Lời Chúa tuần 13 thường niên _ câu truyện minh họa

LỜI CHÚA TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN
CÂU TRUYỆN MINH HỌA

CNTN 13A -

CNTN 13B -

CNTN 13C -

THỨ HAI - Con đường theo Chúa

THỨ BA - Theo Chúa: không sợ

THỨ TƯ - Chúa chữa 2 người bị quỉ ám

THỨ NĂM - Chúa có quyền tha tội

THỨ SÁU - Kêu gọi người thu thuế Mát-thêu

THỨ BẢY - Ăn chay đẹp lòng Chúa

Lễ kính thánh Phêrô và Phaolô tông đồ -

Lễ kính thánh TÔMA, TÔNG ĐỒ – Con đường theo Chúa

 

CNTN 13A -

Lời Chúa

TRUYỆN KỂ

1. truyện

CNTN 13B -

Lời Chúa

TRUYỆN KỂ

1. truyện

CNTN 13C -

Lời Chúa

TRUYỆN KỂ

THỨ HAI - Con đường theo Chúa

Lời Chúa: Mt 8, 18-22

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng vây quanh Người, thì Người ra lệnh sang qua bờ bên kia. Một luật sĩ đến thưa Người rằng: "Lạy Thầy, bất cứ Thầy đi đâu, con cũng xin theo Thầy.” Chúa Giêsu trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu.”

Một môn đệ khác thưa Người rằng: "Thưa Thầy, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã.” Chúa Giêsu trả lời: "Con hãy theo Ta, và hãy để kẻ chết chôn kẻ chết.”

TRUYỆN KỂ

1. Theo Chúa

Có hai tu sĩ lên đường hành hương: một người chủ trương cần phải có tiền bạc và phương tiện vật chất đầy đủ mới có thể đảm bảo cho đời sống tu trì; một người thì luôn tin tưởng nơi tinh thần từ bỏ. Hai người trao đổi, tranh luận với nhau về hai tinh thần khác nhau mà không ai có thể thuyết phục được ai. Khi họ đến bờ sông thì trời cũng đã tối. Người có tinh thần từ bỏ đề nghị: - Chúng ta không có tiền để qua sông? Chúng ta hãy ngủ lại đây và dâng lời chúc tụng Chúa.

Người kia đáp lại:

- Nơi này không có làng mạc, nhà cửa, thú dữ có thể cắn xé; bên kia sông, chúng ta có thể nghỉ lại một cách an toàn. Tôi có mang theo tiền, chúng ta hãy thuê một người lái đò.

Sau khi đã qua sông, vị tu sĩ trả tiền cho người lái đò và nói với người bạn của mình như sau: - Anh đã thấy được cái lợi của việc giữ tiền trong túi chưa? Chính nhờ có chút tiền bạc, tôi đã có thể cứu mạng anh và mạng tôi. Ðiều gì sẽ xẩy ra, nếu tôi cũng sống tinh thần từ bỏ như anh?

Nghe thế, vị tu sĩ luôn sống trong tinh thần từ bỏ mỉm cười và nói:

- Chính sự từ bỏ của anh đã cứu sống chúng ta; anh đã không tiếc của để thuê người lái đò là gì? Hơn nữa, tôi không có đồng xu dính túi, thế mà tôi vẫn sống; tôi tin rằng chính tinh thần từ bỏ đã cho tôi có được mọi sự cần thiết.

2. Theo Chúa trong từng vết chân

Một vị thánh kia có lần được Chúa ban cho một giấc mơ tuyệt đẹp:

Hôm ấy tôi nằm mơ thấy một con đường, bắt đầu từ mặt đất hướng thẳng lên trời cao, rồi mất hút dần trong những đám mây, tuy nhiên đó không phải là con đường dễ đi. Trái lại, trên con đường dốc gồ ghề lại còn rải rác bao nhiêu chướng ngại vật khác nữa. Mới nhìn, những cánh hoa hồng trải trên đuờng như tấm thảm hoa đẹp, nhưng nhìjn kỹ thí thấy ẩn giấu những cái gai nhọn sắc bén. Mọi người đều bước đi chân không, và chân mỗi người dính đầy máu. Những người nhát đảm không chịu đựng được gian khổ đều rút lui, nhưng nhiều người quyết tâm nhất trí đi cho tới cùng, dù phải bước đi thật chậm chạp và đau đớn.

Nhìn kỹ hơn trong đoàn người đang tiến bước trong con đường đó, tôi nhận ra người đang dẫn đầu là Chúa Giêsu. Ngài đi chân không. Những bước chân của Ngài đầy vẻ quyết đáp, không do dự và cũng không một cái gai nào gây vết thương nơi chân Ngài. Chúa Giêsu tiến bước mỗi lúc một lên cao và tới ngồi ở ngai vinh hiển của Ngài. Ngài đưa mắt nhân từ nhìn xuống những người đang cố gắng bước đi trên con đường khó khăn Ngài đã đi qua, và khích lệ họ can đảm tiến lên.

Tiếp sau Chúa Giêsu, tôi thấy rõ ràng Đức Maria, thân mẫu của Chúa. Mẹ cũng tiến bước trên con đường ấy. Bước chân của Mẹ xem ra còn thanh thoát và nhanh nhẹn hơn bước chân Chúa Giêsu. Tại sao vậy? Thưa là bởi vì Mẹ đặt chân của mình lên chính những vết chân của Chúa Giêsu, bước đi trước. Kế đến, Mẹ cũng tiến lên bên ngai vinh hiển của Chúa Giêsu con dấu yêu của Mẹ, và Mẹ cũng giơ tay làm hiệu cho những người khác đang tiến bước, để họ bước đi trên bước chân của Chúa Giêsu đã để lại, như Mẹ đã bước đi. Những người khôn ngoan biết vâng theo lời chỉ dẫn và khích lệ của Mẹ thì tiến bước thật nhanh, còn những người dại dột không biết vâng theo lời chỉ dẫn ấy thì bước đi một cách chậm chạp và vô cùng khó nhọc. Miệng họ luôn lẩm bẩm than trách nhất là khi đạp phải những gai nhọn. Nhiều người dừng lại dọc đường, và cũng không thiếu những người thất vọng bỏ cuộc quay gót trở lại trong buồn tủi.

Lạy Chúa, xin giúp con luôn vững bước đi trên con đường Chúa đã đi. Amen.

3. Không có chỗ tựa đầu

Alfred Plummer, một học giả Thánh Kinh người Anh, nhận xét: “Cuộc đời Chúa Giêsu bắt đầu trong một chuồng bò đi mượn và kết thúc trong một ngôi mộ cũng đi mượn.” Đó chính là thực trạng trần trụi về cuộc đời của Chúa Giêsu, “Con Người không có chỗ tựa đầu,” mà bất cứ ai muốn làm môn đệ của Ngài phải biết và dám đảm nhận.

Chúa Giêsu hẳn đã gây một ấn tượng sâu đậm nơi vị kinh sư nào đó khiến ông này nhất quyết xin làm môn đệ Ngài: nguyện đi theo Thầy, bất cứ Thầy đi đâu. Chẳng biết vị kinh sư ấy cuối cùng có trở thành môn đệ của Ngài không nhưng ít nhất những lời vừa rồi cũng giúp xua tan đi những ảo tưởng mà ông vẽ ra về một Đấng Mêsia vinh quang, để lôi ông về với thực tại của Đấng Mêsia Tôi Tớ đau khổ của Giavê, một thực tại rất khó chấp nhận đối với người Do Thái, và cả với chúng ta.

Những lời đó cũng là sứ điệp Chúa gửi đến với chúng ta: cái giá phải trả để làm môn đệ của Chúa Kitô là dám đi theo Đấng không có chỗ tựa đầu.

4. Thiếu cái đinh móng ngựa

Benjamin Franklin là chủ nhà in, nhà phát minh và nhà văn. Trong cuốn “Poor Richard’s Almanack” ông viết: “Vì thiếu cái đinh mà mất cái móng. Vì thiếu cái móng mà mất con ngựa, vì thiếu con ngựa mà mất kỵ sĩ. Vì thiếu kỵ sĩ mà mất cuộc chiến. Vì thiếu cuộc chiến mà mất nước. Và tất cả chỉ vì thiếu một cái đinh móng ngựa.”

Mất nước chỉ vì thiếu một cái đinh, và không thể tìm thấy mười người lành cho Thiên Chúa, điều đó mời gọi tôi tự hỏi: Cái gì đã thúc đẩy tôi làm những gì mà tôi cho là đúng, ngay cả khi chỉ có một mình tôi hoặc tôi chỉ thuộc về thiểu số?

Kẻ hèn nhát hỏi: có an toàn không?

Kẻ thủ đoạn hỏi: có tính chính trị không?

Kẻ kiêu ngạo hỏi: có nổi tiếng không?

Sẽ đến lúc người ta phải đảm nhận một vị trí không an toàn, không chính trị, cũng chẳng nổi tiếng, nhưng họ phải làm vì điều đó là đúng. (Martin Luther King)

5. Từ bỏ vì bác ái

Một số những công ty luật mời nhóm sinh viên luật của trường đại học Harvard dự tiệc trong một khách sạn sang trọng. Các sinh viên hỏi: “Các ngài có thể tổ chức bữa tiệc trong một khách sạn khiêm tốn hơn với những món ăn đơn giản hơn không?” Khi được hỏi về lời yêu cầu không bình thường này, đại diện cho các sinh viên trả lời: “Chúng tôi muốn rằng số tiền đó được tiết kiệm để giúp người nghèo.”

Tôi đã chuẩn bị thế nào để đương đầu với những thực tế mà xã hội coi thường, đặc biệt là thiếu quan tâm đối với người nghèo?

Sẽ rất tốt nếu người nghèo nhận được nửa số tiền người ta dùng để nghiên cứu tình trạng sống của họ (Bill Vaughan).

6. Chọn lựa với cả cuộc sống

Thánh Phanxicô Assidi từng gọi Chúa là Đấng đòi hỏi không nhân nhượng, không sợ mất lòng ai. Tin Mừng hôm nay minh chứng cho nhận định ấy: với người xin về mai táng cha già rồi sẽ đi theo, Chúa không đồng ý, lại còn nói khá nặng nề là cứ để kẻ chết chôn kẻ chết; với người ngỏ ý sẽ theo Chúa đến tận cùng trời góc biển, Chúa không dấu diếm rằng theo Ngài là đi vào con đường khốn khổ, hòn đá gối đầu cũng không có. Chúa huấn luyện môn đệ Ngài như thế đó: bài học đầu tiên là phải mạnh dạn dứt bỏ những gì cản trở mình theo Chúa. Theo Chúa không phải là gặp chăng hay chớ, muốn sao cũng được, mà là một chọn lựa, một nếp sống, một lý tưởng, đòi phải có lập trường dứt khoát và theo tới cùng.

Xem xét lại việc bạn theo đạo có thật sự là đi theo Chúa hết mình không, hay gặp chăng hay chớ, nghĩa là gặp một khó khăn hay thách đố thì buông xuôi, chán nản, quay lui...

7. Điều kiện để làm môn đệ

Một nhà giảng thuyết nói với diễn viên Macready: “Tại sao ông xuất hiện trước đám đông đêm này qua đêm khác với những câu chuyện hư cấu và đám đông sẽ đến với ông bất cứ nơi nào ông đi; đang khi tôi rao giảng những lẽ thật thiết yếu, không thay đổi, lại không thu hút được bất kỳ đám đông nào?”. Macready trả lời, “Điều này khá đơn giản. Tôi trình bày câu chuyện hư cấu của mình như thể nó là sự thật; ngài trình bày sự thật của ngài như thể nó là hư cấu!” - G. Campbell Morgan.

Tin Mừng hôm nay cho thấy những gì có thể là “hư cấu” mà Chúa Giêsu cảnh báo những ai muốn ‘trở nên môn đệ’ của Ngài. Một kinh sư tuyên bố, “Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo!”; Ngài trả lời, “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu!”.

Chúa Giêsu không chấp nhận lời đề nghị làm môn đệ của ông cũng như không bác bỏ nó! Đúng hơn, Ngài chỉ đơn giản đưa ra một tiêu chí làm rõ những gì liên quan đến việc ‘trở nên môn đệ’ Ngài.

THỨ BA - Theo Chúa: không sợ

Lời Chúa: Mt 8, 23-27

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thuyền, có các môn đệ theo Người. Và đây biển động dữ dội, đến nỗi sóng phủ lên thuyền, thế mà Người vẫn ngủ. Các môn đệ lại gần đánh thức Người dậy mà rằng: "Lạy Thầy, xin cứu lấy chúng con kẻo chết mất!" Chúa phán: "Hỡi những kẻ yếu lòng tin! Sao các con nhát sợ?"

Bấy giờ Người chỗi dậy, truyền lệnh cho gió và biển. Và biển yên lặng như tờ! Cho nên những người ấy kinh ngạc mà rằng: "Ông này là ai mà gió và biển đều vâng phục?"

TRUYỆN KỂ

1. Người vẫn ngủ

(Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.)

Nếu mức nước biển dâng lên thêm một mét do nạn toàn cầu ấm lên, nhiều vùng đất của nước Việt Nam sẽ bị chìm dưới mặt nước.

Bão lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, vẫn là những thảm họa cho con người. Ngày nay người ta biết rằng phần lớn thiên tai không do Trời, nhưng do con người phá hoại trái đất là công trình tốt đẹp của Trời cao.

Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy uy quyền của Đức Giêsu, không phải trên ma quỷ hay bệnh tật, nhưng trên thiên nhiên. Ngài đã dùng quyền đó để bảo vệ các môn đệ khỏi bị dập vùi bởi sóng gió.

Tại sao chúng ta lại sợ thuyền chìm hay sợ chết?

Nếu có đức tin vào Thầy thì sóng gió đâu nhận chìm được chúng ta.

“Thiên Chúa ngủ” mãi mãi là điều khó hiểu và khó chịu. Đừng ngại đánh thức Ngài và kêu cứu. Đừng ngại la to át tiếng sóng, để làm cho Ngài nghe được. Nhưng cũng nên nhìn Ngài ngủ bình an, để khỏi bị hốt hoảng.

Không hẳn là Ngài sẽ trỗi dậy ngay và dẹp tan bão tố. Không hẳn là chúng ta sẽ được giải thoát ngay khỏi mọi nỗi hiểm nghèo. Điều quan trọng là lòng ta được bình an, vì biết Ngài vẫn bình an ở lại trong con thuyền đời ta.

2. Xin cứu chúng con

Ông John Newton sống nghề buôn bán các nô lệ. Trong lần vượt đại dương, thuyền của ông gặp bão lớn gần chìm; lúc đó, vì quá lo sợ, ông đã thốt lên: "Lạy Chúa, xin cứu con; qua được cơn nguy hiểm này, con sẽ từ bỏ nghề buôn bán vô nhân đạo này và sẽ làm nô lệ Chúa." Và rồi, khi thuyền ông cập bến Mỹ Châu sau đó, ông đã từ bỏ mọi sự, trở thành nhà rao giảng Tin Mừng nổi tiếng.

Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống con người để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Ðiều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là có Chúa hiện diện dù lúc đó xem ra Ngài ngủ, không màng chi đến nguy hiểm đang xảy ra.

3. Chúa luôn bên cạnh

Có câu chuyện về một viên đại úy hải quân, khi về hưu ông làm thuyền trưởng trên một chiếc tàu đưa khách đến đảo Shetland tham quan trong ngày.

Trong một chuyến đi chơi, tàu chở toàn thanh niên. Họ cười nhạo ông đại úy già khi thấy ông này cầu nguyện trước lúc ra khơi, bởi vì đó là một ngày trời đẹp và biển êm.

Nhưng biển không êm lâu khi một trận cuồng phong bất ngờ thổi tới và chiếc tàu bắt đầu chồm lên chồm xuống dữ dội. Các hành khách hoảng sợ chạy đến ông đại úy thuyền trưởng để yêu cầu ông cùng cầu nguyện với họ. Nhưng ông đáp: “Tôi đã cầu nguyện lúc trời êm bể lặng. Khi sóng gió nổi lên, tôi phải lo cho con tàu của tôi."

Đó là một bài học cho chúng ta. Nếu chúng ta không thể hoặc không muốn tìm đến Thiên Chúa trong những lúc yên tĩnh của đời mình thì chúng ta có lẽ sẽ không tìm thấy Người khi cơn rối loạn chụp xuống. Có lẽ chúng ta hoảng sợ nhiều hơn. Nhưng nếu chúng ta đã biết tìm đến Người và phó thác nơi Người trong những lúc bình yên thì hầu như chắc chắn chúng ta sẽ tìm thấy Người khi sóng gió nổi lên

4. Sóng gió biển cả yên lặng

Chúa Giêsu dẹp yên biển động làm cho các môn đệ từ chỗ kém lòng tin đến chỗ khâm phục quyền năng Thiên Chúa nơi Người. Hình ảnh con thuyền làm cho chúng ta liên tưởng đến Giáo hội cũng có lúc gặp phong ba bão tố, nhưng Chúa Giêsu Phục sinh luôn đồng hành và bảo vệ Giáo hội bằng sức mạnh và quyền năng của Người. Mỗi tín hữu cũng phải ý thức sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống, để chúng ta an tâm và biết kêu cầu Chúa mỗi lúc gặp gian nan, khốn khó.

Rõ ràng là qua phép lạ dẹp yên bão tố trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn mạc khải thêm cho các môn đệ biết về Ngài, đồng thời Ngài cũng muốn huấn luyện họ để họ thêm vững vàng về đức tin.

