Thánh Y Nhã đích thực là
một vị thần bí. Linh đạo của ngài được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên, ad
majorem Dei gloriam -- "để Thiên Chúa được vinh danh hơn."
Thánh Phêrô có biệt danh
là "Chrysologus" (lời vàng) bởi tài hùng biện ngoại hạng. Ngài được đặt
làm Tiến Sĩ Hội Thánh vì các bài giảng đơn sơ, thực tiễn và rõ ràng của ngài.
Thánh Lucci thường
đến thăm các giáo xứ và canh tân đời sống phúc âm của giáo dân trong địa phận.
Ngài dùng tiền lương của giám mục để hỗ trợ cho công việc giáo dục và bác
ái.
Thánh Gioankim và Thánh Anna đại diện
cho một chuỗi những người trung tín thi hành bổn phận, âm thầm không ai biết đến, kiên trì sống
đức tin để tạo nên một bầu khí thuận tiện cho sự giáng trần của Ðấng Thiên Sai.
Thánh Giacôbê là một
trong ba người được ưu tiên chứng kiến Chúa Hiển Dung, được thấy con gái ông
Giairút sống lại và có mặt trong giờ thống khổ của Ðức Giêsu trong vườn Giệtsimani,
và là tông đồ đầu tiên chịu tử đạo.
Louise là em của vua
Louis IX nước Pháp, và kết hôn với Thái Tử xứ Chalon. Trong cung điện của họ,
không có sự xa hoa phung phí. Ðôi vợ chồng này còn thuyết phục các tiểu thư,
hoàng tử của triều đình sống sát với Phúc Âm hơn.
Các thị kiến về Đức Kitô
chịu đóng đinh làm nền tảng cho đời sống thánh Bridget - chú trọng đến đức ái. Cuộc
đời thánh nữ còn chứng minh rằng sự thánh thiện có thể thực hiện được giữa nơi
chính trường.
Maria Mađalêna là một
trong những người đứng dưới chân thập giá Ðức Giêsu với Ðức Mẹ, và là một trong
các nhân chứng "chính thức" đã được chọn để chứng kiến sự Phục Sinh.
Hoàng Hậu Kunigunde cùng
chồng thề giữ mình đồng trinh. Lúc còn làm hoàng hậu, Kunigunde chăm sóc các cô
em và dành nhiều thời giờ để đi thăm bệnh nhân. Sau khi nhà vua qua đời, hoàng
hậu sống cuộc đời đơn sơ của một nữ tu dòng Thánh Clara.
Tận tụy sống khó nghèo và
hèn mọn, thánh Gioan Gualbert đã cảm kích các cộng đoàn trong việc chăm sóc người
nghèo và người đau yếu, và trở nên người canh tân
Giáo Hội mà các giáo hoàng đã giao phó cho ngài.
Thánh Bênêđích được coi
là chừng mực, và đời sống bác ái của ngài được thể hiện qua sự lưu tâm đến những
người chung quanh. Trong thời Trung Cổ, tất cả các đan viện ở Tây Phương dần dà
đều sống theo Quy Luật Thánh Bênêđích.
Ước ao của Thánh Vêrônica
là được giống Ðức Kitô bị đóng đinh và mong ước ấy đã được nhận lời với năm dấu
thánh. Ba mươi lăm năm cuối cuộc đời là thời gian Sơ Vêrônica hoàn toàn đắm
chìm trong Ðức Kitô.