TUẦN 22 – CNTN
Bài Tin Mừng năm A

Có một khu
rừng bao quanh một ngôi nhà ở Barrington, bang Illinois. Ẩn trong những hàng
cây là một Thánh Giá lớn. Thánh Giá đặc biệt gây ấn tượng vào ban đêm bởi vì nó
tỏa sáng tuyệt vời. Thánh Giá còn gây ấn tượng hơn nữa vào những đêm mưa, bởi
vì lúc đó nước mưa nhỏ xuống khuôn mặt và thân thể Chúa Giêsu. Vào một đêm nọ,
một người sống ẩn dật tình cờ thấy Thánh Giá và đã xúc động sâu xa. Tiến lại
gần và chạm vào Thánh Giá, người ấy cầu nguyện hồi lâu. Sau đó ông nói: “Tôi
chỉ chạm vào gỗ Thánh Giá, bởi vì tôi không đáng chạm vào thân thể Chúa Giêsu.”
Câu chuyện trên đây mời gọi tôi
tự hỏi: “Tại sao Chúa Giêsu đã chết như vậy?”
Thánh Giá là một dấu
chỉ, là lời mời gọi, là một mạc khải. Đó là dấu chỉ tình yêu của Chúa Giêsu, là
lời mời gọi hãy yêu thương như Chúa đã yêu thương, là một mạc khải rằng tình
yêu đòi hỏi đau khổ và hy sinh.
Bài Tin Mừng năm B
“Từ bên trong, từ lòng
người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình,
tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.
Tất cả những điều xấu xa đó,… làm cho con người ra ô uế.” (Mc 7,21-22)

Đâu là điển hình của sự kiêu
hãnh tốt hoặc không tốt trong đời tôi?
Cũng như mặt trăng, sự
kiêu hãnh của con người có hai mặt, mặt sáng và mặt tối. Mặt sáng hệ tại nhìn
nhận danh dự bản thân một cách trung thực. Mặt tối hệ tại đề cao giá trị bản
thân một cách quá đáng, không đáng trọng.
Bài Tin Mừng năm C
[Chúa Giêsu nói:] “phàm
ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên." (Lc
14,11)

Cái gì ngăn cản tôi thấy con
người thật của tôi? Ai là người thấy được con người thật của tôi?
Chúng ta đạt được nhiều
hơn khi để con người thật của mình được thể hiện ra hơn là vờ vĩnh về những gì
chúng ta không có. (La Rochefoucauld)