Người Do thái cho rằng, biển cả là sào huyệt của quỉ dữ, biển động là dấu quỉ dữ lộng hành. Họ cũng nghĩ rằng, chỉ một mình Thiên Chúa và những kẻ được Thiên Chúa ban đặc quyền mới có thể chế ngự được sức mạnh của biển cả. Như vậy, việc Chúa dẹp bão tố hôm nay chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa.

Tin mừng nói đang lúc bão thì Chúa Giêsu ngủ: Chúa Giêsu ngủ không phải vì Ngài quá mệt. Thực ra Ngài chỉ “làm bộ” ngủ thôi, để xem các môn đệ của Ngài có an tâm giữa giông tố bão táp khi có Ngài hiện diện giữa họ không. Thế nhưng, các ông đã sợ hãi cuống cuồng chứng tỏ các ông chưa vững tin. Bởi đó, sau phép lạ Chúa đã trách: ”Hỡi những kẻ yếu lòng tin” (Mt 8,26).

Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn giông tố xảy ra trong cuộc sống con người, để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Điều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là có Chúa hiện diện dù lúc đó xem ra Ngài ngủ, không màng chi đến nguy hiểm đang xảy ra.

Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xảy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa.

5. Ba tôi lái tàu

Trong một chuyến đi xa, ông thuyền trưởng cho con đi theo trên một con tàu lớn chở nhiều hành khách. Bỗng một hôm, một cơn bão lớn nổi lên khi con tàu đang lênh đênh giữa biển, hành khách thì cuống cuồng lo sợ, thuỷ thủ thì vất vả tìm mọi cách chống đỡ, chỉ một mình em bé bình tĩnh đứng nhìn cảnh vật như chẳng có chuyện gì xảy ra. Lấy làm lạ, một người đến hỏi em: “Em không sợ tàu chìm sao?” Em đáp: “Chìm sao được, ba tôi lái tàu mà." Em bé bình tĩnh không sợ vì tin tưởng ở tài lái tàu của ba em.

Câu chuyện trong bài Tin mừng hôm nay dạy chúng ta bài học: hãy tin cậy vào Chúa và cầu nguyện. Ai cũng thích sóng yên bể lặng, xuôi chèo mát mái. Nhưng cuộc đời nào mà chẳng có giông tố? Tuy nhiên, chính giông tố mới giúp chúng ta nhận ra chính mình: mình còn yếu đuối và bất lực, còn nhát đảm và kém tin. Cũng chính giông tố sẽ đưa ta đến với Chúa, để ta hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng của Ngài. Cũng chính giông tố cũng giúp chúng ta biểu lộ đức tin. Có thể nói, đức tin sẽ lớn lên ít nhiều sau mỗi lần giông tố. Khi đã biết con người hoàn toàn yếu đuối và bất lực thì chỉ còn biết cậy trông vào Chúa và xin Ngài đến cứu giúp, không phải chỉ cầu xin khi gặp hoạn nạn, nhưng phải tin Chúa và cầu xin Ngài mọi nơi mọi lúc trong lúc được bình yên.

6. Ta đã vác con trên vai

Ngày nọ, một thầy dòng mơ thấy mình đang đi dọc theo bờ biển với Chúa. Ông nhìn xuống bãi cát, thấy có bốn dấu chân: hai của ông và hai của Chúa.

Nhưng ông cũng nhận thấy có những đoạn đường chỉ có hai dấu chân. Và ông nhớ lại: đó là những ngày ông buồn khổ nhất và cực nhọc nhất. Ông bèn than thở với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đã nói với con là nếu con theo Chúa, thì Chúa sẽ ở với con luôn luôn. Nhưng giờ đây con thấy rằng, những lúc con chao đảo nhất, thì lại chẳng thấy dấu chân Chúa đâu. Con không hiểu tại sao Chúa lại bỏ con giữa lúc con cần Chúa nhất như thế?”

Chúa đáp: “Con ạ. Ta chẳng bao giờ bỏ con. Con chỉ thấy hai dấu chân trên cát, vì trong những lúc khốn khó đó, Ta đã vác con trên vai và mang con đi."

7. Tôi chỉ giết 5000 người

Một người hành hương gặp bệnh dịch đang vào Baghdad. Anh hỏi bệnh dịch: "Mi định làm gì ở đó?"

- Tôi sẽ giết 5.000 người.

Người hành hương rùng mình và thay đổi dự định. Tuy nhiên, ít lâu sau anh gặp một người từ trong thành phố bị nạn dịch đó và được biết không phải 5.000 nhưng là 50.000 người chết.

Liền sau đó anh lại gặp bệnh dịch đang đi tới một thành phố khác. Ông buộc tội: "Anh nói láo. Anh nói sẽ chỉ giết 5000 người thôi mà."

Bệnh dịch giải thích cách vui vẻ: "Tôi chỉ giết có 5.000 người. Số còn lại chết vì hoảng sợ."

8. Bão tố trên biển là cảnh thường xảy ra.

Bác sĩ W.M. Christie từng ở nhiều năm tại xứ Galilê đã kể lại kinh nghiệm của ông trong những cơn bão như thế này: Gió dường như thổi từ khắp các hướng cùng một lúc. Từ những khe núi nhỏ hẹp trong vùng đồi núi, gió ào ào thổi xéo góc xuống mặt hồ. Ông nói: “Có lần, một đoàn du khách đang đứng trên bờ hồ Tibêriát. Họ đang say mê nhìn ngắm mặt nước hồ phẳng lặng như gương, thì thình lình gió ập đến. Chỉ trong 20 phút thôi là mặt hồ đã trắng xóa những lượn sóng bạc đầu. Những lượn sóng lớn đến nỗi bắn lên cả các tháp canh ở góc tường vây quanh thành, làm cho đoàn du khách bó buộc phải tìm chỗ núp để tránh những lớp bụi nước làm tối mắt họ, dầu họ ở cách xa bờ hồ đến 200m." Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tiếng mà bầu trời nắng đẹp đã biến thành cảnh cuồng phong gầm thét dữ dội.

Chúa Giêsu và các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay cũng ở vào hoàn cảnh như thế. Giữa giờ phút kinh hoàng đó mà Chúa Giêsu vẫn ngủ. Sợ quá các môn đệ đã đánh thức Ngài dậy, và sau đó bão trở nên hoàn toàn yên lặng.

9. Sự dữ bởi đâu?

Bão tố trên biển là cảnh thường xảy ra. Bác sĩ W.M. Christie từng ở nhiều năm tại xứ Galilê đã kể lại kinh nghiệm của ông trong những cơn bão như thế này: Gió dường như thổi từ khắp các hướng cùng một lúc. Từ những khe núi nhỏ hẹp trong vùng đồi núi, gió ào ào thổi xéo góc xuống mặt hồ. Ông nói: “Có lần, một đoàn du khách đang đứng trên bờ hồ Tibêriát. Họ đang say mê nhìn ngắm mặt nước hồ phẳng lặng như gương, thì thình lình gió ập đến. Chỉ trong 20 phút thôi là mặt hồ đã trắng xóa những lượn sóng bạc đầu. Những lượn sóng lớn đến nỗi bắn lên cả các tháp canh ở góc tường vây quanh thành, làm cho đoàn du khách bó buộc phải tìm chỗ núp để tránh những lớp bụi nước làm tối mắt họ, dầu họ ở cách xa bờ hồ đến 200m." Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tiếng mà bầu trời nắng đẹp đã biến thành cảnh cuồng phong gầm thét dữ dội.

Chúa Giêsu và các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay cũng ở vào hoàn cảnh như thế. Giữa giờ phút kinh hoàng đó mà Chúa Giêsu vẫn ngủ. Sợ quá các môn đệ đã đánh thức Ngài dậy, và sau đó bão trở nên hoàn toàn yên lặng.

10. Đừng quên Thiên Chúa

Năm 1863, tổng thống Abraham Lincoln đưa ra lời tuyên bố này: “Chúng ta đã phát triển về số lượng, tài sản và sức mạnh mà không quốc gia nào theo kịp, nhưng chúng ta đã quên mất Thiên Chúa… Chúng ta cần khiêm tốn trước Đấng Quyền Năng đã bị xúc phạm, để thú nhận những tội lỗi của dân tộc chúng ta. Qua lời tuyên bố này, tôi chỉ định ngày thứ năm, 30 tháng 4 năm 1863 là ngày toàn quốc thống hối, ăn chay và cầu nguyện… Tiếng kêu đồng thanh của cả nước sẽ thấu đến Đấng Tối Cao.”

Những hồng ân gì Thiên Chúa đã ban cho tôi khiến cho tội lỗi càng trở nên khủng khiếp hơn?

[Chúa Giêsu nói] “Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu” (Lc 13,34).

11. Chúa phù trợ người ngay chính

John Newton là một người chuyên nghề buôn bán nô lệ. Một đêm nọ, một cơn bão ập đến đe dọa nhận chìm chiếc tàu chở nô lệ của ông. John kêu lên cùng Chúa: “Xin cứu chúng con, con hứa sẽ bỏ nghề này và trở thành nô lệ của Ngài mãi mãi.” Sau khi được cứu sống, John đã bỏ nghề buôn bán nô lệ và trở thành một thừa sai. Để kỷ niệm cuộc hoán cải này, ông đã viết lời cho một bài hát nổi tiếng: “Ôi! thật là một ân huệ huyền diệu. Nó mới ngọt ngào làm sao! Chính điều đó đã cứu rỗi một kẻ khốn khổ như ta. Ta đã từng lạc đường mà nay đã tìm thấy lối. Ta đã từng mù lòa, mà nay đã trông thấy được.”

Đã có khi nào Chúa Giêsu giúp đỡ tôi trong cơn giông tố cuộc đời chưa? Cơn giông tố đó dẫn tôi đến gần Chúa hay cuốn tôi ra xa Ngài? Tại sao?

Các môn đệ đã ngạc nhiên và nói: “Người này là ai… Ngay cả gió và biển cũng tuân lệnh?” (Mt 8,27).

12. Chúa đồng hành với người thiện chí

Một học sinh bị phỏng nặng nửa thân dưới trong một trận hoả hoạn tại ngôi trường cậu đang học. Trên giường bệnh, nửa tỉnh nửa mê, cậu nghe nói về bệnh trạng của mình rằng cậu sẽ bị liệt suốt đời. Bàng hoàng vì tương lai như sụp đổ, nhưng với ý chí và niềm tin, cậu kiên trì tập luyện và cuối cùng cậu đã có thể bước đi trên đôi chân của mình. Lắm lúc chúng ta cũng chạm trán với những khó khăn, những phút đen tối trong đời. Chúng ta cũng sợ hãi bối rối. Nhưng ít ra chúng ta cũng như các môn đệ nhớ rằng có Chúa đồng hành với mình và chạy đến Chúa với lời cầu xin: “Thưa Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất!” Chúng ta sẽ thấy rằng chỉ nhờ một lời của Chúa thôi, chúng ta sẽ được bình an.

Đôi khi Chúa để những khó khăn, hay nghịch cảnh xảy đến trong cuộc đời chúng ta; nhưng Ngài không bỏ chúng ta, bởi vì Ngài vẫn ở bên cạnh chúng ta, bảo vệ chúng ta quyền năng của Ngài. Điều quan trọng là chúng ta có nhận ra điều đó và tuyệt đối tin tưởng tuyệt đối vào Ngài hay không. Chúa không cất khó khăn khỏi bạn nhưng với niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa, bạn sẽ bình an và vượt qua được mọi khó khăn, thử thách.

13. Niềm vui có Chúa hiện diện

“Niềm vui và nụ cười là quà tặng của việc sống trong sự hiện diện của Chúa, cũng như tin tưởng rằng ngày mai thì không đáng gì phải lo âu” (Cha H. Nouwen). Sóng gió gầm thét hung hãn quanh chiếc thuyền nhỏ, và sóng gió sợ hãi cũng nổi lên trong lòng các môn đệ yếu lòng tin. Các ông quên rằng chen lẫn tiếng gió gầm sóng vỗ là tiếng thở đều đều của Thầy mình; con thuyền nhỏ nhấp nhô theo sóng nước, nhưng trên chiếc thuyền ấy có Thầy mình đang ngủ ở mũi thuyền. Chả trách gì sau đó Thầy đã quở trách các ông nhát gan, kém lòng tin. Tin rằng có Chúa hiện diện, mọi sự sẽ thay đổi. Với sự hiện diện của Chúa, bão tố cuộc đời vẫn diễn ra, nhưng tâm hồn luôn an bình trong niềm vui sâu lắng.

Mời Bạn: “Việc thực hành thánh thiện và quan trọng nhất trong đời sống thiêng liêng là ý thức về sự hiện diện của Chúa, nghĩa là, mỗi khoảnh khắc ta đều cảm thấy vui tươi vì có Chúa ở cùng” (Thầy Lawrence). Bạn cũng hãy bắt đầu đời sống đức tin bằng việc quan trọng nhất: cảm nhận Chúa hiện diện trong đời bạn mỗi sáng khi thức dậy, trong các việc bổn phận mình làm, các nỗ lực hy sinh vì Chúa, và mỗi tối trước khi đi ngủ.

THỨ TƯ - Chúa chữa 2 người bị quỉ ám

Lời Chúa: Mt 8,28-34

Khi ấy, Chúa Giêsu lên thuyền sang bờ bên kia, đến miền Giêrasa, thì gặp hai người bị quỷ ám từ các mồ mả đi ra, chúng hung dữ đến nỗi không ai dám qua đường ấy. Và chúng kêu lên rằng: "Lạy Ông Giêsu, Con Thiên Chúa, chúng tôi có can chi đến ông? Ông đến đây để hành hạ chúng tôi trước hạn định sao?" Cách đó không xa có một đàn heo lớn đang ăn. Các quỷ nài xin Người rằng: "Nếu ông đuổi chúng tôi ra khỏi đây, thì xin cho chúng tôi nhập vào đàn heo." Người bảo chúng rằng: "Cứ đi." Chúng liền ra khỏi đi nhập vào đàn heo. Tức thì cả đàn heo, từ bờ dốc thẳng, nhào xuống biển và chết chìm dưới nước. Các người chăn heo chạy trốn về thành, báo tin ấy và nói về các người bị quỷ ám.

Thế là cả thành kéo ra đón Chúa Giêsu. Khi gặp Người, Họ xin Người rời khỏi vùng của họ.

TRUYỆN KỂ

1. Ma quỷ ngày càng đông

Theo cha Gabrielle Amorth, vị trừ quỷ chính của giáo phận Rôma, “số người bị quỷ ám đã gia tăng rất nhiều.”

Trong vòng tám năm, chính cha đã trừ cho hơn hai mươi ngàn trường hợp. Con số kinh khủng này hẳn là một nhắc nhở cho những ai nghĩ rằng quỷ vắng bóng trong thế giới của khoa học kỹ thuật, quỷ chỉ là huyền thoại của thế giới cách đây hai ngàn năm thời Đức Giêsu, hay quỷ ám thật ra chỉ là bệnh thần kinh vào thời y khoa chưa phát triển.

Trong cuộc hội kiến vào tháng 8-1986, Đức Gioan Phaolô đã nói sự hiện diện của quỷ trong thế giới “ngày càng trở nên ghê gớm hơn khi con người và xã hội quay lưng với Thiên Chúa.”

2. Hãy sống giá trị tin mừng trong cuộc đời

Trong sứ điệp ngày giới trẻ thế giới lần thứ 26 tại Madrid, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã viết: “Có một xu hướng duy đời (laïciste) mạnh mẽ muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người và xã hội, toan tính kiến tạo một ‘thiên đường’ không có Thiên Chúa. Nhưng kinh nghiệm dạy rằng một thế giới không có Thiên Chúa là ‘một hỏa ngục’ trong đó, trổi vượt những ích kỷ, chia rẽ trong các gia đình, oán thù giữa cá nhân và các dân tộc, thiếu tình thương, niềm vui và hy vọng." Và trong thông điệp “Spe Salvi” Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quả quyết: “Một nền nhân bản vắng bóng Thiên Chúa sẽ là một nên nhân bản phi nhân” (Thông điệp Spe Salvi, số 78).

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giêsu xua đuổi ma quỷ ra khỏi hai chàng thanh niên ở Giêrasa. Sau đó, ma quỷ đã xin Đức Giêsu cho nhập vào đàn heo và lao xuống biển. Thấy thế, những người chăn heo chạy chốn và báo tin cho những người trong thành về sự kiện vừa mới diễn ra trước mắt họ, vì thế, dân trong thành đã ra đón Ðức Giêsu, nhưng khi gặp Ngài, họ đã xin Ngài rời khỏi vùng đất của họ.

3. Chiến thuật của ma quỉ

Rowlan Hill, một nhà giảng thuyết trứ danh, trong một bài giảng đã kể câu chuyện như sau: Ngày nọ, tôi xuống phố, thấy một bầy heo chạy theo một người. Tôi thấy lạ nên để ý xem. Lạ hơn là bầy heo theo người đó vào lò sát sinh.

Tôi thắc mắc hỏi người đó làm cách nào mà dụ bầy heo tài tình như vậy. Ông bèn đáp: “Ngài không thấy đó sao? Tôi mang theo rổ đậu, thỉnh thoảng vãi mấy hạt xuống đường. Thế là bầy heo tham ăn cứ chạy theo tôi." Rồi ngài giảng tiếp: “Tôi nghĩ ma quỉ cũng áp dụng chiến thuật đó. Nó mang theo rổ đậu, rải trên đường trần và đám đông xô nhau chạy theo, đến tận lò sát sinh vĩnh hằng."

