Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Đắc nhân tâm _ tự cáo lỗi trước

TỰ CÁO LỖI TRƯỚC
Lời sửa dạy sẽ được lắng nghe nhiều hơn từ một người đã cảm nghiệm được sự yếu đuối của con người nơi chính mình.

GIÁO DỤC

LỜI THÚ LỖI
CỦA CHA VỚI CON

Cha mẹ dạy con cái, người trên phải giúp đỡ uốn nắn người dưới (nhất là những người còn ít tuổi), đó là việc ta thường làm và phải làm. Tuy nhiên đôi khi ta cảm thấy bực bội, vì không có kết quả, lúc đó ta củng nên đọc lại bức thư của Livingstone Larnod. Bức thư đó ông viết cho con ông, làm cho hết thảy những người đọc rung động, đến nỗi dược hàng trăm nhật báo, tạp chí đăng lại, được cái đài truyền thanh phát sóng bao nhiêu lần và dịch ra không biết bao nhiêu thứ tiếng. Nhan đề bức thư đó là “Làm cha nên nhớ…”. Thật là một lời cha thú tội với con âu yếm, cảm động và thân mật !
Con ơi! Con ngủ ... má đỏ kề trên tay, tóc mây dính trên trán. Cha mới bước vào phòng con … Cha muốn thú tội với con. Lúc nãy trong khi cha đọc sách, sóng hối hận xâm chiếm hồn cha. Cha đã hơi nghiêm khắc với con hôm nay. Sáng nay trong khi con soạn sách vở đi học, cha đã rầy con chi vì con quệt chiếc khăn ướt lên đầu mũi con. Cha đã mắng con vì giày con không đánh bóng, cha đã la con khi con liệng đồ chơi con xuống đất.
Trong lúc điểm tâm, cha lại phiền trách con nữa. Con đánh đổ sữa, con nuốt vội mà không nhai, con tỳ khuỷu tay lên bàn, con phết nhiều bơ lên bánh quá … Khi con đi học con quay lại chào cha: “Thưa cha con đi” và cha đã chau mày: “Ngay người lên!”.
Buổi tối, vẫn điệu đó. Khi con đi học trở về cha rình con ở ngoài đường, con chơi bi, đầu gối quỳ trong cát, vớ rách, hở cả thịt ra, cha đã làm nhục con trước bạn bè, vì bắt con đi trước mặt cha cho tới nhà…”Vớ đắt tiền, nếu có phải bỏ tiền ra mua, mày mới tiếc của giữ gìn nó! Con thử tưởng tượng có ai là cha mà mắng con như vậy không !”
Rồi con nhớ không? Tối đến, trong khi cha đọc sách con rón rén vào phòng giấy cha vẻ đau khổ lắm, cha ngẩng lên, giọng bất bình hỏi: “Cái gì?”
Con không trả lời chi hết, trong một lúc xúc động không chống lại được, con chạy lại ôm cổ cha, ôm cha với tình sùng bái cảm động mà trời phật đã làm nảy nở trong lòng con, mà sự lạnh lùng của cha không làm cho héo được…
Rồi thì con chạy lên cầu thang.
Này con, chính lúc đó cuốn sách ở tay cha rớt xuống và một nỗi sợ ghê gớm xâm chiếm cha. Cái thói hay chỉ trích trách mắng đã làm cho cha thành như vậy đó: Thành một người cha gắt gỏng, cha đã rầy con vì con còn con nít mà đã bắt con làm như người lớn. Không phải cha không thương con đâu, nhưng cha đã đòi hỏi ở tuổi thơ con nhiều quá, cha đã xét con theo tuổi kinh nghiệm của cha.
Mà tâm hồn con đại lượng, cao thượng, trung thực biết bao! Trái tim nhỏ của con mênh mông như bình minh lóe rạng đồi, chỉ một sự hăm hở tự nhiên, tới hôn cha trước khi đi ngủ, đủ để chứng minh điều đó.
Thôi cha con mình quên hết những chuyện khác đi …Tối nay cha hối hận lắm, lại ngồi nép bên giường con. Cha biết, nếu con có nghe được những lời cha thú với con đây, thì con cũng chẳng hiểu chi. Nhưng, ngày mai, con sẽ thấy cha thiệt là một người cha, cha sẽ là bạn của con, con cười cha sẽ cười, con khóc cha sẽ khóc và nếu cha có muốn rầy con, thì cha sẽ mím chặt môi, sẽ lặp đi lặp lại, như đọc kinh cầu: ”Con chỉ là một đứa nhỏ…một đứa nhỏ…”.
Cha có lỗi, cha đã coi con như người lớn. Bây giờ, nhìn con nằm trong giường nhỏ của con, mỏi mệt, trơ trọi, cha biết rõ ràng con chỉ là một em bé.
Mới hôm qua con còn nằm ngay trong tay mẹ, ngả đầu trên vai mẹ … cha đòi con nhiều quá, nhiều quá lắm …

GIÁO DỤC

Trẻ bú mẹ thuần tính hơn
Trẻ bú mẹ ít hay gặp những hành vi như hiếu động hay ăn cắp.
Ảnh: BBC.
Các bé được bú mẹ từ 4 tháng trở lên thì ít có nguy cơ gặp những trục trặc hành vi như hiếu động, nói dối hay ăn cắp, các nhà nghiên cứu Oxford (Anh) vừa khẳng định.
Trước đó, nhiều công trình cũng tìm thấy mối liên quan giữa việc bú mẹ và các lợi ích sức khỏe khác với trẻ, như ít mắc bệnh nhiễm trùng và ít có nguy cơ béo phì về sau.
Trong công trình mới đây, tìm hiểu 10.000 bà mẹ và con của họ, đăng trên tạp chí Archives of Disease in Childhood, nhóm nghiên cứu Oxford đã yêu cầu các bà mẹ đánh giá những vấn đề ở con mình khi trẻ lên 5 tuổi, gồm có lo lắng, gan lỳ, hiếu động, nói dối và ăn cắp.
Kết quả là, chỉ có 6% nhóm trẻ bú mẹ có những hiểu hiện trục trặc hành vi, so với 16% ở nhóm uống sữa công thức.
Các bà mẹ cho con bú có xu hướng nhiều tuổi hơn, học cao hơn và có nền tảng kinh tế xã hội cao hơn, là những yếu tố có thể góp phần làm giảm các trục trặc hành vi ở con họ.
Tuy nhiên, ngay cả khi đã tính đến những yếu tố này, thì các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy nguy cơ rối loạn hành vi ở trẻ uống sữa công thức cao hơn đến 30%.
"Kết quả của chúng tôi càng khẳng định lợi ích của việc cho con bú", Maria Quigley, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford, nhận định.
Bà cho biết sữa mẹ chứa lượng lớn các axit béo đặc biệt, cũng như các hoóc môn và yếu tố tăng trưởng, vốn có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ và hệ thống thần kinh.
Ngoài ra, việc bú mẹ cũng có thể tạo ra tương tác mẹ-con tốt hơn, đồng nghĩa với việc trẻ được học hỏi nhiều hơn về các cách ứng xử có thể chấp nhận được. Trẻ bú mẹ cũng ít ốm hơn, và điều này có thể tác động đến xử sự của bé.
T. An (Vnexpress)

GIÁO DỤC _ Dạy con theo tính khí


Dạy con theo tính khí
Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra băn khoăn khi tìm biện pháp tác động đối với những đứa con trong gia đình có biểu hiện tính khí (hay còn gọi là khí chất) khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Làm thế nào để có cách giáo dục phù hợp với tính khí của từng đứa trẻ?