
Từ đó, Nhật dùng các tù binh của họ - trong đó có trung úy Eric Lomax, thuộc ngành truyền tin quân lực hoàng gia Anh - vào việc xây đường xe lửa dài 400 cây số nối liền hai nước Thái Lan và Miến Điện, tức Myanmar ngày nay.
Bị cắt đứt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, một nhóm tù binh nghĩ ra phương thế chế tạo máy thu thanh. Trung úy Lomax nằm trong số tù binh có nhiệm vụ ráp máy này. Công việc thành công sau vài tuần tỉ mỉ làm việc. Các tù binh bắt đầu nhận tin tức phát đi từ New Dehli, thủ đô Ấn Độ.
Cuộc sống tại trại tù quá khổ. Cái chết luôn rình rập bên cạnh. Ngoài cái khổ do việc làm quá nặng, ăn không no, ngủ không được, còn thêm cái khổ khủng khiếp do các lính cai tù Nhật mang lại. Họ hành hạ tù nhân bằng trận đòn chí tử. Hành hạ đến chết. Chết thảm thương trước cái nhìn bất lực và khiếp sợ của các bạn đồng tù. Ý nghĩ trốn trại nẩy sinh từ đó. Trung úy Lomax tự nhủ:
-  Nếu muốn sống, thì bằng mọi giá phải vẽ bản đồ trong vùng để tìm đường thoát thân.
Tuy nhiên, chàng biết rõ, ngày nào lính Nhật phát giác ra chàng có bản đồ, cũng là ngày tận số.
Và chuyện phải đến đã đến. Trong cuộc lục soát đồ đạc, lính Nhật khám phá ra máy Radio thô sơ và cái bản đồ. Trung úy Lomax cùng một số tù binh khác bị chuyển đến trại Kanchanaburi, nằm gần biên giới Thái Lan. Và những cuộc hành hạ khủng khiếp nhất bắt đầu.

Takashi Nagase
Kể từ giây phút này, hình ảnh một người Nhật bắt đầu đi vào tâm tư trung úy Eric Lomax và ám ảnh suốt cuộc đời còn lại của chàng. Đó là viên thông dịch Nhật tên Takashi Nagase.
Năm đó Takashi Nagase là sinh viên 25 tuổi, thông thạo tiếng Anh. Chàng còn là tín hữu Kitô sùng đạo và hết lòng yêu mến quốc gia Nhật Bản. Thế chiến thứ hai bắt buộc chàng bỏ học, gia nhập quân ngũ, phục vụ trong ngành thông dịch. Tháng 9 năm 1943, chàng được chỉ định làm việc tại trại Kanchanaburi, nơi trung úy Eric Lomax, thuộc quân đội hoàng gia Anh bị giam giữ.
Một ngày, trung úy Lomax bị mang ra hỏi cung về tội mà Nhật gán cho chàng: chống lại người Nhật và làm gián điệp. Lý do dễ hiểu vì chàng cộng tác vào việc chế tạo máy Radio và có tấm bản đồ trong vùng.
Trước mọi câu hỏi, Lomax hoàn toàn giữ im lặng. Chàng tuyệt đối không tiết lộ chi tiết, danh tánh có thể làm hại bất cứ bạn đồng tù nào khác.
Trong các cuộc hỏi cung cũng như trong những lần bị tra tấn vì từ chối không trả lời, trung úy Lomax luôn luôn đối diện chàng thông dịch Nagase. Vì thấy Lomax bị hành hung quá sức chịu đựng, Nagase khuyên chàng chấp nhận lời buộc tội. Lomax chỉ đưa đôi mắt nẩy lửa nhìn chàng thanh niên Nhật, đang đứng trước mặt chàng. Đối với Lomax, chàng thông dịch thấp-lùn tượng trưng cho tất cả tội ác của toàn dân Nhật. Nagase đi vào ký ức và ám ảnh Lomax suốt cuộc đời còn lại.
Cuộc hỏi cung và tra tấn kéo dài cả tuần lễ. Lomax gần như sắp chết. Nguồn lực duy nhất giúp chàng can đảm đối phó với cuộc hành hung là lời cầu nguyện và tình yêu gia đình. Trong giây phút đau đớn nhất, Lomax nhớ đến mẹ cha và vị hôn thê bé nhỏ của mình. Nhất là, chàng cầu nguyện. Chàng cảm thấy ghi ơn thân mẫu vì dạy chàng biết cầu nguyện cùng Thiên Chúa, ngay từ khi còn là cậu bé hồn nhiên vui sống.
Tháng 10 năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt. Eric Lomax được trả tự do và trở lại Anh quốc. Chàng lập gia đình và sống cuộc đời bình thường. Nhưng tâm hồn Lomax bị vết thương chiến tranh hằn sâu. Chàng không thể nào quên gương mặt viên thông dịch nhỏ bé người Nhật tên Nagase. Chàng tự hứa với lòng:
- Ngày nào gặp lại Nagase, ta sẽ ăn tươi nuốt sống cho hả cơn hận thù, luôn nung nấu trong lòng ta!
Trong khi đó, chàng thông dịch Nhật vô cùng ân hận vì thụ động cộng tác vào vụ hành hung dã man tàn ác!  Chàng bị mặc cảm tội lỗi dày vò. Hình ảnh viên trung úy trẻ người Anh bị hành hung đau đớn cứ bám sát chàng. Chàng khẩn cầu Thiên Chúa cho có ngày gặp lại trung úy Eric Lomax để xin tha thứ!

