Bạn
trẻ xứ đạo tôi,
HỌ ĐÂU CẢ
RỒI?
Giáo Hội đã mời gọi
thế giới hãy trở về với Gia đình để tìm ra phương thế bảo vệ, vì Gia đình đang
bị tổn thương. Gia đình như thành trì bảo vệ giới trẻ.
Những năm gần
đây, xã hội Việt Nam tuy còn tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực nhưng tôi
nhận thấy có một sự tiến triển chóng mặt trên tất
cả các lãnh vực. Sự phát
triển ấy được sánh ví như cơn vũ bão, nó mang lại cho những vùng nó quét qua cả
những cơn mưa dầm, thấm đất khô hạn và cả những tàn cây quật đổ nghiêng ngả,
hay nói cho đúng hơn đó là: lợi cũng có mà hại cũng nhiều. Cơn vũ bão ấy dường
như nó xuyên thủng mọi bức tường, rào chắn. Bức tường và rào chắn ấy vốn được
xây dựng và tồn tại bởi không gian và thời gian, thể lý và tâm lý, văn hóa và
xã hội, người nam và người nữ, giới trẻ và giới già… .và ngay cả tôn giáo nữa.
Bài viết này xin được trình bày cụ thể về những biến đổi của xã hội ảnh hưởng đến
các bạn trẻ trong giáo xứ của tôi.
Lối sống công nghiệp
Ngày xưa, dân tộc
Việt Nam tồn tại văn hóa thôn làng. Mỗi làng đều có một “ lũy sắt thành đồng”
là lũy tre làng. Lũy tre làng được coi như bức thành kiên cố, vững trãi để bảo
vệ dân khỏi mọi hiểm nguy đến từ bên ngoài. Như bảo vệ khỏi những mối đe dọa của
hùm beo, hay cả mối đe dọa của quân thù… Có những làng giàu hơn, họ làm thêm một
cái cổng làng như là “ phép rào” nhiệm mầu “nội bất xuất, ngoại bất nhập.” Vậy
là còn gì có thể chắc chắn hơn khi được bảo vệ “hai trong một”(hai thành trì
trong một làng).
Quả là sự an
toàn là có thật. Lịch sử đã chứng minh, nhờ hai thành trì này mà dân tộc ta tồn
tại cả Nghìn năm văn hiến. Có người nhận định rằng, cũng bởi lũy tre làng mà
văn hóa người Việt được tồn tại mãi. Nước Nam ta phải trải qua cả nghìn năm đô
hộ giặc Tầu, thế mà người Việt không bị đồng hóa…
Ấy vậy mà chỉ
có khoảng 30 năm thôi, ta thấy dường như lũy tre làng mất dần đi, mất đi như
“miếng thịt trong tổ con chim diều hâu” ấy! Nó đã bị cái gọi là “ hiện đại” “đồng
hóa” và thay đổi. Cái 30 năm đã làm phôi pha đi cái nghìn năm! Làn sóng của xã
hội hiện đại ấp đến trên khắp quê hương Việt Nam, cho dù đó là thành phố hay đồng
quê, dù là người Kinh hay người Thượng…
Xã hội hiện đại
đến, mang theo các nhà máy công nghiệp, những khu mua sắm và vui chơi có cơ hội
“trổ hết nụ, mở hết hoa.” Xứ đạo quê tôi tuy xa thành thị, làn sóng hiện đại nó
cũng ghé hỏi thăm và ở lại với dân làng.
Từ khi vị khách
“không mời mà đến” là anh “ hiện đại” ghé xứ đạo tôi, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để nhường chỗ đón anh. Các con đường làng được mở rộng để
phục vụ anh. Thế là những hàng tre quê hương bị phá bỏ để giải tỏa mặt bằng.
Ngay cả đến cổng làng cũng bị quật đổ đến tội nghiệp vì lý do rất “ ngây thơ”:
cổng bé quá xe ra vào không được!