4. Sống là chọn lựa

Một anh thợ mộc nọ đã có bốn con, nhà nghèo, đến nói với tôi rằng: con muốn chuyển gia đình đến một nơi khác làm ăn, hy vọng sẽ khá hơn. Nhưng con cứ do dự hoài. Bởi vì chỗ con định đến lại xa nhà thờ, ở giữa dân ngoại. Nếu con ra đi thì con cái con sẽ không có chỗ học giáo lý và cả gia đình cũng sẽ khó mà đến nhà thờ ngày Chúa nhật được.

Một chọn lựa khó khăn, mà ai trong chúng ta cũng có thể gặp hàng ngày. Chọn tham dự thánh lễ hay coi một cuốn phim hay. Chọn giữa sự tha thứ và hận thù. Chọn giữa một buổi đi chơi với bạn bè hay đi học giáo lý. Trong cuộc sống, tôi thường chọn Chúa hay chọn quyền lợi riêng tư của tôi?

Đức Gioan Phaolô II thường khuyên những người đến với Ngài rằng: “Chúng con phải lựa chọn." Chọn là một quyết định lớn và quan trọng của đời người. Chúng ta đã chọn. Và chúng ta còn phải tiếp tục chọn, vì đời là một tiến trình, đời là một cuộc đổi mới không ngừng nghỉ. Thành công hay thất bại là tùy ở những chọn lựa mỗi ngày của ta.

Vua Charles một lần kêu hoàng tử đến và cho hoàng tử được chọn. Trên bàn, vua đặt một thanh kiếm và một vương miện (Triều thiên), nhà vua nói:

- Con muốn chọn cái nào?

Ngần ngừ một lúc, hoàng tử cầm lấy thanh kiếm.

Vua cha hỏi:

- Tại sao con lại chọn thanh kiếm?

Hoàng tử cầm thanh kiếm lên chỉ vào vương miện, đáp:

- Nhờ thanh kiếm này, con sẽ được vương miện kia.

Lạy Chúa, Chúa là tất cả đời con. Amen.

5. Quỷ ở với người

“Quỷ ở với người” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, và cũng là thực trạng của gia đình, xã hội không còn tôn ti trật tự, nhân nghĩa khi cư xử với nhau. Ngày xưa quỷ trong bài Tin Mừng đã đẩy hai người vào sống trong ngôi mộ của người chết. Ngày nay quỷ ở với những người sống trong nền văn hóa sự chết như phá thai, nghiện tình dục, rượu bia, bạo lực... Ngày xưa quỷ xúi dục dân chúng mời Chúa rời khỏi vùng đất mình vì mất đàn heo. Ngày nay quỷ hoành hành trong tâm hồn người chuộng tiền bạc, sổ đỏ, tài khoản ngân hàng hơn tình nghĩa cha mẹ, anh em, bạn bè, nhất là việc thờ phượng Thiên Chúa, thậm chí dần dần loại Ngài ra khỏi đời sống.

Quỷ đã biến hai người ở Ga-đa-ra thành mối đe dọa người đồng loại (c. 28). Hôm nay hễ khi nào bạn là mối gây mất bình an, lo lắng, buồn phiền, thậm chí là mối đe dọa, khủng bố người khác, có thể quỷ đang ở với bạn. Hãy để quyền năng của Đức Giê-su loại trừ THỨ quỷ ấy ra khỏi bạn bằng ơn Chúa qua các bí tích và nghị lực của bạn.

6. Chọn lựa của con người

Một cô bé mặc bộ đồ không thích hợp chút nào đang đi xuống bậc tam cấp của nhà thờ. Rõ ràng cô bé xuất thân từ một gia đình nghèo. Một người đàn ông không có thiện cảm đối với tôn giáo đi ngang qua và hỏi: “Nếu Thiên Chúa yêu thương cô nhiều như cô nghĩ, tại sao Ngài không bảo ai đó cho cô nhà cửa, quần áo?” Cô bé trả lời: “Cháu nghĩ rằng Thiên Chúa đã bảo, nhưng người ta không lắng nghe hoặc cũng có thể họ quên.”

Câu trả lời của cô bé và lời khiển trách của Thiên Chúa đối với Israel, mời gọi tôi tự hỏi: Tôi có trách nhiệm gì với người nghèo? Chỉ một cá nhân thì có thể làm được gì?

Hãy tin tưởng Thiên Chúa vì những việc vĩ đại của Ngài: chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá của bạn, Ngài sẽ chỉ cho bạn cách cho cả ngàn người ăn. (Horace Bushnell).

7. Điều quan trọng hơn

Buổi diễn tập hòa nhạc vào phút chót buộc một nhà phê bình âm nhạc phải hủy buổi hẹn ăn tối với một số bạn bè. Nhưng rồi đứa con trai của nghệ sĩ độc tấu chết đột ngột khiến buổi hòa nhạc phải dời lại. Nhà phê bình gọi điện thoại cho bạn bè và nói: “Tin vui đây: con trai của nghệ sĩ độc tấu vừa chết, vì vậy buổi hòa nhạc được dời lại.” Chợt ông nhận ra điều ông vừa nói: cái chết của cậu bé không phải là một tin vui mà là một tin buồn. Cũng có một cái gì đó tương tự trong bài Kinh thánh hôm nay. Chúa Giêsu chữa cho hai người bị quỷ ám được lành mạnh chỉ với giá vài con heo. Thế mà người ta lại quan tâm đến những con heo hơn cả con người, do đó họ đã xua đuổi Chúa Giêsu.

Có bao giờ tôi để những lo lắng tầm thường làm cho tôi trở nên mù lòa hơn là quan tâm đến mạng sống hay cái chết của người khác không?

Khi bạn phản bội ai, đó cũng là lúc phản bội chính mình (Ca sĩ Isaac)

8. Đâu là điều trọng nhất?

Một việc trừ quỷ thật ‘đắt đỏ’: để chữa lành cho hai người, mất toi cả đàn heo! Phản ứng của dân thành cũng thật quyết liệt: xin Người rời khỏi vùng đất của họ, bởi vì biết đâu Người chẳng chữa thêm vài người bị quỷ ám nữa, và họ lại có thể phải mất thêm vài đàn heo khác! Bậc thang giá trị của họ thật rõ ràng: đàn heo quý hơn sinh mạng con người. Hình như nhiều lúc chúng mình cũng cư xử y như dân thành Gadara đó thôi! Coi trọng vật chất hơn con người, quyền lợi của mình hơn cả sự sống của người khác. Có thể không đến nỗi “đốt nhà hàng xóm chỉ để luộc chín một quả trứng” như phát biểu của một nhà văn, thế nhưng, chúng mình cũng thật ích kỷ khi chấp nhận tình trạng ai chết mặc ai, miễn là quyền lợi, tài sản tôi không suy suyển chút nào!

Hãy điều chỉnh lại cách ứng xử của bạn: coi trọng con người hơn vật chất của cải, sự sống con người hơn danh giá, quyền lợi…

Lâu nay tôi đã coi trọng sự sống, sinh mạng con người hay coi trọng của cải vật chất, danh tiếng?

9. Thiên đàng nằm ở đấy.

Sáng 1-7-2023, cụ Mai cầm xấp vé số 42 tờ bán dạo lên xe buýt ở trạm BV Ung bướu TP HCM. Đến trạm Hàng Xanh cụ xuống nhưng lại quên xấp vé. Phạm Nguyễn Duy Toàn, tiếp viên xe buýt tuyến 146 (BKS 51B-22.432) đã bàn với tài xế hành xử rất đẹp thế này:

"Xe đang chạy trên tuyến nên không thể quay lại tìm cụ, do đó, chờ đến chuyến sau, qua các trạm, tôi và chú tài xế đều quan sát tìm cụ nhưng không gặp. Trong khi đó, nếu không bán hết thì sau 16 giờ sấp vé này coi như bỏ. Tuy số tiền quy ra không lớn nhưng với cụ sẽ không nhỏ...

... Do đó, tôi nói với chú tài xế bàn nhau bán giúp cụ xấp vé số này. Chỉ trong vài tiếng, nhiều hành khách trên xe cũng như nhân viên xe buýt tại 2 đầu bến đã ủng hộ hết 42 tờ, thu về 420.000 đồng. May mắn đến 16 giờ cùng ngày, khi xe qua trạm trước Bệnh viện Ung Bướu thì gặp cụ, vậy là tôi trao lại số tiền trên"

Khi Toàn trao tiền cho cụ, nhân viên điều hành tuyến xe đã lập biên bản xác nhận. Cụ bà bị mất vé số tên là Nguyễn Thị Mai, 67 tuổi,ở quận Bình Thạnh, lúc nhận tiền cụ rất vui và xúc động.

Tôi cũng rất vui khi đầu tuần đọc những câu chuyện thật sự đẹp đẽ như vậy. Cám ơn Toàn, tài xế và những hành khách tốt bụng trên chuyến xe buýt ở Sài Gòn!

Bài Phúc âm có một câu kết đau lòng: "Thế là cả thành kéo ra đón Chúa Giêsu. Khi gặp Người, Họ xin Người rời khỏi vùng của họ."

Chúa chữa hai người khỏi quỷ ám là một tin vui, nhưng vì mối lợi của riêng mình, người ta xin Người rời khỏi vùng của họ.

Còn anh tiếp viên xe buýt và mọi hành khách của nhiều chuyến xe lại làm cho người nghe ấm lòng, coi sự khó của một người xa lạ là sự khó của chính mình, mỗi người một chút và tất cả mọi người có được niềm vui, cụ bà vui vì có tiền thì ít mà vui vì tình thương thì nhiều; mọi người vui vì mất một món nhỏ mà có được niềm vui tràn ngập tâm hồn khi nhìn thấy nụ cười của bà Mai.

Thiên đàng nằm ở đấy.

THỨ NĂM - Chúa có quyền tha tội

Lời Chúa: Mt 9, 1-8.

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thuyền, vượt biển mà về thành của Người. Bấy giờ người ta đem đến cho Người một kẻ bất toại nằm trên giường.

Thấy họ có lòng tin, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, con hãy vững tin, tội con được tha rồi." Bấy giờ mấy luật sĩ nghĩ thầm rằng: "Ông này nói phạm thượng." Chúa Giêsu biết ý nghĩ của họ liền nói: "Tại sao các ngươi suy tưởng những sự xấu trong lòng? Bảo rằng "Tội con được tha rồi", hay nói "Hãy chỗi dậy mà đi", đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ngươi biết rằng trên đời này Con Người có quyền tha tội."

Bấy giờ Người nói với người bất toại: "Con hãy chỗi dậy, vác giường mà về nhà con." Người ấy chỗi dậy và đi về nhà. Thấy vậy dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế.

TRUYỆN KỂ

1. Chúa là điểm tựa đời con

Trong một căn phòng hậu phẫu, có nhiều bệnh nhân với những bệnh lý khác nhau. Các bệnh nhân thường hay kêu la đau đớn và tỏ vẻ khó chịu với thân nhân của mình. Tuy nhiên, những người hiện diện ở đó thật ngỡ ngàng khi nhìn thấy và chứng kiến một bệnh nhân trạc tuổi 60, ông không kêu ca, không trách móc, nhưng có lúc lại nở nụ cười tươi. Hỏi thăm, mới biết ông là người Công Giáo và phải mổ để cắt thận vì sỏi quá nhiều.

Trong lúc trò chuyện, có một người hỏi thăm ông: “Tại sao các bệnh nhân khác thì đau đớn và kêu la, còn ông thì không?” Trong tiếng nói nhỏ nhẹ, ông nói: “Mỗi lần cơn đau đến với tôi, tôi nhớ đến Chúa chịu đóng đinh. Ngài còn đau đớn hơn tôi nhiều, vì thế, tôi luôn cầu xin Chúa giúp sức để vượt qua cơn đau và tôi cũng xin Chúa cho mình được thông phần đau khổ với Ngài." Thật tuyệt vời, Đức Giêsu là điểm tựa của ông, và cuộc thương khó, cái chết của Ngài đã làm cho ông can đảm, vui vẻ đón nhận đau đớn vì lòng yêu mến Chúa.

2. Chúa gắn liền việc chữa lành với lời tha tội

(Lm Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Năm 1992 Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã khởi xướng ngày Quốc tế cầu nguyện cho bệnh nhân hàng năm vào lễ Đức Mẹ Lộ Đức ngày 11 tháng 2. Năm 1858, Lộ Đức là một thị trấn nhỏ tọa lạc giữa đồi núi có khoảng 5.000 cư dân, nằm ở phía nam nước Pháp, giáp ranh nước Tây Ban Nha, Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần với Bernadette - một trẻ em 14 tuổi từ ngày 11/02 đến ngày 16/07/1858.

Và cũng từ biến cố hiện ra từ năm 1858 đến nay, những cuộc hành hương tuôn đến Lộ Đức, đặc biệt là các bệnh nhân được đưa đến bằng đủ mọi phương tiện, có những người liệt giường được anh chị em bạn hữu cõng đến, hay trên băng ca, xe lăn… đã có trên 6.000 trường hợp được lành bệnh, Giáo hội đã công nhận và tuyên bố 68 trường hợp là phép lạ, do sự can thiệp và bầu cử đặc biệt trong yêu thương của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Thiên Chúa chọn Lộ Đức để biểu lộ tình thương của Ngài qua trung gian nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ. Qua đó, Ngài đã bày tỏ vinh quang cho nhân loại, khi chữa lành nhiều bệnh tật của nhiều anh chị em được đem đến Lộ Đức.

Ấn tượng nhất mà tôi ghi nhận giữa những đoàn hành hương là các bệnh nhân được các anh chị em tín hữu đưa đến viếng và rước Đức Mẹ vào các buổi chiều tối… từng bước đi của họ là bước đi của niềm tin…

3. Biết chia sẻ cho nhau

Tôi phải nhờ đến người khác, và cũng có bổn phận để người khác nhờ đến tôi.

Tại một thị trấn nọ có một gia đình nghèo. Cha mẹ làm việc vất vả cả ngày ở nhà máy, các con còn nhỏ ở nhà một mình.

Một hôm, có một người hành khất đến xin bố thí. Một em bé ra mở cửa đăm đăm nhìn người ăn xin rồi chạy vào nhà. Một lúc sau, em trở ra nhỏ nhẹ thưa:

- Chú ơi, chúng cháu rất muốn tặng chú cái gì đó, thế nhưng nhà cháu cũng chẳng có gì để ăn hôm nay, chúng cháu đang đói lắm chú ạ! Chúng cháu rất áy náy phải từ chối chú vậy, chú đừng buồn nhé.

Người hành khất lặng lẽ bỏ đi. Đến sập tối thì ông ta quay lại gõ cửa. Em bé lại ái ngại từ chối như ban sáng. Người ăn xin lúc đó mới nói:

- Các cháu dễ thương của chú, chú không xin các cháu bố thí nữa đâu, nhưng chú lại có cái này để tặng các cháu.

Nói đoạn, người ấy mở chiếc bị đeo bên hông ra, đưa cho mấy đứa bé một vài khúc bánh mì nhỏ và một vài đồng bạc. Ông ta dặn dò:

- Các cháu hãy lấy bánh chia nhau ăn đi kẻo đói lắm rồi, còn tiền thì đợi ba mẹ về, bảo là chú biếu. Chú chỉ là một người ăn xin tàn tật, nhưng chú sẵn sàng chia sẻ với gia đình các cháu, bởi vì các cháu dễ thương và tốt bụng quá.

4. Giúp người tức là tự giúp mình.

Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe sang trọng dừng lại. Tài xế tiến về phía người giữ cổng và nói:

- Xin anh giúp tôi một tay cho người đàn bà này xuống xe, vì bà ta rất yếu không đi được nữa.

Vừa ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người giữ cổng nghĩa trang:

- Từ hai năm qua, mỗi tuần tôi là người đã gửi đến cho anh 5 đô-la để mua hoa và đặt trên mộ con trai tôi. Tôi đến đây để chào từ biệt và cám ơn anh vì đã mua hoa giùm cho tôi.

Nói xong những lời đó, bà tưởng sẽ nhận được những lời cám ơn từ môi miệng của một con người mà bà nghĩ rằng, đã làm ơn cho anh ta từ hai năm qua. Thế nhưng, bà không thể ngờ rằng, bà lại nhận được những lời chẳng làm cho bà vui lòng chút nào:

- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì bà đã làm công việc ấy.

Người đàn bà cảm thấy như bị tát vào mặt, nhưng vẫn còn đủ bình tĩnh để hỏi lại người thanh niên tại sao anh lại lấy làm tiếc vì một cử chỉ đẹp như thế.

Người thanh niên giải thích:

- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người đã chết, như con trai bà chẳng hạn, thì làm sao mà còn thấy được một cánh hoa nào nữa.

Bị chạm tự ái, người đàn bà liền lên giọng:

- Anh có biết là anh đã làm tổn thương một người như tôi không?

Người thanh niên trả lời:

- Tôi xin lỗi bà. Khi tôi nói như thế, tôi chỉ muốn cho bà hiểu rằng, hiện có rất nhiều người đang cần đến những cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh viện, và hiện có nhiều người đang sống thật cô độc. Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng ta. Họ có thể nhìn và ngửi được những cánh hoa của chúng ta.

Người đàn bà ngồi bất động trong chiếc xe sang trọng một lúc, rồi ra hiệu cho tài xế nổ máy.

Vài tháng sau bà trở lại nghĩa trang, nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn. Điều ngạc nhiên là những lời bà vui vẻ nói với người thanh niên giữ cổng:

- Anh nói có lý, tôi đã mang hoa đến cho những người già lão bệnh tật. Quả thật điều đó làm cho họ hạnh phúc, nhưng người được hạnh phúc hơn chính là tôi. Các Bác sĩ không biết được cái bí quyết làm cho tôi được khỏe mạnh và hạnh phúc, nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống. Tôi đến đây để cám ơn anh. Vâng! Giúp người tức là tự giúp mình.