Nagase và ông bà Lomax
Thiên Chúa Quan Phòng thu xếp cho hai người có cơ hội gặp nhau, để giải tỏa mối thù hận cũng như niềm ray rứt canh cánh bên lòng.
Ngày 21-3-1993 - đúng 50 năm sau - Eric Lomax cùng với hiền thê lấy máy bay đi Bangkok. Sau đó vợ chồng đến viếng trại tù Kanchanaburi, giờ trở thành bảo tàng viện chiến tranh. Bất ngờ tại đây, ông Lomax chạm trán với người đàn ông Nhật cao tuổi. Sau giây phút ngỡ ngàng, cả hai nhận ra nhau tức khắc!
Sau nhiền lần gặp gỡ giải tỏa nỗi lòng, ông Lomax thành thật tha thứ cho người từng thụ động chứng kiến cuộc hành hung mình. Cả hai như trút được gánh nặng ngàn cân từng đè nặng trên vai mỗi người!
Từ đây hai người sống trong an bình, niềm an bình sâu xa đến từ thú nhận lầm lỗi và tha thứ cho kẻ thù. Ông Eric Lomax cảm nghiệm thế nào là quyền lực vô biên của tha thứ.
Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt
TÌM BÀI SUY NIỆM

ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP

LỄ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI TẠI Ý NĂM 1922
PHÉP LẠ ĐÊM 14 RẠNG 15.8
Câu chuyện xảy ra tại thành phố Milano, miền Bắc nước Ý.
Tối 14-8-1922 vào khoảng 11 giờ đêm, cô Elvira Mazzoli vẫn còn miệt mài làm việc nơi tòa báo. Vị chủ nhiệm tờ tuần san “Squilli di Risurrezione - Hồi Chuông Phục Sinh” đã rời văn phòng lâu lắm rồi, để lại công việc dang dở cho cô thư ký. Cô Elvira phải kết thúc số báo đặc biệt trước nửa đêm để giao cho nhà in.  Tờ tuần báo phải lên khuôn ngay đêm nay, để sáng mai, lễ trọng Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời, tờ báo sẽ được phân phối cho các sạp bán báo.  Lý do sự chậm trễ trong vội vã này là vì: vào phút chót, tờ báo nhận được tin: “Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA được long trọng tuyên phong làm Chủ Tịch Hội Giới Trẻ Phụ Nữ Công Giáo”. Tin quan trọng đáng được thay đổi toàn bộ tờ báo để làm nổi bật vai trò của Vị Nữ Tân Chủ Tịch Thiên Quốc.

