Hiển thị các bài đăng có nhãn mancoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mancoi. Hiển thị tất cả bài đăng

Đức Mẹ Maria _ chuỗi kinh huyền diệu


 Chuỗi kinh huyền diệu
Khi đọc kinh Mân Côi, chúng ta miệng đọc, trí suy, tay lần chuỗi. Cầu nguyện bằng kinh Mân Côi là cầu nguyện bằng cả con người trọn vẹn, thân xác và tâm hồn.  
Gm Giuse Vũ Văn Thiên

5 phút cho Chúa _ ngôi sao hy vọng


07/10/08                                                                     THỨ BA TUẦN 27 TN
Đức Mẹ Mân Côi                                                                           Lc 1,26-38
NGÔI SAO HY VỌNG
Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38)
Suy niệm: Giữa tháng 9 vừa qua, đến hành hương Lộ Đức nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại đây, Đức Bênêđitô XVI mời gọi người tín hữu hướng về Đức Maria như “Ngôi Sao Hy Vọng.” Mẹ xứng đáng là “Ngôi Sao Hy Vọng,” bởi vì chỉ là một thôn nữ bình thường, ngài lại được Thiên Chúa chọn cộng tác vào công trình cứu độ trong vai trò Mẹ Đấng Cứu Thế. Lời xin vâng của Mẹ thốt ra trong ngày truyền tin, rồi liên lỉ được lập lại trong đêm tối cuộc đời, đặc biệt dưới chân thập giá, vì lời xin vâng ấy luôn gắn liền với niềm cậy trông vào Thiên Chúa toàn năng. Ngày hôm nay Mẹ là nhịp cầu dẫn đưa ta đến gặp Đức Giêsu, niềm hy vọng của đời ta.

Năm đức tin _ người đạo Phật lần chuỗi Mân Côi


NGƯỜI ĐẠO PHẬT
LẦN CHUỖI MÂN CÔI
Có Chúa là chúng em có tất cả. Chúa là tài sản qúi giá nhất của gia đình chúng em. Sau mấy chục năm chung sống, giờ đây gia đình em mới cảm nghiệm được thế nào là bình an, thế nào là hạnh phúc đích thực!
Giuse Nguyễn Lê ghi

Đức Mẹ Maria _ xin Mẹ gửi đạo binh thiên quốc đến

XIN MẸ GỞI ĐẠO BINH THIÊN QUỐC ĐẾN!
Mẹ con ta sẽ hiệp nhất trong cùng lời cầu và Đức Mẹ MARIA chắc chắn sẽ thương nhậm lời Mẹ con ta cầu xin.
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Đức Mẹ Maria _ tràng chuỗi nhiệm mầu

TRÀNG CHUỖI NHIỆM MẦU
Tạp chí Reader’s Digest số ra tháng 4 năm 1991 có kể lại cuộc gặp gỡ kỳ thú giữa Mẹ Têrêsa Calcutta và một thương gia người Mỹ như sau:
Trên chuyến máy bay từ Chritiamy về Thanasity, thương gia trẻ tên là Jim Caiso ngồi kề bên Mẹ Têrêsa và một nữ tu khác. Jim Caiso nhận ra ngay khuôn mặt của người nữ tu thường được báo chí nhắc đến.

Đức Mẹ Maria _ bản chất kinh Mân Côi


BẢN CHẤT KINH MÂN CÔI
Căn cứ vào bản chất, Kinh Mân Côi là một kinh có giá trị tuyệt đỉnh, vượt trên tất cả mọi kinh nguyện khác, xét về ba phương diện sáng tác, diễn xuất và nội dung như sau:
Về phương diện sáng tác:  Hai kinh chính họp lại thành Kinh Mân Côi, đó là Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng.  Ngoài Kinh Lạy Cha là kinh chính Chúa Giêsu dạy, Kinh Kính Mừng – kinh nòng cốt và kinh chính yếu của Kinh Mân Côi-, là lời ngợi khen của Chúa Cha nói với Mẹ qua sứ thần Gabriel và của Chúa Thánh Thần nói với Mẹ qua bà thánh Isave (Lc 1,41-42).  Kinh Thánh Maria, phần cuối của Kinh Kính Mừng, là lời tuyên nhận của Chúa Giêsu nói với Mẹ qua Giáo Hội, Nhiệm Thể của Người, qua Công đồng chung Êphêsô năm 431.

