Hiển thị các bài đăng có nhãn Lc 05:17-26. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lc 05:17-26. Hiển thị tất cả bài đăng

Daily meditation _ the paralytic versus the pharisees

The Paralytic Versus the Pharisees
By Father Frank Formolo, LC

Daily reflection _ He offers peace and justice

HE OFFERS PEACE AND JUSTICE
Peace that unites, reconciles, heals, and gives joy.
Deacon John Ruscheinsky

Tìm hiểu Lời Chúa _ thứ hai tuần 2 mùa vọng

THỨ HAI SAU CHÚA NHẬT 2 – MÙA VỌNG
Is 35,1-10; Lc 5,17-26

5 phút cho Chúa _ Chúa cất gánh nặng tâm hồn

07/12/15                                                          THỨ HAI TUẦN 2 MV
Th. Am-rô-xi-ô, giám mục, tiến sĩ HT                              Lc 5,17-26
CHÚA CẤT GÁNH NẶNG TÂM HỒN
“Này anh, anh đã được tha tội rồi… Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội.” (Lc 5,20.24)
Hãy tìm lại niềm an bình sâu xa trong Bí Tích Hòa Giải – như một sự chuẩn bị căn bản nhất để mừng Lễ Chúa Giáng Sinh sắp tới.

5 phút cho Chúa _ hiệp thông trong đức tin


07/12/09                                                        THỨ HAI TUẦN 2 MV
Th. Ambrôxiô, giám mục                                                Lc 5,15-26
HIỆP THÔNG TRONG ĐỨC TIN
Người bại liệt trỗi dậy… vừa đi về nhà vừa tôn vinh Thiên Chúa. (Lc 5,25)
Suy niệm: Bỏ đạo từ lâu và khi biết mình sắp chết, người anh của giám mục H. Camara (Braxin) hỏi ngài: “Lâu nay tôi để ý thấy không có sự cách biệt nào giữa lời giảng và việc làm của chú. Vậy tôi có thể dựa vào lòng tin của chú mà rước Chúa không?” – Em tin Chúa lòng lành thương anh. Thế nhưng, sau khi xưng tội và rước Chúa, anh thều thào: “Bây giờ tôi tin không phải dựa vào lòng tin của chú mà thực sự tôi xác tín Chúa thương tôi.” Người bại liệt trong bài Tin Mừng được cứu nhờ niềm tin của bạn bè. Tự bản thân không đến được với Đức Giêsu, anh đã nhờ sự giúp đỡ của bốn người khiêng. Những người này không đến được với Ngài bằng cửa chính, họ phải nghĩ đến con đường gay go hơn: bằng mái nhà. Niềm tin đích thực sẽ chắp đôi cánh đưa ta vượt qua mọi trở ngại trên đường đến với Chúa.

5 phút cho Chúa _ tình yêu khơi động sáng kiến


THỨ HAI TUẦN 2 MV                                                                  Lc 5,17-26
10/12/07                                                                                                    
TÌNH YÊU KHƠI ĐỘNG SÁNG KIẾN
“Vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Đức Giê-su.” (Lc 5,19)
Suy niệm: Hành động của thân nhân người bại liệt đáng để mỗi Ki-tô hữu suy nghĩ trong mùa vọng này. Họ yêu thương người thân của mình, dù con người ấy không có khả năng hoạt động. Họ tìm cách cứu chữa chứ không thất vọng, dù công việc ấy chẳng phải dễ dàng. Đám đông không còn là trở ngại không thể vượt qua, bởi tình yêu giúp họ thêm sáng kiến, mở lối đưa người thân của mình đến cùng Đấng Chữa Lành. Dĩ nhiên, Chúa vẫn luôn đòi hỏi người được chữa lành phải có đức tin. Nhưng ở đây, đức tin của những thân nhân và sự phục vụ đầy yêu thương của họ nâng đỡ đức tin yếu ớt và làm sống lại niềm hy vọng nơi con người bị bệnh tật chôn vùi trong nhiều năm tháng. Những người thân đã giúp anh ta gặp được Chúa Giê-su.