5. Ai phạm thượng?

Người bại liệt được khiêng đến với Đức Giê-su ngay khi Ngài xuất hiện. Hẳn họ đã chờ đợi Ngài từ lâu, vì tin vào khả năng chữa lành của Ngài. Thế nhưng, cũng có những kẻ chờ đợi Ngài, không phải để được chữa bệnh, mà là để kiếm cớ bắt bẻ Ngài. Vin vào câu nói “Tội con được tha” của Đức Giê-su, họ cho rằng Ngài phạm thượng. Nếu Đức Giê-su phạm thượng, thì chắc chắn lời của Ngài không đủ hiệu năng để chữa lành, đang khi lời ấy đã làm cho người bại liệt đứng dậy vác giường mà đi. Vậy mà họ vẫn cố chấp, xúc phạm đến Ngài. Họ mới đúng là những kẻ phạm thượng, vì không tin quyền năng Thiên Chúa đang hoạt động nơi Đức Giê-su.

Chúa Ki-tô đã thiết lập Hội Thánh, trao cho Hội Thánh quyền cầm buộc cũng như tháo cởi dưới đất. Quyền năng này không do Hội Thánh mà là Chúa Ki-tô hành động qua Hội Thánh. Nhưng Hội Thánh cũng bao gồm những con người, vẫn còn đó những yếu đuối và lầm lỗi. Vì thế, nhiều người tỏ ra nghi ngờ ‘quyền năng’ của Hội Thánh trong việc cử hành các bí tích. Liệu tôi có thuộc vào số những kẻ ‘phạm thượng’ đó không?

6. Chúng con cần đến Chúa

Có ba nhóm người trong đoạn Tin Mừng hôm nay:

(1) nhóm khiêng người bại liệt;

(2) các kinh sư;

(3) dân chúng.

Ba nhóm với ba thái độ khác nhau:

(1) giúp đỡ với niềm tin tưởng;

(2) nghĩ xấu và kết án;

(3) sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa.

Đức Giêsu cũng bày tỏ ba lối hành xử đặc biệt của Ngài:

(1) nhân hậu;

(2) thẳng thắn;

(3) quyền năng: tha thứ và chữa lành.

Trái tim Ngài luôn xúc động, chạnh lòng thương trước nỗi khổ của con người. Để có thể làm theo sự thúc bách của con tim nhân hậu ấy, Ngài thẳng thắn đối đầu với nhóm kinh sư, khẳng định quyền tha tội và khả năng chữa lành cho người bại liệt.

Không chỉ người bại liệt ngày xưa, con người hôm nay cũng cần đến Đức Giêsu, cần niềm tin tưởng nơi Ngài hầu cuộc đời họ có một ý nghĩa và hướng đi, như lời Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI: “Chúa Giêsu là kho tàng đích thật và duy nhất mà chúng ta có thể tặng cho con người. Ngài là nỗi khát vọng sâu thẳm nhất của bao con người nam cũng như nữ ngày nay, ngay cả khi dường như họ lãnh đạm hay tẩy chay Ngài. Xã hội mà chúng ta đang sống, Châu Âu và toàn thế giới, đang cần gì nhất nếu không phải là chính Chúa Giêsu” (31.5.2010).

7. Bệnh tật trong tâm hồn

Tính đến giữa tháng 6 / 2009, dịch cúm heo A/H1N1 đã lây lan đến hơn 100 quốc gia và cướp đi sinh mạng của 141 người thuộc 74 nước khác nhau. Nhiều biện pháp đã được đề ra để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm. Thế giới đang hoang mang lo lắng nhớ lại đại dịch “Cúm Hồng Kông” xảy ra vào nửa sau thập niên 1960 đã cướp đi sinh mạng khoảng một triệu người. Tổ chức WHO (Sức khoẻ Thế giới) họp khẩn để cân nhắc liệu có nên tuyên bố dịch cúm heo này lên hàng đại dịch hay không. Tuy nhiên những cơn đại dịch tâm linh trầm trọng hơn đã gây biết bao tác hại đó là tội lỗi thì nhiều người ngày nay đã mất cảm thức về nó: nạn phá thai, trợ tử, hôn nhân đồng giới… Trước khi chữa lành cho người bại liệt, Chúa Giêsu đã tha thứ tội lỗi cho anh. Ngài mời gọi chúng ta nhận thức và để tâm chữa lành bệnh tật tâm hồn trước hết bởi vì tội lỗi là nguyên nhân hủy hoại hạnh phúc của mỗi người, gia đình, cộng đoàn và nhân loại.

Điều gì khiến bạn lo lắng nhiều hơn: mỗi lần bạn phạm tội hay mỗi lần bạn có vấn đề về sức khỏe? Bạn có nghĩ hoà giải với Chúa và anh em mỗi khi lỗi phạm là việc khẩn cấp? Bạn có cho là cần thiết phải thiết lập môi trường đạo đức lành mạnh cho gia đình để ngăn ngừa những cơn đại dịch tâm linh không?

Hãy tìm cách làm cho giờ cầu nguyện trong gia đình được tiến hành thường xuyên và hữu hiệu.

8. Đứng dậy trong khiêm tốn

Trong buổi nói chuyện với khách hành hương ngày 6/9/1978, Đức Gioan Phaolô I đã nói: “Cha liều mình nói một điều dại dột, nhưng cha vẫn nói ra là Thiên Chúa quá yêu thương nhân loại đến đỗi Ngài cho phép xảy ra những tội trọng. Tại sao? Để những kẻ đã phạm các tội ấy vẫn ăn ở khiêm nhường, sau khi đã thống hối. Không ai muốn tự coi mình là thánh thiện khi ý thức được mình đã phạm những tội trọng.”

Ở đây, việc được đứng dậy vác chõng mà về hẳn phải là một biến cố lớn lao đối với người bại liệt. Anh được tha thứ hơn cả lòng anh khao khát. Anh được chữa lành bệnh bại liệt, được thứ tha tội lỗi, và trở nên người có khả năng ra đi loan báo quyền năng và lòng yêu thương của Chúa Giêsu dành cho anh. Anh chia sẻ niềm vui Thiên Chúa ban cho anh bằng chính kinh nghiệm của anh, kinh nghiệm của một người bất toại được chữa lành, kinh nghiệm của một người tội lỗi được Chúa thứ tha. Anh thực sự muốn khỏi bệnh và không còn liều lĩnh trong tội nữa; trái lại, tận dụng ơn Chúa để trở nên người mới.

Bạn còn muốn dây dưa với tội lỗi nữa không?

9. Tin là liều

Niềm tin vào Thiên Chúa liên quan đến sự tin tưởng và liều lĩnh của chúng ta. Trước hết, nó liên quan đến sự tin tưởng. Chẳng hạn, lý trí bảo Abraham rằng nếu ông hiến tế Isaac, thì lời hứa Thiên Chúa cho ông con đàn cháu đống qua Isaac không thể thực hiện được. Tuy nhiên, sự tin tưởng đã làm cho Abraham có thể tin vào Thiên Chúa hơn là vào lý trí của mình. Thứ đến, niềm tin liên quan đến sự liều lĩnh. Chẳng hạn, khi hai người lấy nhau, không ai chắc rằng người kia vẫn trung thành lúc gặp cơn khủng hoảng. Nhưng niềm tin vào nhau làm cho họ dám chấp nhận liều lĩnh một cách tự nguyện và vui vẻ. Tin vào Thiên Chúa cũng giống như vậy.

Khi tưởng tượng mình là Abraham, tôi sẽ nghĩ sao nếu Thiên Chúa bảo tôi hiến tế Isaac? Điều gì thúc đẩy tôi vâng phục?

Yêu ít, tin ít (Ngạn ngữ Anh).

10. Tha tội là tin tưởng

Một nữ sinh trung học nọ đã tưởng tượng mình chính là người bại liệt được đem đến cho Chúa Giêsu. Cô mô tả cảm giác của mình như sau: “Đột nhiên tôi bắt đầu thấy những điều tôi đã làm trong đời thật là tồi tệ. Tôi có cảm tưởng là Ngài biết tất cả về tôi. Giọng nói của Ngài thật hợp với ánh mắt của Ngài. Chính giọng nói này có thể vỗ về một đứa trẻ cũng như làm rung chuyển cả tòa nhà. Ngài bảo rằng tội của tôi đã được tha hết. Làm sao tôi có thể tin được giọng nói đó, và cả ánh mắt kia nữa? Tôi biết tội tôi đã được tha.”

Tôi có tin tưởng sâu sắc rằng Chúa Giêsu muốn tha hết mọi tội tôi không? Tôi có sẵn lòng tha thứ cho anh em như Chúa đã tha thứ cho tôi không?

Ai tha thứ nhiều, sẽ được tha thứ nhiều hơn (William W. Balley).

THỨ SÁU - Kêu gọi người thu thuế Mát-thêu

Lời Chúa: Mt 9, 9-13

Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: "Hãy theo Ta." Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra là khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: "Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế?"

Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: "Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không phải là hy lễ." Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi."

TRUYỆN KỂ

1. Cảm nghiệm để làm chứng

Trong dịp lễ tạ ơn của một tân linh mục, mọi người hiện diện được nghe thấy cha mới chia sẻ lúc đầu lễ rằng: “Cộng đoàn cùng với con tạ ơn hồng ân Thiên Chúa đã ban cho con Thiên Chức linh mục, mặc dù con bất xứng, yếu hèn và vô dụng. Nhưng vì yêu thương, nên Chúa đã gọi và chọn con tiến lên bàn thánh để con trở thành linh mục của Chúa." Câu nói đó của tân linh mục diễn tả một sự cảm nghiệm sâu xa tình thương mà Chúa dành cho cha.

Hôm nay, bài Tin Mừng thuật lại việc Đức Giêsu gọi ông Mátthêu, người thu thuế, hẳn ông cũng cảm thấy mình bất xứng vì công việc bất chính của ông đang làm. Tuy nhiên, Đức Giêsu đã gọi ông để ông trở thành môn đệ.

2. Lòng quảng đại của vị thiền sư.

Một buổi tối nọ, thiền sư Shechery đang ngồi thiền thì có một tên cướp xông vào nhà, hắn dí gươm vào cổ nhà tu hành và dọa sẽ giết nếu không trao hết tiền bạc cho hắn. Vị thiền sư không để lộ một chút sợ hãi nào, ông chỉ vào cái hộp, rồi nói với tên cướp: “Tiền đựng trong cái hộp kia, ngươi hãy để cho ta yên”, nói xong ông tiếp tục tụng niệm.

Sau một lúc, ông nhìn lại và nói tiếp với tên cướp: “Đừng lấy hết tiền của ta, để lại cho ta một ít, vì ngay mai ta phải đóng thuế." Nhưng tên cướp đã không màng gì đến lời yêu cầu của vị thiền sư. Hắn lấy hết tiền trong cái hộp và nhét đầy túi, hắn vừa ra đến cửa, nhà sư nói vọng ra: “Ngươi không biết nói một tiếng cám ơn khi nhận quà sao”? Không quá tiếc lời với khổ chủ, tên cướp đành nói tiếng cám ơn và bỏ đi.

Vài ngày sau, vị thiền sư được tin là kẻ gian ác đã sa lưới pháp luật. Hắn nêu đích danh vị thiền sư là người đã bị hắn uy hiếp. Thiền sư Shechery được mời ra tòa để làm chứng. Trước mặt mọi người ông đã tuyên bố như sau: “Đối với riêng cá nhân tôi thì người này không phải là tên cướp. Tôi đã cho anh ta tiền và anh ta đã mở miệng cám ơn tôi."

Vì có quá nhiều tiền án tiền sử, cho nên tên cướp đã bị tống giam. Sau khi mãn hạn tù, anh ta đã tìm đến với vị thiền sư và xin làm đồ đệ của ông.

3. Đồ phế thải và người phế thải:

Abbé Pierre chuyên giúp những người nghèo và vô gia cư để họ tự lực cánh sinh từ những vật dụng phế thải. Cha kể lại câu chuyện sau đây:

“Có một cựu tù nhân sống lang thang không nhà cửa nên thất vọng dùng dao cắt mạch máu của mình. Có người gọi điện thoại cho Cha. Cha lập tức đến nơi. Cha không một lời an ủi nhưng nói với ông ta như ra lệnh: “Anh đừng tự vẫn. Còn quá nhiều người kém may mắn cần sự giúp đỡ của tôi. Tôi cũng đang bệnh và cần sự giúp đỡ của anh.” Nghe những lời đó, đôi mắt lờ đờ của người đàn ông sáng lên và từ đó ông trở thành một trong những cộng sự viên đắc lực nhất của cha.

4. Hoa trái của lòng bao dung

Sau khi thắng trận lớn, Sở Trang Vương mở đại yến khao tướng sĩ để tưởng thưởng công lao và lòng trung thành. Vua truyền cho các cung nữ của mình ra hầu tiệc. Đang ăn bỗng một trận gió làm đèn đuốc tắt hết. Lợi dụng bóng tối, một quan đại phu ôm chầm lấy người đẹp đang chuốc rượu cho mình và hôn. Người đẹp chính là nàng Hứa Cơ đang được nhà vua sủng ái nhất. Hứa Cơ bèn giật đứt giải mũ của vị quan ấy và đem trình vua xin ngài trừng trị đích đáng.

Thay vì phẫn nộ, vua ra lệnh cho các quan đều bỏ giải mũ khi đèn sáng. Không ai hiểu tại sao ngoài ba người liên quan. Sở Vương nói:

- Trong nguy biến, các quan đã liều thân vì nước, khi vui say, các quan quên lễ phép một chút, có sao đâu? Lẽ nào vì một chuyện nhỏ mà quên đi lòng hy sinh cao cả của người khác.

Hai năm sau, nước Sở đánh nhau với nước Tần. Đánh luôn năm trận mà trận nào cũng có một viên quan võ liều chết xông ra phía trước, đánh rất dũng cảm làm cho quân Tần phải lui binh. Nhờ vậy, quân Sở đại thắng. Sở Trang Vương lấy làm lạ, bèn hỏi:

- Trẫm đãi khanh cũng như mọi người khác, cớ sao khanh lại hết lòng giúp trẫm như vậy?

Võ quan trả lời:

- Thần rắp tâm đem tính mạng dâng cho bệ hạ đã lâu, nhưng nay mới có dịp đáp đền nghĩa xưa. Thần đây chính là người ngày xưa đã bị giật đứt giải mũ mà bệ hạ không nỡ hành tội.

Vâng! Tội lỗi thì ai mà chả có. Có ai trong cõi đời này thích mang tội trong mình mãi đâu. Vấn đề là làm sao cho người có tội tìm được cơ hội để đền được tội mình. Không phải Matthêô không ý thức được mình là người có nhiều lỗi lầm làm cho nhiều người ghét bỏ. Rất may là Matthêô đã gặp được Chúa.

5. Ta muốn lòng nhân

Hai lễ sinh cùng đánh rơi và làm vỡ bình đựng rượu. Lễ sinh thứ nhất bị một bạt tai và thề không bao giờ trở lại nhà thờ nữa. Đó là chủ tịch nước Nam Tư (cũ) J. Tito.

Lễ sinh thứ hai được đức cha chủ tế gợi ý đi tu và trở thành tổng giám mục nổi tiếng của nước Mỹ Fulton Sheen.

Cùng phạm một lỗi lầm, nhưng cách đối xử nhân hậu hay nghiêm khắc đã quyết định số phận cuộc đời của hai lễ sinh. Đức Giêsu đã nhiều lần trích dẫn câu Kinh Thánh trong sách Hôsê 6,6 (x. Mt 12,7) để khẳng định việc Thiên Chúa muốn con người có lòng nhân hậu khi ứng xử với đồng loại, hơn cả việc dâng của lễ cho Ngài. Cũng có thể nói thêm rằng của lễ đẹp lòng Thiên Chúa hơn cả là tâm tình nhân hậu của con người với nhau.

Có thể con tim bạn trở nên kém nhạy cảm hơn khi chứng kiến quá nhiều đau khổ của đồng hương, đồng loại. Cũng có thể bạn cảm thấy “lực bất tòng tâm” khi đứng trước vô vàn nỗi đau của người lân cận, và vì vậy, không muốn góp một tay chia sẻ, đỡ nâng. Đức Giêsu mời gọi bạn hôm nay thể hiện lòng nhân với tất cả những gì trong tầm tay của bạn: trái tim bao dung, ánh mắt thông cảm, nụ cười an ủi, bàn tay liên đới và một cuộc sống dấn thân.

6. Con cần đến Chúa

Cha Mark Link kể chuyện một cô bé chơi trò “ú tim” với các bạn. Cô bé tìm một chỗ thật kín để trốn. Thế nhưng, em chờ mãi, năm phút, rồi mười phút sau, chẳng thấy ai chạy tìm mình. Sau cùng, em mới phát hiện ra các bạn đã bỏ chơi, dẫn nhau đi nơi khác.

Thấy em ngồi khóc, một người lớn an ủi: “Cháu đã học được một bài học quý giá. Bài học đó giúp cháu hiểu được cảm tưởng của Chúa khi chơi với loài người. Ngài chờ loài người đến tìm Ngài, nhưng từ lâu con người đã nghỉ chơi, không còn tìm Ngài nữa.”

Chúa như vị lương y, tha thiết kiếm tìm chúng ta, những kẻ tội lỗi, để chữa lành căn bệnh tội lỗi của ta, đưa ta bước vào sự sống hạnh phúc muôn đời. Thế nhưng, thay vì đi tìm kiếm Chúa, ta lại lẩn tránh Ngài, khi ta không chịu nhận ra mình là bệnh nhân cần thầy thuốc, là tội nhân cần ơn Ngài cứu độ.