Mẹ Maria _ chuỗi mân côi cứu sống người lính


 Chuỗi Mân Côi cứu sống người lính
Thiên Chúa có ở với chúng ta trong từng giây phút của cuộc sống? Tôi thích những câu chuyện như dưới đây, tôi xác định là Thiên Chúa luôn ở với chúng ta
Glenn Hockton, 19 tuổi, về nhà sau 17 tháng làm nghĩa vụ Coldstream Guards tại tỉnh Helmand. Anh đang đi tuần tra thì tràng hạt rơi ra khỏi cổ. Mẹ anh, bà Sheri Jones, kể: “Nó cảm thấy như có ai đập vào lưng. Nó cúi xuống nhặt tràng hạt xem có bị đứt không. Khi cúi xuống nó mới biết mình đang ở trên trái mìn địa lôi”.

Daily Reflection _ thursday of 27th week OT


THE ROSARY IS A
WONDERFUL WAY TO PRAY
St. Paul continues to express his dismay that the Galatians would want to minimize the importance of what Jesus Christ did for them. "Are you so foolish that having started with the Spirit you are now ending with the flesh" (Gal 3:3)? Their message, Paul insists, amounted to a "different gospel." Some would say that such "hedging" is present in our day as well. St. Paul pours out his heart to the people, not for his own sake but for the sake of Jesus Christ, Who was publicly exhibited as crucified. The Galatians wanted to stake their eternal salvation on fulfilling works of the Mosaic Law instead of rooting and grounding their belief and behavior in the free gift of Christ.

Đức Mẹ Maria _ Các ĐGH và kinh Mân Côi

Kinh Mân côi
Các Đức Giáo hoàng đọc và khuyến khích
---------------------------

    3-1. Đức Piô 5 (1566-1572): 
Ngài có thói quen đọc kinh Mân côi hằng ngày.
Trong khi phải đương đầu với quân Hồi giáo định dùng võ lực chiếm Âu châu, Ngài đã gửi thông điệp khuyến khích giáo dân khắp nơi cầu nguyện và cầu nguyện bằng kinh Mân côi. Ngài đã tin rằng người Công Giáo chiến thắng quân Thổ nhĩ kỳ tại vịnh Lepanto vào ngày 7 tháng 10 năm 1571 là nhờ phép lần hạt Mân Côi.
Để tạ ơn, thánh nhân đã thiết lập lễ Đức Mẹ Chiến Thắng được mừng hằng năm vào chính ngày ấy. Lễ này về sau đã được vị Giáo Hoàng kế nghiệp của ngài đổi tên thành lễ Đức Mẹ Mân Côi.

Lời Chúa tuần 27 thường niên


LỜI CHÚA TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN

Một chút suy tư _ một tâm hồn khiêm tốn và cầu nguyện


Một Tâm Hồn Khiêm Tốn Và Cầu Nguyện
Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.
Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng:

Đức Mẹ Maria _ Kính mừng Maria


 KÍNH MỪNG MARIA
Hoàng hậu Blanche xứ Castille nước Pháp đã phải đau buồn cùng cực vì bà thành hôn mười hai năm rồi mà vẫn không có con. Khi đến thăm thánh Đaminh, Ngài khuyên hoàng hậu đọc kinh Mân Côi hàng ngày để xin Thiên Chúa ban diễm phúc được làm mẹ. Hoàng hậu trung thành theo lời khuyên của thánh nhân. Năm 1213 hoàng hậu hạ sinh hoàng nam đầu lòng. Đó là hoàng tử Philip. Nhưng con trẻ chết ngay khi còn trong trứng nước.
 Hoàng hậu Blanche và vua Louis 

5 phút cho Chúa _ tín thác nơi Thiên Chúa


Chúa Nhật XXVII TN 07/10/07                              Đức Mẹ Mân Côi
TÍN THÁC NƠI THIÊN CHÚA
“Này tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần nói.” (Lc 1,26-38)
Suy niệm: Đối với rất nhiều tín hữu Việt Nam, thánh địa La Vang đã trở nên như một điểm hẹn hằng năm tiếp đón hàng hàng lớp lớp đoàn con cái từ muôn phương tuôn về hành hương. Có một điều ai cũng có thể nhận thấy, đó là trong bầu khí ấm áp linh thiêng nơi thánh địa lời kinh mân côi vang lên khắp chốn thâu đêm suốt ngày: lúc thì rì rầm nơi những căn lều tạm, lúc thì thầm thĩ nơi người khách hành hương cô tịch nào đó dưới một gốc cây, có lúc lại rộn rã cùng với tiếng ca ngân vang của những đoàn thể nơi linh đài Mẹ nghi ngút khói hương. Trong bối cảnh đó, bất giác người người dường như trải nghiệm được kinh nghiệm sống lời “xin vâng” của Mẹ năm xưa: từ khi đáp lời sứ thần truyền tin đến khi sinh con trong hang bò lừa, và cả khi đau đớn tột cùng với con trên đường lên Núi Sọ, dù tan nát trái tim đứng dưới chân thập giá với người con yêu, Mẹ vẫn một lòng tín thác và tin tưởng vào lời hứa Thiên Chúa.

