THỨ 4 – TUẦN 1
Bài đọc 1 _ suy niệm
Dân Ninivê tin vào Thiên
Chúa… Họ công bố ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. (Gn 3,5)

Câu
chuyện về dân Ninivê và người tù mời gọi tôi tự hỏi: tôi có sẵn sàng để Thiên
Chúa đi vào cuộc đời tôi và đổi mới tôi thành con người mới trong Chúa Kitô
không?
Phàm ai ở trong Chúa
Kitô đều là thụ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. (2Cr 5,17)
Phúc Âm _ suy niệm 1
[Khi Chúa Giêsu kêu gọi người
ta sám hối như dân thành Ninivê đã làm:] “Họ đã sám hối khi nghe Giôna rao
giảng.” (Lc 11,32)

Câu
chuyện trên nói lên điều gì? Nó nói với tôi điều gì về một con người được yêu
thương?
Không có gì là vô vọng,
ngoại trừ kẻ trở nên vô vọng về chính mình. (Chare Booth Luce)
Phúc Âm _ suy niệm 2
[Muốn ám ảnh những người
đi tìm một dấu chỉ đặc biệt nơi Ngài, Chúa Giêsu nói:] “Gioan đã là một dấu lạ
cho dân thành Ninivê như thế nào, Con Người cũng sẽ là dấu lạ cho những người
hôm nay như vậy” (Lc 11,30)
Ngôn sứ Gioan là một dấu chỉ qua đó lời rao giảng của ông chạm đến
lòng người ta nhờ đó họ đã từ bỏ con đường tội lỗi. Nói khác đi, lời nói của Gioan
có một sức thuyết phục đối với những tâm hồn rộng mở.
Cũng vậy, Chúa Giêsu là dấu chỉ cho những người cùng thời với Ngài.
Đối với những người có tâm hồn rộng mở, lời của Ngài có một sức thuyết phục
mãnh liệt.
Điều
gì khiến tâm hồn tôi chưa rộng mở hơn với những lời của Chúa Giêsu.
[Thánh Phaolô viết: lời
rao giảng của tôi] không dùng lý lẽ của khôn ngoan người phàm nhưng chỉ dựa vào
bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của
anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, mà dựa vào quyền năng Thiên
Chúa” (1Cr 2,4-5)