Hiển thị các bài đăng có nhãn Mt 25:31-46. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mt 25:31-46. Hiển thị tất cả bài đăng

Một chút suy tư _ vì xưa Ta đói

Vì xưa Ta đói
Xin chuyển đến các bạn hình ảnh thương tâm này để cùng chia sẻ...
Bạn SHARE thông điệp này đi, bạn không mất phí dịch vụ nào cả, nhưng UNICEF được... 5 EUROS.

Mark Link _ Lời Chúa thứ hai tuần 1 mc


THỨ 2 – TUẦN 1 MC
Bài đọc 1
Thiên Chúa phán với Môsê: Hãy bảo toàn thể cộng đoàn con cái Israel: Hãy là thánh, vì Ta, Thiên Chúa các ngươi là thánh”. (Lv 19, 1-2)
Vạn lý trường thành là công trình nhân tạo duy nhất trên trái đất có thể thấy được từ mặt trăng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ rằng  nó vô cùng vững chắc. Tuy nhiên, kẻ thù đã dễ dàng xâm nhập vào, bằng cách hối lộ cho người gác cửa.
Tất cả người kitô hữu đều có vạn lý trường thành đức tin trong tâm hồn. Đó là món quà Thiên Chúa ban tặng để bảo đảm rằng khi chúng ta chết, chẳng có gì ngăn cách chúng ta khỏi Thiên Chúa được. Nó làm chúng ta trở nên vững chắc. 

5 phút cho Chúa _ điều gì quan trọng nhất?


27/02/12                                                                            Thứ Hai tuần 1 Mc
                                                                                                     Mt 25,31-46
ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG NHẤT?
“Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,40)
Suy niệm: “Đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13,13). Thật vậy, ngày phán xét Chúa không hỏi bạn đã giữ chức vị gì, đã làm những việc to lớn nào, mà hỏi bạn đã làm gì cho những người bé nhỏ nghèo hèn xung quanh bạn, bởi vì đó là bạn “đã làm cho chính Chúa. Họ chính là những chi thể trong Hội Thánh là Thân Thể Người, là hình ảnh sống động của Chúa. Mẹ Têrêxa đã nhìn ra hình ảnh của Chúa nơi họ, dù họ có dáng vẻ kinh tởm đến đâu và Mẹ đã phục vụ họ với cả tình yêu mến.
Mời Bạn: Qua những người nghèo, bạn có cơ hội để dâng lên Chúa lời tạ ơn Ngài vì đã ban cho bạn nhiều ơn lành hơn họ; đồng thời qua họ, Chúa mời gọi bạn không ngừng thực thi những việc lành phúc đức. Và ngay cả khi bạn là người nghèo, bạn cũng có một cái gì đó để chia sẻ với những người nhỏ bé khác ở chung quanh bạn. Đừng để lòng mình trở nên ơ hờ chai đá trước những lời cầu xin để rồi hối hận vì đã không làm khi có dịp người ta cần đến bạn.
Chia sẻ niềm vui và hạnh phúc của bạn khi có dịp chia sẻ với anh chị em.
Sống Lời Chúa: Mùa Chay mời gọi bạn ăn chay, cầu nguyện và làm việc lành phúc đức. Mời bạn cắt những chi tiêu không cần thiết (ăn chay), chia sẻ cho người nghèo (làm việc phúc đức) và dâng những việc đó lên Chúa khi cầu nguyện.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con trở về với lòng mình, nhìn nhận những điều thiếu sót vì đã không quảng đại chia sẻ hay đã không sẵn lòng trợ giúp một trong những anh em bé nhỏ xung quanh con khi họ gặp cơn túng quẫn.

Mark Link _ Lời Chúa cntn 34

CHÚA NHẬT – TUẦN 34
Tin Mừng Năm A
[Vào ngày chung thẩm, Đức Vua sẽ nói:] “Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước… Bấy giờ những người công chính sẽ thưa: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con… đã tiếp đoán Chúa đâu?” Để đáp lại, Đức Chúa sẽ bảo họ: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho Ta” (Mt 25,35. 37 – 38. 40).