Đức Mẹ Mân Côi _ hãy lần hạt mân côi hằng ngày

HÃY LẦN HẠT MÂN CÔI HÀNG NGÀY
Khi bạn lần hạt Mân Côi, Satan nhức đầu.
Khi bạn dùng kinh Mân Côi, nó sụp đổ.
Khi nó thấy bạn cầu nguyện, nó suy kiệt.
Chúng ta hãy liên lỉ đọc kinh Mân Côi, để ma quỉ luôn yếu nhược.

Đức Mẹ Mân Côi _ kính sợ Chúa - trường dạy khôn ngoan

KÍNH SỢ THIÊN CHÚA
là trường dạy khôn ngoan
... Câu chuyện do một phụ nữ Công Giáo tên Simone kể lại, xảy ra năm 1949 tại Pháp, vào thời kỳ sau đệ nhị thế chiến 1939-1945. Lúc đó bà Simone 13 tuổi.
Vào một buổi chiều, chiếc xe cứu thương của thị xã ngừng trước cửa nhà chúng tôi. Hai người đàn ông bước vào nhà và đặt mẹ tôi trên chiếc băng ca rồi khiêng ra. Mẹ tôi lặng lẽ vẫy tay chào chúng tôi khi chiếc băng ca được đưa xuống các bậc cấp trước nhà rồi ra đường. Cánh cửa ra vào đóng lại. Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, 6 anh chị em bỗng cảm thấy bơ vơ như đàn gà con mất mẹ. Căn nhà nghèo nàn trống vắng càng trở nên trống vắng hơn khi mẹ bỗng nhiên bỏ chúng tôi ra đi.

