THỨ BA – TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
Bài đọc 1
[Phêrô
nói với đám đông:] “Chúa Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên
Chúa đã đặt Ngài làm Chúa và làm Đấng Kitô”. Nghe thế, họ đau đớn trong
lòng và hỏi: “Thưa các anh, chúng tôi phải làm gì?”. Phêrô đáp: “Anh em
hãy sám hối và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu Kitô”
(Cv 2,36-38).
Một
nhà truyền giáo đang chiếu phim Cuộc đời Chúa Giêsu cho những người ở
ngoại ô Ấn độ xem. Đến cảnh Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thập giá, một
người kêu lên: “Lẽ ra người bị treo ở đó phải là tôi, chứ không phải là
Chúa Giêsu”.
Một
khi chúng ta đã ý thức mình góp phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu,
chúng ta không thể không đau nhói trong tim. Khi điều này xảy ra, phản
ứng duy nhất chỉ có thể là thống hối tội lỗi.
Tôi có thể làm gì để ý thức hơn trách nhiệm của tôi trong việc đóng đinh Chúa Giêsu?
Thống hối không phải là ghét bỏ chính mình, nhưng là yêu mến Thiên Chúa (Fulton J.Sheen).
Bài Tin Mừng:
[Chúa
Giêsu hiện ra với Maria Madalena, nhưng thoạt đầu bà không nhận ra
Ngài]. Chúa Giêsu gọi bà: “Maria”[Chỉ lúc đó bà mới nhận ra đó là Chúa
Giêsu] (Ga 20,16).
Điểm
nổi bật trong các câu truyện Phục Sinh là việc các môn đệ không nhận ra
Chúa Giêsu khi Ngài hiện ra lần đầu tiên. Điều này được ám chỉ đến tình
trạng thân xác được phục sinh của Chúa Giêsu. Phục Sinh không phải là
sự hồi phục sự sống trước kia, nhưng là một sự thay đổi tiến đến một
cuộc sống mới. Thân xác Chúa Giêsu vào ngày Phục Sinh hoàn toàn khác với
thân xác Chúa Giêsu lúc Ngài còn sống. Nó đã được biến đổi và được vinh
quang. Thánh Phaolô so sánh thân xác trước Phục Sinh là hạt giống, và
thân xác sau Phục Sinh là thân cây (1Cr 15,37).
Điều gì bảo đảm với tôi rằng một ngày nào đó tôi cũng được phục sinh vào một đời sống mới như Chúa Giêsu?
Nếu
hạt giống rơi xuống đất đen có thể trở thành một bông hồng xinh đẹp,
thì tâm hồn con người có thể trở thành gì trong hành trình tiến về Nước
Trời? (Glibert K.Chesterton).
Bài Tin Mừng:
[Chúa
Giêsu nói với Maria Madalena:] “Đừng giữ Thầy lại… Nhưng hãy đi gặp anh
em Thầy và bảo họ: “Thầy lên cùng Cha Thầy cũng là cha anh em, lên cùng
Thiên Chúa Thầy cũng là Thiên Chúa anh em” (Ga 20,17).
Sau
khi đứa con trai duy nhất của mình đến trường nhập học, một bà mẹ trở
về nhà và bắt đầu khóc, vì cảm thấy rằng thế giới mới của con mình chẳng
bao giờ trở thành thế giới của mình. Nhưng khi nỗi đau vì xa cách qua
đi, bà khám phá được một điều lớn lao. Nhờ để đứa con ra đi, bà thấy
mình có thể yêu thương con một cách hoàn toàn mới mẻ, trọn vẹn hơn,
trong tư cách của một người trưởng thành.
Maria
Madalena cũng khám phá một điều tương tự sau khi bà để Chúa Giêsu trần
thế ra đi và bắt đầu liên lạc với Chúa Giêsu Phục Sinh.
Tôi đang bám víu vào điều gì lẽ ra tôi nên cho đi?
Cái mà bạn không thể cho đi không thuộc về bạn. Bạn thuộc về nó (Ivern Ball).