5 phút cho Chúa _ nhận ra Chúa nơi người bé nhỏ, nghèo hèn

20/11/11 chúa nhật tuần 34 tn – a
Chúa Kitô, Vua vũ trụ
Mt 25,31-46

nhận ra chúa
nơi người bé nhỏ nghèo hèn
“Đức Vua phán: ‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom’.” (Mt 25,34-36)
Suy niệm: Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II có lần tâm sự với các đôi vợ chồng nhân bài Tin Mừng hôm nay:
Vào ngày phán xét, có thể Đức Giêsu sẽ nói với người vợ có chồng thất nghiệp: “Con là kẻ được chúc phúc, vì xưa Ta thất nghiệp, không kiếm ra tiền để lo cho gia đình, nhưng con vẫn một niềm thương yêu kính trọng và nâng đỡ Ta qua cơn thử thách”.
Ngày ấy vị Thẩm phán sẽ nói với người chồng có vợ đau yếu: “Hãy đến thừa hưởng gia nghiệp dành cho con. Vì xưa Ta đau yếu, nhan sắc tàn tạ, đang khi con lại có nhiều cô gái vây quanh; vậy mà con vẫn một lòng chung thủy son sắt, chăm sóc Ta ân cần, khiến Ta được an ủi rất nhiều”.
Ngài sẽ nói với người con hiếu thảo với cha mẹ: “Ngày xưa Ta già yếu, khó tính, hay than phiền con cái trong nhà. Ấy thế mà con đã không xem thường Ta, vẫn một niềm kính trọng và chu đáo chăm nom”.
Mời Bạn ghi nhớ Lời Chúa: Mỗi lần các con làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là làm cho chính Ta”.
Chia sẻ: Tôi đã thấy Chúa Kitô nơi những người đói nghèo, rách rưới, vô gia cư, bệnh hoạn… chưa?
Sống Lời Chúa: Tập nhận ra Chúa Kitô, Vua vũ trụ, nơi chính những con người bé nhỏ nghèo hèn quanh tôi và có hành động, lời nói nâng đỡ thích hợp.
Cầu nguyện: Đọc kinh “Thương người 14 mối”.

Lời Chúa cntn 34a _ ngươi đã làm gì cho anh em ngươi?

NGƯƠI ĐÃ LÀM GÌ 
CHO ANH EM NGƯƠI?

Đây là một bài học khác về cái nhìn của Thiên Chúa trên cuộc sống của chúng ta. Ngài sẽ phán xét chúng ta như thế nào? Câu trả lời chứa đựng trong bản văn chính yếu này. Đây là tổng kết cuối cùng của tất cả mọi cuộc sống: ngày phán xét chung. Thiên Chúa sẽ xoay sở như thế nào trước công việc vĩ đại này?

Lời Chúa cntn 34a _ vì xưa Ta đói

VÌ XƯA TA ĐÓI

“Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, Hãy đến lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi… Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta”.
Bạn thân mến! Mẹ Têrêxa Calcutta là người say mê và sống đoạn Tin Mừng này. Bà bị cuốn hút bởi những người đau khổ. Dưới mắt bà, đó không chỉ là những người đáng thương, mà còn là hiện thân của chính Chúa Giêsu đau khổ.
Tình yêu con người và tình yêu Chúa Giêsu quyện vào nhau. Vì yêu mến Ngài, nên bà yêu con người mãnh liệt hơn.
Hãy "Tập nhìn ra chính Chúa Giêsu trong mỗi con người, dù họ có vẻ đáng kinh tởm đến đâu đi nữa."
Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay mô tả Chúa Giêsu được như một vị Vua, có thiên sứ theo hầu, ngồi trên ngai vinh hiển. Ngài là Thẩm phán xét xử muôn dân, tách biệt kẻ lành người dữ, thưởng phạt công minh. Nhưng phán quyết của Ngài làm ai nấy kinh ngạc.
Người ta được chúc phúc hay bị nguyền rủa dựa trên những việc họ đã làm hay không làm cho Ngài, mà họ không hề hay biết.
Vua Giêsu chẳng ở đâu xa, chẳng ở cung vàng điện ngọc. Ngài ở trong những người cùng khốn. Vua Giêsu đồng hoá mình với những người đói khát, khách lạ, trần trụi, đau yếu hay ở tù mà chúng ta vẫn gặp mỗi ngày. Ngài ẩn mình qua con người, qua những người hèn kém đáng thương nhất. Thiên Chúa vinh quang cao cả không ngại nhận họ là anh em.
Ngài không khoác tấm áo lộng lẫy kiêu sa để dễ gần gũi với nỗi đau của con người, nỗi bần cùng của người nghèo đói. Ta không phải tìm Chúa ở nơi xa xôi. Ngài không chỉ ở trong nhà thờ, trong bí tích. Ngài còn ở gần bên ta. Trong những người khốn cùng, nghèo đói, bệnh tật. Nơi đó ta có thể thực sự gặp gỡ Đức Giêsu.
Có những lần Chúa đi ngang qua đời ta như vị vua giả trang làm người hành khất. Ngày phán xét, ta không được giả vờ ngạc nhiên khi nghe biết mình đã để Ngài đi qua tay trắng. Ngày phát xét ta sẽ bị xét xử dựa trên tình yêu.
Hôm nay Vua Giêsu vẫn ngửa tay xin ta giúp các anh em bé mọn nhất của Ngài. Những người mù chữ, những trẻ em đường phố, những người bị suy sụp tinh thần, cần được yêu thương, những người không tìm được cho đời mình một chỗ trọ, những người tự nhốt mình trong tù ngục đam mê, những người trần trụi vì phải sống nhờ thân xác.
Phải làm một việc gì đó cụ thể để Nước Chúa lớn lên trong thế giới này. Phải xây dựng một điều tốt đẹp nào đó để Vua Giêsu thật sự là Vua Vũ Trụ, vũ trụ bên ngoài và vũ trụ trong lòng con người.
Lạy Chúa Giêsu Vua vũ trụ, con thường cố ý thu hẹp vũ trụ của Chúa, giữ chặt Chúa ở trong nhà thờ, nên nhiều nơi vẫn vắng bóng Chúa, dù Chúa đã đến trái đất này từ hơn 2000 năm.
Lạy Chúa Giêsu Vua Tình Yêu, xin cho con biết thực hành yêu thương, để được nhận vào Nước Chúa. Amen.
(Trích trong ‘Manna’)

