Hiển thị các bài đăng có nhãn tn20a. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tn20a. Hiển thị tất cả bài đăng

Lời Chúa cntn 20a _ các bài suy niệm

Các bài suy niệm
CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN - A
Lời Chúa: Is 56, 1.6-7; Rm 11, 13-15.29-32; Mt 15, 21-28

Daily reflection _ Lord, help me

LORD HELP ME
"O God, Who have prepared for those who love You good things which no eye can see, fill our hearts, we pray, with the warmth of Your love..."  
Deacon John Ruscheinsky

Lời Chúa cntn 20a _ giảng lễ cho thiếu nhi

CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN - NĂM A
Chủ đề: “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc”
Lm. Giuse Vũ Đức Hiệp

Tìm hiểu Lời Chúa _ cntn 20a


CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN
NĂM A
Is 56, 1. 6-7; Rm 11, 13-15. 29-32; Mt 15, 21-28

Lời Chúa cntn 20a _ đức tin được minh chứng qua thử thách

ĐỨC TIN  
được minh chứng qua thử thách
Đau khổ và thử thách là cơ hội giúp cho các tín hữu minh chứng niềm tín thác vào Thiên Chúa hơn: “Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội...” (1 Pr 1, 7)
Lm. Mt

5 phút cho Chúa _ một đức tin mạnh thật

17/08/14 CHÚA NHẬT TUẦN 20 TN – A
Mt 15,21-28
MỘT ĐỨC TIN “MẠNH THẬT”
“Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.” (Mt 15,28)
Người có “đức tin mạnh thật” không chỉ “đọc kinh, xem lễ” mà còn kiên trì cầu nguyện, lắng nghe và sống Lời Chúa, để chất Tin Mừng thấm sâu vào từng ý nghĩ hành vi trong cuộc sống của mình.  

Lời Chúa cntn 20a _ giáo huấn Phúc Âm

CHÚA NHẬT XX QUANH NĂM A
Is 56, 1.6-7; Rm 11, 13-15.29-32; Mt 15, 21-28

Lời Chúa cntn 20a _ bà muốn thế nào sẽ được như vậy


BÀ MUỐN THẾ NÀO, SẼ ĐƯỢC NHƯ VẬY
Lòng thương xót của Chúa không thể từ chối lời nài van của người không tìm được nơi nương tựa.
Lm. HK

Lời Chúa cntn 20a _ các bài suy niệm

Các bài suy niệm
CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN - A
Is 56, 1.6-7; Rm 11, 13-15.29-32; Mt 15, 21-28

Lời Chúa cntn 20b _ sức mạnh của lòng tin

SỨC MẠNH CỦA LÒNG TIN
Người ta thất bại vì người ta thiếu lòng tin, thiếu lòng tin nơi Thiên Chúa và thiếu tin tưởng vào khả năng của mình.  
Ignatio Trần Ngà

Lời Chúa cntn 20a _ kiên nhẫn cầu nguyện

KIÊN NHẪN CẦU NGUYỆN
Bất cứ vị tử đạo nào cũng đã cầu nguyện và kiên nhẫn cầu nguyện cho tới giây phút các ngài bị điệu ra pháp trường để lãnh nhận triều thiên tử đạo.
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm

5 phút cho Chúa _ phép lạ xác nhận lòng tin


17/08/08                                                    CHÚA NHẬT TUẦN 20 TN - A
                                                                                                  Mt 15,21-28
PHÉP LẠ XÁC NHẬN LÒNG TIN
“Lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy.” (Mt 15,28)
Suy niệm: Ngày 13/6 vừa qua, trong lúc phái đoàn Toà Thánh đồng tế tại La Vang, một hiện tượng lạ xuất hiện trên bầu trời: từ phía mặt trời toả ra một vầng sáng màu sắc, ở giữa có một giải mây thấp thoáng như thể tà áo Đức Mẹ đang bay. Đối với nhiều người thì hiện tượng đó chẳng có gì là lạ, có thể giải thích bằng những lý do quang học, cùng lắm thì cho là do “ngẫu nhiên.” Nhưng đối với niềm tin thì quả là có mối liên quan: hiện tượng xảy ra đúng lúc như xác nhận lời đức ông Parolin nói “có sự hiện diện của Mẹ ở đây.” Việc con gái người đàn bà xứ Canaan được khỏi bệnh cũng chẳng có dấu hiệu lạ lùng nào. Nhìn bề ngoài có vẻ như chỉ là chuyện lời qua tiếng lại giữa Chúa Giêsu và người đàn bà ấy. Thế nhưng, con gái của bà được khỏi quỉ ám đúng lúc Chúa Giêsu nói với bà: “Bà muốn sao thì sẽ được vậy.” Sự kiện đó là một lời xác nhận quyền năng của Lời Chúa. Còn Lời Chúa thì xác nhận lòng tin của người đàn bà xứng đáng đón nhận phép lạ.

5 phút cho Chúa _ chỉ vì yêu

14/08/11                chúa nhẬt tuẦn 20 tn – a
                                                                                     Mt 15,21-28
 chỈ vì yêu
Người đàn bà đáp: “Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống.” (Mt 15,27)
Suy niệm: Câu trả lời của người đàn bà “dân ngoại” đã làm nổi bật sự khiêm tốn thẳm sâu và lòng kiên nhẫn nơi một người mẹ đang van nài Chúa cứu chữa con mình. Sự khiêm tốn và lòng kiên nhẫn đó phát xuất từ một tình yêu mãnh liệt, bất chấp những thái độ khinh miệt, những sự dèm pha, sỉ nhục của người chung quanh. Cũng chính tình yêu đã thúc đẩy bà vượt qua được rào cản của sự ngăn cách giữa dân Chúa chọn và dân ngoại. Thật vậy, khi vì con và đến với Chúa Giêsu, bà không còn nghĩ đến bản thân mình, cũng không màng đến sự khác biệt về dân tộc hay tôn giáo mà xã hội Do Thái thời đó luôn đặt nặng. Bà đã trở nên mẫu gương cho tất cả chúng ta về lòng tin, lòng cậy và tình mến – ba nhân đức căn bản kitô giáo, mà tình yêu là nền tảng cho mọi động lực khác.
Mời Bạn: Tình yêu của người đàn bà trong câu chuyện trên là “dấu chỉ” của tình yêu Chúa đối với chúng ta. Và hơn thế nữa, tình yêu của Chúa là thế này: dù người mẹ có quên con đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49, 15). Hãy ngắm nhìn hình ảnh trẻ Giêsu trong máng cỏ và Chúa Giêsu trên thánh giá, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu tuyệt vời đó.
Chia sẻ: Bạn đã có bao giờ vì tình yêu mà phải hạ mình, hay chấp nhận khó khăn, mất mát?
Sống Lời Chúa: Khiêm tốn đón nhận khi nghe lời phê bình hay chỉ trích để cầu nguyện cho những người chưa biết Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết sống tình yêu Chúa dạy con trong kiên trì và khiêm tốn. Amen.

