Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha
Nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2014
Nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2014
VATICAN. Hôm
6.2, Đức Thánh Cha đã cho công bố Sứ Điệp của ngài nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ
2014, với đề tài “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ”
(Mt 5:3).
Bài
sứ điệp của ngài có bốn điểm nhỏ, trong đó, ngài lấy cái nghèo làm trọng tâm
cho những ý tưởng chia sẻ. Xuất phát từ việc chiêm ngắm Đức Kitô đã từ chỗ giàu
sang phú quý của Thiên Chúa nhưng đã trở nên nghèo vì ta, ngài nhắn gửi đến các
bạn trẻ hãy noi gương Người để có thể mang Tin Mừng đến cho người khác.
Sau
đây là nguyên văn sứ điệp của ngài:
“Các
bạn trẻ thân mến,
Buổi
gặp gỡ mà chúng ta đã có ở Rio de Janeiro nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 28
vẫn còn ghi dấu đậm trong trí nhớ của tôi: Đó là một buổi lễ lớn của niềm tin
và tình huynh đệ! Những người dân Brazil tuyệt vời đã đón tiếp chúng ta với những
cánh tay rộng mở, hệt như tượng Chúa Kitô Cứu Chuộc nhìn xuống từ đồi
Corcovado, trên dải đất thơ mộng của bãi biển Copacabana. Trên bãi biển, Đức
Giêsu đã lặp lại vời mọi gọi của Người muốn từng người chúng ta trở thành những
môn đệ truyền giáo, khám phá ra nơi ấy một kho tàng quý báu cho cuộc sống của
chúng ta và chia sẻ sự phong phú ấy cho người khác xa gần, kể cả những người ở
những vùng ngoại biên xa xôi về địa lý và về tính hiện sinh của thời đại chúng
ta.
Điểm
dừng tiếp theo trên cuộc hành hương giới trẻ liên lục địa sẽ là ở Krakow vào
năm 2016. Như một cách thức đồng hành với nhau trên chuyến hành trình, trong ba
năm tiếp, tôi muốn suy tư với các bạn về Các Mối Phúc Thật trong Tin Mừng theo
thánh Matthêu (5:1-12). Năm nay chúng ta sẽ bắt đầu với việc suy tư về Mối Phúc
thứ nhất: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo
khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3). Đối với năm 2015, tôi đề nghị là: “Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ
được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5:8). Và năm 2016, chủ đề của chúng ta là: “Phúc cho ai xót thương người vì họ sẽ được
Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7)
1. Sức mạnh mang tính cách mạng của
Các Mối Phúc
Chúng
ta thường cảm nghiệm thấy một niềm vui khôn tả khi đọc và suy tư về Các Mối
Phúc! Đức Giêsu đã công bố những điều này trong bài giảng lớn đầu tiên của
mình, tại biển hồ Galilê. Có một đám người đông đảo, vì thế Đức Giêsu phải đứng
trên núi để giảng dạy các môn đệ. Đó là lý do tại sao, Các Mối Phục cũng được gọi
là “Bài Giảng Trên Núi.” Trong Kinh Thánh, núi được xem như là nơi mà Thiên
Chúa mặc khải chính mình. Qua việc rao giảng trên núi, Đức Giêsu mặc khải chính
mình như là một bậc thầy thiêng liêng, một Môse mới. Ngài nói với chúng ta điều
gì? Ngài nói với chúng ta về con đường dẫn đến sự sống, con đường mà chính Ngài
cũng sẽ đi qua. Hơn hết, chính Ngài là con đường, và Ngài giới thiệu con đường
này như còn lối đi dẫn tới hạnh phúc đích thực. Xuyên suốt cuộc sống của mình,
từ lúc hạ sinh trong chuồng bò ở Bêlem đến cái chết trên thập giá và sự phục
sinh, Đức Giêsu luôn là hiện thân của Các Mối Phúc. Tất cả lời hứa của Vương Quốc
Thiên Chúa được kiện toàn trong Ngài.
Khi
công bố Các Mối Phúc, Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy theo Ngài và đi với Ngài
trên hành trình tình yêu, hành trình duy nhất dẫn tới cuộc sống vĩnh cửu. Đây
không phải là một hành trình dễ dàng, tuy nhiên Thiên Chúa hứa sẽ ban cho chúng
ta ân sủng và Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chúng ta đối diện với rất nhiều
thử thách trong cuộc sống: nghèo đói, đau buồn, sỉ nhục, chiến đấu cho công
bình, bắt bớ, khó khăn hoán cải hàng ngày, nỗ lực giữ lòng trung tín với lời mời
gọi nên thánh và nhiều điều khác. Nhưng nếu chúng ta mở cửa cho Đức Giêsu, để
cho ngài đi vào trong lịch sử chúng ta, nếu chúng ta chia sẻ niềm vui và nỗi buồn
với Ngài, chúng ta sẽ cảm nghiệm được sự bình an và một niềm vui mà chỉ có
Thiên Chúa, Đấng là tình yêu miên viễn, mới có thể trao ban.
