Hiển thị các bài đăng có nhãn loan báo Tin Mừng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn loan báo Tin Mừng. Hiển thị tất cả bài đăng

Daily reflection _ announce the good news


ANNOUNCE THE GOOD NEWS
If we own up to our baptism, we, as disciples of today, must discern the call of putting our faith into action.  
Deacon John Ruscheinsky

5 phút cho Chúa _ loan báo Nước Chúa dù không thuận tiện


03/10/13 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 26 TN
Lc 10,1-12
LOAN BÁO NƯỚC THIÊN CHÚA
DÙ KHÔNG THUẬN TIỆN
“Vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra trước quảng trường mà nói: Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin trả lại. Tuy nhiên, các ông phải biết điều này: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần.” (Lc 10,10-11)
Bản chất của Giáo hội là truyền giáo... “Hãy rao giảng Lời Chúa, lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện.”  

SỐNG LẠC QUAN _ phép lạ của niềm tin

PHÉP LẠ CỦA NIỀM TIN
Một thanh niên tên là Tony Melendez bỗng trở nên quen thuộc ở mọi giới kể từ khi ĐGH Gioan Phaolô II đến viếng thăm bang California dạo mùa hè 1987. Nhiều người đã chứng kiến buổi đón tiếp ĐTC hôm đó đã khó quên được một hình ảnh thật xúc động khi vị giáo hoàng bước xuống khán đài cao để ôm hôn một người thanh niên đang hát với tiếng đàn guitar của mình.
Điều gì làm cho khung cảnh ấy trờ nên khác lạ và giây phút ấy trở nên đáng nhớ cho nhiều người? Thưa là vì người thanh niên ấy đã chơi đàn bằng những ngón chân của mình!?
Tony là hiện thân của niềm hy vọng. Anh đã chào đời mà không có hai cánh tay, nhưng anh đã biết tận dụng những ngón chân của mình để sử dụng đàn guitar. Không những thế, anh còn dùng chân để làm những việc khác như xếp quần áo, vắt một ly nước chanh …
Anh đã biến sự tàn tật kém may mắn của mình thành một khả năng thuần thục. Ngạc nhiên trước khả năng lạ lùng của anh, người ta đã hỏi anh bí quyết nào giúp anh chấp nhận chính mình để sống bình thường và sử dụng guitar một cách tuyệt diệu như thế? Anh trả lời: “Tôi đã cầu nguyện với Chúa: ‘Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con theo thánh ý Chúa’. Tôi đã hiến dâng mình cho Chúa như một của lễ sống động và Ngài đã nhận lời tôi”. 


Chọn lựa của Chúa Giêsu: Tìm kiếm ý Chúa Cha
“Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: ‘Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” (Mt 26,39) 
Chọn lựa của Phaolô: Tìm kiếm Chúa Giêsu
“Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô” (Pl 3,7-8)
Đâu là chọn lựa của tôi? 
Đâu là điều tôi tìm kiếm? 

