THỨ BẢY – TUẦN 7 PHỤC SINH
Bài đọc 1
Phaolô mời các thân hào
Do thái đến. Khi họ đã tới đông đủ, ông nói với họ: “Thưa anh em... chính vì
niềm hy vọng của Israel
mà tôi phải mang xiềng xích này.” (Cv 28,18.20).
Bộ phim hoạt hình “Peanuts” mở đầu bằng hình ảnh Shroeder mang một
tấm bảng: “Chúa Giêsu là câu trả lời.”
Bộ phim kết thúc với hình ảnh Snoopy cầm một tấm bảng: “Câu hỏi là gì?” Những nhà lãnh đạo Do thái biết rõ câu hỏi: Tại sao
Đấng Mêsia, “Đấng mà dân Israel
hy vọng” không đến?” Phaolô trả lời, thật ra, Chúa Giêsu là lời giải đáp.
Ngài là “Đấng mà dân Israel hy vọng.”
Nghe ông nói,
một số người được thuyết phục, một số khác thì không chịu tin.
Chúa Giêsu là câu trả lời gì
cho những câu hỏi hay những vấn đề trong đời tôi?
Nếu tôi bối rối, Ngài là
ánh sáng soi.
Nếu tôi lạc bước, Ngài
là đường để theo.
Nếu tôi yếu đuối, Ngài
là cánh tay nâng đỡ.
Nếu tôi đói khát, Ngài
là của ăn nuôi dưỡng tâm hồn.
Bài Tin Mừng _ suy niệm 1
[Sau khi cho Phêrô biết
ông sẽ chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa, Chúa Giêsu nói với ông:] “Hãy theo
Thầy” (Ga 21,22).
Rôma bị bao vây nghiêm ngặt vào năm 1849. Garibaldi, nhà ái quốc vĩ
đại người Ý đã đưa ra lời thách thức đến giới trẻ. Ông nói: “Tôi không có gì ban tặng các bạn, chỉ có
đói khát, khó khăn và cái chết. Nhưng tôi kêu gọi tất cả những ai yêu mến tổ
quốc hãy liên kết cùng tôi.” Sự đáp trả thật đáng kinh ngạc.
Chúa Giêsu cũng đưa ra lời thách thức này, đặc biệt với Phêrô,
trong bài đọc hôm nay. Ngày hôm nay, Ngài cũng đưa ra lời thách thức tương tự
đối với mỗi người chúng.
Chúa Giêsu sẽ nói gì với
tôi, nếu tôi hỏi Ngài vì sao nên đón nhận lời thách thức của Ngài?
Dám làm những điều can
đảm để dành chiến thắng huy hoàng, dù phải nếm mùi thất bại, còn hơn là bằng
lòng với lối sống không hưởng thụ, không đau khổ, vì như thế là sống trong bóng
hoàng hôn không biết đến mùi chiến thắng hay thất bại (Theodore Roosevelt).
Bài Tin Mừng _ suy niệm 2
Giờ đây, còn có nhiều
điều khác mà Chúa Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điểm một, thì tôi thiết nghĩ
rằng cả thế giới cũng không chứa đựng nổi những cuốn sách được viết ra (Ga
21,25).
Một chiếc xe tải nhẹ đậu ở lề đường. Một giọng nói từ buồng lái
vang lên cho nhóm hướng đạo sinh ở phía sau: “Đến giờ cầu nguyện rồi. Chúng con hãy lần hạt, trong khi cha đọc sách nguyện.”
Cha Joyce ngồi xuống bên đèn lái và bắt đầu đọc sách nguyện. Ngay lúc đó, một
chiếc xe khác đến và người tài xế hỏi: “Có
cần giúp đỡ gì không?” Cha Joyce đáp: “Không,
chỉ đọc sách thôi mà!” Vị linh mục mỉm cười khi chiếc xe rời đi với câu nói
tạm biệt của người tài xế: “Chắc là một
quyển sách hay tuyệt nhỉ.”
Câu truyện hoặc bản văn nào
trong cuốn sách hay tuyệt đó nói với tôi một cách đặc biệt? Tại sao?
Tôi biết Kinh thánh được
linh hứng, vì Kinh thánh đã giúp tôi khám phá chiều sâu trong tôi hơn bất cứ
cuốn sách nào khác. (Samuel Taylor Coleridge)