Lời Chúa cntn 34a _ vương quốc của tình yêu

VƯƠNG QUỐC CỦA TÌNH YÊU

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Trong tác phẩm mang tựa đề: “Thị kiến của người Kitô hữu” (The Christian Vision) nhà văn John Powell có kể một câu chuyện thần thoại của người Ái Nhĩ Lan. Câu chuyện đưa chúng ta trở lại thời các vua cai trị đất nước này:
Một hôm nhà vua thấy mình không có con để kế vị, ông bèn sai các sứ giả thông báo cho các thành phố và làng mạc biết: nhà vua mời các thanh niên nào có đức tính tốt đến triều đình để được phỏng vấn. Như thế nhà vua hy vọng có thể chọn được một người xứng đáng lên ngôi vị mình trước khi băng hà. Hai đức tính được nhà vua đặc biệt lưu ý, đó là người thanh niên ấy phải có lòng mến Chúa và yêu người.
Chàng thanh niên trong câu chuyện nghe như có tiếng thầm kín bên trong thúc đẩy chàng lên đường đến triều đình để được nhà vua phỏng vấn, vì chàng quả thật là một người có lòng mến Chúa và yêu người. Nhưng chàng lại nghèo khó đến nỗi không có được một bộ quần áo chỉnh tề để đến triều đình. Chàng cũng chẳng có tiền để mua lương thực dự trữ cho cuộc hành trình dài đến lâu đài nhà vua. Cuối cùng, chàng quyết định đi xin quần áo và lương thực cần thiết.
Khi mọi sự đã sẵn sàng, chàng lên đường. Sau một tháng hành trình, chàng đã nhìn thấy lâu đài của nhà vua hiện ra trên đỉnh đồi ở đàng xa. Cũng vào lúc ấy, chàng gặp thấy một ông già nghèo đói ngồi bên vệ đường. Người ăn xin ngửa tay van xin chàng giúp đỡ: “Anh ơi, tôi đói, tôi rét, anh làm ơn cho tôi áo mặc, cho tôi bánh ăn”. Chàng thanh niên cảm động nhìn người ăn xin. Chàng cởi áo khoác của chàng và đổi lấy chiếc áo rách tả tơi của người ăn xin. Chàng cũng chia sẻ lương thực dự trữ của chàng. Rồi chàng đến lâu đài nhà vua trong bộ áo rách tả tơi và không đủ lương thực cho cuộc hành trình trở về. Đến trước lâu đài, lính gác chận chàng lại ở cổng, bắt chàng vào khu khách tham quan. Sau một thời gian dài chờ đợi, chàng mới được cho vào gặp nhà vua. Trước ngai vàng, chàng cúi mình thật sâu bái lạy, đến lúc đứng thẳng lên, chàng hết sức bỡ ngỡ, vì chàng thấy ông già ăn xin bên vệ đường mà chàng đã gặp giờ đây lại ngồi trên ngai vàng. Chàng lên tiếng hỏi:
- Tâu Đức vua, có phải Đức Vua là người ăn xin bên đường mà tôi đã gặp chăng?
- Đúng thế, Đức Vua đáp.
Chàng lại hỏi:
- Vậy tại sao Đức Vua lại làm như thế đối với tôi?
Đức vua đáp:
- Ta phải cải trang làm người ăn xin để thử xem ngươi có thật lòng mến Chúa và yêu người không.
Anh chị em thân mến,
Đây là câu chuyện thần thoại, nhưng điểm chủ yếu rất xác thực. Vương quốc của Chúa Kitô Vua là vương quốc của tình yêu. Muốn vào vương quốc của Ngài, phải là người có lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh em thật sự. Tin Mừng hôm nay cho thấy: chúng ta sẽ bị xét vào cuối đời về cách chúng ta yêu mến và phục vụ Chúa Kitô Vua như thế nào trong những người anh em nghèo khó bé nhỏ nhất của chúng ta.