Các
mối phúc của Đức Giêsu mang chúng ta đến một cuộc cách mạng mới, một kiểu mẫu hạnh
phúc ngược lại với những gì thường được các phương tiện truyền thôngvà lối nghĩ
thịnh hành thông truyền. Lối suy nghĩ trần tục sẽ cho là điên rồ khi Thiên Chúa
trở nên một trong chúng ta và chết trên thập giá! Theo cái luận lý của thế giới
này, những ai mà Đức Giêsu tuyên bố là có phúc được xem, “những người chịu mất
mát”, những người yếu thế. Cái được xem là vinh quang phải là thành công bằng mọi
giá, sự giàu có, đỉnh cao quyền lực và được người khác nhìn nhận mình.
Các
bạn trẻ thân mến, Đức Giêsu thách thức chúng ta hãy đáp lại lời mời gọi hướng đến
sự sống của Ngài và quyết định đâu là con đường mà chúng ta muốn đi để có được
niềm vui đích thực. Đây là một thách đố to lớn của đức tin. Đức Giêsu thẳng thắn
hỏi các môn đệ là liệu họ có thật sự muốn theo Ngài không hay họ thích một con
đường khác (x. Ga 6:67). Simon Phêrô đã dũng cảm đáp lại rằng: “Thưa Thầy, bỏ Thầy chúng con biết đến với
ai? Chỉ có Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6:68). Nếu
các bạn cũng có thể nói “vâng” với Đức Giêsu, cuộc sống của các sẽ trở nên ý
nghĩa và sinh nhiều hoa trái.
2. Can đảm để có hạnh phúc
Nhưng
“Phúc thay” có nghĩa là gì (trong tiếng Hy Lạp makarioi)? Được chúc phúc, nghĩa
là có được hạnh phúc. Hãy nói cho tôi biết: các bạn có thực sự muốn được hạnh
phúc không? Những khi chúng ta bị lôi kéo bởi những ảo tưởng có vẻ là hạnh
phúc, chúng ta đang liều mình tự hài lòng với những cái nhỏ bé, với một chút ý
tưởng “vụn vặt” của cuộc sống. Hãy mở ra với những cái lớn hơn! Hãy mở con tim
mình ra! Như chân phước Piergiorgio Frassati có lần đã nói “sống mà không có niềm
tin, không có gia tài để bảo vệ, không có nguồn nâng đỡ trong cuộc chiến trường
kỳ bảo vệ chân lý: đó không phải là sống, chỉ là tồn tại cho qua ngày. Chúng ta
đừng bao giờ chỉ tồn tại cho qua ngày, nhưng hãy sống” (Thư gửi I.Bonini,
27.2.1925). Trong bài giảng vào ngày lễ phong chân phước cho ngài (20.5.1990),
Đức Gioan Phaolo II đã gọi ngài là “con
người của các Mối Phúc” (AAS 82 [1990], 1518)
Nếu
các bạn thật sự mở ta cho những rung động sâu thẳm nhất của con tim mình, các bạn
sẽ nhận ra rằng có một khao khát cháy bỏng về niềm hạnh phúc và điều này cho
phép các bạn loại trừ và gạt bỏ tất cả những gì “kém giá trị” chung quanh các bạn.
Khi chúng ta tìm kiếm thành công, thỏa mãn và sở hữu theo kiểu ích kỷ, và chúng
ta hướng những điều đó đến các thần tượng, có thể chúng ta sẽ có những khoảng
khắc phấn chấn, một cảm giác thỏa mãn thăng hoa, nhưng rốt cuộc, chúng ta trở
thành nô lệ, bị lôi kéo phải đi tìm để có hơn nữa. Thật là một điều đáng buồn
khi thấy một bạn trẻ “có tất cả” nhưng lại yếu ớt.
Khi
viết cho những người trẻ, thánh Gioan đã dạy bảo họ rằng: “Anh em là những người ạnh mẽ; lời Thiên Chúa ở lại trong anh em và anh
em đã thắng ác thần.” (1Ga 2:14). Những bạn trẻ nào chọn lựa Đức Kitô là những
con người mạnh mẽ: họ được lời Người nuôi dưỡng và họ không cần phải “nhồi
nhét” mình với những điều khác! Hãy có dũng lực để đi ngược dòng! Hãy có dũng lực
để có hạnh phúc đích thực! Nói không với nền văn hóa phù du, hời hợt và loại trừ,
một nền văn hóa cho rằng bạn không thể mang lấy trách nhiệm và không thể đối mặt
với những thử thách lớn lao của cuộc sống.
