THỨ SÁU - TUẦN 5 MC
Bài đọc 1
[Người
ta bách hại Giêrêmia vì đã rao giảng lời Chúa. Nhưng ông tiếp tục phấn
đấu vì đức tin. Ông cầu nguyện:] “Nhưng Thiên Chúa hằng ở bên con… vì
thế những kẻ từng hại con sẽ thất điên bát đảo” (Gr 20,11).
Trong
cuốn tiểu thuyết “Vượt cực” của Edna Ferber có nhân vật Dirk Dejong,
một kiến trúc sư trẻ yêu nghệ sĩ Dallas O`Meara. Dallas thích Dirk,
nhưng không yêu anh ta. Một hôm, cô nói với anh: “Cuộc đời anh thật suôn
sẻ, chẳng bao giờ phải phấn đấu. Tôi chỉ thích những người từng trải”.
Dallas giải thích rằng sự phấn đấu đem lại cho người ta một vẻ đẹp phong
sương, tỏa ra từ ánh mắt, từ khuôn mặt của họ. Ngôn sứ Giêrêmia cũng có
một vẻ đẹp phong sương. Ông đã phấn đấu cả đời, nhưng không hề mất đi
niềm tin sâu xa vào Thiên Chúa.
Ai trong các bạn tôi có vẻ đẹp phong sương? Nó tỏa ra từ họ như thế nào?
Tôi
mắc nợ bạn bè, nhưng xét kỹ, tôi nợ kẻ thù nhiều hơn, vì đó là người
thực sự mang lại mùa xuân cho cuộc sống bằng sự đắng đót hơn là sự ngọt
ngào (Anrê Gide).
Phúc âm
[Người Do thái la lên:] “Ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa” (Ga 10,33).
Sử
gia người Anh H.G.Wells không phải là kitô hữu, đã xem Chúa Giêsu như
một bậc thầy vĩ đại nhất thế giới. Nhà thần học người Anh C.S.Lewis cho
sự đánh giá của Wells vào Chúa Giêsu mâu thuẫn với niềm tin của ông ta
vào Chúa Giêsu. Ý của Lewis là bạn không thể mời gọi một người tự cho
mình ngang hàng với Thiên Chúa là một bậc thầy vĩ đại nhất thế giới
được. Bạn có thể gọi đó là thằng ngốc, thằng khùng, ma quỷ, nhưng không
thể gọi là bậc thầy vĩ đại được. Đề cập đến Chúa Giêsu, Lewis nói: bạn
không thể vừa có chiếc bánh lại vừa ăn nó. Bạn chỉ có bốn cách lựa chọn:
Chúa Giêsu hoặc là một thằng ngốc đáng thương lại, hay là một người
điên cần xa tránh, hoặc tên quỷ phải ném đá, hay một người đáng được
ngưỡng mộ.
Tại sao tôi không bao giờ gọi Chúa Giêsu là đồ ngốc, khùng hay ma quỷ?
Khi
chúng ta đi hết mọi nẻo đường, chúng ta sẽ đến Điểm Cuối Cùng của mọi
con đường, là Đấng đã nói: “Thầy là con đường” .(Thánh Ambrôsiô)
Phúc âm
[khi
một số người định ném đá Chúa Giêsu, Ngài hỏi họ:] “Vì việc nào trong
những việc tốt đẹp của tôi mà các ông ném đá tôi”. Họ trả lời: “Chúng
tôi không ném đá ông vì những việc tốt lành, nhưng vì… ông đã tự cho
mình là Thiên Chúa” (Ga 10,32-33).
Leopold
Stokowski đang chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Philadelphia. Khúc nhạc dạo
đầu dành cho kèn trumpet chơi trong hậu trường. Cả hai lần đến phiên,
nhưng tiếng kèn không cất lên nơi hậu trường, Stokowski tái mặt đi. Sau
khúc nhạc dạo, ông lao vào hậu trường tìm người thổi trumpet. Anh ta ở
đó, hai tay bị bẻ quặt sang hai bên bởi người bảo vệ. Người này nói:
“Thằng gàn này cứ đòi thổi kèn trong khi buổi hòa nhạc của ông đang diễn
ra”.
Cũng
như người bảo vệ đầy nhiệt tình đã làm hỏng công việc của Stakowski,
những người thiện chí cũng phá hỏng công việc của Chúa Giêsu. Một cách
vô thức, tôi đã làm điều này như thế nào?
Như trời cao vượt trên đất thế nào, đường lối và tư tưởng của Ta cũng vượt trên các ngươi như thế (Is 55,9).