KHIÊM
NHƯỜNG
Sự thật là nền tảng của đức khiêm nhường. Người khiêm nhường thành thực với chính mình trong cả ưu điểm lẫn nhược điểm, biết mình chẳng là siêu nhân.
-
Với chính mình:
Phải nhận sự thực này: người làm chỉ huy dễ sinh tật kiêu hãnh, khó sống khiêm nhường. Do đó phải năng tự kiểm thảo trước mặt Chúa.
Tuyệt đối không nói về mình (dù điều tốt hay xấu). Phải thành thực với chính mình, nào có ai là siêu nhân đâu.
-
Với người khác:
Kiêu căng phá hoại tinh thần đồng đội. Chia rẽ, giận, ghét... là dấu hiệu của kiêu căng. Người hùng thiếu khiêm nhường sẽ ra tàn bạo.
Kẻ kiêu căng, cố gắng nhiều cũng bằng thừa và sẽ kiệt sức, vì họ gặp toàn là đối thủ, kể cả Thiên Chúa cũng chống đối họ. Họ bị bao vây bởi toàn là nịnh thần, giả vờ phục vụ để khai thác và sẵn sàng phản bội. Các lần đảo chánh cho ta thấy sự thực đó.
Chỉ huy nên hoà mình
với thuộc cấp, dùng tiếng “chúng tôi”, thay vì “tôi.”
-
Với công việc:
Lo chuẩn bị cho người kế vị, sẵn sàng để được thay thế vì muốn công việc trường tồn. Cao thượng là khi nghe tiếng gọi của phận vụ; đê hèn là khi chạy theo lợi danh.
Đừng bao giờ nói: Tôi thấy trước rồi, tôi đoán trước có sai đâu v.v… một thứ tiên tri rẻ tiền khiến kẻ nghe phải bật cười.
-
Khi thành công:
Cẩn thận với lời
khen ngợi. Một lối phá hoại hữu hiệu là bốc
một người lên cho thực cao, để họ có ảo vọng
là họ rất cao thượng, rất quan trọng. Lời khen làm họ sống xa thực tế và sẽ phải thất bại não nề.
Nghe ai khen, hãy mau đưa qua chuyện khác. Như thế thuộc cấp sẽ khó nhồi sọ cấp chỉ huy.
-
Khi thất bại:
Thất bại, đừng chạy tội đổ lỗi, hãy khiêm nhường nhận lỗi vì mọi người đều có thể lầm lẫn.
Hãy bình tĩnh khi nhận những lời phê bình.
Tính cương quyết không phải là sự cứng đầu, mà là biết nghe và phục thiện. Dung hoà các đức tính tốt của một vị chỉ huy phải có ơn Chúa giúp mới làm được.