Hiển thị các bài đăng có nhãn hòa giải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hòa giải. Hiển thị tất cả bài đăng

Thời sự GH _ ĐTC được đề cử giải Nobel hòa bình

Đức Giáo Hoàng được đề cử giải Nobel Hòa bình
Hạ nghị sĩ Oscar Martinez mô tả Đức Giáo hoàng Phanxicô là “người trong suốt năm nay quyết tâm duy trì hòa bình quốc tế thông qua vị thế của ngài đối với xung đột tại Syria.”
(UCAN 04.12.2013/ Catholic News Agency)

5 phút cho Chúa _ hãy đi làm hòa


13/06/13 THỨ NĂM TUẦN 10 TN
TH. ANTÔN PAĐÔVA, LINH MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH
MT 5,20-26
HÃY ĐI LÀM HOÀ
“Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em đó đã, rồi trở lại đây dâng lễ vật của mình.” (Mt 5,23-24)
Suy niệm: Theo luật cũ, nếu trước khi dâng lễ, người Do Thái cảm thấy mình nhơ uế (Lv 15,27) thì họ phải thanh tẩy trước đã. Cũng thế, Chúa cũng đòi hỏi Kitô hữu một phản ứng như vậy, nếu trước khi dâng lễ họ nhớ mình đang ở trong tình trạng bất hòa với tha nhân. Thái độ đối với tha nhân quyết định giá trị của việc bổn phận thờ phượng Thiên Chúa. Người ta dễ quan tâm đến việc thờ phượng Thiên Chúa, mà lơ là bổn phận tha thứ và yêu thương đối với tha nhân. Đạo Chúa là đạo Bác ái, yêu thương, tha thứ, làm hòa là mở ra con đường cho người anh em hoán cải.

TIN THẾ GIỚI

Đức Giáo hoàng nói chuyện với các
phi hành gia trên Trạm Không Gian

 
Hình: Reuters
Ðức Giáo Hoàng nói chuyện với các phi hành gia trên Trạm Không Gian Quốc Tế qua hệ thống video từ Vatican
Hôm thứ Bảy, một toán phi hành gia quốc tế đã nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Benedictô 16, trên trạm không gian quốc tế qua hệ thống video từ Vatican lần đầu tiên.
Đức Giáo Hoàng nói rằng trạm không gian và các nhân viên phi hành của các phi thuyền con thoi đang đi tiên phong trong việc thám hiểm những không gian mới và những điều có thể có.
Lên tiếng từ thư viện tại Vatican, Đức Giáo Hoàng nói rằng đây là thời đại mà khoa học tiến bộ nhanh chóng và ngài nói với các phi hành gia rằng ngài cảm phục lòng can đảm và sự tận tụy của họ.
Đức Giáo Hoàng cũng nhân dịp này hỏi các phi hành gia về ấn tượng của họ đối với địa cầu trong lúc họ ở thật xa trên không gian, và thổ lộ ý nghĩ của ngài rằng thật là phi lý khi nhiều nhóm người sống trên địa cầu lại "xung đột, chém giết nhau."
Phi hành gia Kelly của Hoa Kỳ, đang chỉ huy phi vụ hiện giờ đã cặp vào trạm không gian, đồng ý, và nói rằng các phi hành gia “không nhìn thấy những biên giới ngăn cách” khi họ bay trên không gian.
Nhưng ông nói rằng họ nhận ra rằng nhân loại cứ xung đột với nhau thường là do các nguồn năng lượng hữu hạn, như dầu hỏa. Ông gợi ý rằng có lẽ sẽ có ít chiến tranh hơn nếu mọi người áp dụng một số những công nghệ mà trạm không gian nhờ cậy đến, như là năng lượng mặt trời chẳng hạn.
Đức Giáo Hoàng cũng gửi thông diệp riêng đến cho nhiều phi hành gia. Ngài chia buồn với phi hành gia Ý Paolo Nespoli, thân mẫu của ông đã từ trần khi ông còn đang thi hành nhiệm vụ trên trạm không gian. Và ngài chúc cho vợ phi hành gia Kelly, nữ dân biểu Gabrielle Giffords, mau hồi phục. Bà Giffords bị trúng đạn nơi đầu trong vụ mưu sát khi bà họp với các cử tri trong đơn vị vào tháng Giêng.
Theo VOANews

HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH

NGƯỜI CẦN PHẢI TỈNH NGỘ

        Ngày 27.4.2011, khoảng 8 giờ sáng, anh Vũ Văn Quang (31 tuổi, xã Tế Thắng, Thanh Hóa) đưa con trai 3 tuổi là Vũ Quốc Linh đến nhà mẹ vợ ở xã Tế Tân, lớn tiếng đe dọa sẽ dùng xăng mà thiêu sống con rồi sau đó sẽ chết theo.
Thấy người nhà xúm vào can ngăn, anh bế con phóng xe máy bỏ đi. Nửa giờ sau anh trở lại với một thùng 2 lít xăng. Anh đổ xăng lên con trai và châm lửa đốt, ngay trước nhà mẹ vợ. Khi ngọn lửa bùng lên, anh lên xe bỏ trốn tại nhà người thân ở xã Tế Thắng.
Người nhà bế ngay em bé nhảy xuống ao gần đó. Khi đưa đến bệnh viện, toàn thân em đen như hòn than. Dù được cấp cứu kịp thời, nhưng tình hình em rất nguy kịch, phòng từ độ 2 đến độ 4, là 37%, miệng và mũi có nguy cơ dính liền lại.

