NGÀY 2/11:
LỄ CẦU CHO CÁC LINH HỒN
Lược sử
Ngay từ thời tiên khởi, Giáo Hội đã khuyến khích chúng ta cầu nguyện cho người chết như một nghĩa cử bác ái.
Truyền thống này được lan rộng và sau
cùng được Giáo Hội chấp nhận đưa vào niên
lịch Công Giáo La Mã.
Ý nghĩa thần học làm nền tảng cho ngày lễ này là sự thừa nhận bản tính yếu đuối của con người. Công Đồng Triđentinô xác nhận có luyện tội.
Sự dị đoan vẫn còn dính dấp đến ngày lễ này. Tuy
nhiên việc cử hành lễ với tính cách
tôn giáo vẫn trổi vượt.
***
SUY NIỆM
(của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)
SUY NIỆM
(của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)
Suy niệm 1: Bác ái
Ngay từ thời tiên khởi, Giáo Hội đã khuyến khích chúng ta cầu nguyện cho người chết như một nghĩa cử bác ái.
Nều hiểu chết chưa phải là hết mà đang đi vào một nếp sống mới. Nhưng thời gian được thanh luyện, người qua đời không làm gì được nữa như hành ảnh
được diễn đạt qua câu nói dương gian là nhắm mắt xuôi tay. Chẳng những họ không thể làm được việc gì tốt mà ngay cả việc xấu cũng không. Vì
thế để rút vắn thời gian, họ lại rất cần đến lòng bác ái của những người đang còn sống trợ giúp bằng các việc lành phúc đức kèm theo lời cầu nguyện cho họ.
Thánh Augustine viết: "Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ". Thật ra không mấy ai không lưu tâm, cách
riêng những thân nhân và các bạn hữu thân tình. Hãy thể hiện lòng nhớ thương ấy bằng việc gia tăng lời cầu. Hãy thực hành đức ái không nguyên bằng việc viếng mộ hoặc các hình
thái theo tập tục, mà nhất là bằng các việc lành phúc đức, vốn có hiệu năng tẩy sạch mọi tội lỗi (Tb 12,9).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con hằng ngày luôn nhớ cầu cho các đẳng
linh hồn.
Suy niệm 2: Truyền thống
Truyền thống này được lan rộng và sau
cùng được Giáo Hội chấp nhận đưa vào niên
lịch Công Giáo La Mã.
Có thể nói truyền thống cầu nguyện cho người qua đời đã khởi sự từ thời Macabê, khi ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem
để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không
hy vọng rằng những chiến binh đã
ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông
nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh
thần đạo đức. Đó là lý do
khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi (2Mcb
12,43-46).
Vào giữa thế kỷ 11, Thánh Odilo, Tu Viện Trưởng dòng
Cluny, ra lệnh rằng mọi tu viện dòng Cluny
phải cầu nguyện đặc biệt và hát kinh Nhật Tụng cầu cho người chết vào ngày 2
tháng Mười Một, ngay sau
lễ Các Thánh. Truyền thống này được lan rộng và sau
cùng được Giáo Hội chấp nhận đưa vào niên
lịch Công Giáo La Mã.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con chẳng những duy trì truyền thống tốt
đẹp của ngày này mà còn thực hiện việc cầu nguyện suốt ngày trong năm.
Suy niệm 3: Ý nghĩa thần học
Ý nghĩa thần học làm nền tảng cho ngày lễ này là sự thừa nhận bản tính yếu đuối của con người.
Vì ít có ai đạt được một đời sống trọn hảo, mà hầu hết đã chết đi với vết tích tội lỗi, do đó cần có thời gian thanh
tẩy trước khi linh hồn ấy được đối diện với Thiên
Chúa. Công Đồng Triđentinô xác nhận có luyện tội và nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh
luyện của linh hồn người chết.
Một thắc mắc cần được nêu lên. Lời cầu này có dư thừa không, một khi đối tượng cầu nguyện đã được giải thoát để vào thiên
đàng rồi? Thật ra chúng
ta làm sao biết được họ đã vào thiên đàng chưa, nên tiếp tục cầu nguyện thì vẫn tốt hơn. Tuy nhiên
nếu họ đã được vào rồi, Chúa sẽ dùng lời cầu này để giúp cho
các đối tượng cần thiết khác hoặc sẽ dành lại cho chính chúng ta sau này.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con hãy rộng lòng bác ái cầu nguyện cho
các đẳng linh hồn, chớ đừng mặc cả với Chúa.
Suy niệm 4: Luyện tội
Công Đồng Triđentinô xác nhận có luyện tội.
