LỜI CHÚA TUẦN 3&4 MÙA VỌNG
CÂU TRUYỆN MINH HỌA
CNMV
4B - TRINH NỮ HẠ SINH CON TRAI
CNMV 4C - LỜI CHÚA PHÁN SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN
Ngày 17/12 - GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ
NGÀY
18/12 - THIÊN-CHÚA-Ở-CÙNG-CHÚNG-TA
NGÀY
19/12 - TRUYỀN TIN CHO ÔNG GIACARIA
NGÀY
20/12 - TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MARIA
NGÀY
23/12 - GIOAN TẨY GIẢ SINH RA
Ngày 24/12 - GIA CARIA CA NGỢI THIÊN CHÚA
CNMV 3A -
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
CNMV 3B - DỌN ĐƯỜNG CHỜ CHÚA
Lời Chúa: Ga 1, 6-8. 19-28
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Có người đã được Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến
như chứng nhân để làm chứng về sự sáng, hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không
phải là sự sáng, nhưng ông chỉ làm chứng về sự sáng. Và đây là chứng của Gioan,
khi những người Do-thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi
ông: "Ông là ai?" Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng
rằng: "Tôi không phải là Đấng Kitô.” Họ liền hỏi: "Thế là gì? Ông có
phải là Elia chăng?" Gioan trả lời: "Tôi không phải là Elia.” -
"Hay ông là một đấng tiên tri?" Gioan đáp: "Không phải.”
Họ liền bảo: "Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời
cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?" Gioan đáp: "Tôi là
tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia
đã loan báo.”
Và có những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai
đến. Họ hỏi Gioan rằng: "Nếu ông không phải là Đức Kitô, cũng không phải
là Elia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?" Gioan trả lời:
"Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi
không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng ấy đã có trước tôi và tôi
không xứng đáng cởi dây giày cho Người.” Việc này xảy ra tại Bêtania, bên kia sống
Giođan, nơi Gioan làm phép rửa. Đó là lời Chúa.
TRUYỆN KỂ
1. Ánh sáng Tin Mừng – ViKiNi
Cách nay hơn 25 thế kỷ, hiền triết Platon, nước Hy lạp,
thấy một thứ ánh sáng lạ lóe chiếu vào hầm tối. Mọi người trong hầm bừng tỉnh,
niềm vui chan chứa. Họ đã thấy những tia sáng hy vọng tuyệt vời từ nơi cao thăm
thẳm tới với họ. Họ tin chắc ánh sáng đó có ngày sẽ giải thoát họ khỏi hầm tối,
cho họ tới nơi rực rỡ huy hoàng.
Gần đồng thời với Platon, sứ ngôn Isaia, nước Do
thái, thấy một thứ ánh sáng kỳ diệu hơn nhiều: Ánh sáng thần trí Chúa phóng
thích những tù nhân, ân xá cho kẻ bị giam cầm, công bố năm hồng ân của Chúa. Họ
vui mừng hớn hở được hưởng thời đại đầy ánh sáng cứu độ. Họ như được mặc áo
choàng công chính trang điểm lộng lẫy như cô dâu chú rể. Họ được sống trong vườn
hoa tươi mát đang đâm chồi nẩy lộc vinh quang, được sống trong thời đại tình
thương Thiên Chúa toàn năng, chí thánh, chí tôn. Linh hồn họ hớn hở reo mừng ngợi
khen Thiên Chúa đến muôn đời
2. Ông đến để làm chứng
Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, tức quãng
năm 1959, ai cũng công nhận câu gán ghép của Đức Athenagoras, Thượng Phụ chính
thống giáo Constantinople là chí lý, là rất đạt, là cực kỳ hay, khi vị thượng
phụ này gán một câu Phúc Âm thời xưa để ghép cho một người thời nay, là vị giáo
hoàng của Giáo Hội Công giáo Roma: “Có một người được Chúa sai đến, tên là
Gioan”: Đây là câu Phúc âm chúng ta vừa nghe, được Đức Thượng Phụ Athenagoras
Đông Phương ghép cho Đức Gioan 23, một Giáo Hoàng Roma Tây Phương.