Sống đức tin _ Thiên Chúa giờ đây ban ơn cứu độ

THIÊN CHÚA CHÚNG TA THỜ
GIỜ ĐÂY BAN ƠN CỨU ĐỘ
Đêm Vọng Phục Sinh 23-4-2011 tại nhà thờ Chính Tòa Aix-en-Provence, miền Nam nước Pháp, anh Olivier, 21 tuổi, nhận cùng lúc ba bí tích khai tâm Kitô Giáo. Thật là biến cố trọng đại, một hồng ân vô biên của THIÊN CHÚA Từ Bi, xét vì anh từng là ngôi sao của nhạc Rock cuồng điên, là đồ đệ của Satan. Xin nhường lời cho anh Olivier:

Thánh Thể _ công trình Thiên Chúa, xiết bao kỳ diệu

CÔNG TRÌNH THIÊN CHÚA,
XIẾT BAO KỲ DIỆU!
... “Tôi sinh ra vào năm 22 tuổi” là câu chuyện đau thương của một thanh nữ Công Giáo người Pháp tên Hélène. Nàng vô phúc có một người mẹ vô tâm và một người cha vô tình. Tuổi thơ ấu hoàn toàn thiếu vắng tình thương đã khiến Hélène mang đủ mọi chứng bệnh tật về thể xác.

Sống đức tin _ Chứng nhân tình yêu Chúa

Luigi Gonzaga
CHỨNG NHÂN CHO TÌNH YÊU
Luigi vượt thắng các tính xấu nhờ biết cầu nguyện liên lỉ và nhất là nhờ lòng kính mến đặc biệt Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô.  
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Thánh Thể _ phép lạ Amsterdam

PHÉP LẠ THÁNH THỂ
TẠI AMSTERDAM 12-3-1345
... Tại Amsterdam, hàng năm vào Chúa Nhật đầu tiên sau ngày 12-3, diễn ra cuộc rước kiệu thinh lặng từ nửa đêm đến 4 giờ sáng. Đó là khoảng thời gian xảy ra Phép Lạ Thánh Thể vào thế kỷ XIV. Có rất đông tín hữu Công Giáo tham gia cuộc rước kiệu. Đây là dấu hiệu cho thấy Phép Lạ Thánh Thể Amsterdam vẫn còn tiếp diễn. Phép Lạ Thánh Thể xảy ra như sau.