3. Phúc thay ai có tinh thần nghèo
khó…
Mối
phúc đầu tiên, chủ đề cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sắp tới, nói rằng những ai có
tinh thần nghèo khó thì được phúc phúc vì Nước Trời là của họ. Khi mà có quá
nhiều người đang chịu khổ do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính, thật là lạ
khi nối kết nghèo khổ với hạnh phúc. Làm sao chúng ta có thể xem nghèo đói là một
mối phúc?
Trước
hết, chúng ta hãy cố hiểu ý nghĩa của từ “tinh thần nghèo khó.” Khi Con Thiên
Chúa làm người, Ngài chọn cho mình con đường nghèo khó và tự hủy ra không. Như
Thánh Phaolô nói trong thư gửi cho các tín hữu Philipphê:
“Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như
chính Ðức Kitô Giêsu. Ðức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất
quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh
quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. (Pl 2:5-7). Đức Giêsu là Thiên chúa trút bỏ hết mọi vinh quang. Ở đây
chúng ta thấy chọn lựa trở nên nghèo hèn của Thiên Chúa: ngài giàu sang nhưng
đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Người (
x. 1Cor 8:9). Đây là mầu nhiệm mà chúng ta chiêm ngắm nơi hang đá khi chúng ta
thấy Con Thiên Chúa nằm trong máng cỏ, và sau đó là trên thánh giá, nơi sự tự hủy
của Người đạt đến đỉnh cao nhất.
Tính
từ ptochós (nghèo) của tiếng Hy lạp không chỉ có nghĩa đơn thuần mang tính vật
chất. Nó có nghĩa là “một người hành khất.” Cần phải liên kết nó với ý niệm anawim
của người Do Thái, nghĩa là “người nghèo của Thiên Chúa”, nói đến sự thấp bé, ý
thức những giới hạn và điều kiện mang tính hiện sinh của riêng con người. Mộtanawin
luôn tin tưởng vào Thiên Chúa và họ biết rằng họ có thể bám vào Người.
Như
thánh Teresa Hài Đồng Giêsu đã thấy rõ, qua việc nhập thể, Đức Giêsu đã đến giữa
chúng ta như một người hành khất nghèo, cầu xin tình thương của chúng ta.Giáo
Lý Hội Thánh Công Giáo nói về con người là một “người hành khất trước mặt thiên
Chúa (số 2559) và lời cầu nguyện là sự gặp gỡ giữa khao khát của Thiên Chúa với
khao khát của chúng ta (số 2560)
Thánh
Phanxicô Assisi cũng đã hiểu rõ bí mật của Mối Phúc dành cho người nghèo trong
tinh thần. Thật vậy, khi Đức Giêsu nói với ngài thông qua người cùi và tượng khổ
nạn, thánh nhân đã nhận ra sự cao cả của Thiên Chúa và điều kiện thập bé của
mình. Trong lời cầu nguyện của mình, Người Nghèo thành Assisi đã dùng nhiều giờ
để hỏi Thiên Chúa: “Ngài là ai? Con là ai?” Ngài đã từ bỏ một cuộc sống giàu có
và thảnh thơi để kết hôn với “Bà Chúa Nghèo”, để noi gương Đức Giêsu và theo
sát mặt chữ Tin Mừng. Thánh Phanxicô đã sống trong sự noi gương Đức Kitô trong
khó nghèo và trong tình yêu dành cho người nghèo – đối với ngài, hai điều này nối
kết chặt chẽ với nhau – giống như hai mặt của một đồng tiền.
Các
bạn có thể hỏi tôi: Một cách cụ thể chúng ta có thể làm gì để làm cho tinh thần
nghèo khó trở thành một lối sống, một cách cụ thể trong cuộc sống của riêng
chúng ta? Tôi sẽ trả lời qua ba điều.