7. Răn bảo kẻ có tội

Tội lỗi có nhiều thứ loại, nhiều cấp độ và cũng nhiều cách thế để đối xử với tội nhân. Với kẻ này, người ta tránh né tiếp xúc, với người kia, họ bắt giam, cải tạo; có kẻ phải tù chung thân hay bị lên án tử vì y là tên phản dân hại nước, nguy hiểm cho xã hội, không đáng sống. Xem ra cách ly là biện pháp thông thường nhất.

Còn Chúa Giê-su với phương châm: “Ta đến không phải để kêu gọi người công chính mà để kêu gọi kẻ có tội,” Ngài gần gũi tiếp xúc với tội nhân. Trong khi những người khác khinh bỉ, Ngài và các môn đệ cùng ngồi ăn uống với những người tội lỗi và thu thuế. Hơn thế nữa, Ngài đã kêu gọi làm môn đệ - rồi sau sẽ chọn làm tông đồ - một người thu thuế là Lê-vi, ngay lúc ông ta đang làm nghề thu thuế trước mắt mọi người.

Mời Bạn: Cùng với Chúa Giê-su yêu mến các tội nhân. Không kết án, xét đoán bất công. Nhớ câu “Thứ bốn răn bảo kẻ có tội” (Kinh Thương người có mười bốn mối”).

8. Tình yêu tác sinh

Có một lần, khi sự nghiệp của ca sĩ Willie Nelson hầu như hoàn toàn sụp đổ, thì một sự xoay chuyển chợt xuất hiện. Willie nói về điều này trong cuộc phỏng vấn với Barbara Walters. Ông nói rằng sức mạnh để đảo ngược mọi thứ xuất phát từ tình yêu của vợ ông. Trong cuộc phỏng vấn, ông hát cho Barbara nghe bài hát ông viết tặng vợ vì tình yêu mà bà đã dành cho ông. Bài hát mang tên: “Chẳng lẽ thiên thần đang bay quá gần”, trong đó có một câu rất hay: “Tình yêu là thứ thuốc tuyệt diệu nhất mà ta có thể thấy được.” Tình yêu có sức chữa lành đó cũng là tình yêu mà Rebecca mang đến cho Isaac sau khi ông mất mẹ.

Tôi có được chữa lành bởi tình yêu của một ai khác chưa? Tôi có chữa lành cho ai khác bằng tình yêu của tôi bao giờ chưa?

Tình yêu là bóng dáng của Thiên Chúa trong thế giới chúng ta.

9. Người khỏe không cần thầy thuốc

Nếu một người làm nghề lau cửa sổ mà chỉ lau những chiếc cửa sạch, thì chắc hẳn anh ta là một thằng khùng. Thật là buồn cười, nếu một dịch vụ giải trí chỉ phục vụ toàn những người giàu. Và cũng là một trò đùa nếu một bệnh viện chỉ chữa toàn những người khỏe mạnh.

Đó là điều Chúa Giêsu muốn nói trong Bài Tin Mừng hôm nay. Tại sao người ta ngạc nhiên khi thấy Ngài chăm sóc những con người vô gia cư và tội lỗi? Vì vậy mà những người Biệt phái ngạc nhiên cho thấy họ không làm điều mà những người lãnh đạo Do thái thực thụ phải làm.

Ngày hôm nay, ai là kẻ vô gia cư và tội lỗi mà Chúa Giêsu chăm sóc? Ở mức độ nào và như thế nào tôi đã để Ngài thực hiện điều này qua trung gian của tôi?

Không làm gì cả là lỗi lớn nhất, bởi vì bạn vẫn có thể làm một chút gì đó. Hãy làm những gì bạn có thể (Sydney Smith).

10. Tagore và bệnh thành kiến

R. Tagore là một thi sĩ nổi tiếng của Ấn độ và cả Đông phương nữa. Ông có khiếu làm thơ ngay lúc còn thơ ấu.

Một hôm, cậu bé Tagore làm một bài thơ và đưa lên cho cha xem. Ông thân sinh lắc đầu chê:

- Thơ mày là thơ thẩn!

Tagore mới nghĩ ra một mưu: cậu đem bài thơ của mình mới làm, chép lại thật kỹ và chua xuất xứ là trích sao trong một cuốn thơ cổ. Cậu ta lại không quên đề tên cuốn thơ cổ ấy cẩn thận.

Lần này, ông thân sinh đọc xong, mắt sáng rực lên, vỗ đùi khen: “Tuyệt, tuyệt." Rồi đem khoe tíu tít với đứa con trai lớn của ông, hiện đang làm chủ nhiệm một tờ báo văn học. Ông nói:

- Ba đã đọc rất nhiều thơ cổ, nhưng chưa thấy bài nào hay như bài này.

Ông con trai chủ nhiệm đọc xong cũng hết mình đồng ý, xoa tay khen là hay đáo để, và muốn trích đăng lên mặt tờ báo văn học của ông.

Bấy giờ ông anh cũng như ông thân sinh đòi Tagore phải đưa cuốn thơ cổ kia ra đối chiếu chứng minh và cũng để dễ bề chua xuất xứ trong khi đăng.

Đến đây câu truyện mới vỡ lở ra. Có ai ngờ trên đây là một cuộc dàn cảnh bịa đặt của thằng bé Tagore! Ông thân sinh giận sôi máu lên, nhưng rồi cũng phải nhìn con với cặp mắt thán phục và hối hận cho thái độ mâu thuẫn của mình xưa nay. (Vũ minh Nghiễm, Sống sống, 1971, tr. 333-335)

11. Những tài năng bị coi thường.

Nhiều người có tài năng cao vời bị coi thường trước khi được chấp nhận. Chúng ta có thể đưa ra mấy trường hợp để làm chứng:

- Giám mục Fulton Sheen, một nhà thuyết giáo vĩ đại, đã từng bị giáo sư môn biện luận trường đại học chê: “Anh đúng là diễn giả tồi nhất mà tôi từng gặp."

- Ernest Hemmingway, một tiểu thuyết gia cự phách, đã từng bị các thầy giáo chê: “Hãy quên việc viết lách đi! Anh không đủ tài để làm việc đó đâu."

- Richard Hooker, tác giả quyển sách nhan đề “Mash”, đã từng thấy quyển sách của ông bị đến 6 nhà xuất bản từ chối in để rồi cuối cùng quyển ấy đã trở thành một trong những quyển sách bán chạy nhất.

Thành kiến đã làm cho dân làng Nazareth phán đoán sai về Đức Giêsu. Họ đã không nhận ra Ngài là Đấng Cứu thế. Đối với chúng ta cũng vậy, thành kiến có thể làm cho chúng ta mù quáng, không nhận định và phê phán một cách khách quan đúng đắn được. Thành kiến làm cho chúng ta không thể đối thoại , cởi mở với người khác và không nhìn thấy cái hay cái tốt nơi người khác. McKenzie nói: “Người có tình yêu nhìn bằng viễn vọng kính, còn người ghen tị thì nhìn bằng kính hiển vi."

12. Chú chồn Pepe LePew.

Cách đây nhiều năm, các rạp chiếu bóng thường chiếu phim hoạt hoạ. Có một bộ phim được nhiều người ưa thích tên là Looney Tunes. Một vai được nhiều người hâm mộ trong phim là chú chồn lãng mạn tên là Pepe LePew. Pepe luôn luôn yêu mến mọi người nhưng vì chú có mùi hôi, nên mọi người đều từ chối tình thương của chú. Nhưng Pepe không nản lòng. Chú vẫn tiếp tục yêu thương dù có bị từ chối nhiều lần. Pepe không bao giờ từ chối yêu thương bất cứ một ai. Đó chính là lý do tại sao rất nhiều người coi phim này càng quí mến Pepe. (M. Link, Giảng lễ Chúa nhật năm B, tr 264).

Chúng ta thấy Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta về tình yêu thương. Ngài không khước từ ai bao giờ. Ngài vẫn tiếp tục yêu thương dù biết bao lần Ngài đã bị từ chối.

THỨ BẢY - Ăn chay đẹp lòng Chúa

Lời Chúa: Mt 9, 14-17

Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Giêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?"

Chúa Giêsu nói với họ rằng: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay. Không ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, vì miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng tệ hơn. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, bầu da vỡ, rượu đổ ra, và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu da mới, và cả hai được nguyên vẹn."

TRUYỆN KỂ

1. Ăn chay với tinh thần Chúa Giêsu

(Lm Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Người Do Thái ăn chay bằng cách nhịn ăn từ sáng đến chiều. Tập tục ăn chay bằng cách nhịn ăn từ rạng đông cho đến khi mặt trời lặn, ngày nay anh chị em Hồi giáo vẫn tuân giữ trong suốt tháng Ramadan (tháng thứ 9 của âm lịch Ả Rập).

Trong khi ấy, anh chị em Phật giáo lại ăn chay vào mồng một và ngày rằm (âm lịch), bằng cách vẫn ăn no, nhưng kiêng không ăn thịt của bất cứ động vật nào, chỉ ăn thực vật.

Ngày xưa, người Công giáo cũng ăn chay giống như người Do Thái là nhịn ăn từ sáng cho đến chiều. Ngày nay người Công giáo ăn chay một năm hai lần vào ngày thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, và chỉ cần ăn ít đi vào buổi sáng và buổi chiều, đồng thời kiêng thịt vào hai ngày đó.

Thánh Tôma tiến sĩ đã giải thích ý nghĩa việc ăn chay:

Thứ nhất: Để kiềm chế sự thèm muốn của xác thịt. Nhờ chay tịnh, sẽ giữ được sự trong sạch. Trong Cựu ước cũng đề cập đến: “Sự thèm muốn bị kiềm chế lại bởi kiêng rượu, thịt."

Thứ hai: Nhờ vào sự chay tịnh để tâm hồn chúng ta gia tăng một cách tự do, hướng đến sự chiêm niệm về những điều thiện hảo của thiên đàng. Tiên tri Đaniel cũng được Thiên Chúa mạc khải sau khi ăn chay ba tuần lễ.

Thứ ba: Ăn chay để đền bù cho những tội lỗi của mình: “Hãy đến với ta bằng cách thay đổi hoàn toàn tâm hồn ngươi, trong chay tịnh và trong khóc lóc."

2. Ý nghĩa việc ăn chay

Có một đan sĩ nọ, trong một phút yếu lòng, đã phạm một tội rất nặng. Thầy cảm thấy hối hận sâu xa và quyết định bỏ ba năm để đền tội. Ngày kia, thầy đến hỏi Đức Viện phụ:

- Thưa cha, ba năm trời có đủ để khóc than và đền bù tội lỗi của con không?

- Ba năm nhiều quá! Viện phụ đáp.

- Vậy thưa cha, chỉ cần một năm thôi cũng đủ hay sao?

- Cha nghĩ một năm cũng quá nhiều!

- Vậy con nghĩ 40 ngày ăn chay đánh tội nhiệm nhặt là đủ rồi, hay cha vẫn thấy còn quá nhiều?

Bấy giờ Viện phụ mới kết luận: “Cha tin chắc rằng khi một người thành tâm thống hối tội lỗi của mình đã phạm và quyết chí từ nay không tái phạm tội ấy nữa, thì chỉ cần một ngày đau buồn đền tội và một ngày hôm sau, khi bình minh trở lại, người ấy phải vui mừng đón nhận cuộc sống mới!”

Sự trưởng thành thực sự mà con người có thể đạt được qua sự chay tịnh không chỉ là thắng vượt được những dục vọng và đam mê thấp hèn của bản thân, mà chính là biết xa lánh tội lỗi và đưa con người đến gần Chúa và tha nhân hơn.

3. Ăn chay để làm gì?

Người Ai Cập ăn chay để được trẻ trung hơn.

Người Hi Lạp ăn chay để tinh thần được nhanh nhẹn hơn.

Người thổ dân Nam Mỹ ăn chay để bày tỏ lòng can đảm.

Người vẽ tượng thánh ăn chay để vẽ cho đẹp hơn.

Người Do Thái ăn chay để ăn năn tội, để thương tiếc kẻ chết, để xin Chúa đặc biệt trợ giúp, để chuẩn bị đón Chúa đến.

Người Kitô hữu không ăn chay vì những lý do trên, bởi Chúa đã đến rồi, nhưng ăn chay để đón chờ Chúa lại đến, để Danh Chúa hiển sáng, Nước Chúa trị đến và ý Chúa được thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Như thế, ăn chay đối với người kitô hữu cũng có nghĩa là dấn thân cho một thế giới mới, xây dựng một trật tự và một nếp sống mới trong những tương quan mới với Chúa và anh em.

Xin cho con biết chết đi cho tội lỗi, để sống lại với Chúa và cho Chúa (Hosanna).

4. Hạnh phúc cho thể xác và tâm hồn

Sau mấy ngày hội thảo đầy căng thẳng, hai nhà truyền giáo Theodore Cuyler và Charles Spurgeon đi ra ngoài xả hơi. Họ chạy nhảy giữa cánh đồng như thể các học sinh được nghỉ học, vui chơi thoả chí. Cuyler kể một câu chuyện vui làm Spurgeon bật cười sảng khoái. Rồi thình lình ngài nói:

- Này bạn Theodore, chúng ta hãy quì gối cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta tiếng cười vui vẻ vừa rồi.

Và rồi cả hai nhà truyền giáo vĩ đại đó thản nhiên quì trên bãi cỏ xanh tươi cám ơn Chúa trước quà tặng là tiếng cười đó.

Đâu có gì mâu thuẫn giữa cầu nguyện và cười vui? Vì một đàng là biểu hiện của sức khoẻ tâm linh, một đàng là của sức khoẻ thể xác. (Góp nhặt).

5. Chọn lựa là thay đổi

Từ 1/1995 Việt Nam bắt đầu nộp đơn gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đến khi được chính thức kết nạp vào cuối năm 2006, đã diễn rất nhiều cuộc đàm phán gắt gao. Một thị trường lớn, một cuộc canh tranh lớn đòi hỏi các quốc gia thành viên phải thay đổi luật lệ và cung cách cho phù hợp, không có chọn lựa nào khác. Lời Chúa đề cập đến một cuộc gia nhập khác, gia nhập vào Ngài, gắn kết như cành gắn liền vào thân cây. Sự gia nhập này đòi hỏi mọi tín hữu triệt để thay đổi đời sống như bầu da cũ phải bị thay bỏ nhường chỗ cho bầu da mới, cuộc canh tân của Chúa Giê-su. Thay vì giữ luật vụ hình thức hay theo thói quen, nay Ki-tô hữu được mời gọi sống theo Thần Khí, với Lề Luật được ghi trong trái tim, biết làm những việc phải làm do đòi hỏi của tình yêu đối với Đức Ki-tô. Một tinh thần mới, lối sống mới theo Thần Khí mới có thể giúp Ki-tô hữu sống đúng tư cách Dân mới của Thiên Chúa.

Một số Ki-tô hữu có lối sống xa lạ với Tin Mừng khiến nhiều người không nhận biết Chúa. Lối sống của bạn có gây trở ngại cho ai tìm hiểu Chúa không? Lối sống ấy có diễn tả tình yêu của bạn với Chúa không?

6. Rượu mới thì bầu da phải mới

“Rượu mới bầu da mới” đã thành một qui luật tồn tại. Qua mọi thời, Giáo Hội vẫn luôn đi tìm những hình thức mới chuyển tải sứ điệp Phúc Âm để người đương thời có thể tiếp nhận được. Cũng trong ý hướng đó mà vào ngày 25/01/1959, khi được bầu làm Giáo Hoàng mới chỉ có ba tháng, đức chân phước Gioan XXIII đã triệu tập công nghị giáo phận Rôma, rồi công đồng chung của Giáo Hội toàn cầu và canh tân giáo luật. Ngài muốn cập nhật (aggiornamento) đời sống Giáo Hội cho thích hợp với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Đây cũng chính là ý hướng chủ đạo của công đồng chung Vatican II mà chúng ta sắp cử hành kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc.

Cuộc sống chung quanh ta đang diễn ra với những thay đổi sâu rộng và nhanh chóng: làm ăn, mua sắm học hành, vui chơi, xây cất… Cần tìm ra những cách sống đạo, làm việc tông đồ, sinh hoạt đoàn thể phù hợp với hoàn cảnh mới, bằng không có nguy cơ xơ cứng, xói mòn, lạc hậu, không hiệu quả.

7. Sống thử

VnExpress 20-4-2007 có bài phóng sự “‘Sống Thử’, Phim Sex Tấn Công Học Đường,” cho thấy cuộc sống hiện nay của giới trẻ và sinh viên có nhiều điều đáng lo ngại: tình yêu thực dụng, nam nữ sống chung và quan hệ tình dục trước hôn nhân một cách bừa bãi vô trách nhiệm, bất cần tương lai… Bài báo công bố một kết quả điều tra khiến các phụ huynh và các nhà giáo dục phải ‘lạnh gáy’: 70% sinh viên không phản đối việc quan hệ tình dục trước hôn nhân! Chắc chắn đây một phần là do ảnh hưởng các trào lưu phóng túng từ bên ngoài trong thời buổi hội nhập vào thế giới; song một phần cũng do nhiều bạn trẻ thiếu nền tảng đạo đức từ trong gia đình, để rồi thay vì hội nhập một cách có suy xét vào khung cảnh mới thì họ lại hoà tan cách hoàn toàn buông xuôi, như những con thiêu thân lao mình vào lửa. Giới trẻ và sinh viên Kitô hữu phải làm gì đây để “rượu mới” là các giá trị Tin Mừng được thấm nhập vào môi trường sống và học tập của mình?

Mời Bạn: Chắc chắn trước hết chính chúng ta phải trở thành những ‘bầu da mới” chứa đầy chất Tin Mừng, bằng cách sống có đạo đức, có lý tưởng, có trách nhiệm đối với gia đình, xã hội và Giáo Hội.