Bé Vũ Ngọc Linh
Vợ anh, chị Lê Thị Hà, cho biết anh đã có một đời vợ và một con gái, chị là vợ thứ hai đã kết hôn với anh năm 2006, và sinh cho anh bé Linh. Nhưng vừa ở với nhau một thời gian ngắn thì đã xảy ra xung đột thường xuyên trong gia đình: “Hơn một năm trước, tôi đã bỏ nhà lên thành phố đi làm, ly thân. Gần đây, tôi gừi đơn đến tòa án xin ly hôn, anh Quang không đồng ý, dọa sẽ giết chết cả nhà”.
Sau khi bị bắt hai ngày, ngày 29/4, anh Vũ Văn Quang bị khởi tố về hành vi giết người. Ai cũng lên án hành vi nhẫn tâm của anh khi giết giọt máu của chính mình, nhưng còn anh, anh nghĩ gì khi làm hành vi nhẫn tâm đó?
Bà Đỗ Thị Ứng, mẹ anh Vũ Văn Quang, kể rằng trong lúc dọn nhà đã tìm thấy một bức thư tuyệt mệnh của anh đề ngày 17/4. Lá thư mở đầu bằng dòng chữ “sự sáng ngộ của người cha và sự bất hạnh của những đứa con”. Trong đó anh viết: "Hôm nay tôi viết lên những dòng tâm sự này mong muốn những ai đọc được bài viết của tôi hãy sẻ chia thông cảm về tình cảnh của tôi. Tôi lớn lên trong một gia đình rất nghèo. Tuy là một người có chí hướng làm ăn nhưng tôi lại là con trưởng nên gánh nặng đôi vai của tôi rất nặng, nặng đến nỗi các bạn cũng không tả nổi gánh nặng của tôi. Đã hai lần kết hôn tôi đều dang dở hai đứa con tôi đều làm tôi khổ".
Mẹ anh Vũ Văn Quang
Anh viết về vợ anh, chị Lê Thị Hà (mẹ bé Vũ Quốc Linh): "Đây là người đã sinh cho tôi đứa con trai kháu khỉnh, là nòi giống của gia đình tôi".
Anh rất yêu chị Hà: "Từ lúc cô ấy đi khỏi nhà, tôi đau khổ rất nhiều. Tôi biết tôi đã sai và mong bà ngoại tha thứ... Bố con tôi phải quỳ suốt đêm để bà hiểu tấm lòng của tôi với vợ tôi. Có lần tôi đã phải tìm đến cái chết để mọi người hiểu tình cảm của tôi dành cho vợ...”. 
 Chị Lê Thị Hà
Và trong lá thư, anh đã biện minh cho việc làm của mình, nhất là khi nghi ngờ lòng chung thủy của vợ mình: "Chắc có lẽ khi thấy cái chết của tôi và của con trai tôi, cô ấy mới tỉnh ngộ… Ngày ký vào lá đơn ly hôn cũng là ngày cô ấy phải mất đi người chồng mà thương yêu cô nhất và đứa con cô phải vất vả chạy vạy thuốc thang mới sinh ra”.

"Chắc có lẽ khi thấy cái chết của tôi và của con trai tôi, cô ấy mới tỉnh ngộ ...". Đó là lời anh Vũ Văn Quang biện minh cho việc anh đốt con, 10 ngày trước đó.  
Nhưng ai mới là người cần tỉnh ngộ? Cái khó của vấn đề là người cần tỉnh ngộ lại thường thấy người khác mới cần phải tỉnh ngộ.
Tôi cũng hãy tự hỏi mình "ai là người cần phải tỉnh ngộ" khi muốn mạnh tay để "dằn mặt" một ai, khi muốn làm cho người khác "tỉnh ngộ". Chúa dạy: "Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.” (Mt 5,21-24)
Lm. HK