Khi lũy tre bị
phá đi rồi, cổng làng bị tháo dỡ, dân trong làng tha hồ mà hưởng
làn gió tự do! Làm thế nào để sắm xe gắn máy mà chạy, nhà gác tường, ti vi, tủ
lạnh… khi mà đất nông nghiệp không đủ để nôi sống các thành viên? Thế là dân
tình đua nhau vào các công ty, xí nghiệp để lao động. Có người bỏ bê quê cũ lên đường đi lao động xa nhà: vào Nam ra Bắc hay đi cả nước ngoài. Vậy là
lý do cố hữu khiến người ta vượt lũy tre, cổng làng để đi lao động tại các công
ty xí nghiệp là Kinh Tế. Ngày xưa, điều giới trẻ sợ nhất và thách đố nhất là:
“tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”… Ngày nay, trâu không được coi là đầu cơ nghiệp nữa
(vì anh hiện đại đã mang máy vào rồi) cho nên nỗi sợ của giới trẻ là “tậu việc
làm.” Khi bạn có việc làm, lúc đó bạn mới nghĩ đến lấy vợ và làm nhà. Vậy đầu sỏ
là anh kinh tế; anh là mấu chôt của vấn đề. Chính vì anh mà giới trẻ quê tôi
hình thành ra một phương châm hiện đại, và phương châm ấy trở thành ngạn ngữ thời
hiện đại của giới trẻ là: “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm.”
Do bị cuốn hút
vào trong thế giới hiện đại mang theo dư chấn: “công nghiệp hóa” cho nên giới
trẻ quê tôi không thoát khỏi vòng kiềm tỏa này. Ngày xưa, trong xứ đạo có việc
gì là hô một tiếng, thanh niên đánh nhanh thắng nhanh ngay! Ngày nay, khi Giáo
xứ có công việc gì thì leo teo mấy cụ già. Khi được Giáo xứ mời công tác, nhiều
bạn trẻ nói: “Giáo xứ cứ làm đi, chúng con sẽ cùng nhau bỏ tiền ra cho Giáo xứ
để thuê người”, vì công ty đâu có cho chúng con
nghỉ… .”Nghe hay
thì thật là hay, nhưng suy đi nghĩ lại thấy nó chua cay thế nào ấy!
Vậy là Giáo xứ mất giới trẻ như thể dân làng mất hàng tre. Xứ đạo vốn
truyền thống bao đời vậy mà giờ đây, không khỏi chơ hơ chểnh hểnh như “bò mất
hàm trên”! (con bò vẫn hoạt động được dù không có răng hàm trên). Giáo xứ không
có giới trẻ thì thiếu sống động, chưa nói đến nhiều hệ luận mục vụ! Như vậy, vấn
đề của giới trẻ trong giáo xứ thời hiện đại là, do đặc thù của xã hội này nó đã
tách giới trẻ ra khỏi Giáo xứ, gia đình và làng xóm. Vậy nên, khi nghĩ về lũy
tre làng ta mới thấy giá trị nó của thời xa xưa. Lũy tre đã bảo vệ dân làng và
Giáo xứ sống yên hàn, lưu giữ kỷ cương và lề thói tốt lành.
Thế giới ảo dẫn đường
chỉ hướng
Những năm gần
đây sự phát triển của công nghệ thông tin, cách riêng là internet đã có những
tác động làm thay đổi tất cả mọi thang giá trị của cuộc sống giới trẻ. Câu chuyện
này trở nên vấn đề to bằng mấy cái đình làng. Nhiều bạn trẻ chạy theo những giá trị ảo – những giá trị không có thực ảnh hưởng lớn
đến kinh tế, sức khoẻ, tinh thần và sự phát triển hoàn thiện nhân cách. Ngày
xưa, người ta nói đến “tứ đổ tường” gồm có: cờ bạc, rượu chè, trai gái hút hít…
Ngày nay cũng thế “tứ đổ tường” ấy được chắp thêm đôi cánh của truyền thông và
internet. Phương tiện hiện đại này mang trong mình sự trá hình bằng sự “ảo tùng
chảo”!