ĐỨC MẸ SẦU BI _ trong vòng tay che chở

TRONG VÒNG TAY CHE CHỞ CỦA BÀ,
TÔI CẢM THẤY AN TOÀN
NHƯ CON THƠ NÉP VÀO LÒNG MẸ

... Tuần Thánh năm 1920, một đài phát thanh Áo Quốc truyền đi bài phỏng vấn cô Johanna. Vài tháng sau, cô êm ái trút hơi thở cuối cùng tại một nhà thương ở thủ đô Vienne. Sau đây là nguyên văn câu trả lời của cô Johanna.
“Sau khi vị bác sĩ báo cho biết kết quả cuộc thử nghiệm chứng ung thư trầm trọng, tôi đứng lên rảo quanh một vòng trên đường phố. Tôi hoàn toàn cô đơn. Tôi có cảm giác mọi người mọi vật chung quanh đều biến mất. Tôi đã từng làm không biết bao nhiêu việc, nhưng giờ đây tôi cảm thấy trống không như chưa làm được việc gì. Tôi đã từng quen không biết bao nhiêu người, từng có nhiều người thân yêu, nhưng giờ đây giống như thể tôi chưa từng quen ai, biết ai và yêu thương ai .. Tôi lặng lẽ khóc. Nước mắt chan hòa lẫn lộn với các giọt nước mưa đang tuôn xuống ướt đẫm khuôn mặt tôi.
Quang cảnh đường phố giống như trống không, bởi lẽ, mọi cái đều trở thành hỗn độn: ánh sáng và màu sắc, các cánh cửa hàng, các tiếng động đủ loại, tiếng còi xe, tiếng nói tiếng cười. Người người đi đi lại lại, ngược ngược xuôi xuôi. Lề đường bên này, lối đi bên kia. Tất cả hối hả không rõ họ đi đâu? để làm việc gì? Tôi muốn giơ tay chặn mọi người đứng lại rồi hét lớn:
- Tôi sắp chết đây!
Thế nhưng, chắc chắn không ai thèm để ý đến lời tôi nói, bởi lẽ, chuyện tôi sắp chết đâu có ăn nhằm gì đến họ! Chẳng lẽ vì tôi sắp chết mà họ phải ngưng ngay mọi công việc sao?
Tôi muốn ra lệnh cho trái đất đứng im, dùng một nút bấm để tắt hết mọi ngọn đèn trên thế giới, để tất cả rơi vào đêm đen, y như bóng tối đang vây bủa bên trong lòng tôi, và nhất là, để cho toàn vũ trụ rơi vào cõi thinh lặng.
Tôi không thể nào hiểu được cái gì có giá trị đích thật. Mọi người mọi vật vẫn tiếp tục hiện hữu trên cõi đời, sau khi tôi không còn hiện hữu nữa! Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy như có một vật thật nặng đè trên ngực khiến tôi bị ngộp thở .. Thế là, tôi ngước mắt nhìn lên Trời, trong một tác động phản xạ, y như thể tôi muốn tìm kiếm từ Trời Cao một luồng khí hầu giúp tôi hít thở bình thường.
Mấy phút sau, một phụ nữ trẻ tiến lại gần tôi. Bà trông thật đẹp, nhưng có dáng điệu âu sầu phiền não tột độ. Đôi mắt Bà đỏ hoe, màu đỏ của máu, đỏ vì đã khóc quá nhiều. Đôi môi Bà nhợt nhạt run run như thể bị lạnh. Nhưng thật ra không phải vì lạnh. Không! Khuôn mặt Bà tái xanh. Niềm đau của Bà lộ rõ gần như có thể ”sờ-mó” được! Bà âu yếm hỏi tôi:
- Johanna à, em có muốn vào núp mưa trong áo choàng của Ta không?
Câu nói thoạt nghe có vẻ đơn sơ nhưng lại chất chứa một âm vang cao cả rộng lớn. Còn tiếng nói thì, vô cùng dịu ngọt không thể nào diễn tả được!
Mãi sau này tôi mới hiểu rằng chẳng những Bà muốn che tôi khỏi cơn mưa, vì thấy tôi bị ướt mèm, nhưng thật ra, Bà còn muốn làm thêm một cái gì đó quan trọng hơn nhiều.
Và quả thật, việc kỳ diệu đã xảy ra cho tôi vào chính buổi chiều hôm ấy.
Trước đó, lúc tôi ngước mắt nhìn Trời và tha thiết cầu khẩn. Lời khẩn cầu như có sức mạnh xuyên thấu Trời Cao. Trời Cao rộng lượng đáp trả và đã khoan dung quá bước đến tiếp cứu tôi.
Tôi đưa mắt nhìn sang người phụ nữ và đáp:
- Thưa Có!
Bà Đẹp liền mở rộng áo choàng kéo tôi núp vào vòng tay Bà. Khi chiếc áo choàng phủ kín người, tôi cảm nhận một niềm an bình bao la và một niềm vui chưa từng hưởng nếm. Chúng tôi lặng lẽ tiến bước. Trong vòng tay che chở của Bà, tôi cảm thấy an toàn như đứa con thơ nép vào lòng mẹ. Đi được một quãng, Bà cầm lấy tay tôi siết thật mạnh như truyền thông can đảm rồi nói:
- Vào đây đi em ..!
Chúng tôi cùng bước vào một ngôi thánh đường. Bà nói thêm với tôi:
- Đến đây và xem ...!
Vừa nói Bà vừa đưa tôi đến trước Cây Thánh Giá.
Đứng trước Cây Thánh Giá, Bà chăm chú nhìn tôi. Từ ánh mắt sâu thẳm của Bà tôi tiếp nhận Ánh Sáng và tôi bỗng hiểu rõ tất cả. Bà không cần nói thêm lời nào nữa cho đến lúc Bà tiến đến dưới chân Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU, nơi có bức tượng giống y như Bà. Tức khắc, toàn nhà nguyện bỗng rực lên luồng sáng diệu kỳ và cùng lúc, Bà Đẹp biến đi, chỉ còn lại bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi.
Tôi hiểu rằng Bà Đẹp chính là Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Đức Mẹ đích thân đến dạy tôi biết chấp nhận đau khổ và để nói với tôi rằng tôi không đơn độc cũng không còn giống như trước nữa. Đúng thế! Từ buổi gặp gỡ ấy, Đức Mẹ MARIA dạy tôi sống một chiều kích mới. Tôi cũng biết nhìn thấy trong nỗi đau đớn nhỏ bé của tôi phản ánh nỗi đau đớn tột cùng của Đức Chúa GIÊSU bị đóng đinh trên Thánh Giá và bị bỏ rơi. Tôi cũng học chuẩn bị cuộc hành trình tiến về Thiên Quốc bằng cách nằm gọn trong vòng tay che chở của Đức Mẹ MARIA. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và tôi nồng nhiệt mong ước:
- Tất cả mọi người sống trên trái đất này, nên nhớ rõ mình có một NGƯỜI MẸ thật cao cả đang ở trên TRỜI!