VỊ THÁNH TRONG NGÀY


Thánh Vinh Sơn Ferrer

(1357 - 1419)
S
ự phân hóa trong Giáo Hội ngày nay chỉ là cơn gió nhẹ so với trận cuồng phong đã xé Giáo Hội ra từng mảnh trong thời Thánh Vinh Sơn Ferrer. Ngài là quan thầy của những người xây cất vì ngài nổi tiếng đã "xây dựng" và kiên cường Giáo Hội qua công việc rao giảng, dạy dỗ của ngài.
Sinh ở Valencia, Tây Ban Nha năm 1357, khi lên 17 tuổi, bất kể sự chống đối của cha mẹ, ngài gia nhập Dòng Ða Minh trong thành phố gần nơi sinh trưởng. Sau khi hoàn tất việc học một cách tốt đẹp, ngài được thụ phong linh mục bởi Ðức Hồng Y Phêrô "de Luna" -- là người đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời ngài.
Với bản tính hăng say, ngài tận tụy thi hành nhân đức khắc khổ theo quy luật dòng. Sau khi được thụ phong linh mục không lâu, ngài được chọn làm bề trên tu viện Ða Minh ở Valencia.
Cuộc Ðại Ly Giáo Tây Phương đã chia cắt Kitô Giáo, lúc đầu với hai giáo hoàng, sau đó là ba giáo hoàng. Ðức Clêmentê ở Avignon nước Pháp, Ðức Urbanô ở Rôma. Cha Vinh Sơn tin rằng việc bầu cử Ðức Urbanô là vô giá trị (mặc dù Thánh Catarina ở Siena là người hỗ trợ đức giáo hoàng Rôma). Trong thời gian phục vụ Ðức Hồng Y "de Luna", Cha Vinh Sơn thuyết phục người Tây Ban Nha theo Ðức Clêmentê. Và khi Ðức Clêmentê từ trần, Ðức Hồng Y "de Luna" được bầu làm giáo hoàng ở Avignon và lấy tên là Bênêđictô XIII.
Cha Vinh Sơn được Ðức Bênêđictô triệu về làm việc trong Tòa Ân Giải Tối Cao và là Trưởng Ðiện Tông Tòa. Nhưng vị giáo hoàng ở Avignon không chịu từ chức trong khi tất cả các ứng viên trong mật nghị hồng y đều thề như vậy. Và Ðức Bênêđictô vẫn ngoan cố bất kể sự ruồng bỏ của vua nước Pháp và hầu hết các hồng y.
Cha Vinh Sơn vỡ mộng và lâm bệnh nặng, nhưng sau cùng ngài đã đảm nhận công việc "rao giảng Ðức Kitô cho thế giới," dù rằng bất cứ sự canh tân nào trong Giáo Hội thời ấy đều tùy thuộc vào việc hàn gắn sự ly giáo. Là một người có tài rao giảng và hăng say, Cha Vinh Sơn dành 20 năm sau cùng của cuộc đời để loan truyền Tin Mừng ở Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Ðiển, Hòa Lan và vùng Lombardy, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu sám hối và khuyên nhủ mọi người hãy lo sợ ngày phán xét. (Ngài có tên là "Thiên Thần của Sự Phán Xét").
Vào những năm 1408 và 1415, ngài cố gắng nhưng không thành công trong việc thuyết phục người bạn cũ của ngài từ chức. Sau cùng, Cha Vinh Sơn phải kết luận rằng Ðức Bênêđictô không phải là giáo hoàng thật. Mặc dù đang bệnh nặng, Cha Vinh Sơn đã lên tòa giảng trước một giáo đoàn mà chính Ðức Bênêđictô chủ sự và mạnh mẽ tố giác người đã tấn phong chức linh mục cho ngài. Từ đó trở đi, Ðức Bênêđictô bỏ trốn, để lại sau lưng những người trước đây đã hỗ trợ mình.
Cha Vinh Sơn sống cho đến ngày được chứng kiến sự chấm dứt ly giáo, với việc bầu cử tân giáo hoàng là Ðức Martin V. Cha từ trần ngày 5 tháng Tư 1419 và được phong thánh năm 1455.

Lời Bàn

Sự chia cắt trong Giáo Hội thời Thánh Vinh Sơn Ferrer quả thật là một tai họa -- 36 năm trường với hai "thủ lãnh." Chúng ta không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra cho Giáo Hội ngày nay nếu, trong một thời gian dài như vậy, một nửa theo các giáo hoàng ở Rôma, và một nửa khác theo số giáo hoàng "chính thức", tỉ như ở Rio de Janeiro. Quả thật đó là một phép lạ khi thời gian lụn bại ấy với những khối đá kiêu ngạo và ngu dốt, đầy tham vọng đã kéo dài không lâu. Chúng ta tin rằng "chân lý thì hùng mạnh, và sẽ thắng thế" -- mặc dù đôi khi phải mất một thời gian.

ĐƯỜNG HY VỌNG _ Gandhi và siêu hòa giải


Thánh Gandhi
với bài học siêu hòa giải

Nguyễn Hoàng Đức
Thánh Gandhi được gọi là nhà tư tưởng như cuốn sách “La pensée de Gandhi” của tác giả Camille Drevet đã viết về ông, và như nhà văn Pháp Romain Rolland đã viết: “Ông đã đứng lên trên mảnh đất của chúng ta để dẫn dắt cuộc đấu tranh của Tinh thần” ( Il s’est leve sur notre terre pour mener la guerre de l’ Esprit ). Không giống với hầu hết mọi cuộc chiến là có vũ trang, cuộc chiến của Gandhi là một cuộc chiến của Tinh thần. Vì nó tiến hành bằng cách thả buông khí giới mà để tiến hành mưu cầu và yêu sách Công Lý.