Hiển thị các bài đăng có nhãn lamtruong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lamtruong. Hiển thị tất cả bài đăng

NGHỆ THUẬT LÀM TRƯỞNG

II. ĐẮC NHÂN TÂM

C.   ĐỂ KẺ KHÁC NGHE MÌNH

17.      BẠN MUỐN LÀM NÊN CHUYỆN LỚN?
Chỉ cần khéo gợi ý, để kẻ khác tự kết luận.

Đắc nhân tâm _ đừng ngắt lời


II. ĐẮC NHÂN TÂM

C.   ĐỂ KẺ KHÁC NGHE MÌNH

16.      ĐỪNG NGẮT LỜI AI

NGHỆ THUẬT LÀM TRƯỞNG


 II. ĐẮC NHÂN TÂM

C.   ĐỂ KẺ KHÁC NGHE MÌNH

15.      BẮT ĐẦU BẰNG NHỮNG  ĐIỂM ĐỒNG Ý
Tránh những điểm bất đồng, vì họ sẽ trả lời: KHÔNG ngay từ đầu, và hết lối thoát.
Bắt đầu câu chuyện cách nào để kẻ đối diện trả lời: Phải, phải, đúng…
Đừng bắt cơ thể họ, vì TỰ ÁI, mà căng thẳng trong thế chống đối, nói chuyện gì nữa. Trái lại khi họ nói: có, đúng… cơ thể họ sẽ thanh thản, dễ dàng chấp nhận đối thoại.
Phe TẢ, khi gặp đối phương, họ làm cho phe HỮU “nổi sung” , vì họ quyết gây “hận thù”, chia rẽ, hiểu lầm, vì như thế có lợi cho kế hoạch của họ.
Tìm quan điểm để họ gật đầu cho rằng phải, không khó. Ví dụ: khi đi làm sổ khai gia đình, nhiều câu hỏi làm họ nổi sùng, ta bình tĩnh giải thích, câu hỏi đó có ích cho họ hơn là vì tọc mạch, chủ nhà sẽ vui nói: ông cần chi tiết chi, tôi sẽ cho biết hết.
Chính mình cũng phải tránh trả lời KHÔNG, kẻo sinh phản ứng tiêu cực.
“Muốn chạy xa, phải chạy từ từ”, muốn nói chuyện lâu đừng có NÓNG.
Luôn luôn tìm những câu để đối thoại trả lời: có, phải, đúng… tránh tiếng KHÔNG.

NGHỆ THUẬT LÀM TRƯỞNG

II. ĐẮC NHÂN TÂM

C.   ĐỂ KẺ KHÁC NGHE MÌNH

14.      ÔN TỒN, NGỌT NGÀO
Nếu giận dữ, sẽ gặp những gương mặt giận dữ. Nếu cung tay nói chuyện, kẻ đối thoại cũng xắn  áo chuẩn bị.
Từ việc đình công đẫm máu đến người giúp bàn cẩu thả, cũng phải ôn tồn giải thích, nghe và hiểu kẻ đối thoại. Họ sẽ tự động đổi lập trường, mà cộng tác chặt chẽ hơn.

NGHỆ THUẬT LÀM TRƯỞNG


 II. ĐẮC NHÂN TÂM

C.   ĐỂ KẺ KHÁC NGHE MÌNH

13.      TỰ NHẬN LỖI TRƯỚC
Tự nhận lỗi, bao giờ cũng hơn là tìm lẽ chữa mình.
Kẻ đối diện thấy ta nhận lỗi, họ phải tỏ ra họ là kẻ quan trọng, dĩ nhiên phải tỏ thái độ khoan hồng, hơn là kiêu hãnh buộc tội kẻ đã nhận lỗi, chưa kể là họ tìm lẽ để biện hộ không công cho ta. Nhất là ta được THIỆN CẢM.
Khi bị chỉ trích nặng lời. Phản ứng đầu tiên là ta buồn. Nhưng phải lấy lại bình tĩnh, nhận mình có lỗi phần nào, thành thực chấp nhận và sửa chữa. Những kẻ lên án ta sẽ trở thành trạng sư biện hộ cho ta.
Đó là cách làm cho kẻ khác theo ý kiến ta.