5 phút cho Chúa _ Chúa cất gánh nặng tâm hồn


Thứ Hai 11/12/06 Th. Đa-ma-xô I
CHÚA CẤT GÁNH NẶNG TÂM HỒN
“Này anh, tội anh đã được tha cho anh rồi… Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội.” (Lc 5,17-26)
Suy niệm: Cuộc đời mỗi con người đều bao hàm nhiều gánh nặng phải vác: gánh nặng gia đình, công việc, bệnh tật... Nhưng khủng khiếp nhất chính là gánh nặng của tội lỗi. Được sinh ra giống hình ảnh Thiên Chúa; nhưng rồi con người đã sa ngã và nhận ra mình trong thân phận tội nhân! Ánh nhìn của Thiên Chúa đã đi theo Ca-in đến cùng trời cuối đất, cào cứa lòng anh… Nhưng Thiên Chúa vẫn yêu thương, thứ tha, và cứu độ con người nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng đã đến để chữa lành thương tích cả thể xác lẫn tâm hồn người ta. Trong Bí Tích Hoà Giải, gánh nặng tội lỗi nơi tôi được giải phóng – không phải như một tấm áo bẩn được giặt sạch, nhưng như một tấm áo mới toanh được ban tặng cho tôi. Sự thứ tha của Thiên Chúa là một cuộc ‘sáng tạo lại’! Với con người, tha có nghĩa là bỏ qua song có thể vẫn còn ‘lưu hồ sơ’ để nhớ; còn đối với Thiên Chúa, tha nghĩa là quên luôn, cơ hồ như chưa từng xảy ra vấn đề gì. Gánh nặng được cất đi hoàn toàn trong tâm hồn tôi, và tôi tìm lại được sự bình an trọn vẹn!

5 phút cho Chúa _ mong chờ bằng lòng tin


10/12/12 THỨ HAI TUẦN 2 MV
Lc 5,17-26
MONG CHỜ BẰNG LÒNG TIN
Vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Đức Giêsu. (Lc 5,19)
Suy niệm: Người ta thường nói: “Hữu sự vái tứ phương.” Các người thân của người bại liệt này không vái tứ phương mà họ tin, tin vào Đức Giêsu có quyền năng chữa lành mọi bệnh tật. Ngay cả khi mọi ngõ ngách vào nhà đã bị bịt kín, họ vẫn tìm ra một lối đi “không giống ai”, đó là dỡ mái nhà, đưa người bại liệt xuống “trước mặt Chúa Giêsu” để được Ngài chữa lành. 

Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
Tại sao tôi mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội? Tôi mừng một đặc ân chỉ dành riêng cho một mình Mẹ chăng? Hay để tôi chúc mừng một trường hợp biệt lệ có một không hai Thiên Chúa đã làm nơi Mẹ? Hay để làm vui lòng Mẹ, và nhờ đó tôi sẽ được Mẹ thương ban cho nhiều ân huệ khác nữa? Lễ Mẹ Vô Nhiễm có liên quan gì tới tôi? Mục đích có phải chỉ là để khích lệ tôi sống trong sạch, thánh thiện hơn không?... Những câu hỏi tương tự như thể đã lởn vởn trong đầu tôi từ lâu lắm rồi, nhưng chỉ không tiện công khai nói ra thôi. Và thú thực, tôi vẫn né tránh đi tìm được một giải đáp thỏa đáng.
Thế nhưng âm thầm tôi vẫn tin rằng tín điều Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội phải là một điều gì liên quan rất chặt chẽ tới niềm tin của mình. Trong câu chào của Sứ thần: “Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà!” tôi vẫn thấy có một cái gì đó chạm tới chính bản thân mình, và tới từng người một. Phải, Đức Maria đâu phải là người duy nhất đầy ân sủng, vì Thiên Chúa đã ban ân sủng cách sung mãn cho hết thảy mọi người. Đức Chúa đâu chỉ duy nhất ở cùng Đức Maria, vì ngài “ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Trong thư gửi giáo đoàn Rô-ma, Thánh Phao-lô khảng định nhiều lần một tư tưởng rất căn bản: “Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là đức Giê-su Ki-tô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được Thiên Chúa ban ân sủng đồi dào và cho trở nên công chính, thì được sống và được thống trị” (Rm 5, 17, và toàn chương 5). Như vậy, giữa một bên là A-đam phạm tội để mọi người bị nhiễm tội tổ tông, và bên kia là đức Giê-su Ki-tô cứu chuộc để mọi người được trở nên công chính, ta phải làm nổi bật (highlight) bên nào? Theo Phao-lô thì vế thứ hai phải được nhấn mạnh hơn, vì nó “lớn lao hơn biết mấy”. Không những cần làm nổi bật Giê-su Cứu Chúa hơn là Tổ tông A-đam lỗi phạm, mà còn cần phải đề cao “ân sủng … còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” hơn là trên “muôn người phải chết”. Thật vậy theo Phao-lô “Sự sa ngã của A-đam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa” (Rm 5, 15).
Dưới nhãn quan đó, tôi sẽ chiêm ngắm Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội như thế nào? Nếu chủ yếu nhìn lên Mẹ như một trường hợp được đặc ân miễn trừ khỏi vế thứ nhất ‘mọi người mắc tội nguyên tổ’, thì dù rất cao đẹp, những vẫn là rất đơn độc nghèo nàn, theo lối nhìn thuần nhân loại. Còn nếu dùng con mắt Tin Mừng nhận ra đây là trường hợp điển hình (prototype chứ không phải unique) của ‘muôn người được trở nên công chính nhờ ân sủng’, thì mới thật sự là khám phá ra được ‘cái lớn lao’ mà Phao-lô muốn nhắc nhở. Nếu tâm trí chỉ tập trung vào Maria như người nữ con cháu E-va, độc đáo vì không bị vướng mắc tội nguyên tổ, để rồi nhạt nhòa hình ảnh của một Giê-su - A-dam mới hoàn lại sự sống, sự công chính cho muôn người cách rất căn cơ và mạnh mẽ, thì đúng là ta chọn lấy cái yếu hơn cái mạnh, cái nhỏ mọn hơn cái lớn lao, cái tiểu tiết hơn cái tổng thể. Trong Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi tìm thấy có cả hình ảnh một Maria Mad-da-la sám hối, một tên cướp bị án phạt đóng đinh kêu cầu được Chúa xót thương; có cả hình ảnh của tôi khi quì gối ăn năn sám hối, của hết thảy mọi người trong cuộc sống ngụp lặn nơi dương thế… và nói chung của toàn thể nhân loại tội lỗi. Vô Nhiễm Nguyên Tôi không mang một nội dung loại trừ (exclusive: chỉ Maria thôi chứ không một ai khác), mà phải mang tính bao hàm (inclusive: Maria và mọi tín hữu, trong đó có cả tôi nữa). Vô Nhiễm Nguyên Tôi phải nói được cho tôi rằng: ‘Mừng vui lên, hỡi người được đầy ân sủng, Đức Chúa xót thương và cứu độ luôn ở với bạn!’.
Mẹ Vô Nhiễm phải là ngày đại lễ của tôi và của mọi người! Chỉ vì Maria đã gắn kết bền chặt với một người duy nhất là Giê-su Ki-tô, đấng mà cả tôi và mọi Ki-tô hữu cùng được gắn kết qua phép thánh tẩy đã lãnh nhận. Vô Nhiễm làm cho mối kết dính này càng bền chặt hơn.
Lạy Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cho con được cùng Mẹ không ngừng cất lời ca tụng Đức Chúa xót thương và cứu độ như Mẹ đã từng cất lên trong bài Magnificat. Nếu trinh trong/vô nhiễm đối với Mẹ trước hết là không ngừng rộng mở cõi lòng đón lấy ân sủng hải hà của Thiên Chúa, thì xin cho con cũng được bắt chước Mẹ là không ngừng đón nhận lòng thương xót vô biên đó. Amen
Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB.

ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI


Mẹ chúng ta
MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta cùng dâng Thánh Lễ mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà ngày xưa các cụ gọi là Lễ Đức Bà chẳng hề mắc tội tổ tông.
Khi thực hiện đặc ân cao quý này cho Đức Trinh Nữ, Thiên Chúa đã muốn chuẩn bị một cung điện xứng đáng để cho Con Một Chúa giáng trần.
Mẹ thật là Đấng đầy ân phúc, Mẹ trổi vượt trên hết mọ loài thụ tạo. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa!
Hồng ân dư đầy, chức vị cao sang và đáng cho mọi loài bái phục kính yêu! Thế mà Mẹ vẫn luôn đặt mình trong bể sâu khiêm hạ với nhận thức mình là tôi tớ thấp hèn của Thiên Chúa.
Tiếng “ Xin vâng” không chỉ là phản ứng nhất thời trong giây phút truyền tin, mà còn là cả một chương trình sống của Mẹ.
Mẹ muốn hoàn toàn đi vào kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa.
Mẹ muốn để cả cuộc đời là môi trường thực hiện thánh ý Chúa Cha.
Tiếng xin vâng như thấm vào từng biến cố làm thành đời của Mẹ
-         Trước những bối rối của Thánh Giuse, khi Mẹ cưu mang Con Đức Chúa Trời.
-         Khi Mẹ sinh hạ Con Thiên Chúa trong cảnh thiếu thốn không cửa, không nhà.
-         Khi Chúa Hài Nhi còn đang đỏ hỏn, lệnh từ trời bảo phải lên đường trốn sang Ai Cập.
-         Khi sống đơn nghèo tại Nagiareth.
Rồi sau những thăng trầm trong cuộc đời ẩn dật của Chúa Giê-su, bước vào cuộc sống công khai của Người. Mẹ đã chia sẽ với một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc trước những gì Chúa chịu đựng: vất vã không chốn nương thân, bị hiểu lầm bởi những người thân tín,… và nhất là ngày càng bị bao vây trong vòng thù nghịch với những toan tính muốn tiêu diệt mạng sống của Người.
Nhưng chưa hết, Mẹ còn phải chịu đựng đau khổ với những cục hình của Con trên đường khổ giá. Và nơi đỉnh đồi Can-vê như chìm tận đáy của vực sâu cùng khổ, Mẹ đứng bên thập giá, tham dự hoàn toàn vào cái chết cứu độ của Con.
Mẹ tham dự cuộc thương khó của Con bằng sự hiện diện.
Mẹ thông phần vào cuộc thương khó ấy bằng sự đồng cảm.
Và cuối cùng , như để kéo dài tình mẫu tử, trước khi tắt thở, Chúa Giê-su đã trao cho Đức Maria một tình mẫu tử mới đối với hết mọi người chúng ta.
 “Nầy là Mẹ con.”
Để nhờ đó, trong hành trình đức tin, mỗi người với từng hoàn cảnh, đặc biệt với những đau khổ và thử thách trong đời, sẽ cùng với Mẹ, hiệp nhất với Chúa Ki-tô, đến tận thập giá.
Cho nên, kính thưa anh chị em.
Hôm nay, hướng lòng về Đức Trinh Nữ, chúng ta cùng với Giáo hội, đầy hân hoan xưng tụng Mẹ là Nữ Vương hoàn vũ, Mẹ là Tòa Đấng Khôn Ngoan, Mẹ trổi vượt trên hết muôn loài.
Nhưng đặc biệt: chúng ta cảm thấy ngọt ngào, an ủi, khi xưng tụng Mẹ là mẹ của chúng con.
Người Mẹ tinh tuyền, nhưng không bao giờ bỏ rơi đoàn con tội lỗi.
Mẹ hoàn toàn sống theo thánh ý Chúa, nhưng ánh mắt yêu thương luôn dõi theo những bước chân lạc loài của những đứa con là chúng ta.
Mẹ quá biết chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào.
Mẹ từng hiểu sự mỏng dòn yếu đuối của kiếp người chúng ta.
Mẹ am tường bao nhiêu cạm bẫy!
Mẹ động viên chúng ta can đảm.
Mẹ đang đưa tay, chỉ cần chúng ta nắm lấy, để kéo chúng ta ra khỏi bùn lầy, khỏi đam mê tội lỗi. Và cùng Mẹ sống theo Thánh ý Chúa trong tiếng xin vâng.
Lm. Phaolô Nguyễn Hữu Thời
            ĐỨC MẸ MARIA 

ĐỨC MẸ _ ơn cứu chuộc & đặc ân vô nhiễm

ƠN CỨU CHUỘC
&
ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
Tín điều Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội có quan hệ mật thiết với chương trình Ngôi Hai nhập thể. Tổng quát hơn, nhà thần học H. Urs von Balthasar nói rằng “Toàn bộ Thánh Mẫu học phải được giải thích theo Kitô học, và chính điều này làm nên sự cao cả của Đức Maria”.

