Hiển thị các bài đăng có nhãn lichsu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lichsu. Hiển thị tất cả bài đăng

GDNB _ tư cách lịch sự

 Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
TƯ CÁCH LỊCH SỰ
II. THỰC HÀNH
2.  Tư cách và cử chỉ của người lịch sự trong giao tế:
e. Những câu nói luôn trên môi người lịch sự:
1/ Cám ơn: hai tiếng “cám ơn” tuy nhỏ mà trọng, và là món ăn phải dùng nóng, để nguội mất ý nghĩa. Khi được cám ơn, ta cũng phải biết trả lời. Có thể dùng một số mẫu sau:
-  Chẳng dám ạ.
-  Có đáng gì đâu.
-  Đó là bổn phận của tôi v. v...
2/ Xin lỗi: Khi bạn đi đường , vô ý đụng chạm một người qua đường, hoặc những trường hợp tương tự, v.v.. bạn đều dùng tiếng xin lỗi. Cùng với tiếng “cám ơn”, tiếng “xin lỗi” luôn phải được nằm sẵn trên đầu môi chúng ta; cũng như chúng ta phải biết trả lời khi có người xin lỗi mình, ví dụ:
-  Thưa ông, không sao ạ.
-  Thưa bà, có gì đâu v.v..
3/ Phiền ông: Muốn nhờ ai chỉ đường, hoặc muốn hỏi thăm ai điều gì, ta nói: “phiền ông, phiền bà... chỉ giúp cho....”
4/ Xin phép ông: Ở chỗ đông người, khi có việc gấp phải vượt lên trước những người khác, bạn phải nói: “xin phép ông”. Còn khi được người khác nói xin phép, ta phải nhường bước và đáp: “xin mời ông”.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

  Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
TƯ CÁCH LỊCH SỰ
II. THỰC HÀNH
1.  Tư cách và cử chỉ của người lịch sự trong đời tư:
* SINH HOẠT RIÊNG TƯ:
   1/ Đối với tha nhân:
-  Tôn trọng suy nghĩ, tình cảm và ý muốn của người khác.
-  Không nên làm mất mặt ai trước đám đông.
-  Hãy tập cách khuyến khích thiện chí của người khác.
-  Có thể thắt nhặt tiền bạc với người ngang hàng, nhưng nên rộng rãi với người dưới tay.
-  Phải yêu thương, lịch sự, và biết ơn cả những người giúp việc cho ta.
  2.  Đối với người láng giềng:
Không buộc phải chơi thân, nhưng bắt buộc phải làm quen với những người sống chung quanh ta. Và tránh làm phiền người láng giềng:
- Vặn TV, radio vừa đủ nghe khi đã về khuya.
- Cũng tế nhị khi sử dụng chuông điện, kẻo đánh thức cả xóm.
- Đừng nghe trẻ con mà mất lòng người lớn.
- Nếu không may gặp người láng giềng ăn nói ngang tàng, nên chịu thua là hơn. Vì “có những điều lịch sự không thể tranh hơn kém được” (Phạm Cao Tùng)

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
TƯ CÁCH LỊCH SỰ

II. THỰC HÀNH
1.  Tư cách và cử chỉ của người lịch sự trong đời tư:
   * VỀ ĐIỆU BỘ:
1/ Toàn thân: toàn thân tự nhiên, thẳng thắn, không quá cứng rắn, cũng không quá mềm nhũn.
2/ Đầu cổ: giữ ngay ngắn, đừng vẹo vọ, ngông ngang.
3/ Nét mặt: tươi tỉnh, đứng đắn, tự tin sẽ gây thiện cảm.
4/ Vầng trán: đừng nhăn nhó, nhưng tự nhiên, cởi mở.
5/ Đôi mắt: đừng ngó ngang ngửa, cũng đừng liếc dọc ngang, hay nhìn chằm chằm vào người khác, nhất là với người khác phái.
6/ Miệng: nên khép lại, tập thở bằng mũi vừa vệ sinh, vừa dễ coi hơn.
7/ Đôi tay: đừng thọc vào túi quần, chắp tay sau lưng hay là chống nạnh; cũng đừng gãi tai cạy mũi, cạo răng, bẻ đốt tay...
8/ Đứng: toàn thân phải thằng thắn, đừng đứng một chân, hay dựa lưng vào tường hay bắt chéo chân. Khi đứng, nhớ đừng chắn ngang mặt người khác, không đứng giữa cửa, giữa đường.
9/ Ngồi: khi ngồi, toàn thân giữ thẳng, hai tay nên để trên gối hay trên bàn. Không nên bắt chân chữ ngũ. Trước khi ngồi, phải xin phép chủ nhà, và đợi chủ nhà mời ngồi.
10/ Dáng đi: dáng đi biểu lộ tính tình, không nên đi quá chậm chạp, uể oải, hoặc hấp tấp. Khi đi chơi với người khác, phải nhường chỗ tốt cho người khác. 