NGHỆ THUẬT LÀM TRƯỞNG

II. ĐẮC NHÂN TÂM

C.   ĐỂ KẺ KHÁC NGHE MÌNH


13. TỰ NHẬN LỖI TRƯỚC
Tự nhận lỗi, bao giờ cũng hơn là tìm lẽ chữa mình.
Kẻ đối diện thấy ta nhận lỗi, họ phải tỏ ra họ là kẻ quan trọng, dĩ nhiên phải tỏ thái độ khoan hồng, hơn là kiêu hãnh buộc tội kẻ đã nhận lỗi, chưa kể là họ tìm lẽ để biện hộ không công cho ta. Nhất là ta được THIỆN CẢM.
Khi bị chỉ trích nặng lời. Phản ứng đầu tiên là ta buồn. Nhưng phải lấy lại bình tĩnh, nhận mình có lỗi phần nào, thành thực chấp nhận và sửa chữa. Những kẻ lên án ta sẽ trở thành trạng sư biện hộ cho ta.
Đó là cách làm cho kẻ khác theo ý kiến ta.

NGHỆ THUẬT LÀM TRƯỞNG

II. ĐẮC NHÂN TÂM

C.   ĐỂ KẺ KHÁC NGHE MÌNH

12.  ĐỪNG LÀM CHO KẺ KHÁC THẤY HỌ LẦM 
Trước hết là vì chưa chắc ta đúng: errare humanum est (con người dễ sai lầm). Khi bảo là lầm, người ta sẽ tự ái. Thà để tự nhiên, chúng ta dễ tự sửa sai hơn.
Vợ mua hàng về, mà chồng chê: bà mua lầm rồi, thế nào bão tố cũng xảy ra, ít là ngầm. Thinh lặng là nhất, điều rõ ràng sai, chúng ta cứ tạm điềm tĩnh: “Ta cùng xem xét lại” hơn là nhất định ta đúng, họ sai.

NGHỆ THUẬT LÀM TRƯỞNG

II. ĐẮC NHÂN TÂM

C.   ĐỂ KẺ KHÁC NGHE MÌNH

11.      KHÔNG TRANH BIỆN
Khi cãi vã, sẽ không có kẻ thắng người thua. Dù ta thắng, ta cũng thua vì mất thiện cảm với người đối thoại.
Rủi họ nói sai, làm thinh đừng chỉ cái sai, giữ thể diện cho họ, nào mất mát gì.
Thích cãi nhau là hạng hiếu thắng.
Họ bảo: hiệu đồng hồ đó tốt. Mình cứ khen tốt là xong, hết chuyện sang chuyện khác, cãi vã mà làm gì.
Đánh cờ, mình còn biết nhường họ thắng để họ vui, tại sao khi nói chuyện lại không biết nhường.
Kết: Tránh mọi sự tranh biện. 