Có nên cầu nguyện cho người chết hay không
là một tranh luận lớn khiến chia cắt Kitô Giáo. Vì sự lạm dụng ơn xá trong
Giáo Hội thời ấy nên Luther đã tẩy chay quan
niệm luyện tội. Tuy nhiên, đối với chúng ta, cầu cho người thân yêu là một phương cách nối liền với người chết. Qua lời cầu nguyện, chúng ta
cùng đứng với những người thân yêu,
dù còn sống hay đã ra đi trước chúng ta, để dâng lời cầu xin lên Thiên Chúa.
"Chúng ta không thể coi luyện tội là một nhà tù đầy lửa cận kề với hỏa ngục--hoặc ngay cả 'một thời gian ngắn của hỏa ngục.' Thật phạm thượng khi nghĩ rằng đó là một nơi chốn mà Thiên Chúa bủn xỉn đang bòn rút từng chút thân
xác... Thánh Catherine ở Genoa, vị huyền nhiệm của thế kỷ 15, viết rằng 'lửa' luyện tội là tình
yêu Thiên Chúa 'nung nấu' trong linh hồn đến nỗi, sau cùng,
toàn thể linh hồn ấy bừng cháy lên.
Đó là sự đau khổ của lòng khao
khát muốn được xứng đáng với Đấng được coi là
đáng yêu quý vô cùng, họ đau khổ vì nỗi mơ ước được kết hợp đã cầm chắc trong tay, nhưng lại chưa được hưởng thật trọn vẹn" (Leonard Foley, O.F.M., Tin Chúa Giêsu).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con có được lòng yêu mến Chúa say đắm như
các linh hồn trong luyện tội.
Suy niệm 5: Dị đoan
Sự dị đoan vẫn còn dính dấp đến ngày lễ này. Thời trung cổ người ta tin rằng các linh
hồn trong luyện tội có thể xuất hiện vào ngày lễ này dưới hình thức các phù thủy, con cóc
hay ma trơi. Và họ đem thức ăn ra ngoài mộ để yên ủi người chết.
Mê Tín dị đoan là tin vào những gì không có ích cho sự phát triển cho khối óc. Mê tín sẽ làm ta yếu hèn, nhờ đỡ, thần kinh yếu dần rồi gây ra đủ loại bịnh tật. Việt Nam đã và đang lan tràn những hiện tượng đồng bóng, lên cốt, 'ngoại cảm', bói
toán, bùa chú, cầu cơ, gọi hồn, đốt vàng mã...
Những việc này là mê
tín và chúng ta nên tránh xa. Nói chung mê Tín dị đoan là cuộc sống tâm linh.
tin những điều mơ hồ không rỏ ràng, nhưng đúng sai
còn đang nghiên cứu, cũng như có người tin tưởng có ma nhưng chưa thấy ma bao giờ, có những hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là siêu nhiên đang tìm hiểu, bởi vậy cũng khó nói
là nhảm nhí mà ta cũng chẳng thể tin tưởng vào những điều gọi là dị đoan kia.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con có một đức vững mạnh để không bị ảnh
hưởng bởi những điều mê tín dị đoan.
Suy niệm 6:Tính
cách tôn giáo
Việc cử hành lễ với tính cách
tôn giáo vẫn trổi vượt.
Các nghi thức cầu cho người chết có tính
cách dị đoan thời tiền-Kitô Giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi mãi cho đến đầu thời Trung Cổ, nhờ các dòng ẩn tu có thói quen cầu nguyện cho các tu sĩ đã qua đời hàng năm thì một nghi thức phụng vụ cầu cho người chết mới được thiết lập.
Người ta tổ chức đọc kinh cầu nguyện ở nghĩa trang hay
đi thăm mộ người thân yêu đã qua đời và quét dọn, trang hoàng với nến và hoa. Đồng thời vào ngày 1 tháng 1 năm 1967, trong Tông huấn về Ân xá (Indulgentiarum doctrina), Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ Lục đã định lại các ân xá như sau: Viếng nhà thờ hoặc nhà nguyện công hay bán công vào Chúa Nhật trước hoặc sau, hoặc chính ngày lễ Các Thánh để lãnh đại xá cầu cho các linh hồn Luyện ngục (số 67). Viếng nghĩa địa cầu hồn trong vòng
tám ngày đầu tháng 11 cũng được hưởng ơn đại xá. Viếng các ngày
khác chỉ được tiểu xá (số 13). Và mọi tín hữu có thể lãnh đại xá, tiểu xá cho mình hoặc nhường lại cho người đã qua đời (Giáo Luật 994).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con tích cực lãnh các ân xá và nhường lại cho các linh hồn.