Hiển thị các bài đăng có nhãn gdnb.dqt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gdnb.dqt. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhân bản Kitô giáo _ sống với khu xóm

BÀI 6: SỐNG VỚI KHU XÓM

Mỗi người chúng ta hãy chiều theo sở thích kẻ khác, vì lợi ích của họ, và để xây dựng. Thật vậy, Đức Ki-tô đã không chiều theo sở thích của mình; trái lại, như có lời chép: Lời kẻ thoá mạ Ngài, này chính con hứng chịu!  (Rm 15, 2-3)
 1/6:   Không để súc vật nhà mình được tự do phóng uế khắp nơi, hay phá hoại cây cối trong khu xóm.
 2/6:   Không mở nhạc, tivi hay hát karaokê lớn tiếng như bắt người khác phải nghe.
3/6:   Không vất rác, đổ nước dơ ra đường, hay nhà bên cạnh.
4/6:  Thấy người hàng xóm có việc bất thường, bận rộn, vất vả, ta nên kiếm giờ tới giúp họ một tay; thấy họ thiếu dụng cụ làm, nếu nhà ta có, nên đem đến cho họ mượn.



I. NHÂN BẢN

Nhân bản Kitô giáo _ ở nơi công cộng

BÀI 5: Ở NƠI CÔNG CỘNG

Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời. (Mt 5, 16)
1/5:   Vào nhà thờ phải đi khoan thai, khi đi qua Thánh Thể Chúa phải cúi mình; còn đối với ảnh tượng chỉ cúi đầu để tỏ lòng tôn kính.
2/5:   Trước khi ra khỏi nhà thờ, xếp lại sách cho ngăn nắp gọn gàng.

Nhân bản Kitô giáo _ sống trong cộng đoàn

BÀI 4: SỐNG TRONG CỘNG ĐOÀN

Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su. (Pl 2, 4-5)
 1/4:   Trọng của công hơn của riêng; việc chung hơn việc cá nhân.
“Không tìm ích riêng tôi, nhưng là cái ích cho đa số, ngõ hầu họ được cứu độ!” (1Cr 10, 33)
2/4:  Quyền lợi người yếu hơn người mạnh, trẻ em hơn người lớn, phụ nữ hơn đàn ông. (x. Xh 22,21-23)
3/4:  Muốn dạy ai điều gì, ta phải làm trước, nếu không làm được ít là ta sám hối, xin lỗi người mình muốn dạy, rồi mới dạy người khác sau.
Đức Giê-su đã nêu gương cho chúng ta: “Làm rồi mới dạy!”  (Cv 1, 1).

Nhân bản Kitô giáo _ khi đến nhà ai


BÀI 3: KHI ĐẾN NHÀ AI

Tôi là hương thơm của Đức Ki-tô dâng kính Thiên Chúa, toả ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất!  (2Cr 2, 15)
1/3:   Ấn chuông, hay gõ nhẹ cửa, đợi chủ nhà mời mới bước vào, dù cửa nhà không đóng.
2/3:   Không tự xông xáo mọi nơi trong nhà, khi chủ chưa mời đến.
3/3:   Không tự ý hái hoa, quả hay xin cái này, muốn món đồ kia!
4/3:   Nếu đến nghỉ nhà người ta lâu, trước khi về phải dọn dẹp phòng cho ngăn nắp, sạch sẽ.
5/3:   Đến nhà ai nói chuyện, thấy người ta nhìn đồng hồ, hoặc có biểu hiện muốn chấm dứt câu chuyện, là ta biết họ đang có việc cần, không muốn tiếp ta nữa, ta nên tìm cách kết thúc và ra về!



I. NHÂN BẢN

Nhân bản Kitô giáo _ tiếp khách

BÀI 2: CÓ KHÁCH ĐẾN NHÀ

"Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà."  (Rm 12, 9-10.13)
1/2:   Đứng lên chào khách, khi khách đến nhà.
2/2:  Giữ chó, dù con vật hiền lành, cũng không nên để nó đến gần khách. Cụ thể không để chó ngửi chân khách, làm khách sợ!