Chúng ta hãy nghe lại Lời Chúa: “Lúc ấy, Đức Vua sẽ phán: Ta đói, các ngươi đã cho ta ăn. Ta khát, các ngươi đã cho uống. Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta đau yếu, các ngươi đã chăm sóc… Bấy giờ, những người công chính –đứng bên phải– hỏi lại Chúa rằng: Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói hay khát đâu mà cho ăn cho uống…? Đức Vua sẽ đáp lại: Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”.
Đức Vua đã làm cho những người lành đức bên phải, cũng như những kẻ dữ đứng bên trái, đều phải chưng hửng. Người bên phải rất sửng sốt khi thấy Đức Vua kể những việc tốt họ đã làm cho những người bất hạnh trong cảnh đói khát, rách rưới, tù đày, như là những việc giúp đỡ họ dành cho chính bản thân Đức Vua. Còn người bên trái cũng hết sức ngỡ ngàng khi thấy Đức Vua đồng hóa bản thân Ngài với những người mà họ đã coi thường, nên đã không cho họ cơm ăn, áo mặc, nhà ở… Lời giải thích của Chúa đã làm cho cả hai bên- bên người lành và kẻ dữ- đều sáng mắt kinh ngạc: Họ không ngờ rằng mỗi lần họ tiếp đón hay hất hủi những người cần đến họ giúp đỡ là họ đã tiếp đón hay hất hủi chính Chúa Giêsu!
Thưa anh chị em,
Thiên Chúa đã âm thầm len lỏi vào giữa đám đông nhân loại mà không ai biết. Chúng ta thường nhận diện được Chúa lúc chúng ta không ngờ. Vì thực khó mà nhận diện được Chúa, nếu chúng ta vẫn quan niệm Thiên Chúa như một Đế Vương phong kiến, chễm chệ trên ngai vàng. Nhưng nếu chúng ta nhận được rằng Thiên Chúa không phải là Vua thống trị nhưng là Vua phục vụ, thì chúng ta không thể không nhận ra Ngài nơi những người bé mọn nhất. Chúng ta sẽ không còn thắc mắc như người lành hay kẻ dữ trong ngày phán xét cuối cùng: “Thưa Ngài, có khi nào chúng tôi thấy Ngài đói, Ngài khát, Ngài rách rưới… đâu?” Bởi vì Thiên Chúa đã ẩn dấu bộ mặt thần linh của Ngài trong bộ mặt nhân loại: Người láng giềng, bạn đồng nghiệp, nhưng cũng có thể là khuôn mặt của hàng triệu con người trên thế giới đang ê chề trong cảnh thiếu ăn, nghèo đói, thất nghiệp hay những công việc nô lệ, vô nhân đạo, đang bị kẻ mạnh áp bức hay người quyền thế bóc lột. Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta rằng Thiên Chúa tự đồng hóa với khuôn mặt của hàng triệu con người đó, vì họ là anh em bé nhỏ của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Chúa Kitô là Vua. Vương quốc của Ngài là vương quốc của tình yêu. Ai sống trong tình yêu thì thuộc về Chúa Kitô và là công dân của Nước Thiên Chúa. Tình yêu, nói được là như “chứng minh nhân dân”, như “thẻ căn cước”của Nước Thiên Chúa. Tình yêu không đòi hỏi nhiều lời nói cho bằng nhiều hành động thiết thực, sống động. Cụ thể là chia sẻ chính những lo lắng, khó khăn, khốn khổ, cùng cực của đồng bào trong hoàn cảnh xã hội chúng ta đang sống. chúa Giêsu đã khẳng định: chúng ta sẽ bị phán xét trong ngày sau hết về cách chúng ta đã phục vụ Đức Kitô Vua như thế nào trong những người anh em đói, khát, rách rưới, bệnh tật, tù tội… Hãy phục vụ những Đức Kitô Vua ấy thế nào để vào ngày cuối cùng, Chúa Kitô Vua sẽ mời gọi chúng ta: “Hãy đến, hỡi những người Cha Ta chúc phúc. Hãy đến thừa hưởng vương quốc đã dành sẵn cho anh em từ thuở đời đời”.
TN I     TN II     V - GS     C - PS     NGOẠI LỊCH

