THỨ TƯ – TUẦN 4 MC
Bài đọc 1 Năm lẻ:
[Thiên
Chúa phán với Giêrusalem:] “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của
mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có
quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15).
Cha
John Powell có một học sinh đã muốn là một người vô thần. Ở kỳ thi cuối
năm, cậu ta nói: “Thưa cha, cha có bao giờ nghĩ con sẽ tìm gặp Chúa
không?”. Áp dụng cách chữa trị táo bạo, cha Powell nói: “Tommy, con sẽ
không tìm gặp Thiên Chúa, nhưng chắc chắn Ngài sẽ đi tìm gặp con”. Nhiều
tháng sau, Tommy bị phát chứng ung thư. Trong cơn bệnh, Thiên Chúa đã
tìm gặp Tommy một cách tuyệt vời nhất. Ngay trước khi chết, Tommy đã xin
cha Powell chia sẻ với các học sinh câu truyện Thiên Chúa đã tìm gặp
cậu sau khi cậu từ bỏ việc tìm kiếm Ngài như thế nào.
Tôi có nhớ lấn nào trong đời Thiên Chúa tìm gặp tôi sau khi tôi hoàn toàn bỏ việc tìm kiếm Ngài?
[Thiên Chúa phán:] “Hãy xem, Ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta” (Is 49,16).
Phúc Âm _ suy niệm
[Chúa Giêsu nói:] “Chúa Cha yêu người Con” (Ga 5,20).
Học
giả Kinh thánh Dorothy Dawes quan sát những đứa trẻ Do thái ngụp lặn ở
biển hồ Galilê. Thình lình một đứa trẻ gọi cha nó “Cha ơi”. Từ ngữ này
làm bà ngạc nhiên và xúc động sâu xa. Đó là từ Chúa Giêsu đã dùng và dạy
chúng ta dùng để hướng về Thiên Chúa Cha. Nói khác đi, Chúa Giêsu dạy
chúng ta hướng về Chúa Cha với một sự tin tưởng yêu thương của một đứa
con nhỏ đối với cha mình.
Điều gì ngăn cản tôi hướng về Thiên Chúa với niềm trông cậy yêu thương của một đứa trẻ nhỏ?
Lạy
Cha trên trời, khi ý Chúa thức tỉnh lòng con, xin đừng để lòng con
choàng tỉnh như chú chim run sợ vỗ cánh trong cơn hoảng loạn, nhưng như
đứa bé tỉnh thức giấc ngủ mê, gương mặt sáng ngời một nụ cười trông cậy.
(Soren Kierkegaard)
Phúc Âm _ suy niệm
[Chúa Giêsu nói:] “Tôi không tìm cách làm theo ý tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 5,30).
Những
người đi bộ đường dài và những người leo núi đôi khi phải trải qua
những dốc cao lạ thường. Một người Thụy Sĩ đi bộ đã mô tả một trường hợp
như thế. Thình lình cô cảm thấy sự hiện diện và sức mạnh của Thiên
Chúa. Cô xúc động đến nỗi đã ngồi xuống và nói: “Mắt tôi đẫm lệ. Tôi cảm
tạ Chúa vì đã dạy tôi nhận biết Ngài. Tôi khẩn xin Ngài để đời tôi tận
hiến như ý Ngài muốn”.
Tôi tha thiết ra sao để hiểu biết thánh ý Chúa? Tại sao ý tưởng tận hiến cuộc đời theo thánh ý Chúa thu hút lại làm tôi run sợ?
Lạy
Chúa, khi ý Chúa thức tỉnh lòng con, xin đừng để lòng con choàng tỉnh
như chú chim hoảng sợ vỗ cánh, nhưng như một đứa trẻ thức dậy nét mặt
bừng lên một nụ cười tin tưởng (Soren Kierkegaard).