MẸ MARIA _ chuỗi mân côi bảo tồn đức tin công giáo

TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI
BẢO TỒN ĐỨC TIN CÔNG GIÁO
... Cách đây đúng 60 năm - 1951 - Cha Florentino Castanhon một Linh Mục dòng Đa-Minh thuộc tỉnh dòng Phi-Luật-Tân nhận sứ vụ Bề Trên sai đi truyền giáo trên đảo Babuyanes nằm ở miền cực bắc nước Phi-Luật-Tân. Cha vâng lời mau mắn ra đi.
Người dân đảo này không trông thấy vị thừa sai Công Giáo nào từ bao thế hệ qua. Vị thừa sai cuối cùng là Linh Mục dòng Đa-Minh. Trước khi từ biệt các tín hữu Công Giáo thân yêu Cha dặn dò:
- Ngày nào anh chị em trông thấy một thừa sai đến và tự giới thiệu như là thừa sai của Đạo Thánh Đức Chúa Trời thật, thì anh chị em chỉ tiếp rước nếu vị thừa sai đó đến với Tràng Chuỗi Mân Côi!
Vì thế, khi trông thấy Cha Florentino mặc áo trắng dòng Đa-Minh có đeo Tràng Chuỗi Mân Côi rõ ràng trên thắt lưng thì các tín hữu Công Giáo đảo Babuyanes hết sức vui mừng và nồng nhiệt đón tiếp Cha.
Về phần Cha Florentino, Cha thật sự ngạc nhiên khi trông thấy tất cả con chiên bổn đạo trên đảo đều được Rửa Tội và biết rõ các mầu nhiệm chính yếu của giáo lý đạo Công Giáo. Sau khi tìm hiểu, Cha biết rằng có một người được chỉ định giữ nhiệm vụ quy tụ tín hữu Công Giáo vào mỗi Chúa Nhật để cùng nhau lần hạt Mân Côi. Người này còn có nhiệm vụ rửa tội cho các trẻ sơ sinh. Cứ thế, họ truyền đạt Đức Tin Công Giáo và trung thành lần hạt Mân Côi trong vòng một thế kỷ, trong khi chờ đợi một Linh Mục Công Giáo thừa sai đến với họ.
Bởi vì các tín hữu Công Giáo trên đảo Babuyanes thường lần hạt Mân Côi chung vào ngày Chúa Nhật và suy gẫm Mầu Nhiệm Mùa Mừng nên dần dần họ quên hai Mầu Nhiệm Vui và Thương. Nhưng không sao cả! Điều quan trọng chính là Tràng Chuỗi Mân Côi đã bảo tồn nguyên vẹn Đức Tin Công Giáo của người dân đảo Babuyanes, chân thật và trung tín. Thật đáng khích lệ biết bao!
... Chân phước Alano de la Roche (1428-1478), người Pháp, là tu sĩ dòng Đa-Minh. Chân phước thường xuyên bị ma quỷ cám dỗ bỏ bê việc thực hành các nhân đức và sốt sắng cầu nguyện. Sau nhiều lần thất bại trong việc xua trừ các cơn cám dỗ của ma quỷ, chân phước Alano liền quyết định đeo Tràng Chuỗi Mân Côi vào cổ. Tức khắc chân phước cảm thấy nhẹ nhàng thư thái.
Chưa hết, chân phước nhận thấy rằng cứ mỗi lần lấy Tràng Chuỗi Mân Côi ra khỏi cổ liền bị ma quỷ tấn công trở lại. Thấy thế, chân phước quyết định giữ nguyên Tràng Chuỗi Mân Côi trên cổ ngày cũng như đêm. Thế là tên quỷ cao bay xa chạy bởi vì nó không chịu được sự hiện diện nhỏ bé nhưng vô cùng lớn lao của Tràng Chuỗi Mân Côi!
Chính chân phước Alano de la Roche cũng quả quyết rằng ngài xua trừ quỷ dữ ra khỏi người nó ám hại bằng cách đeo Tràng Chuỗi Mân Côi vào cổ người bị quỷ ám!
... Thánh Gioan Bosco (1815-1888) cũng đồng ý như trên khi tuyên bố:
- Tràng Chuỗi Mân Côi là tờ giấy vỡ nợ của ma quỷ! Công trình dòng Salésien được xây dựng trên Tràng Chuỗi Mân Côi. Vì thế không ai được phép tự miễn cho mình khỏi việc lần hạt Mân Côi. Không! Có thể miễn vài việc lành đạo đức khác, nhưng không bao giờ được miễn việc lần hạt Mân Côi.
... Kinh Dâng Giáo Hội Việt Nam cho Đức Bà MARIA Đồng Trinh.
Lạy Rất Thánh Đức Bà là Mẹ Đức Chúa Trời và Mẹ chúng con, nay chúng con sấp mình xin dâng cho Mẹ rất nhân từ, trót mình chúng con là thân xác, sự sống, các việc làm và mọi sự thuộc về chúng con. Lại chúng con cũng lấy lòng con cái mà dâng cho Đức Mẹ mọi người trong Giáo Hội Việt Nam nầy.
Trước là xin Đức Bà làm Mẹ các Thầy Cả, cùng các kẻ giúp việc giảng Đạo Thánh, để mọi đấng bậc được lòng sốt sắng, làm gương sáng và chịu khó lập công cho bền lòng.
Lại xin Đức Bà làm Mẹ các bổn đạo và phù hộ cho các con cái hằng được thêm nhiều và tấn tới đi đàng nhân đức một ngày một hơn.
Sau hết xin Đức Bà làm Mẹ các kẻ còn ở ngoài Hội Thánh mà đưa về sự sáng thật là đạo thánh Đức Chúa Trời. Chớ chi hết mọi người nhờ Máu cực châu báu Con Đức Mẹ đã đổ ra mà cứu chuộc và nhờ công nghiệp Đức Mẹ cầu bầu, mà được tìm đến cùng Trái Tim cực trọng Đấng Cứu Thế, là cội rễ sự nên lành nên thánh, để sau nên một đoàn chiên, theo một Chúa chiên.
Đức Bà phù hộ kẻ có đạo
Cầu cho chúng con.
Đức Bà thông ơn THIÊN CHÚA
Cầu cho chúng con.
Nữ Vương nước Việt Nam ngự trên Trời
Cầu cho chúng con. AMEN
(”La Mia Messa”, 1 Ottobre 2011 - 31 Dicembre 2011, Anno V/A, vol.IV, Casa Mariana Editrice, trang 46-47+56+113)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