Lời Chúa cntn 34a _ tha nhân là thân thể Chúa Giêsu

THA NHÂN LÀ THÂN THỂ CHÚA GIÊSU

(Trích trong ‘Cùng Đọc Tin Mừng’)
Một linh mục nọ ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ rằng: "Khi trao Mình Thánh Chúa cho anh chị em, tôi nâng Mình Thánh Chúa lên và nói: Mình Thánh Chúa Kitô! Tất cả anh chị em đều tin thật đó là Mình Thánh Chúa và từng người đáp lại: Amen, nghĩa là mỗi người tuyên xưng đó chính là Mình Thánh Chúa thật sự và cung kính rước Người vào lòng. Thế nhưng, nếu tôi chỉ vào từng người ngồi quanh đây và nói: Đây là thân thể Chúa Giêsu thì có lẽ anh chị em không tin người đó là thân thể Chúa, không tỏ lòng tôn kính và không muốn đón rước người đó vào nhà mình, nếu không ưa thích người đó.
Ngay lúc đó, dưới hàng ghế giáo dân có tiếng xì xào. Hình như nhiều người không đồng quan điểm với Cha sở về nội dung nầy.
Sau thánh lễ hôm ấy, một thanh niên đến gặp cha sở và thưa:
- Thưa cha, trong bài giảng hôm nay, chúng con giật mình khi nghe Cha nói từng người chung quanh chúng ta đây, kể cả những người tàn tật, bần cùng, tội lỗi... đều là thân thể Chúa Giêsu.
- Thế anh không tin mọi người là thân thể Chúa Giêsu sao?
- Con tin tấm bánh thánh mà linh mục đã truyền phép và trao cho giáo dân rước lễ thật sự là Thân Thể Chúa; còn người cha, người mẹ, người anh chị em, người láng giềng... không thể là thân thể Chúa được. Cha có bằng chứng gì chứng tỏ tha nhân là thân thể Chúa Giêsu không?
- Nói có sách, mách có chứng. Bằng chứng đây (giơ cuốn Tân Ước ra), anh hãy đọc Thánh Phaolô, trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Cô-rin-tô: "Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao?" (I Cr 6, 15).
- Thật thế ư? Thế thì Cha có biết vì sao thánh Phaolô nói bạo như thế không?
- Thánh Phaolô dạy điều nầy căn cứ vào kinh nghiệm bản thân. Hồi ấy, Phaolô chưa tin vào Chúa Giêsu, ông nhiệt thành với lề luật và hăm hở tìm bắt những người theo Chúa Giêsu. Nên nhớ là vào thời điểm đó Chúa Giêsu đã sống lại và lên trời rồi.
Trên đường Damas, Phaolô bị quật ngã và có tiếng Chúa Giêsu vang lên giữa thinh không: "Sao-lô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" Phaolô hết sức kinh hoàng: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Có tiếng từ trời đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ". (Cv 22, 6-9)
Thế là từ hôm ấy, Phaolô không dám bắt bớ các tín hữu nữa, vì ông biết rằng: họ là những Giêsu khác, bắt bớ họ là bắt bớ Chúa Giêsu.
Người thanh niên vẫn còn hoài nghi, anh hỏi tiếp:
- Vậy thưa cha, đó là giáo lý của thánh Phaolô. Còn về phần Chúa Giêsu, có bao giờ Người dạy như thế không?
- Có chứ! Nào, mời anh lật qua Tin Mừng Matthêu, chương 25, trong dụ ngôn về ngày phán xét cuối cùng. Đó là bài chúng ta vừa nghe đọc hôm nay đây.
Qua dụ ngôn nầy, Chúa Giêsu tỏ cho thấy những ai cho những người đói khát đầu đường xó chợ một bát cơm thì Chúa nói là họ cho Chúa ăn. Những ai cho người rách rưới hoặc mình trần một manh áo, thì Chúa nói là họ đã cho Người mặc. Những ai cho người sa cơ thất thế không nơi nương tựa được trú ngụ một thời gian thì Chúa nói là họ đã cho Chúa trọ nhà... Nói như thế, Chúa Giêsu tự đồng hoá mình với mọi người chung quanh. Nói khác đi, bất cứ ai cũng được Chúa Giêsu nhìn nhận là chính Người.
- Thật thế ư? Vậy mà lâu nay con không ý thức điều đó. Và thưa cha, sách giáo lý công giáo có chỗ nào nói như thế không cha?
- Đây, giáo lý công giáo đây, anh mở ra xem, bài nói về Bí tích thánh tẩy, số 1267: "Bí tích thánh tẩy làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Kitô".
