TUẦN 22 – THỨ TƯ
Bài đọc 1 năm lẻ
“Tin Mừng này đang sinh
hoa trái và lớn lên trên toàn thế giới như thế nào, thì nơi anh em cũng vậy, từ
ngày anh em được nghe nói và nhận biết ân sủng của Thiên Chúa thực sự là gì.”
(Cl 1,6)
Trong thế
chiến thứ hai, để chuẩn bị cho lễ hội vụ mùa, một giáo đoàn Anh Quốc đã trang
hoàng nhà thờ với những bông bắp chín. Tối hôm đó, bom đạn phá hủy ngôi nhà thờ
và nó vẫn nằm yên đó suốt mùa đông dài. Khi mùa xuân đến, mầm bắp bắt đầu nảy
mầm từ đống đá sỏi. Chúng lớn nhanh qua mùa hè, và khi mùa thu tới, giáo đoàn
đã thu hoạch được những trái bắp vàng. Tin Mừng cũng tương tự như những trái
bắp đó. Không gì có thể ngăn cản nó nẩy sinh hoa trái. Trong bài đọc hôm nay,
chúng ta thấy tín hữu Côlôsê đang sống và làm chứng cho điều này.
Câu trả lời của tôi là gì
đối với việc chậm sinh hoa trái của Tin Mừng?
Hy vọng là sức mạnh thúc
đẩy tâm trí chúng ta mở tung mọi cánh cửa (Thomas Wilder)
Bài đọc 1 năm chẵn
“Mỗi người đã làm theo
khả năng Chúa ban… Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì, nhưng Thiên
Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể.” (1Cr 3,5-7)
Irene
Champernowne nói rằng câu ngạn ngữ bà yêu thích nhất là câu ngạn ngữ của một
người Ả rập ở ngôi làng miền núi Lebanon viết cho bà. Câu ngạn ngữ thế này: “Tôi phải đưa mặt ra trước sóng gió và gieo
hạt trên nơi cao.” Irene thích câu này, bởi vì nó nhắc cho bà rằng Thiên Chúa
có thể làm những việc vĩ đại với những hạt giống chúng ta gieo. Do đó, công
việc của chúng ta là đương đầu với sóng gió và hãy gieo giống. Điều này không
dễ vì ít khi chúng ta thấy được hoa trái từ những nỗ lực của mình.
Irene nói: “Nhưng ngay cả khi chúng ta không thấy, thì
người khác sẽ thấy và sẽ biết ơn chúng ta.” Hạt giống chúng ta gieo là món
quà chúng ta dâng lại cho Thiên Chúa trong niềm biết ơn vì những gì Ngài ban
tặng cho chúng ta.
Hôm nay, tôi gieo được hạt
giống gì?
Thiên Chúa chờ đợi để thu
hoạch những bông hoa cũa Ngài, như món quả từ bàn tay con người dâng lên
(Rabindranath Tagore)
Bài Tin Mừng
“Sáng ngày, Chúa Giêsu
đi ra một nơi thanh vắng đề cầu nguyện.” (Lc 4,42)
Catharine de
Hueck Doherty đến Canada với tư cách một người tị nạn Nga. Sau khi chồng chết,
bà sắp xếp việc học hành cho đứa con trai, bà đã bán đi mọi thứ và đến sống
trong khu ổ chuột Toronto. Tại đây, bà phục vụ những kẻ vô gia cư bị xã hội
ruồng bỏ. sau đó bà viết một cuốn sách với tựa đề “Sa mạc.” Sa mạc không có
nghĩa là một nơi nào đó, nhưng là một nơi cô tịch, ở đó con người có thể cầu
nguyện liên tục trong thanh vắng. Cũng như Chúa Giêsu, Catharine đã tìm nơi
thanh vắng để cầu nguyện và suy gẫm.
Nhà thơ hiện đại Carl
Sandburg nói: “Một trong những điều cần thiết nhất ở Mỹ, đó là khám phá ra
những nơi thanh vắng tưởng tượng.” Nhận xét này khiến tôi tự hỏi: Sandburg có ý
gì khi nói thế?
Cô tịch giúp chúng ta
nhận ra mình là ai, còn xã hội cho ta thấy mình là gì. (Josh Billings)