... Đứng gần Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ có Thân Mẫu Người, Chị của Thân Mẫu, bà Maria vợ ông Clopas, cùng với bà Maria Magdala. Khi thấy Thân Mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Chúa GIÊSU nói với Thân Mẫu rằng: ”Thưa Bà, đây là con của Bà”. Rồi Người nói với môn đệ: ”Đây là Mẹ của con”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước Bà về nhà mình. Sau đó, Đức Chúa GIÊSU biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: ”Tôi Khát!” Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Chúa GIÊSU nói: ”Thế là đã hoàn tất!” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí (Gioan 19,25-30).
 (”Il Settimanale di Padre Pio”, 7 giorni di formazione e di informazione cattolica, n.17, 20-4-2003, trang 17)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

GIA ĐÌNH _ hòa hợp nhờ quan tâm, quan tâm nhờ cầu nguyện

PHÉP LẠ CỦA TÌNH YÊU
VỢ CHỒNG LÀM HÒA
NHỜ CẦU NGUYỆN
Chứng từ của ông Hans Roesler (1899-1966), văn sĩ Công Giáo người Đức.
Sau khi thân phụ mất, tôi thu dọn đồ đạc của người. Bất ngờ trong số giấy tờ riêng, tôi tìm thấy bức thư Ba gởi THIÊN CHÚA. Bức thư viết:

Tuần Thánh _ Ý nghĩa linh thiêng của tuần thánh

Ý NGHĨA LINH THIÊNG
CỦA TUẦN THÁNH
... Chỉ vào năm 1905 - lên 5 tuổi - con mới hiểu thế nào là ý nghĩa Tuần Thánh. Dì phước Irène nói với chúng con về Cuộc Khổ Nạn của Đức Chúa GIÊSU KITÔ bằng cách cho chúng con xem vài ảnh thánh diễn tả đề tài. Mỗi cảnh tượng Khổ Nạn như thấu suốt tận tâm hồn khiến con cảm thấy thúc giục phải yêu mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ nhiều hơn. Cùng lúc, con thật sự gớm ghét tội lỗi là căn nguyên gây đau khổ và cái chết cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngài là THIÊN CHÚA và là Đấng Cứu Độ thế giới.
Bức tranh vẽ Đức Chúa GIÊSU KITÔ đội mão gai gây xúc động mạnh nơi con nhất khiến cho kỷ niệm đau thương này đồng hành con suốt thời thơ ấu và tuổi niên thiếu. Con nhớ như in câu Dì phước Irène hỏi khi đưa cho chúng con xem bức tranh:

Đức Mẹ Lộ Đức _ cuộc trở lại của Alexis Carrel

Đức Mẹ Lộ Đức
Khoa học gia ALEXIS CARREL trở lại
 Con chưa biết nhn ra phép l và còn tiếp tc h nghi. Nhưng ước mun ln lao nht và khát vng thâm sâu nhất ca lòng con, là đạt đến nim tin.” (Alexis Carrel)
Albert Bessières