THỨ NĂM – TUẦN 11
Bài đọc 1 Năm lẻ
Nếu anh em lãnh nhận một
Thần Khí hoặc một Tin mừng nào khác với Thần Khí và Tin mừng anh em đã đón
nhận, thì anh em sẵn lòng chịu đựng được ngay” (2Cr 11,4).
Charles Colson
là một phụ tá của Nhà Trắng vào thập niên 1970. Ông bị kết tội và bị giam tù vì
vụ Watergate.
Sau đó, ông đã hoán cải về mặt tôn giáo. Giờ đây, ông
đi khắp nước, rao giảng những điều căn bản trong Phúc âm của Chúa. Đặt biệt ông
chống lại những kẻ rao giảng xa sự thật, những kẻ giảng dạy một Phúc âm “thời
thịnh vượng”, một Phúc âm coi của cải dồi dào như dấu chỉ tình thương của Chúa
và để cho người nghèo tự lo cho bản thân của họ. Colson phản đối luận cứ của
họ: Nếu bạn sống “cuộc sống tốt lành”, Thiên Chúa sẽ chúc phúc để bạn được của
cải vật chất và thành đạt. Colson nói: “Thiên
Chúa không muốn những thành công, mà là muốn chính bản thân chúng ta.”
Tôi giải thích thế nào lời
Chúa Giêsu: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” (Lc
18,24).
Chúa Giêsu nói: “Kho
tàng anh em ở đâu, thì lòng anh em cũng ở đó” (Lc 12,34)
Bài đọc 1 Năm chẵn
[Khi Êlia rời khỏi đất],
Êlisa được đầy thần khí của ông. Suốt đời ông Ê-li-sa, không thủ lãnh nào có
thể làm ông lung lạc, cũng chẳng ai khuất phục được ông. (Hc 48,12).
Sách Huấn ca
được biên soạn theo hai chủ đề chính: một loạt những phản ánh về cuộc sống, và
ôn lại lịch sử Cựu ước. Việc ôn lại mặt hình thức những bài ca ngợi các mặt anh
hùng của dân Israel, theo thứ tự, nhằm gợi lên niềm tự hào của dân chúng. Lời
ca ngợi Êlisa hôm nay nhắc đến ông như một con người can đảm, không sợ dấn thân
phụng sự Thiên Chúa và công việc của Ngài.
Tôi can đảm và không sợ hãi
đến mức nào để dấn thân vào con đường phục vụ Chúa và các công việc của Ngài?
Can đảm là một nội lực
giúp tôi dám nhìn thẳng vào mình, có cái nhìn khoan dung đối với bạn hữu, và
nhìn kẻ thù theo khía cạnh tích cực.
Bài Tin Mừng
[Chúa Giêsu nói với các
môn đệ:] “Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con Đấng ngự
trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến” (Mt
6,9-10).
Quyển nhật ký
của Dag Hammaskjold cho thấy ông là một người rất sâu sắc trong đời sống cầu
nguyện, mặc dù ông không thuộc một tôn giáo chính thống nào. Ông chịu trách
nhiệm về việc xây phòng suy niệm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Một lời cầu nguyện
được ông suy gẫm rất nhiều đó là Kinh Lạy Cha. Nhật ký của ông có nhiều nơi ám
chỉ điều này: “Danh Ngài được vinh hiển,
chứ không phải danh con. Nước Ngài trị đến, chứ không phải nước con. Ngài được
phục vụ, chứ không phải con.”
Thánh Augustinô ngụ ý gì khi
viết: “Những gì chúng ta phải cầu nguyện đã có trong Kinh Lạy Cha, còn những gì
không có trong đó phải chăng chúng ta không phải cầu nguyện?”
Kinh Lạy Cha có thể học
thuộc lòng rất nhanh, nhưng thấm vào lòng lại chậm chạp (F.D. Maurice).