TU ĐỨC _ bước vào đời sau

BƯỚC VÀO ĐỜI SAU
1. “Hôm nay có thể là ngày sau cùng của đời tôi”. Tôi thường nói với chính mình câu đó.
Sẽ có một ngày sau cùng. Sẽ có một giờ sau cùng. Sẽ có một phút sau cùng. Sẽ có một giây sau cùng. Thời gian sau cùng đó sẽ tới, để chấm dứt đời này của tôi. Thời gian sau cùng của đời này sẽ là giây phút đầu tiên tôi bước vào đời sau.
Đời sau sẽ là cõi phúc hoặc sẽ là cõi khổ. Cõi phúc là thiên đàng. Cõi khổ là hoả ngục. Thiên đàng là nơi được thưởng, vì có Chúa. Hoả ngục là chốn bị phạt, vì không có Chúa. Nơi chốn đó sẽ vĩnh viễn đời đời kiếp kiếp. Vì thế Chúa Giêsu quả quyết: “Nếu người ta được cả thế gian mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì?” (Mt 16,26). Mất mạng sống là mất phần thưởng thiên đàng, phải chịu hình phạt hoả ngục đời đời.
Được thưởng hay bị phạt ở đời sau là kết quả cuộc sống đời này.
Đời này sống tốt thì đời sau được thưởng.
Đời này sống tội lỗi thì đời sau bị phạt.
2. Sống tốt là sống thực thi ý Chúa.
Sống tội lỗi là sống theo ý riêng mình.
Chúa Giêsu phán: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Nhận định trên đây giúp tôi cố gắng thực thi ý Chúa trong suốt cuộc sống đời này. Có thể nói là: Từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây, tôi cầu xin Chúa ơn được thực thi ý Chúa. Hy vọng trong bất cứ lúc nào Chúa đến gọi tôi về đời sau, Chúa cũng sẽ gặp tôi đang thực thi ý Chúa.
Vậy ý Chúa về đời tôi là thế nào?
Chúa Giêsu phán: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Đó là điều răn lớn nhất và là điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống giống điều răn ấy, là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22,37-39).
Mến Chúa yêu người, đó là thánh ý Chúa tôi phải thực thi. Khi thực thi việc mến Chúa yêu người, tôi thấy cần phải có đức mến trong lòng. Đức mến hiện lên như một giá trị cao trọng hơn hết, bao trùm tất cả.
3. Càng sống với đức mến, tôi càng được Chúa cho hiểu thấm thía những lời thánh Phaolô ca tụng đức mến:
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết điều bí ẩn và mọi lẽ cao siêu, hay có được đức tin mạnh đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.
Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi...
Hiện nay đức tin đức cậy đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1 Cr 13,1-3.13).
Kinh nghiệm cuộc đời sống đức mến cho phép tôi nghĩ rằng: Đức mến vừa là lửa, vừa là ánh sáng, giúp tôi có những bước đi cụ thể để thực thi mến Chúa yêu người. Nếu thiếu đức mến trong lòng, những việc của tôi gọi là mến Chúa yêu người sẽ trở thành máy móc, không hồn, do đó sẽ không có giá trị. Một việc nhỏ nhưng làm với tình mến lớn lao sẽ làm sáng danh Chúa và giúp ích cho các linh hồn hơn nhiều việc lớn mà làm không có tình mến, hoặc có, nhưng yếu ớt.