VỊ THÁNH TRONG NGÀY

Thánh Bernardine ở Siena

(1380 -- 1444)
N
ếu Thánh Phaolô Tông Ðồ nổi tiếng là người hăng say rao giảng thời tiên khởi, thì Thánh Bernardine là người thuyết giảng nhiệt thành của thế kỷ 15.
Thánh Bernardine sinh ở Massa Marittima (gần Siena) và là con của thống đốc tỉnh, nhưng khi lên bảy tuổi ngài đã mồ côi cha mẹ và được bà dì chăm sóc, dạy dỗ thật chu đáo.
Khi ngài 20 tuổi, trận dịch hạch lan tràn khắp thành phố Siena. Nhiều khi, ở bệnh viện có đến 20 người chết trong một ngày. Với sự tiếp tay của các thanh niên thiện chí khác, Bernardine tình nguyện điều hành toàn thể bệnh viện, tận tụy chăm sóc bệnh nhân trong bốn tháng.
Khi 22 tuổi, ngài gia nhập Dòng Phanxicô và hai năm sau đó được thụ phong linh mục. Các tu sĩ Phanxicô thường nổi tiếng là các nhà truyền giáo, nhưng Bernardine rao giảng rất ít vì giọng nói của ngài thật yếu và khàn khàn. Trong hai mươi năm ngài sống âm thầm trong bóng tối, dành thời giờ và năng lực để cầu nguyện và rèn luyện tâm linh. Vào lúc ấy, ngài được sai đi Milan trong công tác truyền giáo. Khi đứng lên rao giảng, giọng nói của ngài mạnh mẽ và có sức thuyết phục đến nỗi giáo đoàn không để ngài ra về nếu ngài không hứa sẽ trở lại.
Từ đó, ngài bắt đầu cuộc đời truyền giáo mà Ðức Giáo Hoàng Piô II gọi ngài là Thánh Phaolô thứ hai. Cũng như khi chăm sóc bệnh nhân trận dịch hạch, ngài nhiệt thành lăn xả vào hoạt động truyền giáo. Ngài ngang dọc khắp nước Ý, thường là đi bộ, rao giảng hai ba giờ đồng hồ và nhiều lần trong một ngày.
Ngài nổi tiếng là sùng kính Thánh Danh Ðức Giêsu, ngài nghĩ ra dấu hiệu -- IHS, là ba chữ đầu của tên Ðức Giêsu bằng tiếng Hy Lạp để thay cho những dấu hiệu dị đoan thời ấy. Việc sùng kính Thánh Danh lan dần, và dấu hiệu ấy bắt đầu xuất hiện trong các nhà thờ, tư gia và nơi công cộng. Nhiều người ghen tức đã vu khống ngài, cho rằng đó là sự đổi mới nguy hiểm và dị đoan. Họ đưa vấn đề lên đức giáo hoàng để chống đối ngài, nhưng sự thánh thiện, sự chính truyền và lời rao giảng là bằng cớ cho sự trung tín của ngài.
Năm 1427, Ðức Giáo Hoàng Martin V đề nghị ngài làm giám mục Siena nhưng ngài từ chối, sau đó ngài cũng từ chối làm giám mục của Ferrara và Urbino. Năm 1430, ngài làm bề trên một chi nhánh Dòng Phanxicô, các Tu Sĩ Sống Nghiêm Nhặt, ngài đặc biệt chú trọng đến kiến thức và nghiên cứu thần học cũng như giáo luật. Lúc đầu chi nhánh này chỉ có 300 tu sĩ; khi ngài từ trần số tu sĩ ấy lên đến 4,000 người.
Ngài cũng viết một số luận án thần học bằng tiếng Latinh và tiếng Ý đề cập đến các học thuyết căn bản của Kitô Giáo, cũng như luận án về Ðức Maria. Ngài thiết lập phân khoa thần học ở Perugia và Monteripido.
Trong hai năm cuối cuộc đời, ngài trở về đời sống rao giảng và đã từ trần "trên đường công tác," lúc ấy ngài gần 64 tuổi.
Ngôi mộ của ngài ở Aquila trở nên trung tâm hành hương. Ngài là người truyền giáo lỗi lạc của thế kỷ 15, và được Ðức Giáo Hoàng Nicôla V phong thánh năm 1450, chỉ có sáu năm sau khi ngài từ trần.

