THỨ BẢY - Tuần I MÙA VỌNG
Bài đọc 1
Khi ngươi kêu cứu, Thiên
Chúa sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi: nghe tiếng ngươi kêu, Ngài sẽ đáp lại (Is
30,19)
Trước
trận chiến Gettysburg, tổng thống Lincoln đã kêu cầu Thiên
Chúa cứu trợ giúp. Ông mô tả điều đó với tướng Sickles như sau: “Tôi biết sự thất bại trong trận chiến quan
trọng này ở đất Bắc liên quan đến sự sống còn của Washington. Tôi đi vào phòng, quì gối và cầu
nguyện. Chua bao giờ tôi cầu nguyện nghiêm túc đến thế. Tôi thấy rằng mình phải
đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa tối cao… Tôi không còn e sợ gì về kết quả.”
Lời ngôn sứ Isaia và câu
truyện của Lincoln mời gọi tôi kiểm điểm lại niềm tin của tôi là Thiên Chúa
lắng nghe tiếng kêu cầu của tôi để trợ giúp.
Đừng xin được sống dễ
dãi, nhưng xin được mạnh mẽ hơn. Đừng xin sứ mệnh vừa tầm sức bạn, nhưng hãy
xin sức mạnh để đảm nhận công việc khó khăn (Philip Brooks).
Bài Tin Mừng
Chúa Giêsu nói với các
môn đệ: “Lúa chin đầy đồng mà thợ gặt lại ít” (Mt 9,37).
“Kết quả của việc chia
thế giới thành những vùng thánh thiêng và những vùng trần tục đã trở nên tai
họa.” Thomas Carruthers đã lưu ý như thế. “Chúng ta chỉ đến với những vùng nhỏ, tốt đẹp và dán nhân tôn giáo ở
đó, nhưng như thế chưa đủ. Chúng ta phải đưa Chúa vào nhà máy, trường học, văn
phòng, kinh doanh, gia đình, và mọi nơi.”
Ý
của Carruthers rất quan trọng. Chúa Giêsu không muốn chỉ một số môn đệ nào đó,
nhưng là tất cả phải tham gia vào “mùa gặt.”
Tôi có thường chia thế giới
thành những vùng thánh thiêng và trần tục không? Tôi có thể làm gì hiệu quả để
đem Chúa vào môi trường sống của tôi?
Hãy làm những gì có thể
bằng những gì bạn sẳn có nơi bạn đang sống (Theodore Roosevelt).
Bài Tin Mừng
Khi Chúa Giêsu thấy đám
đông, Ngài chạnh lòng thương…, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không
người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ
gặt lại ít.” (Mt 9,36-37).
Thánh
Catherine Drexdel xuất thân từ một gia đình giàu có ở Philadelphia. Một ngày
nọ, trong khi thăm viếng khu ổ chuột của thành phố, ngày cảm thấy tràn ngập
lòng thương xót khi nhìn thấy những trẻ em sống ở đó. Nhận thấy rằng: "Lúa chính
đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, ngài quyết định lập một dòng nữa để giúp những
trẻ em này.
Điều gì trong thế giới ngày
nay đã làm tôi chạnh lòng thương xót? Tôi có thể làm gì để giúp giải quyết vấn
đề ấy một cách cụ thể?
Thế nào là chân dung của
tình yêu? Tình yêu có đôi chân để đến với người nghèo. Tình yêu có đôi mắt để
nhìn thấy nỗi bất hạnh và thiếu thốn. Tình yêu có đôi tai để nghe được tiếng
thở than và buồn phiền của người khác.” (Th. Augustino)