Hiển thị các bài đăng có nhãn ngheo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngheo. Hiển thị tất cả bài đăng

Suy tư mùa chay _ tám mối phúc thật

TÁM MỐI PHÚC THẬT
Phải chăng Chúa không thích người giàu và cứ nghèo là dược Chúa thương? Giàu sẽ phải sa hỏa ngục, nghèo thì lên thiên đàng?

5 phút cho Chúa _ kho tàng trên trời


Thứ Sáu 22/6/07
T. Pao-li-nô, Gio-an Phi-sơ, và Tô-ma Mô
KHO TÀNG TRÊN TRỜI
“Hãy tích trữ cho mình kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát…. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đấy.” (Mt 6,19-23)
Suy niệm: Nền kinh tế thị trường cống hiến nhiều cơ hội làm ăn hơn nhưng cũng mở ra cuộc chiến chiếm đoạt tiền của lợi lộc. Cá lớn nuốt cá bé, kẻ quá giàu, người quá nghèo. Các giá trị đạo đức truyền thống bị đặt vào cơn lốc xoáy không biết sẽ đi về đâu. Trong vụ khám xét vũ trường New Century ngay giữa thủ đô Hà Nội hôm 28/4/2007 vừa qua, trong số 1.160 thanh thiếu niên nam nữ bị bắt giữ, có 500 bạn có dấu hiệu sử dụng ma túy. Mới hay có những kẻ đang làm giàu bằng cách đầu độc người trẻ. Trong bối cảnh này, lời Chúa kêu mời ‘hãy tích trữ kho tàng trên trời’ thúc đẩy mọi người cùng quan tâm trước mắt bảo vệ kho tàng những giá trị đạo đức và luân lý trong một xã hội coi trọng tiền của, lạc thú mà xao lãng đời sống tâm linh.

5 phút cho Chúa _ sống nghèo theo Tin Mừng


24/05/10                                                           THỨ HAI TUẦN 8 TN
                                                                                 Mc 10,17-27
SỐNG NGHÈO THEO TIN MỪNG
“Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (Mc 10,22)
Suy niệm: Dù có muốn giải thích theo nghĩa tinh thần, dù có muốn giảm nhẹ tính thúc bách đến mức triệt để của Tin Mừng, Lời Chúa hôm nay vẫn đòi chúng ta phải trực diện với sự thách đố trong việc làm ra và sử dụng của cải. Ngày nay người ta thường quan niệm rằng càng làm ra nhiều của cải, càng tích luỹ được nhiều tài sản, càng có nhiều khả năng mua sắm, thì càng được coi là giàu có, thành đạt. Trên tầm mức vĩ mô, một nền kinh tế mà đồng vốn được huy động, luân chuyển và tích luỹ càng nhiều, càng sản xuất nhiều sản phẩm và tiêu thụ chúng càng nhanh thì càng được coi là một nền kinh tế mạnh. Một trong những hệ quả là hố sâu cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn: một thiểu số nắm giữ được thật nhiều kiến thức, nhiều phương tiện sản xuất, và nhất là nhiều của cải và quyền lực, đại đa số chia nhau “mẩu bánh” còn lại. Lời Chúa hôm nay phác hoạ một ‘nền kinh tế’ khác hẳn: - làm ra nhiều của cải (không nhất thiết càng nhiều càng tốt) - chia sẻ, phân phát cho người nghèo - sinh lời được kho tàng trên trời. Không làm được như thế thì đừng nói đến chuyện theo Chúa!

Vị thánh trong ngày _ 08/6

Chân phước Isabelle nước Pháp
(c. 1270)
Tuy sống trong cung điện sang trọng, bất cứ lúc nào có thời giờ rảnh rỗi Isabelle đều dành để giúp người nghèo và người đau yếu.

Vị thánh trong ngày _ 27/9

Thánh Vinh-sơn Phao-lô
(1580?-1660)  
Thánh Vinh-sơn Phao-lô rất thích hợp là quan thầy cho mọi Kitô Hữu ngày nay, khi người đói ngày càng nhiều, và lối sống xa hoa của người giầu ngày càng đối chọi với tình trạng sa sút về thể chất và tâm linh của con cái Thiên Chúa.

5 phút cho Chúa _ sống nghèo trong sứ vụ


07/07/13 CHÚA NHẬT TUẦN 14 TN – C
Lc 10,1-9
SỐNG NGHÈO TRONG SỨ VỤ
“Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép.” (Lc 10,4)
Suy niệm: Sau ngày đắc cử, Đức giáo hoàng Phanxicô không đến ở trong dinh thự các giáo hoàng nhưng lưu lại tại căn phòng trong Nhà Trọ Thánh Marta để ở gần các cộng sự viên của mình. Ngài quan tâm tới những người “nghèo nhất, yếu đuối nhất, ít quan trọng nhất”. Ngài luôn kêu gọi các tu sĩ đến với những người sống bên lề xã hội. Người ta nhận ra Đức Phanxicô, sau ba tháng trên ngôi vị giáo hoàng, muốn xây dựng một “Giáo hội nghèo, cho người nghèo” đúng như lý tưởng sống của vị thánh mà ngài đã chọn làm danh hiệu giáo hoàng của mình. Đó cũng là mệnh lệnh mà Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ khi sai các ông đi truyền giáo. Quả thật thay vì nhắc các ông trang bị đầy đủ các phương tiện vật chất, Chúa Giêsu muốn các ông lên đường với gói hành trang gọn nhẹ: không mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Ngài muốn các ông sống nghèo như chính Ngài đã sinh ra, sống, rao giảng và chết trong khó nghèo.