NGHỆ THUẬT LÀM TRƯỞNG

D.   SỬA  SAI
MÀ NGƯỜI KHÔNG GIẬN

1.      KHEN TRƯỚC
Lời khen chân thành đi trước, sẽ dễ cho họ chấp nhận sửa sai hơn. Sau đó, dù việc tày trời cũng ráng nói nhẹ thôi, nhưng họ sẽ thấm thía vô cùng và không thù ta.
Trong cái dở, có phần hay, hãy xem phần hay trước để không phụ lòng cố gắng của họ. Nóng nảy, chiếu luật, tranh biện không khắc phục được, còn gây thêm thù. Cứ bình tĩnh khen ngợi đúng đắn, ta đến với họ thì họ đã biết ta muốn gì rồi, nói nữa làm gì, họ sẽ mến ta và tự hứa sửa chữa.
2.      CHỈ CẦN GỢI Ý CHO HỌ BIẾT LÀ ĐỦ
Nhóm thợ hút thuốc nơi có bảng CẤM HÚT THUỐC, ông chủ bắt gặp, không rày, chỉ rút túi mời mỗi người một điếu Salem và nói vui lòng hút chỗ khác.
Bài diễn văn dài công phu nhưng buồn tẻ, muốn họ sửa, ta khen: bài này đăng báo thì thực là hay.
3.      TỰ CÁO LỖI TRƯỚC
Thấy trẻ nó quá lắm, hãy nhớ hồi chính mình còn trẻ như chúng. Do đó khi chỉ dạy, cũng thẳng thắn nói rõ như vậy, chúng sẽ chấp nhận kinh nghiệm của ta.
Nếu đã lỡ chê trước, cần can đảm khiêm nhường khen sau vậy.
4.      ĐỪNG RA LỆNH
Khẳng khái bảo: làm cái này, cấm làm cái kia. Ta sẽ gặp phản ứng. Chỉ nhẹ nhàng đặt câu hỏi: ông cho như vậy có được không? Có lẽ nên sửa câu này như vầy.
Như vậy không chạm tự ái, giá trị của họ được tôn trọng, họ dễ chấp nhận sửa sai.
5.      GIỮ THỂ DIỆN CHO HỌ
Gặp người giỏi về chuyên môn nhưng kém về chỉ huy, sẽ cho họ tước vị cao hơn nhưng ít trách nhiệm, để giữ thể diện cho họ.
Thôi việc một người ở, một người làm công, làm sao cho họ vui lòng, không oán hờn, họ ra đi không mất thể diện.
Trong mọi việc đừng để ai bị nhục.
6.      KHEN, COI TRỌNG SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỌ
Người chuyên dạy thú trong gánh xiếc, biết cách khích lệ tán thưởng hơn là doạ nạt.
Đời người ta sẽ “tự sửa đổi” nhờ lời khen hơn là bị sửa phạt.
Huấn luyện ca sĩ, kịch sĩ cũng phải khích lệ, chê ai làm cho họ tự ti mặc cảm.
Ta phải nhớ cái khả năng huyền diệu của lời khen khích lệ mà năng sử dụng nó.
7.      GÂY CHO HỌ MỘT THANH DANH
Tội nhân, được tin tưởng nơi sự lương thiện, họ nỗ lực sống lương thiện cho xứng với lòng tin tưởng của ta.
Một người thiếu sắc đẹp, khen họ một vẻ đẹp nào, họ sẽ hết mặc cảm, ăn mặc tử tế, tô điểm lại, họ sẽ lạc quan và thành công.
Kết: khuyến khích, tật gì cũng dễ sửa, khó khăn mấy cũng vượt qua.
8.      LÀM CHO HỌ VUI
Khi nhờ làm việc gì, cũng khéo nói cho người lãnh công tác vui và lấy làm vinh dự.
Huy chương thực là đồ chơi của con nít, Napoléon đã bày ra với nhiều tước vị hư danh, mà tướng tá theo ông đều hãnh diện vào sinh ra tử.
Muốn họ sửa lỗi lầm mà không phật ý, hãy làm cho họ vui nhận lời ta đề nghị.
9.      BIÊN THƯ
Biên thư, khiêm nhường, nhận sự quan trọng của người nhận thư, xin họ giúp mình một ý kiến, điều tra giùm một việc, cho mượn một quyển sách hiếm có, hoặc đích thân đến thăm xin bàn một ý kiến… Điều kiện là phải thành thực, không nịnh hót, ta sẽ biến kẻ không ưa ta trở thành bạn thân.