8. Luật được đặt ra để sống hạnh phúc

Nếu tôi không chịu hít thở, không khí cũng chẳng trừng phạt tôi bằng cách làm cho tôi nghẹt thở. Chính tôi tự làm điều đó khi không chịu hít thở. Nếu tôi đấm nắm tay vào tường gạch, bức tường chẳng trừng phạt tôi bằng cách làm cho tay tôi đau đớn và chảy máu. Chính tôi tự làm điều đó khi vi phạm trật tự thiên nhiên đã được ấn định. Trong một nghĩa nào đó, điều này cho tôi thấy tội lỗi và hình phạt gắn bó với nhau như hai mặt của một đồng tiền. Chỉ chọn một mặt tức là đã chọn cả mặt kia.

Tôi có nhớ đã bao giờ tôi gây đau khổ cho chính mình và cho người khác bằng cách không làm những điều đúng đắn chưa?

Chúng ta không thể phá vỡ luật pháp của Chúa, nhưng có thể hủy hoại chính mình khi chống lại luật pháp đó (A. Maude Royden).

9. Giữ luật theo thói quen

Một phụ nữ cắt bỏ một lát thịt khỏi miếng dăm bông trước khi đem nướng. Chồng bà ta liền hỏi: “Tại sao em làm như thế?” Bà trả lời: “Em cũng không biết nữa, mẹ em vẫn thường làm như vậy.” Lần sau, khi gặp mẹ, bà ta liền hỏi, và người mẹ cũng trả lời: “Mẹ làm như thế, bởi vì miếng dăm bông của hàng thịt luôn dài hơn một phân so với đồ nướng của mẹ.”

Vào thời Chúa Giêsu, người ta ăn chay để chuẩn bị cho việc Đấng Mêsia đến. Nhưng bây giờ Đấng Mêsia đã đến. Tiếp tục ăn chay cũng vô nghĩa như cắt bỏ một phần miếng dăm bông khi đồ để nướng đã sẵn sàng.

Tôi có duy trì những thực hành đạo đức một cách vô ý thức không?

Thực hành mà không suy nghĩ là mù quáng. Suy nghĩ mà không thực hành là rỗng tuếch. (Kwame Nkrumah)

Lễ kính thánh Phêrô và Phaolô tông đồ -

Lời Chúa: Mt 16, 13-19

Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: “Người ta bảo Con Người là ai?” Các ông thưa: “Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó." Chúa Giêsu nói với các ông: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống."

Chúa Giêsu trả lời rằng: “Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở."

TRUYỆN KỂ

1. Hai đá tảng và trụ cột của Giáo hội--Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ

Trong mọi công trình xây dựng, các chuyên gia đều chú trọng đến nền móng và trụ cột nâng đỡ toàn bộ kiến trúc của công trình.

Trong ngôi nhà Giáo hội cũng vậy, chúng ta là những viên gạch để xây dựng lên và đã được Thiên Chúa kiến thiết với nền móng vững chắc từ “đá tảng niềm tin Phêrô và cột trụ bền vững nhiệt thành Phaolô." Hai vị được nhìn nhận như là nền móng và trụ cột của công trình Giáo hội Chúa giữa trần gian. Trong kinh tiền tụng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, Giáo hội đã long trọng tuyên bố: ”Thánh Phêrô là người đầu tiên tuyên xưng đức tin, thánh Phaolô là người làm sáng tỏ đức tin, thánh Phêrô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho người Israel, thánh Phaolô là thầy giảng dạy muôn dân."

Thánh Phêrô lúc đầu có tên là Simon, làm nghề đánh cá và đã có gia đình. Ngài được Chúa Giêsu gọi đi theo Người trong một lần đánh cá ở trên biển. Ngài đã đại diện các môn đệ tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (x. Mt 16, 16) được Chúa đặt đứng đầu nhóm Mười Hai. Ngài là một trong bốn môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu (x. Mt 4, 18-22) được tham dự hầu hết những biến cố quan trọng trong cuộc đời công khai của Chúa... Trong những lúc khó khăn nguy khốn, vì yếu lòng tin ngài đã chối Chúa ba lần nhưng đã quay trở lại và làm cho đức tin của Giáo hội phát triển mạnh tại Giêrusalem, sau khi Chúa về trời. Ngài tử đạo khoảng năm 64-67.

Thánh Phaolô, trước đây là một biệt phái, sau khi bị Chúa làm cho ngã ngựa và làm mù lòa trên đường Đamas khi đang bách hại đạo Chúa. Ngài đã được Chúa chọn làm tông đồ rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại. Ngài thành lập nhiều cộng đoàn cũng như viết thư thăm hỏi, giải quyết những vấn đề của cộng đoàn mà ngài không thể tới được. Ngài tử đạo năm 67 tại Rôma.

Noi gương hai thánh tông đồ, chúng ta gắn kết cuộc đời mình với Đức Kitô để kín múc nơi Người nguồn sức mạnh tình yêu, hầu chia sẻ cho mọi người và sống chứng nhân Tin Mừng.

2. Hình ảnh Chúa Kitô

Ngày kia, hoàng đế của một vương quốc lớn đã mời gọi các nghệ sĩ từ nhiều nước đến dự cuộc thi “mô tả chân dung hoàng đế." Các nghệ sĩ Ấn Độ đến với đầy đủ dụng cụ và các thứ đá hoa kim cương quí nhất. Các nghệ sĩ Ai cập thì mang đến đủ thứ đồ nghề và một khối cẩm thạch hảo hạng. Sau cùng người ta rất nhạc nhiên khi thấy phái đoàn Hy Lạp chỉ mang vỏn vẹn một gói thuốc đánh bóng.

Mỗi phái đoàn dự thi trong một căn phòng đặc biệt của cung điện. Khi thời gian đã hết, hoàng đế cho trưng bày các tác phẩm tranh giải. Ông hết sức khen các bức chân dung của chính mình do các nghệ sĩ Ấn Độ và Ai cập tạc nên. Sau cùng đến phòng trưng bày của người Hy Lạp, hoàng đế chỉ thấy duy nhất một bức tường đã được đánh bóng đến độ khi hoàng đế nhìn vào ông thấy khuôn mặt của mình hiện ra từng nét. Và phái đoàn Hy Lạp đã đoạt giải nhất trong cuộc thi đó.

Sứ mệnh căn bản của mỗi Kitô hữu là hoạ lại dung nhan của Đức Kitô nơi cuộc sống và tâm hồn của mình. Để đạt được điều đó, chúng ta phải đục đẽo, phải loại bỏ tất cả những gì là gồ ghề, thô nháp, những thói hư tật xấu và phải cầu xin để có một đức tin vững mạnh.

Lạy Chúa, xin cho con biết kiên nhẫn đục đẽo tâm hồn và cuộc sống con để dung nhan Ngài giãi sáng qua mọi hành vi của đời sống con.

3. Tác phẩm của tình yêu

Nhà điêu khắc Dannecker người Đức, đã để nhiều công khó trong công tác tạc một bức tượng của Chúa Giêsu bằng cẩm thạch. Trong hai năm đầu, bức tượng đã xong, nhà điêu khắc mời một em bé vào phòng vẽ của mình và hỏi em bé rằng:

- Ai đó?

Em bé tức khắc trả lời:

- Một vĩ nhân.

Nhà điêu khắc buồn và nghĩ rằng, công khó của mình trong hai năm kể như đã hỏng. Ông tiếp tục tạc lại trong sáu năm nữa và mời một em bé khác vào phòng vẽ và hỏi:

- Em biết bức tượng này là ai không?

Sau khi nhìn bức tượng một lúc, yên lặng và nước mắt tràn ra đôi mi, em khẽ nói:

- Hỡi những con trẻ đau khổ hãy đến cùng ta!

Nhà điêu khắc thoả mãn, thành công về tác phẩm của mình. Nhà điêu khắc Dannecker sau đó đã tuyên bố:

- Tôi đã thấy Chúa Cứu Thế Giêsu và hình ảnh của Ngài đã thể hiện trong khi tôi tạc bức tượng Ngài bằng cẩm thạch này.

Sau đó ít lâu, hoàng đế Napoléon Bonaparte yêu cầu nhà điêu khắc tạc cho hoàng đế bức tượng nữ thần Vệ Nữ để trưng bày trong viện bảo tàng Louvre, Paris. Hoàng đế hứa sẽ trả cho ông một món tiền rất lớn, nhưng Dannecker từ chối. Ông nói rằng: “Một người đã thấy Đấng Kitô và đã tạc vẽ mặt của Ngài rồi, thì không thể dùng nghệ thuật của mình vào những việc ở đời này được nữa, bởi vì làm như thế là tục hoá nghệ thuật của mình mất rồi."

4. “Ngục thất nơi giam hai thánh Phêrô và Phaolô: Từ tăm tối trở thành ánh sáng."

Sau một năm trời khai quật, Nhà ngục Mamertine, nơi Thánh Phêrô và Phaolô phải giam giữ trước khi bị hành hình, đã được tân trang và mở cửa lại.

Địa điểm nhà ngục nằm cạnh Quần thể Cổ Roma (Ancient Roman Forum), tạc sâu vào vách đá của đồi Capitol (Capitoline Hill) và nhìn xuống ngôi nhà dùng làm Nghị viện thời đó. Người ta vẫn tin là nhà ngục này – còn có tên gọi là Carcer Tullianum – được hoàng đế Roma Servius Tullius xây vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, gồm có hai phòng giam chồng lên nhau. Phòng giam dưới là một khoảng chật hẹp ẩm thấp, chỉ xuống được qua một lỗ hổng trên sàn phòng giam trên, được sử dụng suốt thời kỳ Cộng hoà và Đế quốc Roma để làm tù ngục giam giữ và hành quyết.

Chính tại phòng giam này viên tướng chỉ huy quân đội người Gaule là Vercingetorix bị xiết cổ chết sau trận chiến thắng của Julius Caesar, và cũng tại nơi đây, trong tù ngục âm u, Jugurtha, vua người Numidians đã bị để cho chết đói. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Sallust một văn sĩ Roma đã mô tả nhà ngục này “sâu 12 feet, chung quang là tường và trên là mái vòm bằng đá. Khung cảnh thật ghê tởm và đáng sợ vì bị bỏ bê, tối tăm và hôi thối.”

Một thế kỷ sau lời mô tả như trên của Sallust, Thánh Phêrô và Phaolô đã phải đến cư ngụ trong phòng giam dưới cực kỳ ghê tởm này, trong những ngày cuối đời trước khi tử vì đạo, bị cầm tù theo lệnh của hoàng đế Nero. Sự hiện diện của hai vị tông đồ đã chuyển biến địa điểm thất vọng này thành nơi chỗ hy vọng, khi các ngài rao giảng đức tin cho lính canh ngục là Processus và Martinianus. Hai người lính Roma xin được rửa tội, nhưng không có nước trong phòng giam để cử hành bí tích này, vì thế Thánh Phêrô dùng gậy đập trên nền phòng và nước phun ra từ tảng đá. Địa điểm nơi dòng nước của phép lạ này chảy ra nay còn được ghi nhớ nơi phòng giam dưới.

Những người giam giữ Phêrô giúp ông vượt ra khỏi nhà ngục tồi tệ này, nhưng sau khi gặp được Chúa Kitô trên con đường Appian, Thánh Phêrô quay trở lại và tự ý nhận lấy cái chết là bị đóng đinh vào thập giá tại đấu trường của Nero trên đồi Vatican.

Tuần qua, văn phòng của vị giám sát khảo cổ tại Roma loan báo rằng công việc khai quật đã khám phá ra những phần còn lại của các bích họa cho biết việc chuyển đổi nơi này thành một không gian tôn kính của người Kitô giáo đã xảy ra ngay tận đầu thế kỷ thứ 7, cùng thời gian với việc Curia (Nghị viện) được biến đổi thành một thánh đường cũng như nhiều cấu trúc khác trong khu vực Quần thể. Cuộc khai quật dõi tìm được dấu vết nhiều giai đoạn khác nhau của khu vực này, từ lúc còn là khu mỏ đá cổ cho đến khi trở thành nhà ngục cho đến lúc “biến đổi rất nhanh”thành một trung tâm tôn kính Thánh Phêrô.

Ngày nay, ngục giam này nằm dưới ngôi Thánh đường San Giuseppe dei Falegnami xây vào thế kỷ 17, nhưng địa điểm là do Tòa giám quản giáo phận Roma sở hữu và sẽ được Opera Romana Pellegrinaggi mở cửa cho công chúng vào thăm viếng có thể là từ đầu tháng 7 này. Ở đó khách hành hương có cơ hội tỏ lòng tôn kính hai thánh Phêrô và Phaolô. Hai thánh nhân đã từng nhìn ra ngoài Quần thể nơi có nhiều đền đài thờ phượng những con người phàm đã biến thành thần nhân, và các ngài đã có dũng cảm tuyên xưng Tin Mừng của Thần Chúa đã sinh hạ làm người phàm. (x.VietCatholic News, 03-7-2010).

5. Phêrô và Phaolô, tượng đài hiệp nhất.

Giáo hội mừng kính hai thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy laị có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.

Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Giáo hội. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội (x. Làm nụ hoa trắng. ĐGM Vũ Duy Thống).

6. Là người tội lỗi được Chúa nhìn đến.

Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông đồ trở nên nền tảng hiệp nhất. Hai ngài trở thành chói sáng như hai vì sao trong vòm trời Giáo Hội, đáng được các tín hữu chiêm ngắm noi theo. Hai ngài đã biết khiêm tốn, nhận mình là thấp hèn tội lỗi rồi mở tâm hồn ra đón nhận tình thương của Thiên Chúa.

Khi trả lời câu phỏng vấn: “Jorge Bergoglio là ai?”, Đức Thánh cha Phanxicô đáp: “Tôi là người tội lỗi được Chúa nhìn đến." Và ngài tuyên bố: “Chính tôi là người tội lỗi đây, có gì lạ đâu! Cái lạ là ở chỗ được Chúa nhìn đến, được Chúa xót thương. Và từ đó người ta tìm xem Chúa xót thương ở chỗ nào."

Xin hai Thánh Tông Đồ giúp chúng con luôn biết tín thác vào tình thương của Chúa. luôn biết tiến bước theo các ngài trên con đường theo Chúa. Amen.

7. Đứng dậy nhờ ơn Chúa--Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Trong buổi trò chuyện, diễn thuyết tối 22/05 tại White Palace (Tp. HCM), Nick Vujicic đã cho mọi người thấy rằng, người bị khuyết tật nghĩa là họ khiếm khuyết điều gì đó, nhưng người mang nỗi tự ti mới là người bị khuyết tật thực sự.

Nick đã nói: “Dù ai đó không phải ngồi trên xe lăn nhưng bạn vẫn phải trải qua những thời điểm khó khăn trong cuộc sống. Nếu lúc đó bạn thiếu tự tin, bạn sợ thất bại, sợ nhìn về tương lai thì chính điều đó sẽ níu kéo bạn, khiến bạn không thể tiến lên."

Nick còn nói thêm: “Khi tôi 10 tuổi, tôi gần như muốn buông xuôi, tôi muốn đầu hàng và nghĩ không bao giờ có công việc, có thể cưới vợ, lập gia đình. Nhưng bây giờ tôi không chỉ lấy vợ, lập gia đình mà còn có đứa con trai.

Quả thực, con người luôn có những khuyết tật. Có người bị khuyết tật điều này, người điều kia. Không ai hoàn hảo về thể xác hay về tâm hồn. Tuy nhiên, có người biết bổ túc cho khuyết tật của mình bằng nghị lực, bằng phấn đấu, bằng niềm tin vươn lên. Nhưng cũng có người buông xuôi, than trách cho số phận và để mặc cho dòng đời đưa đẩy.

Nick không phải là một thiên tài. Nick là một nhân vật điển hình cho bao người biết phấn đấu vươn lên để bổ túc cho khuyết tật của mình. Anh không có chân tay nhưng anh vẫn lạc quan phấn đấu vươn lên, nhất là biết dùng môi miệng mình để diễn thuyết, để rao giảng về Thiên Chúa.

8. "ST" nghĩa là sự thánh thiện

Người ta kể rằng: tại một vùng miền quê nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói khổ, nghèo nàn đã trở thành kẻ "bần cùng sinh đạo tặc." Họ rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự "ST", có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).

Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống để mong chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng, anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ "ST" đáng nguyền rủa này.

Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: "Tôi cần phải lấy lại lòng tin của những người xung quanh và của chính tôi." Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Anh lao động bằng đôi tay của mình. Anh dành một phần hoa lợi để giúp đỡ người nghèo. Anh sống chan hoà tình yêu thương với mọi cư dân trong vùng. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự "ST" vẫn còn in dấu trên vầng trán anh. Nhưng chẳng mấy ai để ý đến ý nghĩa hai chữ ST trên vầng trán của anh.

Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: "Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (saint)."

Hôm nay lễ kính thánh Phêrô và Phaolô, các ngài trở thành thánh nhân cao cả là nhờ biết khép lại quá khứ để chỉ lo tìm kiếm ý Chúa và thực thi trong hiện tại và suốt cuộc đời.

9. Ngài Là Cha Tôi--‘Lẽ Sống’--R. Veritas

Truyện cổ Roma thường ghi lại các cuộc chiến thắng khải hoàn của các vị Hoàng đế. Sau một lần thắng trận, các vị hoàng đế thường hướng dẫn các đoàn quân tiến qua các ngã phố cho dân chúng tung hô.