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
TƯ CÁCH LỊCH SỰ
II. THỰC HÀNH
1.  Tư cách và cử chỉ của người lịch sự trong đời tư:
   * VỀ NHÀ Ở:
1/ Nhà tư: Ba nguyên tắc lịch sự dành cho nhà tư là:
-  Đơn sơ, không quá sang trọng, cầu kỳ không cần thiết.
Trật tự: sắp xếp có chỗ riêng biệt để làm việc, ngủ nghỉ, tiếp khách, ăn uống.
Sạch sẽ, quét tướt, lau chùi thường xuyên.
2/ Chung cư: Để đời sống trong các chung cư giữ được bầu khí an hòa, mỗi người biết quí trọng sự an lành và tự do cá nhân của người khác trong những điều tế nhị, như:
-  Tránh những tuy nhỏ bé nhưng có thể gây mất lòng.
-  Có việc xích mích, phải đoán xét cẩn thận rồi mới nói, và nói cách nhẹ nhàng, tuyệt đối không nói bóng, nói gió, buôn chuyện.
-  Về vệ sinh chung, nên có sự phân công đồng đều.
-  Người ở nhà trên cần giữ yên lặng cho nhà dưới, nhất là lúc nghỉ trưa và tối.
-  Không nên thân với nhau quá , nhưng hãy quý nhau như khách để giữ được tình nghĩa lâu bền.
-  Không nên xem người khác ăn gì, uống gì, cũng không nên tò mò vào chuyện riêng, khách khứa riêng tư của người khác.
-  Đặc biệt giữ thinh lặng, không nói to mở máy hát to trong những giờ ngủ nghỉ.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ tư cách lịch sự