- Thế các Đức Giáo Hoàng có dạy như thế không?
- Đây nữa (chìa sách ra), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tâm thư gửi các gia đình có viết, anh đọc thử xem: "Thiên Chúa đã đồng hoá với người cha, người mẹ, người con trong gia đình. Những gì mỗi thành viên trong gia đình làm cho nhau là làm cho chính Chúa".
- Thưa Cha, khi mới bước vào gặp cha, con không tin tha nhân là thân thể Chúa Giêsu, nhưng bây giờ thì con đã tin. Nhưng xin hỏi cha, vậy con có buộc phải tôn kính tha nhân như tôn kính Chúa trong nhà thờ không?
- Trước hết, anh hãy nghe lời dạy của Mẹ Têrêxa Calcutta. Hôm ấy, có một thiếu nữ Ấn-độ đến gặp Mẹ Têrêxa Calcutta để tìm hiểu Hội Dòng của Mẹ. Trước hết, Mẹ nói với người thiếu nữ ấy: "Con hãy qua nhà hấp hối. Ở đó, con sẽ gặp nhiều người bất hạnh nghèo khổ, bệnh tật đang nằm chờ chết. Con hãy săn sóc an ủi họ".
Thiếu nữ vừa quay lưng đi thì Mẹ Têrêxa gọi giật lại: "Nầy con, khi dâng thánh lễ, con thấy linh mục trân trọng mình thánh Chúa Giêsu sau khi truyền phép thế nào, thì con cũng hãy trân trọng những con người bất hạnh ấy như thế".
Nói như thế, Mẹ Têrêxa Calcutta muốn dạy rằng: mỗi một con người dù bần cùng khốn khổ đến đâu cũng phải được tôn trọng như Mình Thánh Chúa.
- Ngoài Mẹ Têrêxa Calcutta, có vị thánh nào khác tôn trọng con người như chính thân thể Chúa Giêsu nữa không?
- Có nhiều: thánh Gioan Kim Khẩu, thánh Elisabet Hung-ga-ri, thánh Phanxicô Atxidi, vv... Có lần Phanxicô gặp một người phong hủi rất ghê tởm. Ban đầu Anh định xa lánh, nhưng sau đó, Phanxicô cảm nhận ra người phong hủi đó là một phần thân thể bị thương tích, bị lở loét của Chúa Giêsu, nên Anh đã đến chào hỏi và ôm hôn người phong hủi đó.
- Thưa cha, con thấy nhiều tín hữu rất mực tôn kính Chúa Giêsu trên bàn thờ, còn những chi thể sống động của Chúa Giêsu trong đời thường thì hình như không được ai tôn kính.
- Đúng thế! Vì vậy, thánh Gioan kim khẩu dạy chúng ta đừng phân biệt đối xử giữa Chúa Giêsu trong nhà thờ và Chúa Giêsu ngoài nhà thờ. Chúa Giêsu trong nhà thờ và Chúa Giêsu ngoài nhà thờ, tức là những anh chị em khác, phải được tôn trọng như nhau. Để tôi đọc cho anh nghe lời dạy của người:
"Bạn muốn tôn kính thân thể Đức Kitô ư? Chớ khinh chê thân thể ấy khi thân thể ấy trần trụi. Đừng có thái độ nầy là trong nhà thờ thì tôn kính, cho thân thể Người mang những y phục lụa là gấm vóc, nhưng ở ngoài lại coi thường, để cho thân thể ấy phải giá lạnh và trần trụi. Thân thể Chúa ở đây (trong nhà thờ) không cần y phục, nhưng cần tâm hồn trong trắng; còn thân thể Chúa ngoài kia (tức là tha nhân) thì cần được chăm lo tận tình."
- Thưa cha, dường như đối với nhiều người, việc khinh dể, nhạo báng, xúc phạm đến anh chị em chung quanh là chuyện nhỏ, chẳng có gì đáng quan tâm.
- Đó là một sai lầm tai hại vì đến ngày phán xét, Chúa Giêsu sẽ nói với những kẻ ấy rằng: "Quân bị nguyền rủa kia! Hãy đi cho khuất mắt Ta mà vào chốn cực hình đời đời dành cho ma quỷ và các thần dữ, vì xưa kia, ngươi đã khinh dể, nhạo báng, xúc phạm đến ta!..."
Nội dung trên đây là giáo lý cốt tuỷ của đạo thánh Chúa. Nếu chúng ta tuân giữ được giáo huấn cốt tuỷ nầy thì đã nắm chắc được chiếc vé vào cửa thiên đàng trong tay, vì thánh Phaolô trong thư Rôma khẳng định rằng: "Ai yêu thương người là đã chu toàn lề luật" (Rm 13, 10).
Nguyện xin Chúa giúp chúng ta giữ trọn giáo huấn nầy để làm cho thế giới nầy ấm lên bằng tình yêu thương nhân ái, đồng thời nhờ đó, tất cả chúng ta mai đây sẽ được Vua Giêsu mời đón vào hưởng hạnh phúc đời đời với Người trên thiên quốc.