Lần kia, các đường phố đều đông nghẹt. Người ta phải dựng một khán đài đặc biệt để hoàng gia có thể theo dõi cuộc diễu hành. Khi hoàng đế và quân đội tiến đến gần khán đài nơi hoàng hậu và các công chúa, hoàng tử đang chờ đợi, người ta kinh ngạc vô cùng vì vị hoàng tử nhỏ nhất đã rời khỏi khán đài và chạy vụt đến chiến xa của hoàng đế.

Những người vệ binh có trách nhiệm giữ an ninh hai bên đường đã chận hoàng tử lại. Họ giải thích cho cậu biết rằng: xa giá đang tiến lại gần chính là xa giá của hoàng đế. Không ai được phép đến gần... Vị hoàng tử nhỏ điềm nhiên trả lời: "Ngài là hoàng đế của các ông, còn đối với tôi thì ngài là cha tôi."

"Ngài là cha tôi": đó phải là danh xưng mà chúng ta có quyền sử dụng để gọi Thiên Chúa. Ðó cũng là danh xưng nói lên mối liên hệ mật thiết mà Thiên Chúa luôn muốn thắt chặt với từng người trong chúng ta.

"Ngài là cha tôi": danh xưng ấy cũng cho phép chúng ta khẳng định về giá trị của con người chúng ta. Dù chúng ta có bất tài, yếu hèn, tội lỗi đến đâu, chúng ta vẫn có thể gọi Chúa là Cha.

10. Con có yêu mến Thầy không?

Nơi bệnh viện mà nữ tu Antoinette đang phục vụ có một ông lính già cực kỳ khó tính. Gặp ai ông cũng nhăn nhó, nạt nộ. Có chuyện gì trái ý, ông la lối rùm beng lên.

Ngày kia, đang mải mê phục vụ, nữ tu Antoinette nghe tiếng "lính già khó tính" hét lớn: Đem cho tôi một quả trứng luộc." Antoinette vui vẻ đem quả trứng đến cho ông.

- Trứng chưa chín đủ mà cũng đem tới à? Lính già khó tính nhăn nhó. Antoinette tươi cười đem trứng đi luộc lại.

- Trứng gì mà luộc chín quá vậy? Vô ý vô tứ quá!

Antoinette chẳng biết làm sao. Chị bèn đi lấy một cái bếp lò đến kê bên giường và trao cho ông lính già khó tính một cái trứng để luộc cho vừa ý ông. Ông lính già thấy thế nổi máu nóng lên, đạp đổ bếp lò, quẳng quả trứng xuống nền gạch, miệng quát lớn: "Cô không biết tôi là bệnh nhân sao? Bệnh nhân mà đi luộc trứng à?"

Nữ tu Antoinette chẳng nói nửa lời, thinh lặng cúi xuống thu nhặt, quét dọn ... Lát sau, chi đem đến cho ông lính già khó tính một cái trứng khác: "Ông cố gắng dùng thử cái trứng này, tôi luộc vừa chín thôi?" Bất giác, ông lính già rùng mình cảm động, nói lí nhí trong miệng: "Tôi ăn quả trứng này cũng là ăn lòng tốt của cô nữa."

Tình yêu có sức biến đổi lạ lùng hơn bất cứ một biến đổi ngoạn mục nào, nhất là nó có khả năng biến đổi cả lòng người nữa.Ước gì chúng ta biết noi gương theo Thầy Chí Thánh Giêsu luôn nhìn thấy những điều tốt đẹp nơi con người và luôn hy vọng vào những người đang lầm lạc trong cuộc đời này để dùng tình yêu mà cảm hoá họ.

Xin cho chúng ta luôn biết nhẫn nại và quảng đại với những sai lỗi của con người và luôn coi họ hành động sai lầm vì họ không biết và ngây ngô mà thôi. Chắc chắn rằng khi chúng ta biết hành động yêu thương như Chúa, như nữ tu Antoinette, chúng ta sẽ trở thành những tông đồ "trụ cột" như hai thánh Phêrô và Phaolô mà chúng ta mùng kính hôm nay.

11. Ách êm ái và gánh nhẹ nhàng

Ngày kia, chị thánh Têrêxa đố các chị em trong dòng:

- Các chị có biết ngày lễ vui mừng của em là ngày nào không?

Vừa hỏi xong, chị thánh đã mau mắn trả lời ngay:

- Đó là ngày Chúa thử thách em nhiều nhất. Đó là ngày Chúa để cho em chịu nhiều đau khổ nhất.

Một hôm kia, bà bề trên hỏi chị:

- Sáng nay, sao em vui thế?

Chị thành thật thưa lại:

- Dạ, con vừa làm được hai việc hy sinh.

Chị thánh Têrêxa thú nhận là chị đã tập được một thói quen rất anh hùng, đó là luôn mỉm cười. Chị nói:

- Tôi đã tập được thói quen mỉm cười trong mọi lúc, trong mọi nơi, trong mọi trường hợp, trong mọi hoàn cảnh.

Tình yêu chân thật được đo lường bằng sự quên mình vì người khác. Chúa Giêsu đã dạy: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13)

Được thúc đẩy bởi tình yêu, sau khi bị đánh đòn vì Chúa Giêsu, “các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su.” (Cv 5,41); riêng thánh Phaolô: “Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng.” (2Cr 11,24-27)

Tình yêu là lý do của việc sẵn lòng chịu đau khổ của ngài: “Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên?” (2Cr 11,28-29)

Niềm vui và bình an là hoa trái của một tình yêu chân thật. Sức mạnh của tình yêu là ở đó; hạnh phúc do tình yêu mang lại là ở đó; thiên đường cũng ở đó!

12. Các con bảo Thầy là ai

Trước khi trở lại đạo, Genesius, vị thánh quan thầy của giới tài tử sân khấu, là một kịch sĩ nổi tiếng có nhiều ác cảm với đạo. Một phần ghét đạo, một phần lại sống trong thời của vị hoàng đế bắt đạo Diocletianus, nên anh định viết một vở hài kịch chế diễu các nghi lễ Kitô giáo. Để viết kịch, anh phải giả làm dự tòng đến một giáo đoàn ở Rôma để xin học đạo, định bụng là sau khi biết đủ những gì cần biết, anh sẽ viết một vở kịch chế diễu phép rửa tội.

Nhưng khi nói với các diễn viên về phép rửa trong lúc tập kịch, tự nhiên Genesius lại thấy mình muốn tin và ước ao chịu phép rửa. Lòng ao ước đó cứ lớn dần lên trong anh, cho đến hôm lần đầu diễn vở kịch cho hoàng đế và quần thần xem, thì Thánh Thần tác động lên anh, anh không đóng kịch nữa mà kêu lên từ đáy lòng: “Hỡi các bạn hề của tôi, tôi ao ước được trở nên một Kitô hữu.”

Các bạn diễn hỏi tại sao thì anh nói: “Suốt đời tôi chỉ là phù du, nay tôi đã tìm thấy Thiên Chúa.” Mọi người, kể cả hoàng đế rũ ra mà cười, nghĩ rằng Genesius nhập vai rất hay. Hai kịch sĩ bước vào, một đóng vai linh mục, một phù thủy. Khi họ hỏi anh muốn gì, anh lập lại ước muốn được rửa tội. Hai kịch sĩ đó rửa tội cho anh đúng như anh chỉ cho họ.

Rồi Genesius nói với hoàng đế, binh lính và dân chúng: “Tôi viết và đóng kịch để chế diễu (…) nhưng nay tôi đã tin và khi tôi nói những lời này, tôi thấy thiên thần của Chúa ở quanh tôi. Các thiên thần cho tôi biết nước rửa tội đã rửa tôi sạch hết mọi tội lỗi cũng như các sự dữ tôi đã làm. (…)

“Hỡi hoàng đế, hãy tin vào những mầu nhiệm này! Tôi sẽ dạy cho ngài và ngài sẽ biết Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật.”

Lời Genesius làm đám đông nhốn nháo cả lên, hoàng đế cho trói anh lại mà đánh đòn và xẻo thịt anh. Dù phải đau đớn, anh vẫn tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa. Khi hoàng đế ra lệnh chém đầu, anh kêu to: “Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa và chúng ta sẽ có sự sống nhờ danh Ngài.”

Chúa hỏi các tông đồ: “Các con bảo Thầy là ai?” vì nhận biết Chúa là điều cốt yếu trong niềm tin Kitô, để được sự sống đời đời.

13. Vì Chúa và hội Thánh

Có người hỏi Đức ông Polgallo:

- Là người thân cận của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, vậy điều gì nơi Đức Thánh Cha đánh động Đức ông nhất?

- Dĩ nhiên ngài là vị Giáo Hoàng rất thông minh và thánh thiện. Nhưng với cá nhân tôi, điều ngài làm tôi cảm kích hơn cả là lòng yêu mến Hội Thánh. Trong các chuyến tông du, ngài hòa mình vào đám đông và để mọi người lôi kéo như quên mọi hiểm nguy có thể xảy đến. Những lúc thân mật chúng tôi thưa với ngài: “Thưa Đức Thánh Cha, chúng con thấy Đức Thánh Cha đã vất vả với công việc lại còn tự đặt mình vào nhiều hoàn cảnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Xin Đức Thánh Cha đừng để đám đông lôi kéo như thế vì rất nguy hiểm.”

Mỗi lần nghe chúng tôi góp ý như vậy, ngài chỉ cười và dịu dàng nói:

- Tất cả vì Hội Thánh! Tất cả vì Hội Thánh!

Thánh Phêrô và Phaolô là mẫu gương “vì Chúa và vì Hội Thánh” cho các Kitô hữu thuộc mọi thời đại. Kinh tiền tụng thánh lễ hôm nay Giáo Hội đã ca tụng: “Các ngài đã dùng đường lối khác biệt để quy tụ một gia đình duy nhất cho Đức Kitô, nên các ngài đáng được thế giới ngưỡng mộ và được lãnh nhận cùng một triều thiên vinh quang.”

Lễ kính thánh TÔMA, TÔNG ĐỒ – Con đường theo Chúa

Lời Chúa: Ga 20, 24-29

Bấy giờ trong Mười Hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không ở cùng với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa." Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi không tin."

Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà, và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con." Đoạn Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay vào đây và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin." Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã thấy Thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin."

TRUYỆN KỂ

1. Tình yêu hỗ trợ cho niềm tin.

Một cuộc đối thoại giữa hai người yêu nhau:

- Em có bằng lòng lấy anh không?

- Bằng lòng.

- Chúng ta chỉ mới quen nhau mấy tháng. Em chỉ nghe anh nói thôi chứ chưa có dịp “kiểm tra” lý lịch và quá khứ của anh. Sao em tin anh thế?

- Vì em yêu anh!

Tình yêu hỗ trợ cho niềm tin.

2. Đức tin lớn lao

Có một bà nổi tiếng đạo đức, nhân hậu và luôn bình tâm trước mọi thử thách. Một bà khác ở cách xa ít dặm, nghe nói thì tìm đến, hi vọng học được bí quyết để sống bình tâm và hạnh phúc. Bà hỏi:

- Thưa bà, có phải bà có một đức tin lớn lao?

- Ồ không, tôi không phải là người có đức tin lớn lao, mà chỉ là người có đức tin bé nhỏ đặt vào một Thiên Chúa lớn lao.

3. Chúa ở đó nhưng không ai thấy

Trong một vụ tai nạn xe hơi, thầy của tôi bị thương trầm trọng tưởng chừng như không qua khỏi. Ấy vậy mà sau hai tháng điều trị, Thầy đã chóng bình phục và trở về với cuộc sống thường ngày. Khi tôi vào thăm, Thầy đã đón tôi với nét mặt tươi vui và thái độ hân hoan lạ thường. Tôi thắc mắc không hiểu sao với vết thương như thế mà Thầy có thể chịu đựng nổi trước những lưỡi dao len lỏi vào từng tớ thịt, cắt xén, thêm bớt… Thầy vui vẻ trả lời: “Cứ mỗi lần như thế, Thầy lại nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thánh giá, và nỗi đau của Thầy như tan biến hết." Tôi đã làm cho Thầy chưng hửng khi hỏi lại: “Thầy có thấy Chúa đâu mà lại tin như vậy?"

Tâm trạng và thái độ của tôi lúc ấy cũng giống như tâm trạng của Tôma trong Phúc Âm. Đã có lúc tôi tự hỏi: Chúa ở đâu? Sao tôi chẳng thấy? Và tôi không còn thiết nghĩ đến Chúa nữa. Tôi đi lễ chẳng qua vì tôi “lỡ” chịu phép Rửa Tội. Đến nhà thờ mà tâm hồn cứ để tận đâu đâu.

Lời Chúa nói với Tôma đã làm tôi bừng tỉnh, mắt như mở ra. Và tôi thấy Chúa đang mỉm cười với chính mình.

Chúa Giêsu ơi, đức tin của con như hạt sương mai đậu trên nhành cây, để nguyên thì còn mà đụng vào thì sẽ mất. Xin thêm niềm tin cho con, để con dù không thấy Chúa nhưng vẫn tin Ngài đang hiện diện bên con trong cuộc đời.

4. Hành trình truyền giáo của thánh Tôma

Từ ngày ấy, thánh Tôma luôn luôn sống đoàn tụ với các tông đồ chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống. Và khi đã được đầy ơn Thánh Linh rồi, Ngài cùng với các môn đệ chia tay nhau đi rao giảng Phúc âm. Thánh nhân giảng đạo tại những nơi nào chúng ta không biết. Theo sử gia Eusèbe thì hình như Ngài giảng đạo tại xứ Parthie. Nhưng theo một truyên thuyết khá kỳ cựu thì thánh nhân đem tin lành đến cho những xứ của mấy nhà bác học, trứơc kia đã đến thờ lạy Chúa Giêsu tại hang Bêlem. Ngoài ra, nhiều văn kiện khác lại cho rằng: Thánh Tôma giảng Phúc âm cho dân Ấn Độ, đã gặp thấy ở đó nhiều người Kitô giáo xưng mình là đồ đệ của thánh Tôma. Hơn thế, các tín hữu Ấn Độ có truyền tụng lại rất nhiều phép lạ mà họ cho rằng: Chúa đã làm vì lời cầu nguyện của thánh Tôma. Dưới đây là một trong nhiều tích truyện.

Lần kia, vua Sagame và các tăng ni Bàlamôn tìm mọi cách ngăn cản, không cho thánh tông đồ cất ngôi nhà thờ như đã định, họ viện lý rằng khu đất ấy dành riêng để xây tư dinh cho nhà vua.

Thế rồi một hôm bể động, nhiều đợt sóng to đổ vào bờ đem theo một cây gỗ quý rất lớn. Nhà vua muốn đem cậy gỗ ấy về làm vật liệu xây cung điện. Nhưng vì cây gỗ quá nặng đến nỗi hàng trăm con voi kéo không nổi. Trong lúc các quan triều lúng túng chưa biết tìm kế nào đưa trọn cây gỗ về triều cho vua, thì thánh Tôma được Chúa soi sáng, Ngài đến thẳng đền vua và mạnh dạn tâu: “Nếu đức vua bằng lòng cho tôi xây ngôi nhà thờ dâng kính Thiên Chúa, tôi sẽ giúp vua, một mình kéo cây gỗ về thành không cần đến một người lính hay một con voi nào."

Nhà vua ngỡ ngàng, cho rằng thánh nhân nói khoác. Nhưng sau, theo lời bàn của giới chư tăng, nhà vua đồng ý và định ngày kéo gỗ. Đến ngày đã định, vua và các quan triều đến chứng kiến công việc. Dân chúng cũng kéo đến xem chật ních. Thánh tông đồ, bình tĩnh bước ra chào vua rồi quỳ xuống cầu nguyện. Đoạn Ngài đứng dậy buộc giây vào đầu cây gỗ, giơ tay làm dấu thánh giá và kéo đi một cách nhẹ nhàng, trước con mắt kinh hoàng của mọi người.

Dầu vậy, đến nay lịch sử vẫn chưa xác quyết thánh Tôma có giảng đạo tại những xứ sở nào. Và cũng chưa rõ thánh nhân chết ở đâu và bằng cách nào. Nhiều người cho rằng: thánh nhân qua đời tại Eusèbe hay một thành nào gần đó. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng: thánh tông đồ chịu tử đạo tại Ấn độ.

5. Tôma không thích nửa vời

Hồi đó, dưới hỏa ngục, các tướng quỷ tranh luận với nhau về đề tài: “Đâu là phương pháp hữu hiệu nhất để chống lại chương trình cứu độ của Thiên Chúa?” Trên khán đài nồng nặc mùi diêm sinh và bên dưới là các tướng lãnh tranh luận sôi nổi với nhau.

Tên thứ nhất đứng lên tuyên bố:

Đối với tôi, lòng ham mê ăn uống là thù địch số một của Chúa. Thử hỏi vì lý do gì mà Ađam và Evà sa ngã phạm tội ở vườn địa đàng? Thưa cũng chỉ vì thèm ăn một trái táo. Rồi đến Esau mất quyền trưởng nam cũng chỉ vì một bát cháo đậu xanh.

Một tràng pháo tay vang dội.

Kế đó tên quỷ thứ hai cứng rắn phản đối tên thứ nhất. Hắn cho rằng lòng tham của cải mới chính là thù địch số một của Chúa. Giuđa là một thí dụ.

Tên quỷ thứ ba tiến lên. Theo hắn thì lòng kiêu ngạo chính là chủ của mọi tính hư nết xấu.Sự sa ngã của các thiên thần là thí dụ.

Tên quỷ thứ tư bước lên khán đài ngang nhiên tuyên bố:

Không, thù địch số một của Chúa chính là lòng ham mê nhục dục và mọi thú vui giác quan.