5 PHÚT CHO CHÚA


26/04/11               thỨ BA TUẦN BÁT NHẬT PS
                                                             Ga 20,11-18

gẶp gỠ và RA ĐI
Bà Maria Mácđala đi báo cho các môn đệ:
 “Tôi đã thấy Chúa.”
(Ga 20,18)
Suy niệm: Được thấy và gặp lại người mình yêu mến sau một thời gian xa cách, có thể nói, là nỗi vui mừng ai cũng mong ước. Nếu thế thì được gặp lại Chúa Giêsu, người Thầy kính yêu, vì yêu thương con người, chấp nhận hy sinh chết trên thập giá để đem lại ơn cứu độ, chắc hẳn phải là một niềm hân hoan khôn tả. Quả đúng như vậy! Niềm vui sướng vô bờ đã tràn ngập nơi Maria Mácđala, khi bà được Chúa Giêsu Phục Sinh gọi đúng tên mình, cho bà nhận ra vị Thầy thân thương ngày nào. Tuy vậy, niềm vui được gặp Chúa Phục Sinh không phải để giữ riêng cho mình, nhưng phải ra đi để loan báo. Maria Mácđala đã vội chạy đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa và Người đã nói với tôi.
Mời Bạn: Qua bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn đang đến và gặp gỡ mỗi người chúng ta. Niềm vui được gặp Chúa của Maria Mácđala ngày nào, giờ đây cũng đang trào dâng trong con tim mỗi chúng ta khi chúng ta lắng nghe Lời Chúa và đón nhận Thánh Thể Ngài. Tựa như Maria Mácđala, bạn và tôi cũng được mời gọi để ra đi loan báo cho mọi người: “Chúa đã sống lại và tôi đã gặp Ngài.”
Chia sẻ: Bạn đã thật sự gặp được Chúa Giêsu qua Lời và Thánh Thể của Ngài chưa? Bạn sẽ làm gì để loan báo cho mọi người biết Chúa đã sống lại?
Sống Lời Chúa: Luôn niềm nở, tươi cười khi gặp gỡ người khác là dấu chỉ niềm tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống lại để cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Xin cho chúng con luôn biết gặp gỡ Chúa và ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Amen.

VỊ THÁNH TRONG NGÀY


Thánh Vinh Sơn Ferrer

(1357 - 1419)
S
ự phân hóa trong Giáo Hội ngày nay chỉ là cơn gió nhẹ so với trận cuồng phong đã xé Giáo Hội ra từng mảnh trong thời Thánh Vinh Sơn Ferrer. Ngài là quan thầy của những người xây cất vì ngài nổi tiếng đã "xây dựng" và kiên cường Giáo Hội qua công việc rao giảng, dạy dỗ của ngài.
Sinh ở Valencia, Tây Ban Nha năm 1357, khi lên 17 tuổi, bất kể sự chống đối của cha mẹ, ngài gia nhập Dòng Ða Minh trong thành phố gần nơi sinh trưởng. Sau khi hoàn tất việc học một cách tốt đẹp, ngài được thụ phong linh mục bởi Ðức Hồng Y Phêrô "de Luna" -- là người đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời ngài.
Với bản tính hăng say, ngài tận tụy thi hành nhân đức khắc khổ theo quy luật dòng. Sau khi được thụ phong linh mục không lâu, ngài được chọn làm bề trên tu viện Ða Minh ở Valencia.
Cuộc Ðại Ly Giáo Tây Phương đã chia cắt Kitô Giáo, lúc đầu với hai giáo hoàng, sau đó là ba giáo hoàng. Ðức Clêmentê ở Avignon nước Pháp, Ðức Urbanô ở Rôma. Cha Vinh Sơn tin rằng việc bầu cử Ðức Urbanô là vô giá trị (mặc dù Thánh Catarina ở Siena là người hỗ trợ đức giáo hoàng Rôma). Trong thời gian phục vụ Ðức Hồng Y "de Luna", Cha Vinh Sơn thuyết phục người Tây Ban Nha theo Ðức Clêmentê. Và khi Ðức Clêmentê từ trần, Ðức Hồng Y "de Luna" được bầu làm giáo hoàng ở Avignon và lấy tên là Bênêđictô XIII.
Cha Vinh Sơn được Ðức Bênêđictô triệu về làm việc trong Tòa Ân Giải Tối Cao và là Trưởng Ðiện Tông Tòa. Nhưng vị giáo hoàng ở Avignon không chịu từ chức trong khi tất cả các ứng viên trong mật nghị hồng y đều thề như vậy. Và Ðức Bênêđictô vẫn ngoan cố bất kể sự ruồng bỏ của vua nước Pháp và hầu hết các hồng y.
Cha Vinh Sơn vỡ mộng và lâm bệnh nặng, nhưng sau cùng ngài đã đảm nhận công việc "rao giảng Ðức Kitô cho thế giới," dù rằng bất cứ sự canh tân nào trong Giáo Hội thời ấy đều tùy thuộc vào việc hàn gắn sự ly giáo. Là một người có tài rao giảng và hăng say, Cha Vinh Sơn dành 20 năm sau cùng của cuộc đời để loan truyền Tin Mừng ở Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Ðiển, Hòa Lan và vùng Lombardy, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu sám hối và khuyên nhủ mọi người hãy lo sợ ngày phán xét. (Ngài có tên là "Thiên Thần của Sự Phán Xét").
Vào những năm 1408 và 1415, ngài cố gắng nhưng không thành công trong việc thuyết phục người bạn cũ của ngài từ chức. Sau cùng, Cha Vinh Sơn phải kết luận rằng Ðức Bênêđictô không phải là giáo hoàng thật. Mặc dù đang bệnh nặng, Cha Vinh Sơn đã lên tòa giảng trước một giáo đoàn mà chính Ðức Bênêđictô chủ sự và mạnh mẽ tố giác người đã tấn phong chức linh mục cho ngài. Từ đó trở đi, Ðức Bênêđictô bỏ trốn, để lại sau lưng những người trước đây đã hỗ trợ mình.
Cha Vinh Sơn sống cho đến ngày được chứng kiến sự chấm dứt ly giáo, với việc bầu cử tân giáo hoàng là Ðức Martin V. Cha từ trần ngày 5 tháng Tư 1419 và được phong thánh năm 1455.