Trước
hết, hãy cố gắng tự do với những của cải vật chất. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta
sống một đời sống theo Tin Mừng, được đánh dấu bằng sự giản dị, bằng việc từ bỏ
khao khát sống nền văn hóa tiêu thụ. Nghĩa là chỉ tìm kiếm những gì thiết yếu
và học cách cởi bỏ khỏi mình những gì không cần thiết vây quanh chúng ta. Chúng
ta hãy học cách tách ra khỏi những sở hữu và tôn sùng bạc tiền và những chi
tiêu hoang phí. Chúng ta hãy đặt Đức Giêsu lên trên hết. Ngài có thể giải phóng
chúng ta khỏi những thứ tôn thờ ngẫu tượng là những cái biến chúng ta thành nô
lệ cho nó. Hãy đặt niềm tín thác vào Thiên Chúa, hỡi các bạn trẻ thân mến! Ngài
biết và yêu chúng ta, và Ngài không bao giờ lãng quên chúng ta. Cũng giống như
việc Ngài đã chăm lo cho hoa huệ ngoài đồng thế nào (x. Mt 6:28), thì Ngài cũng
đảm bảo rằng chúng ta không thiếu cái gì. Cũng như để vượt qua cuộc khủng hoảng
tài chính, cần phải sẵn sàng thay đổi lối sống và tránh những phung phí quá
đáng. Cũng như chúng ta cần sự can đảm để được hạnh phúc, chúng ta cũng cần sự
can đảm để sống giản dị.
Thứ
hai, nếu chúng ta sống mối phúc này, tất cả chúng ta cần trải nghiệm cuộc hoán
cải trong cách thức chúng ta nhìn đến người nghèo. Chúng ta phải quan tâm đến họ
và nhạy cảm trước những nhu cầu thiêng liêng và vật chất của họ. Những bạn trẻ
thân mến, tôi trao phó các bạn, một cách đặc biệt, nhiệm vụ phục hồi lại tình
liên đới nơi trọng tâm của văn hóa con người. Đối mặt với những hình thức nghèo
đói cũ và mới – thất nghiệp, di dân và nghiện ngập dưới nhiều hình thức – chúng
ta có nhiệm vụ phải cảnh giác và thận trọng, tránh những cám dỗ giữ thái độ
lãnh đạm. Chúng ta có nghĩa vụ phải nhớ đến tất cả những người cảm thấy mình
không được yêu mến, những ai không có niềm hy vọng vào tương lai và những ai
buông xuôi cuộc sống do nhụt chí, thất vọng hay sợ hãi. Chúng ta phải học cách ở
bên cạnh người nghèo, chứ không chỉ buông ra những hùng biện về người nghèo!
Chúng ta hãy đi ra để nhìn họ, nhìn vào đôi mắt họ và lắng nghe họ. Người nghèo
cho chúng ta một cơ hội cụ thể để nhìn thấy chính Đức Giêsu, và đụng chạm đến
thân xác đau khổ của Người.
Tuy
nhiên – và đây là điểm thứ ba – người nghèo không chỉ là người mà chúng ta bố
thí cho cái gì đó. Họ có nhiều điều để cho chúng ta và dạy chúng ta. Có rất nhiều
điều có tể học được từ sự khôn ngoan của người nghèo! Các bạn hãy nhớ rằng vào
thế kỷ 18, Benedict Joseph Labre, người đã sống trên các ngã đường ở Rôma nhờ của
bố thí mà ông nhận được, đã trở thành một người hướng dẫn thiêng liêng cho tất
cả mọi loại người, kể cả những người chức cao vọng trọng và các linh mục. Theo
một nghĩa nào đó, người nghèo giống như thầy dạy của chúng ta. Họ dạy chúng ta
thấy rằng giá trị của con người không hệ ở sự sở hữu hay bằng số tiền họ có
trong ngân hàng. Một người nghèo, một người thiếu đi của cải vật chất, vẫn luôn
có nhân phẩm của mình. Người nghèo có thể dạy chúng ta rất nhiều về sự khiêm
nhường và lòng tín thác vào Thiên Chúa. Trong dụ ngôn người Pharisêu và người
thu thuế (x. Lc 18:9-149, Đức Giêsu đã đặt người thu thuế như một kiểu mẫu vì sự
khiêm nhường và thái độ thừa nhận mình là một tội nhân của ông. Người góa phụ
dâng cúng 2 đồng bạc nhỏ nhoi cho đền thờ cũng là một ví dụ về lòng quảng đại
cho những ai hầu như không có gì nhưng đã cho đi những gì mình có (Lc 21:1-4)
4. Vì nước trời là của họ
Đề
tài trọng tâm của Tin Mừng là Nước Thiên Chúa. Đức Giêsu là Vương Quốc của
Thiên Chúa nơi con người; ngài là Emmanuel, là Thiên-Chúa-Ở-Cùng-Chúng-Ta. Và
chính nơi cõi lòng con người mà Vương quốc, vương quyền của Thiên Chúa được
hình thành và lớn lên. Nước Thiên Chúa vừa là món quà, vừa là lời hứa. Nó đã được
ban cho chúng ta nơi Đức Giêsu, nhưng nó chưa đi đến sự kiện toàn. Đó là lý do
vì sao chúng ta cầu nguyện Kinh Lạy Cha mỗi ngày: “Nước Cha trị đến.”
