Hiển thị các bài đăng có nhãn allsouls. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn allsouls. Hiển thị tất cả bài đăng

Một chút suy tư _ suy tư tháng mười một


Suy tư Tháng Mười Một
Tháng Mân Côi qua, Tháng Cầu Hồn đến. Đến hẹn lại lên…
Tháng Cầu Hồn là Tháng Mười Một, tháng dành riêng cầu cho các linh hồn, nhưng không chỉ cầu nguyện cho những người đã vào cõi vĩnh hằng mà còn là lời nhắc nhở chính mình “là bụi tro và chắc chắn sẽ trở về bụi tro” – dù trẻ hay già, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn, dù quyền thế hay cô thân, dù tài hoa hay bình thường, dù xinh đẹp hay xấu xí, dù bề trên hay bề dưới… Đó là định-luật-muôn-thuở!

Lễ các linh hồn _ sống lại


Sống Lại
Trong tháng 11 là tháng dành riêng để cầu nguyện cho người chết, chúng ta cũng được mời gọi để suy niệm về sự chết.
Tác giả Elizabeth Khoctheoros, một chuyên gia tâm lý về cái chết đã phát biểu trong buổi khai giảng tại một trường học ở Mỹ như sau: “Ở cuối đời chỉ có một điều thực sự đáng kể là phải tự hỏi rằng mình đã có can đảm để sống không?”.

Lễ các linh hồn _ giáo thuyết về đời sống mai sau

NỀN TẢNG GIÁO THUYẾT
VỀ ĐỜI SỐNG MAI SAU
1/ Luyện Ngục.
Trong mạc khải không nói rõ có luyện ngục, nhưng qua hai Công Đồng Florence số 1439 và Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 49 dạy: “Trong các môn đệ của Chúa có những kẻ tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ hoàn tất cuộc sống và đang tinh luyện (luyện ngục), và có những kẻ được hiển vinh đang hưởng hạnh phúc cùng Thiên Chúa”.

Suy niệm ngày lễ _ 02/11


NGÀY 2/11:

LỄ CẦU CHO CÁC LINH HỒN
Lược sử
Ngay từ thi tiên khởi, Giáo Hi đã khuyến khích chúng ta cu nguyn cho người chết như một nghĩa c bác ái.
Truyền thng này được lan rng và sau cùng được Giáo Hi chp nhn đưa vào niên lịch Công Giáo La Mã.
Ý nghĩa thn hc làm nn tng cho ngày l này là s tha nhn bn tính yếu đui ca con người. Công Đồng Triđentinô xác nhn có luyn ti.
Sự d đoan vn còn dính dp đến ngày l này. Tuy nhiên vic c hành l vi tính cách tôn giáo vn tri vượt.

5 phút cho Chúa _ bánh ban sự sống đời đời


02/11/12 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 30 TN
Các Đẳng Linh Hồn
Ga 6,51-58
BÁNH BAN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
“Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” (Ga 6,51)
Suy niệm: Nhm “tiết tháng by mưa dầm sùi st, toát hơi may lạnh but xương khô,” thi hào Nguyễn Du chnh lòng làm bài “Văn tế thp loi chúng sinh” khóc thương cho mọi hng người giàu nghèo sang hèn phi chết vì đủ loi cnh ng thương tâm. Cũng tin tưởng vào mt s sng kiếp sau nhưng thương thay, đó lại là nhng kiếp sng cô đơn, vất vưởng, oan khut, thê lương:

Suy tư lễ các linh hồn _ bản hòa âm sinh tử

BẢN HOÀ ÂM SINH TỬ
Lời cầu nguyện của Chúa Kitô trước cuộc khổ nạn chiếu một luồng sáng hy vọng vào mọi hoàn cảnh sống của tôi, và làm cho ngày mai thuộc về hôm nay.

Lời Chúa tuần 31 thường niên


LI CHÚA TUN 31 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa tuần 30 thường niên