4. Để có đức mến nồng nàn, tôi phải cầu nguyện. Tôi nhớ lời Chúa Giêsu phán:
“Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15,4-5).
Sự gắn bó mật thiết với Chúa như vậy sẽ chỉ thực hiện được khi tôi gặp gỡ Chúa.
Khi được gặp Chúa và ở lại trong Chúa, tôi cảm thấy hạnh phúc lạ lùng. Bởi vì tôi thấy mình được Chúa yêu thương, được Chúa cứu độ, được Chúa chọn, được Chúa gọi, được Chúa sai đi.
Với những cảm nhận đó, tôi nhận ra mình được Chúa biến đổi. Tôi thuộc về Chúa. Tôi là của Chúa.
Từ đây, tôi phục vụ mọi người với những tâm tình của Chúa.
5. Trong mọi tâm tình ấy, Chúa cho tôi thấy sự khiêm nhường là hết sức cần thiết, bởi vì nó chính là dấu ấn đích thực của tình yêu phục vụ nơi Đấng Cứu Thế. Thánh Phaolô diễn tả sự khiêm nhường của Chúa Giêsu như sau:
 “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thánh giá” (Pl 2,6-8).
Khiêm nhường cũng là dấu ấn đặc biệt của tình yêu phục vụ nơi Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
Trên đây là những bước đi của tôi trên đường về đời sau. Phải nói ngay rằng: Những bước đi đó không luôn dễ dàng, cũng như con đường tôi đi không luôn rộng rãi trơn tru.
Tôi đã gặp nhiều nguy hiểm. Tôi đã nếm nhiều cay đắng. Tôi đã trải qua nhiều lo âu sợ hãi. Tôi đã chìm xuống nhiều thất bại đau đớn. Nhưng tôi vẫn được đỡ nâng. Tình thương đỡ nâng, mà tôi cảm nhận được rõ nhất, chính là Đức Mẹ Maria.
6. Đôi khi tôi liên tưởng Đức Mẹ với chiếc đồng hồ. Chiếc kim đồng hồ luôn đi về tương lai bằng những di chuyển hết sức nhỏ, Mẹ Maria cũng thường nhắc bảo tôi hãy đi về với Chúa bằng những bước phục vụ nhỏ. Nhỏ như một lời cầu nguyện, một việc hãm mình. Nhỏ như một bài viết, một lời chào. Nhỏ cũng có thể như một nụ cười, một ánh mắt.
Đồng hồ luôn kêu gọi tôi phải chính xác trong thời giờ, Đức Mẹ cũng luôn kêu gọi tôi phải chính xác trong việc thực thi ý Chúa.
Đồng hồ nhắn nhủ tôi: Một giờ nào đó, một phút nào đó, một giây nào đó sẽ hết sức quan trọng đối với tôi. Đó là lúc tôi chết. Nhưng Đức Mẹ an ủi tôi: Lúc đó, Mẹ ở bên con. Mẹ cầu bầu cho con, bởi vì ngày nào con cũng xin Mẹ thương con như thương một kẻ có tội, hèn mọn. Mẹ chính là nơi ẩn náu của kẻ có tội”.
Được Đức Mẹ ủi an nâng đỡ, tôi hiểu tôi phải bước đi về đời sau bằng tình mến nồng nàn khiêm tốn, nhưng tình mến ấy phải được đặt nền móng trên nền tảng đức tin vững chắc. Tin vào lòng thương xót Chúa, tin vào lời Chúa hứa. Như lời thánh nữ Elisabet đã nói với Đức Mẹ Maria: “Em thực có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).
Như vậy, đời tôi sẽ là một bài ca tin yêu, với những bước tin yêu, để vào đời sau với Chúa là hạnh phúc trọn vẹn của tôi muôn thuở muôn kiếp muôn đời.
“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội”.
ĐGM GB Bùi Tuần

