TRUYỀN GIÁO

KHẢO LUẬN VỀ SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO

II.        GỢI Ý VỀ MỘT GIÁO XỨ TRUYỀN GIÁO

Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới 1998, nhóm họp từ ngày 19/4/1998 đến ngày 19/5/1998, đã quy tụ hơn 250 giám mục để cùng suy tư về chủ đề: Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế trong sứ mạng tình yêu và phục vụ của Ngài tại Á châu - Để họ được sống và sống sung mãn.
 Bản đồ truyền giáo trên thế giới
Những khó khăn to lớn trong việc truyền giáo tại châu Á dẫn đến câu hỏi: “Tại sao công việc truyền giáo tại Á châu phát triển chậm chạp thế?”. Đứng trước câu hỏi đó, các nghị phụ đã cùng suy tư cầu nguyện và cuối cùng đã đề nghị lên Đức Thánh Cha một hướng đi mới cho nỗ lực truyền giáo trong thiên niên kỷ thứ ba đang đến. Chương trình hành động này được cụ thể hóa trong tiến trình đối thoại diễn ra trên ba địa hạt: 
          chứng tá đời sống, 
          với các tôn giáo khác,
          và với các nền văn hóa của Á châu.
Đó không chỉ là một định hướng cho Giáo hội Á châu, mà còn là định hướng cho sinh hoạt của mỗi một giáo xứ. 
ai là người thực hiện tiến trình này? 
Mọi Kitô hữu. Vâng, mỗi người theo cách thức riêng biệt, theo kiểu mẫu của các cộng đoàn Kitô hữu trong Giáo hội thời sơ khai: mọi Kitô hữu sống trong một gia đình mà mọi người cùng là con cái Thiên Chúa, cùng là môn đệ Chúa Kitô, cùng thừa kế Nước Trời như nhau, có cùng nghĩa vụ truyền giáo, tuy vẫn có sự khác biệt trong cách thi hành, như đã được gợi ý trong thư chung của HĐGM Việt Nam: “để khơi dậy ý thức và hoạt động truyền giáo trong mọi thành phần Dân Chúa.".
“Trong thực tế, không có phương pháp nào là hoàn hảo, là chuẩn mực cả, và cung cách Phúc âm hoá thường tiến hành tùy vào cá tính cùng hoàn cảnh. Lịch sử cho thấy nhiều cung cách và phương pháp khác nhau, nhưng chưa ai chứng minh được cách nào hơn cách nào”   Vì thế, thật khó mà đề ra một mô hình chung thích hợp cho mọi giáo xứ trong đời sống Kitô giáo tại đây và lúc này. Điều chúng ta có thể làm là qua lịch sử truyền giáo của Giáo hội với những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ vấn đề hội nhập văn hoá, từ đời sống của người Kitô hữu, từ tính cách trần thế của Giáo hội, và từ sự phân cấp trong Giáo hội đã được trình bày trong phần I, qua giáo huấn của Giáo hội và nhất là qua Lời Chúa mà rút ra những đường hướng chung nên có hay cần có cho một giáo xứ truyền giáo
Nhưng trên tất cả, ai cũng có thể nhìn thấy nơi cộng đoàn Kitô hữu trong thời sơ khai của Giáo hội một kiểu mẫu cho một giáo xứ mang định hướng truyền giáo: mọi Kitô hữu và từng Kitô hữu đều là những thừa tác viên truyền giáo, theo nhiều cách thức riêng biệt với một một mẫu số chung là tình yêu hiến thân của mình, đem Tin Mừng cứu độ đến với mọi người mình tiếp xúc, đến với mọi nền văn hoá, và mọi thực tại trần thế chung quanh, qua phương tiện là lời rao giảng kết hợp với đời sống chứng tá, để tất cả mọi tạo vật đều có thể hát lên kinh Magnificat như là lời nguyện của riêng mình.
Khi sống lại tinh thần của các cộng đoàn Kitô hữu thời Giáo hội sơ khai, mỗi Kitô hữu sẽ là một thừa tác viên truyền giáo đầy sức mạnh bởi lòng mến và sự linh hoạt, đa dạng của mình. Nhờ đó, tiếng nói của Giáo hội sẽ có mặt ở khắp mọi nơi, từ nhà thờ đến chợ búa, đến học đường, đến xí nghiệp, đến bệnh viện; trong mọi lúc, từ lúc vui đến lúc buồn, từ hôm qua đến hôm nay và mãi đến mai sau; và trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, lúc gian nan cũng như khi thành đạt, khi thuận lợi cũng như lúc cùng kiệt v.v... Cả thế giới mở mắt ra là thấy những chứng tá của tình yêu, mở tai ra là nghe những lời ban bình an.
Tóm lại, từ những bài học trong lịch sử, những giáo huấn của Giáo hội, và nhất là từ chính Lời Chúa, thì giáo xứ truyền giáo phải là một giáo xứ có thể có câu trả lời sáng tỏ và cụ thể cho câu hỏi:
Trong giáo xứ, ai là thừa tác viên truyền giáo
và họ chu toàn sứ mệnh đó như thế nào?
“Vaticanô đã nói rõ: “mọi môn đệ Chúa Kitô đều có bổn phận góp phần vào cuộc gieo vãi đức tin …” (TG 23a), mà Giáo luật gọi là “nhiệm vụ  cơ bản của dân Chúa” (đk. 781); vì thế, toàn thể dân Chúa là một tập thể thừa sai, dù các chi thể trong Thân thể đóng giữ những vai trò khác nhau, tùy theo chức năng riêng” 
Ơn gọi là chung, nhưng sứ mệnh truyền giáo nơi các thành phần dân Chúa trong một giáo xứ (linh mục, tu sĩ, giáo dân) được thực hiện một cách khác nhau, nhưng tất cả vẫn phối hợp với nhau như các chi thể trong một thân thể. Cùng một ý hướng truyền giáo, nhưng việc làm cụ thể nơi mỗi thành phần là khác nhau:
Lm. Vianney Trần Vũ Hoàng Chương