Lời Chúa cntn 20a _ lòng tin

LÒNG TIN

Người ta kể về một người đàn bà ở bãi biển. Bà ấy vừa già, lại dơ bẩn và ăn mặc dị hợm. Bà đi bộ lang thang dọc theo bờ biển, thỉnh thoảng ngừng lại cúi xuống nhặt một cái gì đó bỏ vào trong túi sách. Khi bà đi ngang qua đám trẻ con đang đùa vui trên cát biển, cha mẹ của những em bé này liền gọi các em lại để khỏi gần gũi với bà. Họ lo lắng và sợ hãi vì không biết bà có thể làm điều gì gây nguy hại cho các em. Họ căn dặn con cái: “Không có việc gì phải liên hệ với bà ta cả”. Sau này, họ khám phá thấy rằng bà lão đi dọc theo bờ biển và nhặt những miếng kính vỡ bỏ vào trong túi xách để trẻ em không bị đứt chân chảy máu khi chạy vui đùa trên bãi biển.
Nếu chúng ta bước theo Chúa Giêsu, chúng ta phải sẵn sàng dẹp bỏ những hàng rào ngăn cách. Điều này được thể hiện bằng thái độ nhìn tất cả mọi người bình đẳng như nhau, không còn phân biệt kỳ thị nam nữ, giàu nghèo, sắc tộc, màu da, hay tôn giáo. Và trong ánh sáng đức tin, phải nhìn mọi người là anh chị em của mình, là con cái của Chúa Cha trên trời. Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta điều này trong thư gửi tín hữu Galát: “Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô”.
Đối với những người ngoài Kitô giáo, trong tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Nostra Aetate, đoạn 5, Công Đồng Vatican II đã nói: “Chúng ta không thể kêu cầu Thiên Chúa là Cha mọi người nếu chúng ta không muốn xử sự như anh em đối với một số người, cũng được tạo dựng giống hình ảnh Chúa. Liên lạc giữa con người với Thiên Chúa là Cha và giữa con người với anh em mình, có liên quan mật thiết với nhau như lời Thánh Kinh: “Ai không yêu thì không nhận biết Thiên Chúa”.
Do đó, mọi lý thuyết hay hành động đưa đến kỳ thị về phẩm giá con người và những quyền lợi do phẩm giá đó mà ra, kỳ thị giữa con người với nhau, giữa dân này với dân khác, sẽ không có nền tảng.
Vì thế, Giáo Hội bác bỏ mọi sự kỳ thị hoặc đàn áp chủng tộc hay màu da, giai cấp hay tôn giáo, vì thái độ ấy xa lạ với tinh thần Chúa Kitô. Do đó, thánh Công đồng theo chân thánh Phêrô và Phaolô, khẩn thiết kêu mời các Kitô hữu: “Hãy sống ngay lành giữa người lương dân”, nếu có thể được, tuỳ khả năng mà sống hoà thuận với hết mọi người như những người con một Cha trên trời”.
Đối với những người Kitô hữu, trong tinh thần hiệp nhất, Công đồng nói: “Thánh công đồng này khuyến khích tất cả mọi người Công giáo hãy nhận ra các dấu chỉ thời đại để khéo léo tham gia vào công cuộc hiệp nhất”.