Mark Link _ Lời Chúa thứ hai tuần 2 mùa vọng

THỨ HAI - Tuần 2 MÙA VỌNG
Bài đọc 1
Hãy nói cho những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa sẽ đến cứu anh em.” (Is 35,4).
Jo Jo Starbuck là một người trượt băng người Mỹ nổi tiếng. Khi còn trẻ, cô phải phấn đấu để trở thành người trượt băng giỏi. Cô thường chán nản trở về nhà vì bị huấn luyện viên la rầy. Những lúc như thế, mẹ cô thường động viên cô. Jo Jo nói: “Tôi trở về nhà, khóc lóc và bỏ cuộc. Nhưng mẹ tôi thường xuyên nâng đỡ tôi. Người khuyên bảo tôi cho tới khi tinh thần tôi được phục hồi.”

5 phút cho Chúa _ lòng khao khát Chúa

05/12/11 thứ hai tuần 2 mv
Lc 5,17-26
lòng khao khát chúa
Họ lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Đức Giê-su. (Lc 5,18)
Suy niệm: Mấy người khiêng anh bạn bại liệt không nói một lời, nhưng hành động của họ lại diễn tả mạnh mẽ họ khát khao gặp Chúa như thế nào. Chiếc cáng cồng kềnh, cùng với đám đông đã bít kín mọi lối dẫn họ đến với Đức Kitô; nhưng tất cả mọi chướng ngại đó đều không thể ngăn cản họ đem người bạn bại liệt đến với Chúa để được chữa lành. Họ đã tìm ra một cách không tưởng để đạt được điều họ khao khát: dỡ cả mái nhà, đưa bạn mình xuống để gặp được Ngài. Thấy lòng tin mạnh mẽ của họ, Chúa ban ơn gấp bội phần điều họ kêu xin: Ngài chữa lành bệnh phần xác lại còn tha thứ tội lỗi phần hồn. Về phần mình, anh bại liệt không chỉ đáp lại bằng một lời cám ơn, anh về nhà “vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa” (Lc 5,25).
Mời Bạn: Có lẽ số phận ngồi tù là một trong những hoàn cảnh bế tắc nhất của một người, thế nhưng chẳng có gì ngăn cản tâm hồn khao khát Chúa như ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận làm chứng: “Ban đêm, các tù nhân thay phiên nhau thờ lạy Chúa. Với sự hiện diện lặng lẽ, Chúa Giêsu Thánh Thể đã làm nên những việc kỳ diệu… Và thế là đêm tối của nhà tù đã trở thành ánh sáng Phục sinh… Nhà tù trở thành trường dạy giáo lý.” Với cuộc sống hiện đại dư thừa tiện nghi vật chất, người ta dửng dưng không cần đến Chúa. Phần bạn, điều gì thúc bách bạn khao khát tìm đến Chúa để được Ngài cứu độ?
Sống Lời Chúa: Trong ngày, bạn dành ít phút hồi tâm hoặc viếng Thánh Thể để khơi dậy lòng khao khát Chúa.
Cầu nguyện: Như nai rừng mong mỏi, tìm về suối nước trong, hồn con luôn mong mỏi, tìm gặp Ngài, lạy Chúa.

5 phút cho Chúa _ không ai 'ở lại phía sau'

06/12/10                                         thỨ hai tuẦn 2 mv
Th. Nicôla, giám mục                                        Lc 5,17-26
không ai “Ở lẠi phía sau”
“Người bại liệt chỗi dậy (…) vừa đi về nhà vừa tôn vinh Thiên Chúa.” (Lc 5,25)
Suy niệm: Có lần Đức cố hồng y P.X. Nguyễn Văn Thuận nói với tỉ phú Mỹ Bill Gates: Sự văn minh đích thực là không để ai ở lại phía sau. Một xã hội chỉ văn minh thật sự khi mọi thành phần xã hội ấy được chăm sóc đầy đủ, không để ai phải tụt hậu, “ở lại phía sau.” Khi đại đa số không hoặc chỉ được chia sẻ rất ít phúc lợi của xã hội, ta có quyền hoài nghi về giá trị văn minh của xã hội ấy. Những người bạn khiêng anh bại liệt trong Tin Mừng hôm nay không muốn anh phải “ở lại phía sau,” mãi mãi gắn cuộc đời với chiếc giường, nên đã tìm mọi cách để đưa anh đến với ông Thầy Giêsu. Cũng vậy, vị Thầy này không muốn anh vĩnh viễn “ở lại phía sau” người khác. Ngài đã cho anh chỗi dậy, để anh có thể sánh ngang vai với mọi người, gánh vác trách nhiệm cá nhân, gia đình và của cộng đồng xã hội.