Câu ghép này rất ý vị vì Đức Roncalli khi lên ngôi
Giáo hoàng, lấy hiệu là Gioan (chứ nếu lấy Piô, Phaolô, Benedicto, thì sao gán
ghép được); và câu ghép này thật chí lý vì quả Đức Gioan 23, nay đã được phong
thánh, là người “được Chúa sai đến” thật, một vị đến làm đảo lộn, canh tân lại
bộ mặt của Hội thánh, để Hội Thánh không tì ố, không vết nhăn, mặc dầu đức
Gioan lúc đó đã ngót nghét 80 tuổi, khuôn mặt đã nhiều nếp gấp, khoé mắt nhiều
dấu chân chim, nhưng đúng là người được Chúa sai đến, đến để làm chứng cho con
người thế kỷ 20 và 21 này.
Hôm nay ta chỉ mở đề với thánh Gioan 23 để vào đề với
thánh Gioan Tẩy giả. Đề tài bài suy niệm Tin Mừng hôm nay là: Gioan, Kẻ Làm Chứng.
“Có một người được Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đến để làm chứng.”
Khi tiếp vị đại sứ, ĐGH Gioan (người được Chúa sai đến)
nói: Phải rũ hết bụi đế quốc đã chồng chất lên toà thánh Phêrô kể từ thời vua
Constantin! Bụi phủ nhiều làm sao ánh sáng lọt vào. Phải phủi bụi đi thì mới thấy
rõ ràng được. ĐGH Gioan cũng nói về Giáo Hội, sau bao thế kỷ bị phủ lên mình một
lớp bụi dày: bụi cơ cấu, bụi tuyệt thông, bụi tiên báo sự dữ và tai họa… Hãy phủi
đi thì anh em ly khai sẽ về, thế giới người đời sẽ tới với Giáo Hội. Hãy phủi,
hãy cất những màn che để Ánh sáng Chúa Kitô lọt vào.
Có một người được Chúa sai đến, tên là Gioan, ông tới
để làm chứng và làm chứng cho ánh sáng.
Người có tên là Gioan: chính là Gioan Tẩy giả; và
người có tên là Gioan là thánh Gioan 23 giáo hoàng. Cả hai đều muốn làm chứng
cho ánh sáng.
3. Làm chứng bằng tình yêu thủy chung
Câu chuyện sau đây được thuật lại trong quyển The
Tablet (Tháng 5 năm 1998):
Một cặp vợ chồng trẻ kia đều là bác sĩ. Họ đã học
chung với nhau ở Ðại học Y khoa, quen nhau, rồi cưới nhau. Người vợ là công
giáo, người chồng thì không. Ðã nhiều lần người vợ cố gắng thuyết phục chồng Rửa
Tội, nhưng anh không hề quan tâm, có lẽ vì chưa thấy đạo công giáo có cái gì
hay.
Thế rồi trong một đợt thanh lý công nhân viên, người
chồng bị bắt đi cải tạo cùng với một số nhà trí thức khác. Người vợ không vào
tù nhưng bị làm áp lực bỏ đạo và ly dị chồng. Nhiều nữ bác sĩ khác cùng cảnh ngộ
đã đành chìu theo những áp lực ấy. Nhưng bà này vẫn cương quyết sống theo niềm
tin và tình yêu của mình, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn.
Nhưng một ngày kia, người chồng được trả tự do cùng
với nhiều bác sĩ khác. Xảy ra rất nhiều tình huống trớ trêu dở khóc dở cười:
nhiều bà vợ vui mừng vì chồng trở về nhưng không dám đón chồng vì đã trót ly dị.
Riêng cặp vợ chồng này thì niềm vui rất trọn vẹn.