Có
một sự nối kết rất sâu sắc giữa nghèo khó với việc loan báo Tin Mừng, giữa đề
tài của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần trước –“Hãy
đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy!” (Mt 28:19) – và chủ đề của
năm nay: “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ” (Mt 5:3).
Thiên Chúa muốn một Giáo Hội nghèo khó truyền giảng Tin Mừng cho người nghèo.
Khi Đức Giêsu sai nhóm Mười Hai đi rao giảng, Ngài nói với họ: “Đừng sắm vàng, bạc, hay tiền đồng để giắt
lưng. Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi giày hay cầm gậy, vì
thợ thì đáng được nuôi ăn” (Mt 10:9 -10). Sự nghèo khó mang tính tin mừng
là một điều kiện cơ bản để Nước Thiên Chúa được lan tỏa. Những diễn tả niềm vui
tự nhiên và tuyệt đẹp nhất mà tôi đã thấy trong đời mình chính là với người
nghèo, những người chỉ có một chút ít để nắm giữ. Việc Tin Mừng hóa trong thời
đại chúng ta sẽ chỉ có thể diễn ra như là hệ quả của việc lan tỏa niềm vui đến
cho người khác.
Chúng
ta đã thấy rằng Mối Phúc khó nghèo trong tinh thần định hướng cho tương quan của
chúng ta với Thiên Chúa, với của cải vật chất và với người nghèo. Trước những
ví dụ và lời nói của Đức Giêsu, chúng ta nhận ra là mình cần phải được hoán cải
biết bao nhiêu, để luận lý “là hơn nữa” vượt lên trên luận lý “có hơn nữa.” Các
thánh là những người có thể giúp chúng ta hiểu tốt nhất ý nghĩa sâu sắc của Các
mối Phúc. Lễ phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II, sẽ diễn ra vào Chúa Nhật thứ
II Phục Sinh, theo ý hướng này, sẽ là một sự kiện đánh dấu một niềm vui to lớn
trong con tim chúng ta. Ngài sẽ là đấng bảo trợ cao cả cho các Ngày Giới Trẻ Thế
Giới mà chính ngài đã khởi sự và luôn ủng hộ. Trong sự hiệp thông với các
thánh, ngài sẽ luôn là một người cha và người bạn của tất cả các bạn.
Tháng
Tư này cũng là tháng kỷ niệm 30 năm việc trao Thánh Giá Năm Thánh Cứu Chuộc cho
người trẻ. Hành vi biểu tượng này của Đức Gioan Phaolô II đã khởi đầu cho chuyến
hành hương giới trẻ to lớn vẫn còn tiếp tục thực thi khắp năm châu. Nhiều người
vẫn còn nhớ những lời của ngài vào dịp Chúa Nhật Phục Sinh năm 1984, cùng với cử
chỉ của ngài: “Các bạn trẻ thân mến, vào dịp kết thúc Năm Thánh, tôi trao cho
các bạn một dấu chỉ của Năm Thánh: Thánh Giá Đức Kitô! Hãy mang nó vào thế giới
như một dấu chỉ của tình yêu Chúa Giêsu dành cho con người, và công bố cho mọi
người rằng chỉ trong Đức Kitô, Đấng đã chết và phục sinh từ cõi chết, chúng ta
mới có thể tìm thấy ơn cứu độ và sự cứu chuộc.”
Các
bạn thân mến, bài ca Magnificat, bài ca tán dương của Mẹ Maria, người có tinh
thần nghèo khó, cũng là một bài ca của những ai sống các mối phúc. Niềm vui của
Tin Mừng trỗi lên từ một con tim nghèo khó, đã vui mừng và kinh ngạc trước những
công trình của Chúa, như trái tim của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà muôn thế hệ sẽ
khen là “diễm phúc” (x. Lc 1:48). Nguyện xin Mẹ Maria, Mẹ của người nghèo và là
vì sao của công cuộc Tân Phúc Âm hóa giúp chúng ta sống Tin Mừng, giúp chúng ta
sống các mối phúc và có được sự can đảm để luôn được hạnh phúc.
Từ
Vatican, 21.1.2014, lễ kính thánh Agnese, trinh nữ-tử đạo
Phancicô,
Giáo Hoàng
Chuyển
ngữ: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