NGHỆ THUẬT LÀM TRƯỞNG

C.   ĐỂ KẺ KHÁC NGHE MÌNH

1.      KHÔNG TRANH BIỆN
Khi cãi vã, sẽ không có kẻ thắng người thua. Dù ta thắng, ta cũng thất vì mất thiện cảm với người đối thoại.
Rủi họ nói sai, làm thinh đừng chỉ cái sai, giữ thể diện cho họ, nào mất mát gì.
Thích cãi nhau là hạng hiếu thắng.
Họ bảo: hiệu đồng hồ đó tốt. Mình cứ khen tốt là xong, hết chuyện sang chuyện khác, cãi vã mà làm gì.
Đánh cờ, mình còn biết nhường họ thắng để họ vui, tại sao khi nói chuyện lại không biết nhường.
Kết: Tránh mọi sự tranh biên.
2.      ĐỪNG LÀM CHO KẺ KHÁC THẤY HỌ LẦM
Trước hết là vì chưa chắc ta đúng: errore humanum est (con người dễ sai lầm). Khi bảo là lầm, người ta sẽ tự ái. Thà để tự nhiên, chúng ta dễ tự sửa sai hơn.
Vợ mua hàng về, mà chồng chê: bà mua lầm rồi, thế nào bão tố cũng sảy ra, ít là ngầm. Thinh lặng là nhất, điều rõ ràng sai: chúng ta cứ tạm điềm tĩnh: tôi xin cứu xét lại: hơn là nhất định ta đúng, họ sai.
3.      TỰ NHẬN LỖI TRƯỚC
Tự nhận lỗi, bao giờ cũng hơn là tìm lẽ chữa mình.
Kẻ đối diện thấy ta nhận lỗi, họ phải tỏ ra họ là kẻ quan trọng, dĩ nhiên phải tỏ thái độ khoan hồng, hơn là kiêu hãnh buộc tội kẻ đã nhận lỗi, chưa kể là họ tìm lẽ để biện hộ không công cho ta. Nhất là ta được THIỆN CẢM.
Khi bị chỉ trích nặng lời. Phản ứng đầu tiên là ta buồn. Nhưng phải lấy lại bình tĩnh, nhận mình có lỗi phần nào, thành thực chấp nhận và sửa chữa. Những kẻ lên án ta sẽ trở thành trạng sư biện hộ cho ta.
Đó là cách làm cho kẻ khác theo ý kiến ta.
4.      ÔN TỒN, NGỌT NGÀO
Nếu giận dữ, sẽ gặp những gương mặt giận dữ. Nếu cung tay nói chuyện, kẻ đối thoại cũng xắn  áo chuẩn bị.
Từ việc đình công đẫm máu đến người giúp bàn cẩu thả, cũng phải ôn hoà giải thích nghe và hiểu kẻ đối thoại. Họ sẽ tự động đổi lập trường, mà cộng tác chặt chẽ hơn.
Đổi thù ra bạn.
Muốn xin tờ Nhật báo nhảm nhí thôi quảng cáo thuốc ngừa thai … cần biên thư lễ độ trình bày, góp ý kiến. Chủ nhiệm sẽ cảm động đổi lập trường theo ý kiến của ta.
5.      BẮT ĐẦU BẰNG NHỮNG  ĐIỂM ĐỒNG Ý
Tránh những điểm bất đồng, vì họ sẽ trả lời: KHÔNG, ngay từ đầu, và hết lối thoát.
Bắt đầu câu chuyện cách sao để kẻ đối diện trả lời: Phải, phải, đúng …
Đừng bắt cơ thể họ, vì TỰ ÁI, mà căng thẳng trong thế chống đối, nói chuyện gì nữa. Trái lại khi họ nói: có, đúng … cơ thể họ sẽ thanh thản, dễ dàng chấp nhận đối thoại.
Phe TẢ, khi gặp đối phương, họ làm cho phe HỮU “nổi sung” , vì họ quyết gây “hận thù”, chia rẽ, hiểu lầm, vì như thế có lợi cho kế hoạch của họ.
Tìm quan điểm để họ gật đầu cho rằng phải, không khó. Ví dụ: khi đi làm sổ khai gia đình, nhiều câu hỏi làm họ nổi sùng, ta bình tĩnh giải thích, câu hỏi đó có ích cho họ hơn là vì tọc mạch, chủ nhà sẽ vui nói: ông cần chi tiết chi, tôi sẽ cho biết hết.
Chính mình cũng phải tránh trả lời KHÔNG, kẻo sinh phản ứng.
Muốn chạy xa, phải chạy từ từ, muốn nói chuyện lâu đừng có NÓNG.
Luôn luôn tìm những câu để đối thoại trả lời: có, phải, đúng … tránh tiếng KHÔNG.
6.      ĐỪNG NGẮT LỜI AI
Khách hàng khó tính phản đối, để họ nói cho hết, đừng ngắt lời làm gì, nói hết sự bực dọc họ mới có thể bắt đầu nghe.
Nếu ta làm cho mình có lý HƠN, ta sẽ mất bạn vì có ai muốn kẻ khác hơn mình. Do đó khoe khoang, nêu thành tích, đó là lối ấu trĩ làm mất bạn, thêm thù, thế mà ta vẫn làm.