Sau đó người chồng xin gia nhập đạo công giáo. Anh
đã thấy được giá trị của đức tin và tình yêu hiện thân nơi vợ mình. Ðó là một
chứng từ, không phải bằng lời nói suông mà bằng cả cuộc sống.
4. Người là ai?
Linh mục Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau
đây:
Có gia đình kia đi nghỉ hè một thời gian dài bên bờ
biển. Ngày nọ, mấy đứa con đang nô đùa, xây những lâu đài bằng cát trên bãi biển,
thì có một bà cụ xuất hiện. Tóc bà rối bời trong gió, áo quần bẩn thỉu rác rưới.
Bà vừa lẩm bẩm một mình, vừa cúi nhặt những vật gì đó trên mặt cát rồi cho vào
giỏ.
Cha mẹ lũ nhỏ gọi chúng lại và bảo chúng hãy tránh
xa mụ đàn bà đó. Khi đi ngang qua, bà mỉm cười với họ, nhưng mọi người không hề
tỏ dấu đáp lại.
Nhiều tuần sau, cả gia đình mới biết rằng đã lâu lắm
rồi, người đàn bà ấy đã tự nguyện, làm công việc lượm các mảnh thủy tinh rơi rớt
trên bãi biển, để bọn trẻ khỏi bị đứt chân.
“Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết”
(Ga 1,26).
Sứ mạng của Gioan Tiền Hô là làm chứng cho Sự Sáng
đích thật chính là Đức Kitô. Đức Kitô đến để chiếu ánh ssng cho trần gian. Toàn
bộ Tin Mừng chỉ là để trả lời cho câu hỏi này: “Giêsu Nagiaret, Người là ai?"
5. Giang hồ nên thánh
Angiêla là con gái của một gia đình quí phái ở thị
trấn Phôlinhô nước Ý, lại sống giữa bầu không khí xa hoa và ảnh hưởng xấu xa
nơi bạn bè, Angiêla (1248-1309) đã sớm trở nên một thiếu nữ trụy lạc. Sau khi lập
gia đình, Angiêla vốn có tâm hòn nhạy cảm, ham khoái lạc, nên vẫn thích cuộc đời
giang hồ nay đây mai đó.
Vào một ngày trong năm 1285, đang trên con đường gió
bụi, Angiêla gặp cơn giông tố, chị hoảng sợ chạy vào một nhà thờ gần đó để kêu
cầu Chúa ngự trong Thánh Thể giúp đỡ. Angiêla xin cha xứ ở đây giải tội cho chị,
nhưng chị đã không xưng hết tội nặng, lại liều mình chịu Mình Thánh Chúa.
Hành động này đã làm tâm hồn chị xao xuyến, lương
tâm cắn rứt đêm ngày không yên. Nhưng chị không ngã lòng nản chí, chị tha thiết
cầu nguyện xin Chúa ban cho mình được gặp một linh mục giải tội khôn ngoan,
thánh thiện để hoàn toàn tuân theo lời chỉ dẫn của ngài.
Sống trong tâm trạng lo âu, băn khoăn xao xuyến,
nhưng chị vẫn tin tưởng vào Chúa, Ngài sẽ giúp chị vượt qua con đường gian nan
này.
Rồi một đêm kia dưới ánh trăng dịu dàng, Angiêla
nâng hồn lên khẩn cầu thánh Phanxicô Assisi giúp đỡ. Thánh nhân đã hiện ra với
chị và nói:
– Nếu con xin cha sớm, thì cha đã cứu con, nhưng cha
sẽ nài xin Chúa nhận lời con.