Đối với những anh chị em ly khai, Công đồng Vatican II nói: “Người Công giáo cần phải vui mừng nhìn nhận tôn trọng những giá trị thật sự Kitô giáo, xuất phát từ cùng một gia sản chung được tìm thấy nơi các anh em ly khai. Nhìn nhận những kho tàng phong phú của Chúa Kitô và những hoạt động của quyền lực Người trong đời sống của những kẻ đang làm chứng về Người – và có khi phải đổ máu mới nói lên được chứng tá ấy – quả là chính đáng và có giá trị cứu rỗi: vì Thiên Chúa luôn đáng khâm phục và việc Người làm bao giờ cũng kỳ diệu”.
Nhìn vào tấm gương của người đàn bà Canaan, chúng ta cũng rút ra được bài học quý giá trong đời sống đức tin. Với tình yêu lớn lao của một người mẹ đối với con gái đang đau nặng, người đàn bà Canaan đã vượt qua mọi ranh giới kỳ thị của xã hội – đàn bà và dân ngoại – để kiên trì tin tưởng vào lòng nhân lành của Chúa Giêsu. Tình yêu là động lực dẫn đến đức tin.
Trong cuốn truyện “Anh em nhà Karamazốp”, Dostoievski kể về câu chuyện của một bà lão đang bị khủng hoảng về tinh thần và thể lý. Ngày nọ bà đến bàn luận vấn đề này với linh mục Zossima. Bà tâm sự về sự yếu kém của đức tin, cùng nỗi nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa và đời sống mai sau.
Linh mục Zossima thông cảm lắng nghe, rồi khuyên bà rằng chẳng có cách nào minh chứng rõ ràng về những điều này, nhưng vẫn có thể làm cho đức tin của bà chắc chắn hơn bằng tình yêu thương tha nhân. Hãy cố gắng yêu người láng giềng cho thật tình. Càng yêu thương, bà sẽ càng tin tưởng chắc chắn hơn về sự hiện hữu của Thiên Chúa và về đời sống sau khi chết. Càng yêu mến, đức tin của bà càng trở nên mạnh mẽ, và làm tiêu tan hết những nỗi nghi ngờ. Bà đã thử nghiệm và thấy có kết quả.
Linh mục Mark Link S.J., trong bài giảng Chúa nhật XX hôm nay, đã ví tình yêu và đức tin đi đôi với nhau không khác gì như hai đường rầy xe lửa. Tìm được cái này sẽ thấy cái kia. Đức tin và tình yêu liên kết với nhau như xác với hồn. Cha cũng dùng lời của bác sĩ truyền giáo Albert Schweitzer, trong cuốn sách có nhan đề “Reverence for Life” – “Kính trọng Cuộc Sống” như sau:
“Bạn có muốn tin vào Chúa Giêsu không? Bạn có thực sự muốn tin Ngài không? Như thế bạn phải làm một điều gì đó cho Ngài. Trong thời buổi đầy ngờ vực này thì không có cách nào khác đâu. Nếu vì Ngài mà các bạn cho kẻ khác đồ ăn, nước uống hoặc áo mặc, những nghĩa cử này Chúa Giêsu đã hứa chúc phúc như là làm cho chính Ngài, thì lúc đó bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự làm điều ấy cho Ngài. Chúa Giêsu sẽ mặc khải chính Ngài cho bạn như thể Ngài là một người vẫn còn sống”.
Các bậc cha mẹ cần củng cố đức tin hãy bắt chước người đàn bà Canaan, đến với Chúa Giêsu với lòng yêu thương con cái tha thiết. Và tất cả mọi người, muốn cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, hãy mở rộng tâm hồn để chấp nhận những người anh chị em không cùng tôn giáo, lập trường chính trị, văn hoá, sắc tộc hay ngôn ngữ. Bởi “Ai không yêu thì không nhận biết Thiên Chúa”.