Lời Chúa tn 34a _ vương quốc tình yêu

VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU

Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy nhiều sự thật quan trọng về kết cục của con người.

Lời Chúa cntn 34a _ Lễ Chúa Kitô vua

LỄ CHÚA KITÔ VUA

"Hoàng tử và người hành khất" là câu chuyện của Mark Twain về hai em bé sống cách đây 300 năm ở nước Anh. Hai em bé không chỉ là bạn tốt của nhau, mà chúng còn giống nhau như anh em sinh đôi. Một em là Edward, hoàng tử xứ Wales, em kia là Tom Canty, một chú bé nghèo khổ.
Một ngày kia, thật là trò vui, hai em quyết định chuyển địa vị, chúng thay đổi quần áo. Edward mặc quần áo rách tả tơi của đứa trẻ nghèo khổ và đi lang thang khắp các khu nhà ổ chuột ở London, sát cánh với những người hành khất và thấp kém.
Sau một thời gian hai chú bé mệt mỏi vì trò chơi của chúng. Trong bộ quần áo rách rưới, Edward cố gắng nói cho người cảnh sát biết rằng chú là hoàng tử. Nhưng chú bị tống giam. Ngay khi Tom sắp sửa được phong vương, Edward tỏ lộ và thuyết phục các viên chức chú là hoàng tử thật. Do kết quả kinh nghiệm của mình, Edward trở thành một nhà lãnh đạo công minh và nhân ái.
Tình cảnh giữa Chúa Kitô và chúng ta cũng có cái gì giống như thế. Chúa Kitô là hoàng tử, Con thật của Thiên Chúa. Ngài đã chuyển địa vị với chúng ta, những kẻ nghèo khó. Ngài mang lấy thể xác nghèo hèn chúng ta. Rồi Chúa Kitô làm cho mỗi chúng ta thành hoàng tử bằng cách mặc cho chúng ta áo ân sủng của Ngài, chia sẻ chính sự sống thần linh của Ngài cho chúng ta.
Là Thiên Chúa, Chúa Giêsu biết những thống khổ của loài người. Nhờ trở thành con người, Ngài thực sự chịu đau khổ như mọi người phải chịu. Như hoàng tử trong câu chuyện, Chúa Giêsu học biết yêu thương những người nghèo khổ, Chúa Giêsu học biết yêu thương những người thiếu thốn mọi sự.
Bạn đừng ngạc nhiên vì Chúa Kitô, Vua của chúng ta, đặt để thử thách này cho được vào nhà vĩnh cửu của Ngài: Bạn có giúp đỡ những người thiếu thốn không? Tin Mừng hôm nay là một trong những truyện quan trọng nhất của Chúa Kitô - Tin Mừng cho những người giúp đỡ những ai thiếu thốn, tin buồn cho những ít hay không chú ý đến những nhu cầu của người khác. Hôm nay bạn hãy xét mình đi. Bạn có bao giờ cung cấp của ăn cho người túng đói không? Có lẽ bạn chưa bao giờ gặp mầu nhiệm chết đói. Tuy thế ai cũng biết có hàng triệu người đang phải chịu cảnh đói. Bạn có giúp đỡ gì qua các cơ quan từ thiện không? Có khi nào bạn thăm viếng tù nhân không? Không phải chỉ là những người ở sau hàng giậu sắt, nhưng còn là những người ở sau hàng giậu cô đơn, dốt nát, sầu khổ.
Bạn đã làm gì cho những người chết đói về tinh thần, bệnh tật về tinh thần, xa lạ về tinh thần, bị giam hãm về tinh thần? Nếu bạn mới chỉ làm ít hay chưa làm gì, thì bạn hãy nghe lệnh truyền "Khởi hành".
Tin Mừng còn đi xa hơn, những gì bạn làm cho người túng thiếu là bạn làm cho chính Chúa Kitô. Hãy lưu ý: "Ta đói... khát... ốm đau... là khách lạ". Những gì các con làm hay không làm, là các con đã làm hay không làm cho chính Ta. Chúa Kitô tự đồng hóa với những người túng thiếu, Vua chúng ta đói, Vua chúng ta khát, Vua chúng ta là khách lạ, Vua chúng ta trần trụi, Vua chúng ta yếu đau. Vua chúng ta bị cầm tù.
Phải, chúng ta phụng sự và tôn thờ Chúa Giêsu Kiô Vua chúng ta trên bàn thờ này, nhưng chúng ta cũng phải phụng sự và tôn thờ Ngài trong những người túng thiếu của Ngài. Rồi Ngài sẽ gọi chúng ta vào buổi tận cùng. "Hãy đến".
Xin Chúa chúc lành cho các bạn.

Lời Chúa - Lễ Chúa Kitô Vua

Lễ Chúa Kitô là Vua
Quyền bính - yêu thương _ Lm. HK
Lễ Chúa Kitô vua 
Vương quốc tình yêu _ TGM Ngô Quang Kiệt 
Tha nhân là thân thể Chúa Giêsu  (Cùng đọc Tin Mừng)
Vương quốc của tình yêu (Niềm vui chia sẻ)
Vì xưa Ta đói _ Manna 
Ngươi đã làm gì cho anh em ngươi?