Sáng hôm sau, khi cảnh vật còn chìm trong giấc ngủ,
Angiêla đã thức dậy thật sớm để đi lễ ở nhà thờ thánh Phanxicô Assisi, và xin
Chúa cho chị được gặp linh mục để xưng tội. Khi trở về, chị ghé vào nhà thờ
thánh Fêlixianô để viếng Thánh Thể. Ở đây, Angiêla đã gặp một cha dòng Phanxicô
và chị đã xưng hết các tội đã phạm. Sau bao ngày ưu tư lo lắng, lương tâm ray rứt,
giờ đây chị đã tìm lại được sự bình an đích thực trong tâm hồn.
Sau khi xưng tội rước lễ, Angiêla quyết xâv dựng cuộc
đời mới, cuộc đời suy niệm sự đau khổ của Chúa Giêsu, khấn giữ mình trong sạch
và khó nghèo.
Chị đem quần áo tốt đẹp phân phát cho người nghèo.
Và để được kết hợp mật thiết với Chúa hơn, chị còn muốn bán hết gia tài làm
phúc cho người nghèo rồi đi ăn xin. Nhưng vâng lời cha linh hướng, chị không
bán nhà cửa, mà chỉ sống đời trần thế, suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa, và làm
phúc cho người nghèo khó.
Năm 1291, Angiêla vào dòng ba Phan Sinh, chị sung sướng
tuân giữ luật dòng, chị thường xuyên đi thăm viếng các bệnh nhân, phân phát những
của đã xin được cho người nghèo, rửa tay chân cho họ, và đặc biệt lau chùi tay
chân những người mắc bệnh phong cùi. Chị đã làm như thế suốt cuộc đời của chị.
Năm 1693, Đức Giáo Hoàng Innôxentê phong chị Angiêla
lên bậc Chân Phước. Từ một người tội lỗi, Chân Phước Angiêla đã biết lấy tình
yêu nồng nhiệt để bù lại những lỗi lầm quá khứ. Hành động đó là bài học muôn đời
cho những con người tội lỗi biết ăn năn sám hối.[1] Amen.
6. Hãy thắp lên ánh sáng
Một ngày kia Mẹ Têrêsa Calcutta đến Melbourne,
Australia. Mẹ đi thăm một người nghèo không ai biết đến. Ông sống trong một căn
phòng rất tồi tệ, đồ đạc dơ bẩn ngổn ngang. Phòng không có cửa sổ mà cũng chẳng
có lấy một bóng đèn.
Mẹ Têrêsa bắt tay vào thu dọn đồ đạc. Ông gắt lên:
“Cứ để yên mọi thứ cho tôi." Nhưng Mẹ cứ tiếp tục. Sau khi mọi thứ đã ngăn
nắp, Mẹ Têrêxa tìm thấy một chiếc đèn trong một góc phòng. Đèn bám đầy bụi, chứng
tỏ lâu lắm rồi không ai đụng đến. Mẹ lau chùi sạch sẽ rồi hỏi:
– Sao lâu nay ông không thắp đèn lên?
– Thắp làm chi. Có ai đến thăm tôi đâu. Tôi đâu cần
thấy mặt ai.
– Thế ông có hứa sẽ thắp đèn lên khi một nữ tu của
tôi đến thăm ông không?
– Vâng, nếu tôi nghe có tiếng ai đến thì tôi sẽ thắp
đèn lên.
Từ đó, mỗi ngày, hai nữ tu của Mẹ Têrêxa đều đến
thăm ông và giúp đỡ ông. Một hôm ông nói với một trong hai nữ tu ấy:
– Bây giờ tự tôi đã biết thu dọn phòng tôi rồi.
Nhưng xin làm ơn về nói với nữ tu đầu tiên rằng ngọn đèn mà Bà đã thắp lên đến
nay vẫn sáng.
Hãy thắp lên Ánh sáng Tình Yêu Thiên Chúa – Ánh sáng
Chúa Kitô – Ánh sáng Lời Chúa – Ánh sáng Giới luật yêu thương.