LỜI CHÚA TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN

TU ĐỨC _ bước vào đời sau

BƯỚC VÀO ĐỜI SAU
1. “Hôm nay có thể là ngày sau cùng của đời tôi”. Tôi thường nói với chính mình câu đó.
Sẽ có một ngày sau cùng. Sẽ có một giờ sau cùng. Sẽ có một phút sau cùng. Sẽ có một giây sau cùng. Thời gian sau cùng đó sẽ tới, để chấm dứt đời này của tôi. Thời gian sau cùng của đời này sẽ là giây phút đầu tiên tôi bước vào đời sau.
Đời sau sẽ là cõi phúc hoặc sẽ là cõi khổ. Cõi phúc là thiên đàng. Cõi khổ là hoả ngục. Thiên đàng là nơi được thưởng, vì có Chúa. Hoả ngục là chốn bị phạt, vì không có Chúa. Nơi chốn đó sẽ vĩnh viễn đời đời kiếp kiếp. Vì thế Chúa Giêsu quả quyết: “Nếu người ta được cả thế gian mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì?” (Mt 16,26). Mất mạng sống là mất phần thưởng thiên đàng, phải chịu hình phạt hoả ngục đời đời.
Được thưởng hay bị phạt ở đời sau là kết quả cuộc sống đời này.
Đời này sống tốt thì đời sau được thưởng.
Đời này sống tội lỗi thì đời sau bị phạt.
2. Sống tốt là sống thực thi ý Chúa.
Sống tội lỗi là sống theo ý riêng mình.
Chúa Giêsu phán: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Nhận định trên đây giúp tôi cố gắng thực thi ý Chúa trong suốt cuộc sống đời này. Có thể nói là: Từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây, tôi cầu xin Chúa ơn được thực thi ý Chúa. Hy vọng trong bất cứ lúc nào Chúa đến gọi tôi về đời sau, Chúa cũng sẽ gặp tôi đang thực thi ý Chúa.
Vậy ý Chúa về đời tôi là thế nào?
Chúa Giêsu phán: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Đó là điều răn lớn nhất và là điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống giống điều răn ấy, là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22,37-39).
Mến Chúa yêu người, đó là thánh ý Chúa tôi phải thực thi. Khi thực thi việc mến Chúa yêu người, tôi thấy cần phải có đức mến trong lòng. Đức mến hiện lên như một giá trị cao trọng hơn hết, bao trùm tất cả.
3. Càng sống với đức mến, tôi càng được Chúa cho hiểu thấm thía những lời thánh Phaolô ca tụng đức mến:
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết điều bí ẩn và mọi lẽ cao siêu, hay có được đức tin mạnh đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.
Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi...
Hiện nay đức tin đức cậy đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1 Cr 13,1-3.13).
Kinh nghiệm cuộc đời sống đức mến cho phép tôi nghĩ rằng: Đức mến vừa là lửa, vừa là ánh sáng, giúp tôi có những bước đi cụ thể để thực thi mến Chúa yêu người. Nếu thiếu đức mến trong lòng, những việc của tôi gọi là mến Chúa yêu người sẽ trở thành máy móc, không hồn, do đó sẽ không có giá trị. Một việc nhỏ nhưng làm với tình mến lớn lao sẽ làm sáng danh Chúa và giúp ích cho các linh hồn hơn nhiều việc lớn mà làm không có tình mến, hoặc có, nhưng yếu ớt.
4. Để có đức mến nồng nàn, tôi phải cầu nguyện. Tôi nhớ lời Chúa Giêsu phán:
“Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15,4-5).
Sự gắn bó mật thiết với Chúa như vậy sẽ chỉ thực hiện được khi tôi gặp gỡ Chúa.
Khi được gặp Chúa và ở lại trong Chúa, tôi cảm thấy hạnh phúc lạ lùng. Bởi vì tôi thấy mình được Chúa yêu thương, được Chúa cứu độ, được Chúa chọn, được Chúa gọi, được Chúa sai đi.
Với những cảm nhận đó, tôi nhận ra mình được Chúa biến đổi. Tôi thuộc về Chúa. Tôi là của Chúa.
Từ đây, tôi phục vụ mọi người với những tâm tình của Chúa.
5. Trong mọi tâm tình ấy, Chúa cho tôi thấy sự khiêm nhường là hết sức cần thiết, bởi vì nó chính là dấu ấn đích thực của tình yêu phục vụ nơi Đấng Cứu Thế. Thánh Phaolô diễn tả sự khiêm nhường của Chúa Giêsu như sau:
 “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thánh giá” (Pl 2,6-8).
Khiêm nhường cũng là dấu ấn đặc biệt của tình yêu phục vụ nơi Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
Trên đây là những bước đi của tôi trên đường về đời sau. Phải nói ngay rằng: Những bước đi đó không luôn dễ dàng, cũng như con đường tôi đi không luôn rộng rãi trơn tru.
Tôi đã gặp nhiều nguy hiểm. Tôi đã nếm nhiều cay đắng. Tôi đã trải qua nhiều lo âu sợ hãi. Tôi đã chìm xuống nhiều thất bại đau đớn. Nhưng tôi vẫn được đỡ nâng. Tình thương đỡ nâng, mà tôi cảm nhận được rõ nhất, chính là Đức Mẹ Maria.
6. Đôi khi tôi liên tưởng Đức Mẹ với chiếc đồng hồ. Chiếc kim đồng hồ luôn đi về tương lai bằng những di chuyển hết sức nhỏ, Mẹ Maria cũng thường nhắc bảo tôi hãy đi về với Chúa bằng những bước phục vụ nhỏ. Nhỏ như một lời cầu nguyện, một việc hãm mình. Nhỏ như một bài viết, một lời chào. Nhỏ cũng có thể như một nụ cười, một ánh mắt.
Đồng hồ luôn kêu gọi tôi phải chính xác trong thời giờ, Đức Mẹ cũng luôn kêu gọi tôi phải chính xác trong việc thực thi ý Chúa.
Đồng hồ nhắn nhủ tôi: Một giờ nào đó, một phút nào đó, một giây nào đó sẽ hết sức quan trọng đối với tôi. Đó là lúc tôi chết. Nhưng Đức Mẹ an ủi tôi: Lúc đó, Mẹ ở bên con. Mẹ cầu bầu cho con, bởi vì ngày nào con cũng xin Mẹ thương con như thương một kẻ có tội, hèn mọn. Mẹ chính là nơi ẩn náu của kẻ có tội”.
Được Đức Mẹ ủi an nâng đỡ, tôi hiểu tôi phải bước đi về đời sau bằng tình mến nồng nàn khiêm tốn, nhưng tình mến ấy phải được đặt nền móng trên nền tảng đức tin vững chắc. Tin vào lòng thương xót Chúa, tin vào lời Chúa hứa. Như lời thánh nữ Elisabet đã nói với Đức Mẹ Maria: “Em thực có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).
Như vậy, đời tôi sẽ là một bài ca tin yêu, với những bước tin yêu, để vào đời sau với Chúa là hạnh phúc trọn vẹn của tôi muôn thuở muôn kiếp muôn đời.
“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội”.
ĐGM GB Bùi Tuần