Nhiều bạn trẻ
tìm kiếm mình trong những trò chơi game mang tính toàn cầu. Một cuộc chiến đấu
thần kỳ mang tên “Liên Minh Huyền Thoại.” Nó rất hấp dẫn. Liên Minh Huyền Thoại
đưa người chơi vào một cuộc chiến tranh, chém giết. Nó sẵn sàng thưởng cho người
chơi những vũ khi tối tân, và những quân phục tốt nhất để tác chiến nếu đương sự
thắng trận… Như vậy, môn chơi này đánh đúng vào tâm lý giới trẻ. Bạn là người anh hùng! Bạn là một dũng tướng tài ba. Danh dự này,
bạn đâu dễ đạt được trong giảng đường hay trong công việc của bạn. Môn chơi này
sẽ ban cho bạn cách danh hiệu “mơ được ước thấy.” Thế là bạn trẻ đã tìm thấy
mình rồi, tìm mình trong chính mình, mình tôn vinh mình… Than ôi! Đây chỉ là cái hư danh, mà cái hư danh hoàn toàn ảo. Bạn trẻ
không ngờ rằng mình trở thành tín đồ của “ông thần game.” Họ phải dành thì giờ
để phụng sự nó, tế lễ nó bằng tiền bạc, sức khỏe… Thành Phố Huế tuy nhỏ bé, nếu
tính sơ qua cũng có cả nghìn quán game. Trong khi đó thành phố này chỉ có khoảng
10 ngôi nhà thờ, 200 ngôi Chùa… Nếu ta bỏ thì giờ ra để lần lượt đến từng quán
game, vào ban ngày hoặc ban đêm thì nhận ra, quán nào cũng kín người chơi. Họ mặc
đồng phục của học sinh cấp I,II,III hay ngay cả những sinh viên của trường đại
học. Nhiều bạn trẻ đã lạc vào “cõi tiên” này, họ đã đánh mất thời giờ, học
hành, tương lai bằng trò chơi này. Trong khi đó, các lớp Giáo lý thì vắng vẻ,
nhà thờ và lễ lậy không đi vì họ đã có một nơi khác để đi, quán game để về.
Nếu nhiều bạn
trẻ dính vào game thì số không nhỏ bạn trẻ khác lao vào facebooks. Nhiều bạn trẻ do lạm dụng nó mà đưa đến những hậu quả khôn lường. Gần
đây, báo chí đã đưa một số trường hợp vì facebooks mà đưa đến cái chết thương
tâm. Mới nhất là vụ bạn H, 15 tuổi, ở Đồng Nai tự vẫn vì bạn trai tung video
sex lên facebooks là ví dụ điển hình.
Chính việc chạy
theo những giá trị ảo mà đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ phá thai ở Việt Nam thuộc top đầu thế giới. Do bắt chước những lối sống, trào lưu
trên các trang báo mạng “lá cải” mà nhiều người nghĩ, có người yêu là sành điệu,
cho rằng mình đã trưởng thành và nhiều trải nghiệm hơn người khác khi “yêu kểu
mì ăn liền” và “sống thử.” Bên cạnh đó, sự né tránh các vấn đề giới tính, sức
khoẻ sinh sản của nền giáo dục nước nhà đã đẩy học sinh đến những hệ luỵ đáng
buồn. Giáo viên thiếu kinh nghiệm đã dạy cho học sinh những điều mơ hồ về giới
tính, tình dục, sức khoẻ sinh sản. Họ né tránh, tạo sự tò mò khiến học sinh phải
tự tìm hiểu ở những nguồn khác, qua bạn bè, film ảnh. Mới đây dân mạng truyền
tay nhau cách dạy con trai rất “bá đao” của một ông bố Việt Nam. Ông bố ấy cho
rằng, trên Facebook hoàn toàn là ảo. Cô gái có bộ mặt
kém sắc thì lên Facebook thành mỹ nữ. Trong lời dạy của ông Bố ấy có đoạn: “… Thậm chí con càng phải thận trọng
hơn khi tìm vợ trên Phây (Facebook) vì bây giờ photoshop đã rất phổ biến, đặc
biệt là từ khi cái Camera 360 xuất hiện thì mọi giá trị đã đảo lộn hết cả. Nếu
vụ nổ vũ trụ cách đây hơn 60 triệu năm được cho là nguyên do làm tuyệt chủng
loài khủng long trên trái đất thì Camera 360 chính là lý do làm tuyệt chủng
loài cá sấu trên Phây (nhớ là trên Phây thôi nhé, chứ ngoài đời vẫn còn đầy)
(cá xấu là cô gái xấu). Thật vậy, thách đố của giới
trẻ trong thời hiện đại là thế giới ảo. Các bạn trẻ không phân định được hay dở,
tranh tối tranh sáng, làm họ lóa mắt mất rồi. Thế là họ quên đường về.