Lời Chúa cntn 34a _ quyền bính - yêu thương

QUYỀN BÍNH – YÊU THƯƠNG
Trong nhật ký đề ngày 26.11.68, bác sĩ liệt sĩ trẻ tuổi Đặng Thùy Trâm đã viết: “Công việc bề bộn, đau đầu và mệt. Chẳng còn mong gì hơn là được yên tĩnh quay về trong niềm an ủi của tình thương. Nhưng mong ước chỉ là mong ước, thực tế vẫn là thực tế: Tiếng rên la xé ruột, xé lòng của bệnh nhân vẫn văng vẳng bên tai, công việc vẫn ùn ùn kéo đến trước mắt với mọi vẻ của nó: phức tạp, khó khăn và cả những bực dọc nữa!” 
Chỉ vài lời đơn giản nhưng khi đọc lên ai cũng thấy nó thật gần gũi với lòng mình, và thấy rõ tình yêu không chỉ là một tình cảm chóng qua mà thực sự là một lề luật nằm sâu trong lòng người
Yêu thương là một lề luật nằm sâu trong lòng người, vì chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa – Tình Yêu, được Chúa yêu và được mời gọi sống yêu thương như Chúa yêu thương.
Đó là địa vị cao quí của chúng ta giữa muôn loài thụ tạo. 
Được Chúa yêu, nhưng chính khi yêu như Chúa yêu mới là lúc chúng ta làm cho cuộc sống mình nên hoàn hảo, làm cho sự sống của Chúa trở nên sung mãn trong ta. Nhưng thế nào là yêu như Chúa yêu?
Hãy lắng nghe tác giả thánh vịnh 8 thốt lên ca khen tình yêu Chúa, tình yêu xóa bỏ mọi ngăn cách trong sự quan tâm: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến” (Tv 8,4-5).
Không chỉ nhớ đến, mà tình yêu Chúa còn tận tụy chăm sóc mọi người cũng như từng người, như mục tử với đàn chiên: “Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ... Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng” (Ed 34,15-16).
Yêu thương là quyền bính và cũng là lề luật trong nước của Chúa, Nước Trời. Vì thế, quyền bính ở đây không phải là cai trị mà là chia sẻ. Đối với Vua Kitô, sống là hiến mình vì yêu, và chết là lời ngỏ yêu thương. Chính tình yêu nơi Ngài đã trở nên nguồn mạch sự sống, “như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống.” (1Cr 15,21-22).
Như thế, bất cứ ở đâu người ta sống yêu thương, phục vụ theo lời Chúa dạy, thì nơi đó Vương quyền của Chúa được thực hiện, và Nước Chúa trị đến: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).
Một buổi chiều năm 1953, người ta tập trung tại một nhà ga xe lửa ở Chicago để chào đón bác sĩ Albert Schweiser, người vừa lãnh giải thưởng Nobel hoà bình năm 1952. Ông là nhà truyền giáo nổi tiếng, cả đời hy sinh cho những người nghèo tại Phi châu.
Xe lửa dừng lại, một người đàn ông to lớn, đầu tóc gọn gàng, bước ra. Máy ảnh chớp liên tục, các nhân vật cao cấp của thành phố mừng rỡ chào đón vị thượng khách, giữa tiếng nói cười hân hoan. 
Đang luôn miệng cám ơn, bỗng ông ngước nhìn về một góc nhà ga,... rồi xin kiếu vài phút, và đi thẳng đến một người đàn bà đang khệ nệ với hai cái vali nặng. Ông đỡ lấy một chiếc, mỉm cười dẫn bà ra một chiếc xe buýt gần đó với lời chúc thượng lộ bình an. Rồi quay lại đám đông, ông nói: “Xin lỗi quí vị vì đã bắt quí vị phải chờ”.
Chứng kiến cách hành xử của ông, một người trong ban tổ chức đã nói với các ký giả: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy một bài giảng biết đi”.
Một công việc rất tầm thường, nhưng ai cũng cảm thấy nơi đó một nét thần linh, bởi sự khiêm nhường phục vụ. Đức Cha Bùi Tuần đã viết về những người cao quí mà tầm thường đó: “tôi còn được thấy tận mắt tình yêu ấy nơi nhiều người tôi gặp. Họ có một tình yêu khiêm nhường giống Chúa Giêsu. Gặp họ, tôi nhận ra Chúa Giêsu trong họ.”
Vua Kitô đã đặt Vương Quốc Thần Linh của Ngài vào tầm tay tôi, nơi những việc tuy tầm thường mà cao quí ở tấm lòng tôi để vào đó: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25,34-36).
Đức Kitô đặt Nước Trời ngay bên tôi. Đừng tìm đâu xa!      
Lm. HK

Hành trình mùa chay _ làm cho chính Chúa


Ngày thứ 6
LÀM CHO CHÍNH CHÚA
Nếu nhìn kỹ những việc thiện tôi đã làm, có thể ngạc nhiên mà nói rằng: tới 50% công việc của tôi "đã được trả công rồi" vì tôi làm cho chính tôi, không phải cho Chúa.  

5 phút cho Chúa _ yêu thương đích thực

14/03/11                             thỨ hai tuẦn 1 mc
                                                              Mt 25,31-46
yêu thương đích thỰc
“Mỗi lần các ngươi làm như thế cho
một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây,
là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.”
(Mc 25,40)

Suy tư mùa vọng _ gia đình "người rừng"

Gia đình “người rừng”
Chúa đã đến và đã không được ai đón tiếp, đặc điểm nhận dạng của Chúa: "Ta đói, các ngươi đã cho ăn...”