Một chút suy tư _ lời thầm

LỜI THẦM
1- Cái chết là một thất bại đối với những người đã chọn trần thế làm quê hương, nhưng là một chiến thắng đối với những người đã chọn quê trời làm quê hương.
2- Người ta sinh ra để chết ở đời này. Và chết ở đời này để sinh vào đời sau.

THÁNG CÁC LINH HỒN _ nhờ lời cầu nguyện

CHÍNH NHỜ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA BÀ
MÀ TÔI ĐƯỢC CỨU THOÁT!

Maria Agatha Simma
Bà Maria Agatha Simma chào đời ngày 5-2-1915 tại Sonntag bên nước Áo trong một gia đình Công Giáo nghèo thật nghèo. Bà có lòng yêu thương cách riêng các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Vì thế, bà được THIÊN CHÚA chọn làm vị tông đồ giúp đỡ các Linh Hồn. Chúa cho phép các Đẳng Linh Hồn hiện về xin bà cầu nguyện hoặc làm việc đền bù phạt tạ thay cho các ngài. Xin nhường lời cho bà Maria Agata Simma.
Hồi ấy là năm 1954, vào khoảng 14 giờ 30 phút chiều. Tôi trên đường đi đến làng Marul. Trong cánh rừng, trước khi sang làng bên cạnh, tôi gặp một bà lão. Tôi thầm nghĩ: ”Hẳn cụ bà này phải 100 tuổi!”, bởi lẽ tôi thấy bà cụ già quá già! Tôi liền thân mật cất tiếng chào. Bà lão nói:

5 phút cho Chúa _ tin sẽ được sống


02/11/11 THỨ TƯ đầu tháng tuần 31 TN
Cầu cho các tín hữu đã qua đời
Ga 6,37-40
TIN SẼ ĐƯỢC SỐNG
“Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6,40)

Lễ các đẳng _ mộ người chết hay hồn người sống?


MỒ MẢ:  MỘ NGƯỜI CHẾT
HAY TÂM HỒN NGƯỜI SỐNG?
Qủy nhập là điều có thật.
Giáo Hội xác tín điều đó. Giáo Hội đã có mục vụ đặc biệt cho những trường hợp này. Các Giám Mục trong địa phận phải chỉ định cách riêng một linh mục nào đó để khi chuyện xảy ra, có kẻ trừ tà. Không  gì rõ bằng trong Kinh Thánh. Phúc Âm xác nhận quỷ nhập vào người ta, Kinh Thánh cũng nói đến trừ quỷ. Chúa Kitô trừ quỷ. Các môn đệ trừ quỷ.

Lịch sử ngày lễ các đẳng linh hồn

LCH S NGÀY L CÁC ĐNG LINH HN


Ngay từ thời tiên khởi, Giáo Hội đã khuyến khích chúng ta cầu nguyện cho người chết như một nghĩa cử bác ái.  Thánh Augustine viết, "Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ."  Tuy nhiên, các nghi thức cầu cho người chết có tính cách dị đoan thời tiền-Kitô Giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi mãi cho đến đầu thời Trung Cổ, nhờ các dòng ẩn tu có thói quen cầu nguyện cho các tu sĩ đã qua đời hàng năm thì một nghi thức phụng vụ cầu cho người chết mới được thiết lập.

5 phút cho Chúa _ sống lại trong ngày sau hết

02/11/10                                  thỨ ba tuẦn 31 tn
Cầu cho các tín hữu đã qua đời               Ga 6,37-40
sỐng lẠi trong ngày sau hẾt
“Tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6,39)