Nghe những lời đó quỷ vương phân vân không biết phải trao chiến thắng về cho ai, bởi vì ai cũng có lý cả. Sau cùng, từ chỗ quan khách đang ngồi chăm chú theo dõi, tên quỷ thứ năm dõng dạc chậm rãi tiến ra. Với giọng vừa mỉa mai vừa cứng rắn, hắn lên tiếng đả kích tất cả các lý luận trên và phủ nhận mọi bằng chứng đã được đưa ra. Sau đó hắn nói dằn từng tiếng:

Kẻ thù số một của Chúa không hẳn là lòng ham mê, tham lam cũng không phải là tính kiêu ngạo, tất cả những thói xấu đó đứng riêng rẽ một mình chẳng khác nào con dao cùn, nhưng nếu tổng hợp tất cả những thói xấu đó lại thành một hợp chất khác tuy không tên tuổi, không ai để ý tới, nhưng chúng sẽ là một khí cụ lợi hại và hiệu nghiệm nhất. Đó là lòng lạnh nhạt, không nóng cũng không lạnh. Những kẻ lạnh nhạt không hẳn là những người thù địch chống lại Chúa một cách trắng trợn, nhưng chúng cũng không phải là những người thân thiện gì với Chúa, đó mới chính là kẻ thù tai hại hơn cả.

Đây chúng ta hãy nghe lại những lời mạnh mẽ Chúa nói trong sách Khải Huyền với dân Laodiciae: “Ta biết các việc ngươi làm. Ngươi chẳng nóng mà cũng chẳng lạnh. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi nhưng vì ngươi hâm hâm chẳng nóng chẳng lạnh nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng ta (Kh 3, 15-16)

Ngày hôm nay chẳng thiếu những người giữ đạo cho có, chỉ hình thức, lạnh chẳng ra lạnh, nóng cũng chẳng ra nóng. Những người như thế đang là mối nguy cho Chúa hôm nay.

6. Vị tiên tri cô độc

Người Ấn Ðộ có kể lại câu chuyện ngụ ngôn sau đây:

“Vì tội lỗi của loài người, Thượng đế doạ sẽ trừng trị họ bằng một trận động đất. Ðất sẽ nứt nẻ và nước sẽ rút hết vào trong lòng đất... Một thứ nước độc sẽ tràn ngập mặt đất. Ai uống vào sẽ trở nên bất bình thường.

Một vị tiên tri nọ đã không xem thường lời đe doạ của Thượng đế. Ông chuẩn bị đương đầu với biến cố bằng cách từng ngày đem nước lên một ngọn núi cao. Số nước dự trữ đủ cho ông sống đến ngày tàn của cuộc đời...

Ðộng đất đã xảy đến, bao nhiêu sông nước trên mặt đất đều bốc hơi, một thứ nước khác được thay thế vào.

Một tháng sau, vị tiên tri trở lại đất bằng để xem những gì đang xảy ra cho loài người. Ðúng như lời đe doạ của Thượng đế, mọi người sống trên mặt đất đều hoá ra điên dại. Nhưng kỳ lạ thay, loài người không ý thức được tình trạng điên dại của mình. Trái lại, ai cũng muốn ra đường để chế diễu vị tiên tri vì họ cho rằng ông mới là người điên dại...

Buồn tình, vị tiên tri trở lại chốn núi cao của mình. Ông sung sướng vì nước dự trữ vẫn còn và ông vẫn là người duy nhất còn có một tâm trí lành mạnh, bình thường...

Nhưng ngày qua ngày, ông cảm thấy không chịu nổi sự cô đơn của mình. Ông khao khát được sống một cách bình thường với những người đồng loại. Thế là một lần nữa, ông trở lại đồng bằng. Và một lần nữa, ông lại bị dân chúng ruồng rẫy, vì họ cho rằng ông không còn giống họ nữa.

Không còn chịu được sự hắt hủi của những người đồng loại, vị tiên tri đã đổ hết số nước dự trữ của mình và ông uống lấy nước mới của người đồng loại để cũng trở nên điên dại như họ...”

Con đường dẫn đến chân lý không phải là con đường rộng thênh thang. Người đi tìm chân lý thường là người cô độc...

7. Những tương truyền về hoạt động tông đồ của Thánh Thomas

Cuốn Didache, tức cuốn Giáo lý của các Thánh Tông Đồ - một trong những tác phẩm Kitô giáo cố nhất ngoài 27 cuốn sách của Tân Ước – xuất hiện vào khoảng năm 100 sau Chúa Kitô, chứa đựng những bằng chứng cổ nhất bằng văn bản về hoạt động truyền giáo của Thánh Thomas tại Ấn-độ. Theo cuốn sách này, Ngài đã thành lập Giáo hội tại Ấn-độ và tại những khu vực lân cận.

Khoảng một trăm năm sau, những tài liệu được gọi là những văn kiện về Thánh Thomas mới xuất hiện. Những tác phẩm này đã tường thuật lại một cách khá giống nhau về những công việc của Thánh Thomas, nhưng được thêu dệt thêm bởi rất nhiều những tình tiết giầu tính tưởng tượng, và có vẻ như bị ảnh hưởng nhiều bởi ngộ đạo thuyết.

Giáo phụ Ô-ri-gen cho biết rằng, trước tiên Thánh Thomas đã đến loan báo Tin Mừng tại Irak và Iran. Sau đó Ngài mới đến miền Nam Ấn-độ để hoạt động Tông Đồ, và vì những hoạt động truyền giáo của mình, nên Ngài đã bị giết tại Mailapur – một khu vực thuộc miền Nam Ấn-độ - vào năm 70 của thế kỷ thứ nhất. Người ta vẫn còn giữ được nhiều văn bản nói về những hoạt động của Thánh Thomas tại Ấn-độ, nhưng những văn bản đó xuất hiện sau thời Ô-ri-gen. Trong đó có những bản văn của Thánh Hieronymô (347-420), và của những người sống cùng thời với Ngài là Thánh Gaudentiô thành Brescia và Thánh Paulinô thành Nola (354-431).

Thánh Grêgôriô thành Tours (538-594) đã không chỉ cho chúng ta biết rằng, Thánh Thomas Tông Đồ đã hoạt động và chết tại Ấn-độ, nhưng còn cho biết thêm là, Ngài đã được mai táng tại đó trong một thời gian dài, và sau đó, các Thánh Tích của Ngài đã được chuyển tới Edessa, nhưng nơi có ngôi mộ nguyên thủy của Ngài vẫn còn được tiếp tục tôn kính tại Ấn-độ. Thánh Isidor thành Sevilla (560-636) cũng nói tương tự như thế về Thánh Thomas, và cũng nói về cách thức lãnh nhận ơn Tử Đạo của Ngài tại Ấn-độ.

Một truyền thống khác phát sinh tại Nam Ấn-độ, và có nguồn gốc từ thời các Thánh Tông Đồ, và luôn tồn tại từ đó tới nay, đã cho biết về những hoạt động truyền giáo của Thánh Thomas tại đó, và cho biết rằng, Ngài đã thành lập 7 giáo đoàn đầu tiên tại vùng duyên hải Malabar, cũng như cho biết về cuộc Tử Đạo của Ngài tại Mailapur nằm đối diện với vùng duyên hải Coromandel. Ngay cả truyền thống có tính địa phương của Ấn-độ về Thánh Thomas cũng xác nhận về việc các Thánh Tích của Ngài đã được chuyển một phần lớn về Edessa, mà tại đây, trong các cuộc khai quật sau sau này, người ta đã phát hiện ra một ít Thánh tích vẫn còn sót lại của Ngài.

Ibas Edessa đã cho xây dựng một ngôi Thánh Đường tại quê hương của ông để tôn kính các Thánh Tích của Thánh Thomas. Còn hộp sọ được cho là của Thánh Thomas thì hiện tại đang được bảo quản trong Nhà Thờ Chính Tòa Sioni tại Tiflis, Giorgia, và được tôn kính tại đó bởi Giáo hội Tông Truyền Chính thống Giorgia như là Thánh Tích. Trong cuộc Thập Tự Chinh vào năm 1258, phần lớn Thánh Tích của Thánh Thomas đều được chuyển từ Edessa về Ortona, Ý, và những Thánh Tích đó vẫn đang được bảo quản tại đó cho tới tận ngày nay, trong một hòm đựng Thánh Tích đặt trong Nhà Nguyện nằm bên dưới Vương Cung Thánh Đường Ortona. Ngôi mộ nguyên thủy của Thánh Thoams tại Ấn-độ hiện đang là một điểm hành hương có sức lôi cuốn rất mạnh. Ngoài Vương Cung Thánh Đường kính Thánh Thomas được xây dựng ngay trên ngôi mộ trước đây của Ngài tại Mylapore, thuộc thành phố Chennai, thì tại khu vực phía Nam Ấn-độ cũng còn vô số những điểm hành hương khác, mà những điểm hành hương này đều có liên quan đến Thánh Thomas cũng như liên quan tới những hoạt động truyền giáo của Ngài tại đó. Sau đây là một số địa điểm nổi tiếng nhất:

1. Thánh Đường kính Thánh Thomas trên núi Chennai: đây là nơi mà theo tương truyền, Ngài đã Tử Đạo tại đó;

2. Thánh Đường kính Thánh Thomas nằm trên một ngọn núi nhỏ khác tại Chennai: đây là nơi mà theo tương truyền, Thánh Thomas đã đến ẩn náu tại đó trước khi chịu Tử Đạo;

3. Núi và Thánh đường Malayattoor tại Kerala: đây là nơi được cho là Thánh Thomas đã đến sống ẩn dật tại đó trong một thời gian dài để cầu nguyện và suy niệm;

4. Thánh Đường Codungallur: theo tương truyền, nơi đây đã từng là một thành phố cảng nổi tiếng, và vào năm 52, Thánh Thomas đã cập bến tại đây, và là một trong bảy cộng đoàn nguyên thủy do Thánh Thomas thành lập. Một cánh tay của Thánh Nhân đang được tôn kính tại đây. Cánh tay này đã được chuyển đến từ Ortona, nước Ý, như là một món quà của Đức Piô XII nhân dịp mừng kỷ niệm 1900 năm Ngày thánh Thomas đặt chân tới Ấn-độ.

5. Thánh Đường Palayur: đây là một trong bảy cộng đoàn nguyên thủy tại vùng duyên hải Malabar, và nguyên là một đền thờ của người Ấn giáo. Sau khi hầu hết các Giáo sĩ Bà-la-môn gia nhập Giáo hội Công giáo, Thánh Thomas đã biến ngôi đền này thành một ngôi Thánh Đường.

Theo một số truyền thống khác, mà những truyền thống này có lẽ có nguồn gốc từ ngộ đạo thuyết và từ phái Manichê, Thánh Thomas được coi là người anh em song sinh của Chúa Giêsu.

Thánh Thomas còn bị gán là tác giả của một cuốn Tin Mừng và của nhiều tác phẩm khác. Nhưng tất cả các tác phẩm này đều bị liệt vào số các sách Ngụy Thư.

8. Việc tôn kính Thánh Thomas

Tại Châu Âu, ngoài việc được tôn kính với tư cách là Thánh Tông Đồ Tử Đạo, Thánh Thomas còn được tôn kính với tư cách là vị Bổn Mạng của những người làm nghề thợ nề và thợ mộc. Bên cạnh đó, Ngài còn được tôn kính là Bổn mạng của các Thần học gia.

Trước đây Giáo hội mừng kính Thánh Thomas vào ngày 21 tháng 12, nhưng từ năm 1969, với cuộc cải tổ Phụng Vụ, Giáo hội đã mừng kính Ngài vào ngày mồng 03 tháng 07 với bậc Lễ Kính, tức Lễ Bậc II. Ngày mồng 03 tháng 07 được coi là ngày di chuyển các Thánh Tích của Thánh nhân từ nơi Ngài được phúc Tử Đạo, tức từ Kalamina về Edessa hồi thế kỷ thứ III.

Giáo hội Chính Thống giáo mừng kính Thánh Thomas vào ngày mồng 06 tháng 10.

Còn các Giáo hội Tin Lành thì vẫn tiếp tục mừng kính Thánh Thomas vào ngày 21 tháng 12.

Và Giáo hội Anh giáo cũng mừng kính Thánh Thomas vào ngày 21 tháng 12.

9. Thấy bằng trái tim

Con Chồn trong truyện Hoàng Tử Bé của nhà văn St. Exupéry nói rằng với đôi mắt trần, người ta chỉ nhìn thấy những điều bình thường; còn trong những gì hệ trọng, người ta phải nhìn bằng đôi mắt của con tim.

Gio-an chỉ thấy ngôi mộ trống, băng vải liệm và khăn che đầu xếp riêng gọn ghẽ, nhưng bằng đôi mắt của trái tim ông đã tin Thầy mình phục sinh. Đức Giê-su phục sinh quảng đại đáp ứng đòi hỏi của Tô-ma; đồng thời Ngài cũng nhắc nhở ông và chúng ta rằng từ nay không thấy Chúa bằng đôi mắt thường, nhưng bằng đôi mắt đức tin và bằng tình yêu mến. Nói cách khác, với người Ki-tô hữu, vì tin nên thấy Chúa, thấy Ngài do yêu Ngài. Vì tin nên ta thấy Chúa Giê-su hiện diện trong Thánh Thể, nơi người anh em.

 “Tin Chúa, không phải là hướng mắt về Ngài để chiêm ngưỡng, nhưng đồng thời cũng là nhìn trần gian với ánh mắt của Đức Ki-tô” (M. Quoist). Người đời nhìn đời sống trong nền kinh tế thị trường theo nhãn quan hưởng thụ, chiếm hữu; người Ki-tô hữu nhìn với ánh mắt Đức Ki-tô: chia sẻ, thông hiệp.

10. Ngôi nhà Bêtania

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1975, sau khi cử hành hôn lễ ông Giuseppe Dolfini và bà Silvia Terranera từ Milano chuyển đến Rôma sinh sống. Ông Giuseppe kể lại: “Đêm đó, khi chuẩn bị đi ngủ chúng tôi nghe tiếng cãi nhau của một cặp vợ chồng trong một canh hộ gần bên. Chẳng có ai can thiệp và tất nhiên cả chúng tôi cũng chẳng muốn liên can đến họ. Nhưng rồi đêm đó chúng tôi không yên giấc. Ngày hôm sau chúng tôi quyết định đến gia đình đó để tìm hiểu.

Chúng tôi gõ cửa và một người đàn ông ra mở cửa. Sau những lời thăm hỏi ông cho chúng tôi biết sau cuộc cãi vã tối qua vợ ông đã đi xa, bỏ lại ông cùng với hai đứa con, một đứa 2 tuổi và đứa còn lại 5 tuổi. Ông rất thất vọng vì ông không biết phải làm gì cho chúng. Ông cho biết buổi sáng ông thức dạy sớm để chuẩn bị cho công việc. Ngay lập tức tôi trả lời ông một cách tự nhiên rằng tôi có thể đến nhà ông vào buổi sáng để chuẩn bị mọi thứ cho hai đứa con như cho chúng ăn sáng và đưa chúng tới trường và chiều đến đưa chúng về nhà. Như thế công việc này của chúng tôi diễn ra khoảng 1 năm rưỡi cùng với sự sẵn sàng trợ giúp của những gia đình khác.

Ngôi nhà Bêtania được khai sinh 20 năm sau đó khi ông Giuseppe về hưu và bà Silvia sinh được 4 người con. Qua việc này ông xác tín rằng Thiên Chúa kêu gọi con người cộng tác với Ngài trong kế hoạch cứu rỗi nhân loại bằng nhiều cách thức khác nhau. Thiên Chúa cũng chỉ cho thấy con đường để đáp trả tiếng Chúa, đôi khi không được rõ ràng.

Đối với ông rõ ràng không có gì xảy đến tình cờ. Gia đình của hai ông bà được xây dựng dựa trên một một nền tảng đức tin của đời sống hàng ngày và hoạt động bác ái, loan báo Tin Mừng. Bởi thế, không ngạc nhiên từ tình yêu hôn nhân, sau nhiều sáng kiến trong lãnh vực mục vụ gia đình, trong việc hổ trợ các hoàn cảnh khó khăn ở Milano và Rôma, một kinh nghiệm đã được mở ra cho tha nhân.

Mở lòng, mở cửa trước hết cho trẻ em, giao phó chúng cho các gia đình chăm sóc và tiếp theo là kinh nghiệm mời các gia đình tham gia, kêu gọi sự trợ giúp của tình nguyện viên. Tại Nhà Bêtania nhiều người đã tìm được một cộng đoàn, nơi đây họ sống trải nghiệm sự đón tiếp và tình liên đới. Chính Giáo hội Italia đã mời hai ông bà chia sẻ kinh nghiệm về Ngôi nhà Betania tại Hội nghị năm 1995 và chính ông Mattarella, Tổng thống Italia đã trao cho hai ông bà một vinh dự cao quý của Cộng hòa. Nhưng đối với hai ông bà một vinh dự cao quý hơn đó là trong Ngôi nhà này họ được phép có một không gian nhỏ dành cho Chúa Giêsu Thánh Thể, một “đặc ân” không phải ai cũng được. Chính nơi đây hai ông bà tìm được sức mạng và niềm tin vững bước

Ngày 30 / 4 năm 2019 ông Giuseppe Dolfini đã ra đi khi vừa mới tổ chức sinh nhật lần thứ 90. Trước đó mặc dù phải chịu đựng những cơn đau thể xác nhưng ông vẫn cố gắng mừng sinh nhật cùng với những người bạn trong Nhà Bêtania.

"Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con, người ấy không mất phần thưởng đâu.” (Mt 10:42)

Lời Chúa Tuần 13 Thường Niên
Thường niên V-GS C-PS Ngoại lịch