TU ĐỨC _ một đêm tháng mười

MỘT ĐÊM THÁNG MƯỜI
ĐGM GB Bùi Tuần
1. Chỉ cách đây vài chục tiếng đồng hồ, tôi đã gặp một đêm kỳ diệu. Đêm để ngủ, nhưng không sao ngủ được. Trên giường, tôi trằn trọc giữa một đống thời sự nhức nhối.
Ở đây lũ lụt, chết người mất của. Nơi xa bạo loạn chiếm đất chiếm quyền. Chỗ nọ biểu tình chống tham nhũng, chống bất công. Chỗ kia chửi bới nhục mạ, bạo ngôn, bạo hành.
Nhiều làn sóng bất bình phản kháng đang tràn vào xã hội và Giáo Hội. Nhiều thứ luồng gió thực dụng đang tràn vào các gia đình. Nhiều thứ âm thanh và ánh sáng nghi ngờ đang lùa vào các tâm hồn. Hầu như mọi đê bao bảo vệ đạo đức đều đang theo nhau tan vỡ.

Lễ Đức Mẹ mân Côi _ tràng chuỗi mân côi cứu rỗi bà cụ 98 tuổi


Tràng chuỗi Mân Côi cứu rỗi bà cụ 98 tuổi
Trong tháng mười, Tháng Mân Côi, các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới đã hằng ngày sốt sắng dâng lên Mẹ Maria Tràng Chuỗi Mân Côi, những lời Kinh mà chính Thiên Chúa Cha đã truyền cho Sứ Thần Gabriel công bố, để tỏ lòng tôn sùng và biết ơn Mẹ.
Vâng, vì đức tin mạnh mẽ và lòng tin tưởng phó thác tuyệt đối của Mẹ vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, Mẹ đã thưa “xin vâng”, Mẹ đã hoàn toàn tự nguyện hy sinh cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Nhờ thế, Ngôi Hai Thiên Chúa mới có thể nhập thể làm người và cũng nhờ thế, toàn thể nhân loại mới được hòa giải với Thiên Chúa và được cứu rỗi.
Dĩ nhiên, mục đích chính và trực tiếp của Kinh Mân Côi là nhằm tôn thờ Đức Kitô, chứ không phải Mẹ Maria. Vì khi đọc Kinh Mân Côi, các tín hữu suy ngắm 20 mầu nhiệm cuộc đời cứu thế của Đức Kitô - 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng - mà trong đó Mẹ Maria giữ một vai trò trọng yếu, mang tính cách quyết định, họ sẽ khám phá được tình yêu vô biên của Thiên Chúa ban cho nhân loại qua Đức Kitô, Con Một của Người. Và chính sự tôn thờ Thiên Chúa, lòng biết ơn và cảm tạ Đức Kitô qua Kinh Mân Côi của các tín hữu là chính sự tôn vinh làm đẹp lòng Mẹ Maria nhất, vì mục đích duy nhất đời Mẹ là tôn thờ và làm sáng danh Thiên Chúa. Đàng khác, Kinh Mân Côi là lời kinh được bắt nguồn trong Kinh Thánh.
Trong Tông thư Marialis Cultus thời danh của Ngài, ĐTC Phaolô VI khẳng định rằng: “Tràng chuỗi Mân Côi là một lối cầu nguyện theo Phúc Âm”  và Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn cụ thể hơn: “Thực ra việc lần hạt Mân Côi không gì khác hơn là cùng Mẹ Maria chiêm ngắm Thánh Nhan Đức Kitô.” Bởi vậy, chính ĐTC Gioan Phaolô II đã đánh giá: “ Kinh Mân Côi là một lời kinh đơn sơ, nhưng đẹp và sâu xa nhất”. Còn nhà thần học Karl Rahner thì nhận định rằng: “Kinh Mân Côi là con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất, dẫn chúng ta tới cùng Thiên Chúa.” Nói cách khác, Kinh Mân Côi là con đường chắc chắn dẫn tới sự cứu rỗi. Suốt dòng lịch sử trên 2000 năm của Giáo Hội đã minh nhiên chứng nhận điều đó. Ở đây chúng tôi xin trích câu chuyện kể có thật của cha Gereon Gildmann OFM, một nhà truyền giáo lâu năm tại Nhật Bản như sau:
Tại khu ngoại ô “Cầu Gỗ” của thủ đô Tokyo có khoảng 500.000 dân sinh sống và trong số đó có vài ba trăm tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ St. Elisabeth. Khu ngoại ô “Cầu Gỗ” vốn được coi là một trong những khu phố nghèo nhất của thủ đô Tokyo rộng lớn với dân số 13 triệu người. Khắp khu ngoại ô này hầu hết các nhà đều làm bằng gỗ và thấp nhỏ. Khu ngoại ô này là cả một viện dưỡng lão khổng lồ, được chăm sóc về mặt y tế một cách khá chu đáo. Trong số các vị cao niên sống ở đây, mà đa số đã phải nằm liệt giường từ nhiều năm hay từ hằng chục năm rồi, có một số nhỏ là người Công Giáo.
Hàng tháng tôi đến thăm các ông bà cụ người Công Giáo và mang Mình Thánh Chúa cho họ. Một hôm vào khoảng 2 giờ sáng máy điện thoại nhà tôi reo. Đó là cú điện thoại của cô y tá điều dưỡng trực, cô báo cho tôi hay là tôi phải đến gấp, vì ở ngôi lều số 8 có người đang hấp hối và rất mong muốn gặp tôi.