5 phút cho Chúa _ siêu thoát trong sứ mạng


Thứ Năm 12/7/07
SIÊU THOÁT TRONG SỨ MẠNG
“Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại... Đừng sắm vàng bạc, hay tiền đồng để giắt lưng.” (Mt 10,7-15)
Suy niệm: Dịp hội nghị G8 vừa qua, Chương Trình Lương Thực Thế Giới cho biết rằng cứ 3 giây rưỡi thì có một người chết vì đói hoặc vì thiếu dinh dưỡng. Để chấm dứt tình trạng bi đát này, thế giới cần 195 tỉ đô la (con số không quá lớn, so với 530 tỉ đô la Mỹ đổ vào cuộc chiến Iraq cho tới nay). Chỉ cần 22 nước giàu nhất chịu bỏ ra 0,7% thu nhập hằng năm của mình thì sẽ có được con số 195 tỉ nói trên. Nhưng cho đến năm 2015 thì chỉ tiêu ấy vẫn sẽ chưa đạt được. Lý do? Vì một số nước… không dám đăng ký, trong đó có Mỹ. Càng giàu xem ra người ta càng khó móc hầu bao! Nghĩa là không phải ‘lực bất tòng tâm’ mà đây là chuyện ‘tâm bất tòng lực’: người ta thiếu một tấm lòng, người ta không siêu thoát đủ, người ta quá bám víu vào mối bảo đảm vật chất cho mình!

Suy tư Phục Sinh _ Chúa ở quanh ta

CHÚA Ở QUANH TA
Trong tất cả các trình thuật về biến cố Chúa Giêsu hiện ra sau khi đã phục sinh... Không lần nào chúng ta thấy Chúa xuất hiện trong dáng vẻ của người cao sang quyền thế, trong y phục lộng lẫy sang trọng, bên những đoàn quân tiền hô hậu ủng.  
Lm. Vĩnh Sang, dcct.

5 phút cho Chúa _ không chỗ tựa đầu


Chúa Nhật XIII TN 01/7/07  
KHÔNG CHỖ TỰA ĐẦU
“Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Chúa Giêsu trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Lc 9,51-62)
Suy niệm: Đức Giêsu quí từng giờ, từng phút, từng giây trong cuộc đời tại thế ngắn ngủi của Người. Ba năm sứ vụ quả là không nhiều. Người tranh thủ cầu nguyện, di chuyển, rao giảng, chữa trị đến quên ăn mất ngủ, quên cả mẹ cha gia đình. Đến lượt các môn đệ Người cũng thế. Theo làm môn đệ Chúa là chấp nhận sự từ bỏ quyết liệt. Sứ vụ người môn đệ hôm nay cũng cấp bách không kém 2000 năm về trước. Không có chỗ cho người môn đệ tà tà hay lè phè. Người môn đệ Chúa Kitô không còn thời giờ để ngơi nghỉ, vì Tin Mừng đang bị cạnh tranh ráo riết và lấn sân bởi lối sống hưởng thụ, ích kỷ. Đồ đệ của lối sống này cũng hối hả không kém, họ yêu cuồng sống vội, bon chen hụp lặn trong danh-lợi-dục. Người môn đệ Chúa Kitô không đối đầu với họ, nhưng được mời gọi yêu thương, tiếp cận và trình bày cho họ chứng tá về các giá trị Tin Mừng. Sứ vụ khẩn cấp và thách đố biết bao!

5 phút cho Chúa _ ưu tiên chọn người nghèo


Thứ Năm 08/03/07
ƯU TIÊN CHỌN NGƯỜI NGHÈO
“Có một nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình… Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu.” (Lc 16,19-31)
Suy niệm: Ông nhà giàu yến tiệc linh đình hằng ngày; người nghèo khó La-da-rô nằm trước cổng nhà ông. Đòi hỏi của đức ái thường trực bên cạnh ông nhà giàu, rất cụ thể nơi những con người đang túng thiếu ngay trước mũi ông. Ông đang bận tiếp các yếu nhân, bận bàn thảo những công chuyện quan trọng, không thể lỡ mất những cơ hội như thế. Có thể ông nghĩ rằng người nghèo thì lúc nào cũng có sẵn đó, nên mối ưu tiên số một không phải là người nghèo, mà là những mối quan hệ khác, những con người khác. Đưa ra dụ ngôn này, Đức Giê-su muốn ta điều chỉnh lại sự chọn lựa ưu tiên - để nên giống như cách mà Người chọn lựa: Người đến để loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó (cf. Lc 4,18tt.) Giáo Hội ngày nay, cách riêng tại Nam Mỹ và tại Á Châu, không ngừng lặp lại xác quyết rằng Giáo Hội “ưu tiên chọn lựa người nghèo” và là “Giáo Hội của người nghèo.”
Mời Bạn: Màu tím của Mùa Chay, theo một tác giả, phải trở nên màu tím của tâm hồn, màu của lòng sám hối, của nỗi khát khao đổi mới tâm hồn mình. Dưới ánh sáng của Lời Chúa, bạn nhìn lại mối tương quan với người nghèo (cả nghèo vật chất lẫn nghèo tinh thần).
Sống Lời Chúa: Tập nhận ra những người nghèo ở chung quanh và dành mối quan tâm ưu tiên cho họ (vui vẻ dành thời giờ gặp gỡ chuyện trò với họ, mau mắn chia sẻ cho họ những gì họ cần mà mình có thể đáp ứng được).
Chia sẻ: Đối với bạn, người nghèo là ai?
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con nhận ra anh chị em nghèo khổ bên cạnh con, trong nhà con, và cho con biết chân thành quan tâm đến họ.