THỨ NĂM - TUẦN 19
Bài đọc 1 năm lẻ
Lúc chân các tư tế
khiêng Hòm Bia vừa nhúng vào nước ở ven bờ, thì nước mạn ngược chảy xuống dừng
lại… còn nước chảy xuống biển A-ra-va, tức là Biển Muối, thì bị chặn hẳn lại,
và dân đã qua sông. (Gs 3,15.16)
Cuộc đưa dân băng
qua sông Gio-đan và Biển Đỏ có thể được xem như hai mặt của một đồng tiền. Việc
‘băng qua biển” đánh dấu sự kiện dân Israel thoát khỏi ách nô lệ, trong khi
việc “qua sông” đánh dấu việc dân Israel vào vùng đất tự do. Người Kitô hữu xem
hai cuộc “băng trình” này được phản ánh trong bí tích rửa tội: thoát khỏi ách
nô lệ tội lỗi và tiến vào vùng đất phụng sự Thiên Chúa.
Tôi hiểu thế nào về câu nói
của Frederich Rest: “Trong bí tích rửa tội, con người được chỉ hướng đi, chứ
không phải nơi đến.”
Một phần nghi thức rửa
tội trong Giáo Hội Ấn Độ là cho người lãnh bí tích tự đặt tay lên đầu và nói:
“Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (E. Paul Hovey)
Bài đọc 1 năm chẵn
“Có lời Đức Chúa phán
với tôi rằng: “Hỡi con người, ngươi đang sống giữa một nòi phản loạn, giữa
những kẻ có mắt để nhìn mà không thấy, những kẻ có tai để nghe mà không nghe,
vì chúng là một nòi phản loạn.” (Ed 12,1-2)
Helen Keller
bị mù và điếc từ bẩm sinh, vậy mà cô đã có một nhận định đáng kinh ngạc: “Tôi sánh bước cùng những kẻ có mắt để nhìn,
nhưng lại không thấy gì nơi biển khơi, và chẳng thấy được những điều ghi trong
sách vở. Chèo chống trong mù lòa là điều tốt hơn nhiều. Bóng tối duy nhất là
ngu dốt và vô cảm.”
Có điều gì quanh tôi mà tôi
bịt tai, nhắm mắt lại một cách cố ý hay vô thức? Tại sao?
Hàng trăm người có thể
nói được, nhưng chỉ có một người biết suy nghĩ. Hàng ngàn người có thể suy
nghĩ, nhưng chỉ một người có thể nhận thấy. Chỉ có thơ ca, lời tiên tri và tôn
giáo là có đủ hai chức năng ấy. (John Ruskin)
Bài Tin Mừng
“Bấy giờ, Phê-rô đến gần
Chúa Giê-su mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con xúc phạm đến con, thì
con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?”Chúa Giê-su đáp: "Thầy
không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” (Mt 18,21-22)
Một bác sĩ
giới thiệu một phụ nữ cho một bác sĩ chuyên khoa. Khi khám nghiệm, bác sĩ
chuyên khoa thấy tình trạng của bà tiến triển rất nhiều. Bác sĩ của bà tỏ ra
ngạc nhiên và hỏi: “Có gì bất thường xảy
đến với bà từ khi tôi gặp bà lần cuối không?” Bà ta trả lời: “Thưa có, tôi đã giải hòa với một người mà
tôi thù ghét trong nhiều năm.” Y học hiện đại đang xem ra bắt đầu chứng
minh điều Thánh Kinh đề cập đến, đó là mối quan hệ giữa tội lỗi và bệnh tật.
Cảm giác về chính mình
và về người khác… có thể có liên quan đến bệnh tật của chúng ta hơn là do di
truyền, thức ăn hoặc môi trường. (Bruce Larson)