TUẦN 22 – THỨ BẢY
Bài đọc 1 năm lẻ
“Xưa kia anh em là những
người xa lạ, là thù địch của Thiên Chúa… Nhưng nay nhờ Đức Giê-su là con người
bằng xương bằng thịt đã chịu chết, Thiên Chúa cho anh em được hoà giải với
Người.” (Cl 1,21-22)
Tự điển
Webster đã định nghĩa mầu nhiệm cứu chuộc như là “lời hòa giải của Thiên Chúa và con người qua cái chết của Chúa Giêsu.”
Từ “cứu chuộc” bắt nguồn từ năm 1952 khi William Tyndale dịch Tân Ước sang
tiếng Anh. Không thể tìm được một từ tiếng Anh nào tương đương với sự hòa giải
qua Thiên Chúa qua cái chết của Chúa Giêsu, ông đã chế ra một từ được ghép bởi
chữ At và onement thành ra chữ at-onement hay atonement. Nói khác đi, nhờ cái
chết của Chúa Giêsu, chúng ta được trở nên “một” với Thiên Chúa.
Tôi suy nghĩ gì khi tưởng
tượng mình đứng dưới chân Thập Giá lúc Chúa Giêsu tắt thở?
Hãy để cho mọi sinh vật
dưới bầu trời này ca ngợi Đấng Tạo Hóa. Và từ mọi miệng lưỡi hãy ca vang Danh
Đấng Cứu Chuộc trên khắp trái đất. (Isaac Watts)
Bài đọc 1 năm chẵn
“Thiên Chúa đã đặt chúng
tôi làm Tông Đồ hạng chót… Chúng tôi điên dại vì Đức Ki-tô, còn anh em thì khôn
ngoan trong Đức Ki-tô.” (1Cr 4,9-10)
Người Hy Lạp
thời cổ gọi những gái điếm là “những cô gái Côrintô”, và khi muốn hạ nhục ai,
họ sẽ nói: “Anh ta hành động như một
người Côrintô.” Người Côrintô không được coi trọng vì họ là dân ngoại, là
người của một thành phố cảng với tất cả những thói hư tật xấu. Điều này giải
thích cho sự mỉa mai trong bài đọc hôm nay. Một số kitô hữu Côrintô bị cám dỗ
để nghĩ rằng họ ở cấp cao về mặt tinh thần so với những người khác. Thánh
Phaolô cố gắng thức tỉnh họ để họ nhận ra rằng một thái độ như thế nguy hiểm và
khờ khạo đối với đời sống thiêng liêng thế nào.
Tôi sợ việc lành làm cho tôi tự mãn hơn là những việc xấu khiến tôi kinh tởm. (Nahum Tchenobil)
Bài Tin Mừng
[Một số người biệt phái
phàn nàn khi thấy các môn đệ Chúa Giêsu bứt lúa mì mà ăn trong ngày Hưu lễ.
Chúa Giêsu nhắc cho họ rằng vua Đa-vít và các thuộc hạ cũng đã làm như thế khi
đói bụng]. Chúa Giêsu kết luận: “Con Người làm chủ ngày Hưu lễ.” (Lc 6,5)
Một số binh sĩ
Do Thái phải chiến đấu vào rạng sáng ngày Hưu lễ. Họ thà trốn trong hang còn
hơn vi phạm ngày Hưu lễ vì chiến đấu. Kẻ thù gặp thấy và đã giết chết họ mà họ
cũng không giơ tay lên đầu hàng. Việc tôn trọng lề luật đã có mặt tiêu cực. Một
số người Do Thái coi trọng mặt chữ hơn tinh thần của luật. Một số kinh sư Do
Thái còn đi quá xa trong việc tuân giữ luật đến nỗi có ai đó bị một bức tường
đè lên, họ cũng chẳng ra tay cứu giúp, vì sợ vi phạm ngày Hưu lễ.
Trong việc thờ phượng, tôi
thường có khuynh hướng theo sát mặt chữ hơn là tinh thần lề luật chăng? Tại
sao?
Tuân theo nghi thức mà
không có lý trí, thì không phải là thờ phương mà chỉ là sùng bái ngẫu tượng.