Quảng cáo và phim ảnh
Giới trẻ thời
nay đầy rẫy những phương tiện giải trí, thỏa thích kén chọn. Do cả ngày làm mệt
nhọc trong công ty, xí nghiệp tối về, họ tự thưởng cho mình xem bộ phim giải
trí. Ở Việt Nam Truyền hình phát sóng có đến trên chục kênh; truyền hình cáp
thì có tới cả hang trăm kênh… giới trẻ tha hồ lựa chọn. Phần đông giới trẻ
thích xem phin Hàn Quốc. Phim Hàn Quốc thì
có mô tuýp giống nhau: chết yểu, tình tay ba… Điều đáng nói ở đây là, nếu một điều sai
trái mà cứ nói đi nói lại, “tuyên truyền” nhiều lần… thì điều sai sẽ thành
đúng. Quảng cáo và phim ảnh là rõ nhất. Nội dung phim Hàn Quốc chung một giuộc,
bộ phim này nói ngoại tình, bộ phim kia ly dị, bộ phim khác phản bội… cứ lặp lại
như vậy sẽ làm cho giới trẻ lầm tưởng nghiêm trọng rằng, đây là sự “thường” chứ
ly dị và ngoại tình không phải bất thường nữa. Thế là “ thấy người ta làm sao
mình làm vậy, thấy người ta làm bậy mình làm theo”… Quảng cáo và truyền thông
công cộng cũng tuyên truyền kiểu như thế này. Nó có nguy cơ đưa con người đến
tình dục áp đặt. Nó áp đặt bằng quảng cáo thuốc tránh thai, cứ sử dụng, bạn có
để lại kết quả đâu mà sợ!
Thật vậy, chính
thông tin nhiễu nhương kiểu như thế này đã làm
băng hoại giới trẻ, thoái
hóa biến thái tâm tính thanh niên. Các bạn trẻ vốn đã đối diện đổi thay với thời
cuộc, gian dối với lương tâm, cộng thêm sự giáo dục sai trái kiểu như thế này nữa
thì không biết đi theo hướng nào.
Nhưng rồi…
Thật may mắn
thay, Giáo Hội Công Giáo có ơn ngôn sứ đã không mệt mỏi rao giảng và làm chứng
cho sự thật. Giáo Hội luôn dạy con cái mình và tìm đủ mọi phương thế để giúp họ
tăng tiến cả vể thể chất, nhân bản và thiêng liêng. Hai kỳ Thượng Hội Đồng Giám
mục, lần thứ nhất ngoại thường, lần thứ hai thông thường về Gia đình, Giáo Hội đã mời gọi thế giới hãy trở về với Gia đình để
tìm ra phương thế bảo vệ, vì Gia đình đang bị tổn thương. Gia đình như thành trì để bảo vệ giới trẻ,
nếu bị tổn thương thì hậu quả xảy ra cho giới trẻ không biết thế nào. Đức Thánh
Giáo Hoàng Gioan Phaolô nói: “ngay cả tương lai Giáo Hội ngang qua Gia đình.”
Giáo Hội kêu mời mọi thành phần có trách nhiệm giáo dục và kiện toàn gia đình. Ở
đây, giới trẻ không nằm ngoài mục đích mà Giáo Hội chăm lo. Dẫu rằng, có nhiều
thách đố vây bủa giới trẻ, tôi tin rằng, Chúa sẽ ghi nhận những cố gắng của
Giáo Hội, để ban lại cho giới trẻ, nhất là giới trẻ xứ đạo tôi có sự chở che của
Ngài. Chúng ta tin rằng quyền lực tử thần sẽ không thắng được.
Tusĩ Vinh sơn
Nguyễn Văn Hanh CSC