Lời Chúa cntn20a _ niềm tin và thử thách


NIỀM TIN VÀ THỬ THÁCH
“Anh em hãy tự cho mình là được chan cha nim vui khi gp th thách trăm chiu.” (Gc 1,2).
Lm. HK

Lời Chúa cntn 20a _ lòng tin

LÒNG TIN

Trước Công đồng Vatican II, những người tín hữu có đời sống luân lý công khai bê bối, nhưng không chịu ăn năn trở lại, khi chết thường bị các cha sở cấm không cho chôn cất trong nghĩa trang của nhà thờ, vì nghĩa trang Công giáo là phần đất đã được thánh hiến, chỉ dành cho những người tín hữu có đời sống xứng đáng mà thôi.
Có một ông cụ già sống bê bối về luân lý, say sưa cờ bạc, ăn ở lung tung… Khi chết, cha sở ra lệnh cho người nhà phải chôn cất ông ở ngoài hàng rào của nghĩa trang trong xứ. Sau nhiều năm, cha sở đã đổi đi nơi khác, người con gái của ông già trở về nhà thờ cũ để thăm mộ và xin lễ cầu nguyện cho ông. Bà đi kiếm mộ cha mình ở bên ngoài hàng rào nghĩa trang nhưng chẳng thấy. Bà đành phải đi tìm người trông coi nghĩa địa ngày xưa để hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Người trông coi nghĩa địa đã dẫn bà ra đúng mộ của thân phụ, nhưng đã nằm ở bên trong hàng rào nghĩa trang. Bà ngạc nhiên hỏi, “Tại sao ông lại dời mộ của thân phụ tôi?” Người trông coi nghĩa trang mỉm cười trả lời: “Chúng tôi đã không dời mộ của ông cụ, nhưng vì bên trong nghĩa trang không còn đủ chỗ chôn cất nữa, nên phải mở rộng nghĩa trang ra. Chúng tôi chỉ dời hàng rào ra mà thôi”.
Đây là điều Chúa Giêsu đã làm trong bài Phúc Âm hôm nay, khi chữa bệnh cho con gái của người đàn bà xứ Canaan. Người đàn bà Canaan đến với Chúa là người ở bên ngoài những hàng rào ranh giới do sự kỳ thị phân biệt của xã hội.
Đối với những người Do thái, sự trong sạch và nhơ bẩn được phân định rõ ràng. Nếu là người Do Thái và biểu tỏ đức tin qua việc giữ luật Do Thái, người đó được coi là trong sạch. Nếu là ngoại kiều, hay là Do Thái mà không tuân giữ luật lệ Do Thái, đó là người dơ bẩn. Sự phân định ranh giới này rất đơn giản và rõ ràng!
Có hai điều làm cho người đàn bà xứ Canaan bị loại trừ trong bậc thang phân định giá trị của người Do Thái: đàn bà và dân ngoại. Trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu, người đàn bà bị lãng quên. Trong bài Phúc Âm Mt 14, 13-21, Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều cho 5000 người ăn uống no nê, “không kể đàn bà và trẻ con”. Đàn bà và trẻ con không được kể đến, coi như không có giá trị. Hôm nay một lần nữa, thánh Matthêu nói đến người đàn bà xứ Canaan, mà không nhắc đến tên của bà. Điều này có ý nghĩa. Chắc chắn bà phải có tên. Nhưng không được nhắc đến tên chứng tỏ bà đã bị xã hội thời đó khinh bỉ và loại trừ.
Điểm thứ hai, bà là người dân ngoại xứ Canaan. Đối với người Do Thái, dân ngoại là xấu. Người Canaan, kẻ thù truyền kiếp của tổ tiên người Do Thái, còn xấu hơn nữa. “Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó”. Chúa Giêsu đã sử dụng phong tục và lối nói quen thuộc của người Do Thái để so sánh những người dân ngoại giống như chó. Xã hội Do Thái thời xưa không cưng chiều và quý trọng chó như xã hội tây phương thời nay. Gọi ai bằng chó là một điều sỉ nhục. Vì chó liếm những vết ghẻ chốc, và mang bệnh truyền nhiễm như trong câu chuyện người phú hộ và ông Ladarô.
Theo William Barclay, bởi lòng kiêu căng, người Do Thái đã gọi dân ngoại là “những con chó ngoại đạo”, “những con chó vô tín ngưỡng”. Sau này họ gọi những người theo Kitô giáo là “những con chó Kiô hữu”. Một sự diễn tả đầy khinh bỉ! Trong cuốn tự thuật của Mahatma Gandhi, vị thánh của người Ấn Độ giáo, ông kể lại rằng trong thời gian còn là học sinh, ông đã đọc Phúc Âm và nhìn thấy trong những lời giảng dạy của Chúa Giêsu câu trả lời cho vấn nạn lớn lao của người dân Ấn Độ phải giải quyết với chế độ đẳng cấp. Đang khi suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về đức tin Kitô giáo, một buổi sáng Chúa nhật, Gandhi bước vào nhà thờ với ý định sẽ bàn thảo với mục sư về tư tưởng của mình. Tuy nhiên, vừa bước vào trong nhà thờ, người dẫn chỗ ngồi đã từ khước không tìm chỗ và đề nghị ông nên bước ra ngoài đi đến nhà thờ dành riêng cho giai cấp của ông. Gandhi đã bỏ nhà thờ và không bao giờ trở lại nữa. Sau này ông nói: “Nếu những người Kitô hữu cũng có những đẳng cấp khác nhau, thì tốt hơn tôi nên ở lại với Ấn Độ giáo”. Vì sự kỳ thị và phân biệt mà người đàn bà Canaan và ông Gandhi đã bị loại trừ. Nhưng Chúa Giêsu đã chứng tỏ cho mọi người nhìn thấy rằng ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa vượt qua tất cả mọi hàng rào ranh giới của con người dựng nên.