Nhân bản Kitô giáo _ về việc ăn uống


BÀI 1: VỀ VIỆC ĂN UỐNG

“Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.” (1Cr 10, 31)
1/1:   Khi chuẩn bị bàn ăn, trong mỗi đĩa (tô) đựng thức ăn, có để sẵn một dụng cụ (muỗng, đũa, muôi, dao…) để mỗi người tự lấy món ăn cho mình. Tránh sử dụng đũa, muỗng của mình đang ăn tiếp xúc với các món ăn dùng chung.
2/1:   Không gắp thức ăn cho người khác, vì có khi họ không thích món đó, mà cứ ép, thì qủa là bất lịch sự! Tốt nhất là khi ta muốn mời ai dùng món gì, thì đưa tay chỉ về món đó; hoặc nâng đĩa thức ăn ấy lên, rồi đưa về phía người muốn mời.
3/1:   Muốn nhờ ai lấy cơm (thức ăn) vào chén giúp mình, thì đừng nên đưa chén vào lúc họ đang ăn, hoặc họ đang lấy món ăn. Nhớ mình phải bỏ đũa xuống, và hai tay cầm chén đưa cho người lấy giúp, lúc nhận lại cũng phải đón bằng hai tay.
4/1:   Người lấy cơm (món ăn), không lấy đầy chén, vì người dùng có khi họ còn chan canh (súp) vào cơm, hoặc họ đã ăn gần đủ no!
Hãy noi gương Đức Giê-su và Mẹ Maria:
đoán ý người khác để phục vụ
(x. Lc 7,11-17; Ga 21,5t; Lc 1,39t; Ga 2,3).
5/1:  Nếu đến giờ  cơm, mà chủ nhà tha thiết mời ta dùng bữa – khi ta không được mời trước – thì chỉ nên ăn một chén cho vui lòng chủ, chớ thực tình ăn nhiều, vì người ta không chuẩn bị trước.
6/1:  Không được rời khỏi bàn ăn, khi mọi người còn đang dùng bữa. Trừ phi có việc cần, thì nên nêu lý do.
7/1:  Phải dùng bữa chung trong gia đình, ít là một lần trong ngày.
“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,
anh em được sống vui vầy bên nhau.”
 
(x. Tv 133/132,1).
8/1:  Không cáo tội nhau với người trên trong bữa ăn.
9/1:  Không chê món ăn thức uống trong bữa ăn.
10/1: Khi lấy món ăn đầu tiên trong đĩa (tô), thì đừng chọn miếng ngon nhất cho mình.
“Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình,
nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác”
(Pl 2,4).
11/1: Không khích nhau uống rượu (bia), làm hại nhân cách người uống, làm hại kinh tế chủ tiệc! Cũng không động viên nhau hô to: “Một, hai, ba, dô”, rất thiếu văn hóa. Hãy nhớ Lời Chúa Giê-su dạy:
“Chúng con ở trong thế gian,
nhưng  chúng con không thuộc về thế gian”
(Ga 17,11.14).
Người ta nói: Muốn biết tư cách của ai, cứ nhìn họ lúc nhập tiệc với bạn bè, văn hóa Việt Nam thường nói: “Miếng ăn là miếng tốt”, nhưng coi chừng có khi “miếng ăn lại là miếng xấu”.
12/1: Đến bữa ăn, người lớn nhất chưa ăn, người nhỏ không được tự ý ăn trước, trừ khi đã có phép.
13/1: Để thức ăn lại cho người sau, phải luôn luôn lấy ra đĩa riêng cất đi, không bao giờ để lại món ăn trên đĩa (tô) đã dùng rồi.
14/1: Nếu đến giờ dùng bữa, mà ta đang làm dở việc gì, thì cũng phải bỏ đó mà cùng vào bàn, trừ khi có việc cần gấp, thì ta nên nói lý do.
15/1: Khi xỉa răng, nên dùng ngón tay cái và ngón trỏ cầm tăm, ba ngón còn lại để che miệng. Không nên móc thức ăn nơi kẽ răng rồi đưa lên mũi ngửi. Không nhả thức ăn còn lại trong miệng xuống đất mà nên kín đáo để vào khăn ăn (nếu có), hoặc bỏ vào chén của mình đã ăn xong.



I. NHÂN BẢN