TUẦN 32 – THỨ HAI
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Thánh
Phanxicô thường mô tả mặt trời và mặt trăng như anh em và chị em. Điều
đó có vẻ xa lạ với cách suy nghĩ của chúng ta. Hấp thụ nền khoa học Tây
Phương, chúng ta được huấn luyện để xem mọi thứ khác nhau ra sao. Nếu
được hấp thụ nền khoa học khác, chúng ta lại được huấn luyện để xét mọi
sự vật giống nhau thế nào.
Thánh Phanxicô nhận thấy tất cả đều đến từ bàn tay Thiên Chúa và được liên kết với nhau do quyền năng của Ngài. Tất cả công trình sáng tạo là sản phẩm của tình yêu Thiên Chúa và là một thành phần của đại gia đình Thiên Chúa. Vì vậy, thánh nhân diễn tả mọi tạo vật như là “anh em” và là “chị em”.
Thánh Phanxicô nhận thấy tất cả đều đến từ bàn tay Thiên Chúa và được liên kết với nhau do quyền năng của Ngài. Tất cả công trình sáng tạo là sản phẩm của tình yêu Thiên Chúa và là một thành phần của đại gia đình Thiên Chúa. Vì vậy, thánh nhân diễn tả mọi tạo vật như là “anh em” và là “chị em”.
Tôi cảm nhận được
mối quan hệ thân thuộc nào vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa? Công
trình sáng tạo nào nói về Đấng Tạo Hóa hơn cả? Và nói lên điều gì với
tôi?
Kế
hoạch của Thiên Chúa khi thời gian đến hồi viên mãn, là qui tụ mọi loài
trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Chúa Kitô (Ep 1,10)
Bài đọc 1 Năm chẵn:
Tôi đã để anh ở lại đảo Kêta, chính là để anh hoàn thành công việc tổ chức, và đặt những kỳ mục trong mỗi thành (Tt 1,5).
Lực
lượng hải quân đóng ở Thái Bình Dương suốt thế chiến thứ hai đã dùng
khẩu hiệu: “Hoạt động càn quét tảo thanh”. Sau khi một hòn đảo bị chinh
phục, nhưng lực lượng chống đối còn lại ở trong rừng núi sẽ bị càn quét.
Thánh Phaolô cho thấy một điều như thế trong bài đọc hôm nay. Ngài đề
Titô ở lại đảo Kêta để hoàn thành một loại “họat động tảo thanh”. Đây là
kiểu điển hình của Phaolô. Ngài làm công việc khó khăn hơn là rao giảng
Tin mừng, rồi để lại cho người khác công việc dễ dàng hơn, như tổ chức
Giaó hội đầu tiên chẳng hạn.
Tôi có sẵn sàng để làm công việc khó khăn hơn trong kế họach, và để lại công việc dễ hơn cho người khác không?
Lạy
Chúa, xin dạy con biết chiến đấu mà không sợ thương tích, làm việc cực
nhọc mà không tìm nghỉ ngơi, biết hy sinh mà không đòi phần thưởng,
nhưng chỉ biết rằng con đang thực thi thánh ý Chúa (Thánh Ignatiô
Loyola)
Bài Tin Mừng:
Chúa
Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Không thể không có những cớ làm cho
người ta vấp ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã” (Lc
17,1).
Một
cụ già đang hấp hối. Rõ ràng có một cái gì đó đang gây phiền toái cho
cụ. Cuối cùng cụ phá tan im lặng và nói: “Khi còn nhỏ, tôi thường chơi
trong một cánh đồng gần một giao lộ, ở đó có một bảng chỉ đường và tôi
thường xoay hướng mũi tên để những du khách đi sai đường. Lúc này, khi
nằm đây, tôi tự hỏi không biết có bao nhiêu người đã đi sai đường hoặc
đã bị thương tổn vì hành động đó của tôi và cả những hành động đó của tôi và cả những hành động tội lỗi khác của tôi nữa”.
Lời
Chúa Giêsu và câu chuyện về cụ già đang hấp hối mời gọi tôi tự hỏi:
“Hiện giờ tôi có dẫn người khác đi sai đường một cách nào đó không?
Khi còn trẻ, tôi ngưỡng mộ những người thông minh. Giờ đây, khi về già, tôi thán phục những người tử tế (Abraham Heschel).