Lời Bàn

Sự chia cắt trong Giáo Hội thời Thánh Vinh Sơn Ferrer quả thật là một tai họa -- 36 năm trường với hai "thủ lãnh." Chúng ta không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra cho Giáo Hội ngày nay nếu, trong một thời gian dài như vậy, một nửa theo các giáo hoàng ở Rôma, và một nửa khác theo số giáo hoàng "chính thức", tỉ như ở Rio de Janeiro. Quả thật đó là một phép lạ khi thời gian lụn bại ấy với những khối đá kiêu ngạo và ngu dốt, đầy tham vọng đã kéo dài không lâu. Chúng ta tin rằng "chân lý thì hùng mạnh, và sẽ thắng thế" -- mặc dù đôi khi phải mất một thời gian.

5 PHÚT CHO CHÚA _ quê hương, chùm khế ngọt


28/03/11                             thứ hai tuần 3 mc
                                                                 Lc 4,24-30
quê hương, chùm khế ngọt
“Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào
được chấp nhận tại quê hương mình.”
(Lc 4,24)
Suy niệm: Làm một hàng xóm láng giềng tốt với nhau đã khó, làm ngôn sứ tại quê hương mình thì càng khó được chấp nhận hơn. Chúa Giê-su cũng không nằm ngoài quy luật đó. Không những không chấp nhận, những người đồng hương với Chúa còn tìm cách hãm hại Ngài. Nhưng Chúa Giê-su vẫn không ngừng rao giảng, và Ngài đã rao giảng cho đến chết và rao giảng bằng chính cái chết và phục sinh của Ngài.
Mời Bạn: Mỗi người chúng ta được  mời gọi sống và làm chứng đức tin ngay tại quê hương xóm làng và cho chính họ hàng gia đình của mình. Thật không dễ chút nào. Nhưng sự khó khăn không cho phép chúng ta im hơi lặng tiếng. Mỗi người theo cách của mình, đều có thể làm chứng cho niềm Tin. Nếu chúng ta cảm nhận được rằng “quê hương là chùm khế ngọt”, thì chúng ta vẫn phải thao thức làm một cái gì đó tốt đẹp cho đồng bào mình. Nếu bạn vững tin và biết cưu mang những điều tốt đẹp, bạn đã làm cho Tin Mừng được loan báo cho trên quê hương mà bạn thương mến.
Chia sẻ: Bạn đã sống thế nào với hàng xóm láng giềng, nhất là với anh em lương dân đồng hương với bạn? Bạn yêu thương họ hết mình chưa?
Sống Lời Chúa: Chọn một gia đình lương dân sống gần bạn để cầu nguyện cho họ mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, dù không được những người đồng hương tiếp nhận, nhưng Chúa vẫn tiếp nhận mọi người và muốn cứu độ mọi người. Xin cho con trái tim của Chúa, để con luôn cảm nhận “quê hương là chùm khế ngọt” và loan báo Tin Mừng cho anh chị em đồng bào của con.