Thực ra sự thông minh, giàu có của ta nào có bảo đảm chi: một giây thần kinh trong óc bị chạm ta hoá điên, cháy nhà ta ra nghèo. Vậy, ta khoe làm gì.
Kết: khiêm nhường, nhẫn nại nghe kẻ khác, để cho họ nói cho thoả. Kết thúc họ sẽ nghe ý kiến của ta.
7.      BẠN MUỐN LÀM NÊN CHUYỆN LỚN?
Chỉ cần khéo gợi ý, để kẻ khác tự kết luận.
Ta chia sẻ lòng NHIỆT THÀNH tin tưởng cho họ, rồi để họ tự phán quyết, sẵn sàng hợp tác, hơn là nài ép họ hợp tác, khi mà họ chán nản, hết niềm tin.
Không mời uỷ viên đến học, mà mời đến hỏi ý kiến, góp kinh nghiệm, hoá HỘI THẢO do quí vị mà nên, phiên họp hôm đó mà thành, dĩ nhiên kế hoạch do ta xếp đặt hoàn hảo. Đừng tổ chức luộm thuộm, cầu may, thiếu chuẩn bị sẽ có kết quả trái ngược.
Thánh nhân nhờ: KHIÊM NHƯỜNG như sông sâu bể cả, nước ở nguồn nào cũng chảy về. Núi cao, nhưng không chứa đựng gì cả. Kiêu căng chỉ gây thiệt thòi. Khiêm nhường thực, quên mình, dân chúng thích đẩy người đó ra trước, vì không che khuất họ. Đưa họ lên cao mà không thấy bị đè nặng!
8.      TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM CỦA KẺ KHÁC
 Đừng rầy, chọc họ tức họ phá thêm. Nói nhẹ theo quan điểm của họ, tự nhiên họ sửa chữa. Cần mất thời giờ xã giao, lịch thiệp … nhưng kết quả sẽ to lớn khôn lường.
Chịu khó tìm hiểu quan điểm của kẻ ta sắp đối thoại sẽ dẫn dụ được mọi người.    
9.      BIẾT THÔNG CẢM                  
Đặt mình vào tình trạng của người ta, để khỏi bực tức, khinh rẻ họ: nếu tôi ở trong tình cảnh đó tôi cũng sẽ như họ. Sinh ở Ấn Độ, tôi sẽ thờ bò; sinh ở Ai Cập, tôi thờ rắn; làm con của gia đình đĩ điếm, tôi sẽ là… Phải thương hơn giận.
Mình nói sai, người ta biên thư chửi. Phải nhớ ơn hơn ghét, đáp thư phải nhã nhặn sẽ đổi thù thành bạn, biên thư mắng lại, dù mắng xéo, thằng khùng nào làm không được.
Đứa bé bị đứt tay, chạy lại chìa tay cho mẹ xem. Mẹ xít xoa. Bé thích được người thương. Người lớn cũng muốn được người ta cảm thông, thương mình.
10.  GỢI TÂM HỒN CAO THƯỢNG NƠI NGƯỜI KHÁC
Dù là tên cướp khét tiếng, còn có tinh thần cao thượng. Do đó muốn khuyến dụ ai tôn trọng lẽ phải, cần kích thích tâm hồn cao thượng nơi họ.
Nếu họ thất lời hứa, cũng nhẫn nại, thông cảm và gợi tinh thần danh dự nơi họ, rồi chờ thời gian để họ tự đổi hướng.
Dù họ có ăn gian, mình cũng cứ tạm chấp nhận, đừng nóng, cứ thông cảm, gợi tinh thần quảng đại nơi họ, họ sẽ suy nghĩ và trở thành bạn đồng chí.
11.  KÍCH THÍCH THỊ GIÁC VÀ ÓC TƯỞNG TƯỢNG
Lý thuyết dài, công phu nhưng ít ảnh hưởng bằng cho họ thấy ngay: như hãng ôtô nọ cho voi leo qua mui xe, khách hàng thấy ngay xe rất chắc chắn. Nhà buôn, quảng cáo họ cũng làm nhiều cách tương đương và thành công.
Công giáo có CHÂN LÝ, nhưng người ta cần thấy kết quả của chân lý đó nơi tín hữu.
12.  KHÍCH LỆ SỰ THI ĐUA CAO THƯỢNG
Thi đua không vì ý bóc lột sức lao động, nhưng tạo dịp cho người ta phát triển khả năng chính đáng.
Tiền nhiều không đủ để giữ người lại với mình.
Chỉ có tổ chức nào luôn có sáng kiến khích lệ hội viên mạo hiểm, làm sáng tỏ giá trị con người nhiều thêm mãi. Làm sáng tỏ giá trị của mình, dĩ nhiên không vì kiêu căng mù quáng.

MỤC LỤC