BÀI 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
TƯ CÁCH LỊCH SỰ 
I. NGUYÊN TẮC
1.  Phép lịch sự là gì?
     Lịch sự là những nghi thức, ước lệ cho mọi người cùng chung sống trong xã hội lập ra và cùng thừa nhận để diễn tả sự tôn kính, yêu thương và làm cho cuộc sống chung được êm đẹp.
     Phép lịch sự đặt nền tảng trên hai đức tính: công bình và bác ái.
   -  Công bình dậy ta qúi trọng sự tự do nhân vị của người khác.
   -  Bác ái dậy ta biết tự chế, hy sinh ý riêng, để tạo bầu khí vui tươi thoái mái giữa anh em vơí nhau và biết chủ ý và làm cho người khác được vui lòng.
     Lịch sự là tốt đẹp như thế nên ai cũng muốn được đối đãi một cách lịch sự và nhất thiết là phải muốn sống lịch sự. Ta sẽ lần lượt phân tích một tính cách lịch sự theo các khía cạnh của nó:
   2.  Lịch sự đối với Thiên Chúa:
     Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và là chủ thể của chúng ta, nên Người phải được kính yêu tôn trọng một cách đặc biệt. Phép lịch sự dậy ta phải:
   -  Kính trọng và yêu mến Thiên Chúa một cách đặc biệt trong mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của ta, nhất là phải sợ phạm tội làm mất lòng Người.
   -  Kính trọng và yêu mến đạo lý của Người và các thừa tác viên của Người, và can đảm tuyên xưng niềm tin nơi Người.
   3.  Đối với cha mẹ:
   a. Bổn phận yêu mến cha mẹ:
      Yêu mến cha mẹ là một tâm tình tự nhiên ai cũng có, được thể hiện qua:
   -  Đức phục tùng: vui vẻ tuân theo tất cả những gì cha mẹ dậy bảo trong quyền hạn của các ngài mà không phiền trách, oán hận...
   -  hỏi ý kiến cha mẹ bằng những lời tao nhã.
   -  không được làm ô danh, xấu tiếng cha mẹ.
   -  Không có những cử chỉ, lời nói khinh bỉ hay sỉ nhục các ngài, dù khi già yếu  ốm đâu, lẩm cẩm v.v..
  b. Bổn phận kính trọng cha mẹ:
   -  Cầu nguyện cho cha mẹ hằng ngày.
   -  Có những hành vi, cử chỉ tôn kính các ngài cách xứng hợp trong mọi nơi mọi lúc.
   -  Luôn giữ một tâm hồn ngay thẳng với các ngài.
   -  Luôn tỏ ra tình yêu với các ngài qua lòng ân cần và vui tươi.
  4.  Đối với người phụ trách:
     Danh từ người phụ trách là một danh từ có ý nghĩa rất rộng về mặt đạo đức cũng như đời, bao gồm tất cả những ai thay mặt cha mẹ mà hướng dẫn chúng ta nên người trong từng lãnh vực chuyên môn: xét về mặt đạo đức thì đó có thể là một linh mục giúp chúng ta trong đường thiên liêng, hoặc một giáo lý viên, hoặc một huynh trưởng,v v...
     Người phụ trách là đại diên cha mẹ, nên nhữnh gì đã nói về cha mẹ đều có thể áp dụng cho người phụ trách, nhất là sự thành thật, cởi mở và vâng lời, vì các ngài có trách nhiệm hướng dẫn chúng ta nên người.
    5.  Đối với mọi người:
   a. Tích cực:
   -  Khi bắt buộc phải nhắc nhở những khuyết điểm của anh em, thì hãy nhắc nhở một cách thận trọng, lịch thiệp và tế nhị.
   -  kiên nhẫn chịu đựng những nết xấu của anh em, và luôn sẵn lòng tha thứ cho lỗi lầm của anh em.
  b. Tiêu cực:
   -  Không bao giờ đặt tên riêng cho ai cả.
   -  không bao giờ nhạo cười về những khuyết tật thể lý hay tinh thần của người khác, vì dễ gây bầu khí bất hòa trong đời sống chung.
   -  Không nên qúa nhạy cảm với những lời đùa chơi của người khác.
   -  Trách những thái độ, ngôn ngữ, hành vi khiêu căng, vì dễ làm cho mọi người xa lánh.
   -  Không nên có những cử chỉ, điệu bộ, lời nói giả dối, nịnh hót, thiếu tự nhiên v.v...
   -  Đối với người lạ hay khách ngoại kiều, đừng hỏi han một cách tò mò tọc mạch.
   -  Không nên qúa dễ ban lời khuyên cho người không muốn xin ta.      
   -  Trách những lời nói cứng cỏi, chua chát, vì một giọt mật bắt được nhiều ruồi hơn một thùng giấm.
   -  Không nên quá thân mật với người mới gặp lần đầu.
   -  Kính trọng và yêu mến mọi người, nhưng chỉ thân với một số ít.
  6.  Đối với chính mình:
     Ai không lịch sự với chính mình, thì cũng không lịch sự với người khác. Đó là lý do tại sao chúng ta lại phải lịch sự với chính mình nữa: Người lịch sự không bao giờ làm điều gì bất nhã với chính mình; dù chỉ có một mình, người lịch sự cũng giữ nhựng điệu bộ, cử chỉ theo đúng phép lịch sự, không phải là để đẹp lòng người khác, nhưng là vì yêu vẻ đẹp của lịch sự, vì Thiên Chúa hằng thấy ta luôn.