Thế là tôi lấy xe máy và mang theo dầu thánh chạy đến viện dưỡng lão ngay lập tức. Người canh cổng quen biết tôi nên liền mở cổng cho tôi vào. Cô y tá điều dưỡng cũng đã chờ tôi sẵn ở lối vào. Tôi liền hỏi cô người hấp hối nằm ở đâu và tôi cứ đinh ninh là một ông cụ người Công Giáo mà tôi thường đến thăm viếng. Nhưng cô y tá trả lời: “Không phải ông cụ người Công Giáo muốn gặp cha, nhưng là một bà cụ khác.” Nghe cô y tá nói, tôi cứ thắc mắc mãi, vì theo tôi biết thì tại ngôi lều số 8 đâu có bà cụ già nào là người công Giáo. Cô y tá dẫn tôi tới giường một bà cụ mà trước đây mỗi lần tôi tới viện dưỡng lão bà đều đăm đăm nhìn tôi như muốn trao đổi với tôi điều gì đó.
Nhìn bà cụ tôi đoán biết bà không thể qua được, tuy nhiên bà cụ vẫn còn đủ sức nói chuyện rất rõ ràng, dù rằng bà chỉ nói một cách chậm rãi mà thôi. Từ trên 80 năm qua, bà cụ luôn cầu xin Chúa cho bà trước khi chết được gặp một Linh mục Công Giáo và hôm nay tôi là một Linh mục Công Giáo đang đứng trước mặt bà.
Tôi liếc nhìn tấm bảng ghi tên tuổi của bà cụ treo ở đầu giường, tôi biết được bà cụ đã 98 tuổi. Tôi liền hỏi bà là tại sao bà lại muốn gặp vị Linh mục Công Giáo. Sau một lúc lâu với những câu nói cắt quãng, bà cụ kể tiểu sử đời bà. Bà từng là một nữ học sinh của một trường Công Giáo. Tại trường bà đã được một nữ tu dạy trong suốt ba năm trời. Và khi bà 17 tuổi bà đã được chịu phép Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà nói:  “Con đã được nhận lãnh nước thánh và tiếp sau đó là bánh thánh của Chúa.” Nhưng sau đó, bà lập gia đình, và theo truyền thống xưa kia ở Nhật thì việc lập gia đình là do gia đình dàn xếp, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Và chồng bà là một thầy Sãi coi giữ một ngôi chùa ở trên miền núi cao hẻo lánh. Thế là bà phải sống trong ngôi chùa, hằng ngày lau dọn trong chùa, chăm sóc các ngôi mộ và trong ngày cầu siêu cho các vong linh bà phải chu tất công việc hương khói. Chồng bà biết bà là người Công Giáo nên ông vẫn để bà được tự do đi nhà thờ, nhưng ở khắp miền đó không hề có ngôi nhà thờ nào cả. Và sau đó bà sinh con, nhưng chẳng bao giờ bà có thể đi nhà thờ được. Và cuộc đời bà cứ trôi qua như thế trong suốt 70 năm trời. Sau đó, lần lượt chồng bà và tất cả các con bà đều qua đời, và một vị Sư khác đến trụ trì ngôi chùa nên bà bó buộc phải rời bỏ ngôi chùa và đến ngụ tại viện dưỡng lão này.
Tôi hỏi bà là trong bao nhiêu năm dài như thế có khi nào bà nghĩ đến Thiên Chúa của các Kitô hữu không thì bà đăm đăm nhìn tôi một cách lạ thường và cố sức đưa cánh tay phải khẳng khiu ra khỏi tấm mền đang đắp trên người bà, giơ lên cho tôi xem Tràng chuỗi Mân Côi bà đang cầm trong tay. Bà nói: “Trong bao nhiêu năm trời, chưa một ngày nào mà con không mang Chuỗi tràng hạt Đức Bà trên người, hoặc con cầm trong tay hay bỏ trong túi, hằng ngày và nhiều lần trong ngày con đã lần hạt Mân Côi. Con đã hằng ngày lần hạt Mân Côi cầu Chúa cho con trước khi chết được gặp một vị Linh mục Công Giáo để ngài mang cho con bánh thánh của Chúa.”
Nói xong, bà cụ bắt đầu cầu nguyện. Bà đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng Maria. Trong khi bà cụ cầu nguyện như thế thì tôi liền ban Bí tích Xức Dầu cho bà, vì xem chừng sự sống của bà không còn kéo dài bao lâu nữa, chỉ còn được tính bằng phút bằng giây mà thôi. Quả thật, khi tôi chưa hoàn tất các nghi thức Xức Dầu, thì bà cụ trong khi đang lâm râm cầu nguyện Tràng chuỗi Mân Côi đã nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong an bình. Chắc chắn linh hồn bà đã được Mẹ Maria sai các Thiên Thần đón về Trời để thưởng công cho lòng trung thủy gắn bó của bà với Mẹ qua Tràng chuỗi Mân Côi.
Câu chuyện bà cụ già người Nhật Bản trên đây đã hùng hồn khẳng định rằng “chưa hề có ai cầu khẩn Mẹ Maria mà Mẹ không nhận lời và để ra về tay không”. Vâng, Mẹ Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên sót bất cứ ai luôn gắn bó với Mẹ bằng Tràng chuỗi Mân Côi. Mẹ sẽ cứu vớt họ khỏi bị hư mất đời đời. Lời hiệu triệu năm xưa của Mẹ tại Fatima “Các con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi” vẫng còn vang vọng mãi trong mọi tâm hồn.
“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”
Lm. Nguyễn Hữu Thy 16.10.2011