7. Chuyện tử tế
Có lẽ vì biết trước số phận “long đong” của “Chuyện
Tử Tế” trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam 1985 mà Trần Văn Thủy đã dán tấm bùa hộ
mệnh ở đầu và kết cho bộ phim là câu nói của Karl Marx: “… Tất nhiên, chỉ có
loài súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người, và chăm lo
riêng cho bộ da của mình …."
“Chuyện Tử Tế” được liền mạch bởi những câu hỏi mang
tính nhân sinh: thế nào là Nhân dân? Là Vĩ đại? là Hạnh phúc? Là Tử tế? … Nhưng
tất cả được gói gém trong lời mời gọi: “Hãy sống tử tế với nhau." Nhưng
đâu là nền tảng, là cội nguồn để con người sống tử tế? Dường như chính đời sống
tận hiến phục vụ vô vị lợi của các Soeurs tại trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn) là
đáp án cho vấn nạn. Xin được lược ghi lại lời thoại và lời bình trong phim:
Khởi đi từ lời của cô gái: “Ăn ở với nhau tử tế là lẽ
thường, là niềm an ủi của người đời. Chỉ có đồ hủi mới ăn ở với nhau chẳng ra
gì!"
Lời cô gái như là cái cớ để đoàn làm phim đi đến Trại
phong ở Quy Hòa. Tại đây, họ gặp mặt đông đảo các thầy thuốc và đặt câu hỏi:
– Thưa các thầy thuốc, ở đây ai là người tận tâm chạy
chữa, chia sẻ với người hủi?
– Các bà soeurs! Chuyện đó phải kể đến các bà
soeurs.
Các thầy thuốc, trong đó có các thầy thuốc từ khi rời
ghế trường Y, cho đến bây giờ đã hai thứ tóc, làm việc ở các trại hủi, đều trả
lời như vậy …
Những người làm phim hỏi: -Thưa, đâu là nơi bắt đầu
để các soeurs yên tâm, tận tụy phục vụ người mắc bệnh hủi?
– Dạ, chỗ bắt đầu của chúng tôi và đồng nghiệp là
lòng Tin.
8. Chúa ẩn mình
Khi mới thành lập tu viện, các tu sỹ được mọi người
hết lòng kính trọng, yêu mến vì sự thánh thiện của các thầy. Phần các tu sỹ cầu
nguyện và chữa mọi bệnh tật cho dân. Tu viện được Chúa chúc lành nên phát triển
rất nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhiều năm sau, tinh thần các thầy sa
sút, chểnh mảng những bổn phận của tu viện. Hậu quả, người ta không còn đến
hành hương để xin các thầy cầu nguyện và chữa bệnh nữa, vì các thầy khấn không
được, chữa bệnh không khỏi.
Năm đó một cha được bầu làm tu viện trưởng, ngài quyết
tâm phục hồi tinh thần của đấng sáng lập tu viện. Ngài tìm đến một đạo sỹ để hỏi
nguyên nhân tại sao tu viện sa sút như vậy. Vị đạo sỹ không giải thích mà nhắc:
trong tu viện của cha có một người là Chúa Giêsu đang hiện thân nơi một thầy.
Cha về tìm xem ai để hỏi, Ngài sẽ dạy cho cách phục hưng tu viện.
Trên đường về, vị tu viện trưởng nghĩ: chắc không phải
là mình vì xét bản thân thấy yếu đuối nhiều hơn nhân đức. Ngài quyết định loan
báo tin đó cho các thầy. Ai cũng tự thấy mình không phải là Chúa Giêsu, mà nghĩ
người anh em bên cạnh mình mới là Chúa. Vì không biết chắc là ai, nên tốt hơn hết
cứ kính trọng, yêu mến, phục vụ… để khỏi bất kính với Chúa Giêsu. Cứ như thế một
thời gian tu viện lại nổi tiếng về sự thánh thiện. Các thầy lại cầu nguyện và
chữa bệnh có hiệu lực như trước. Lúc bấy giờ họ mới vỡ lẽ: nhìn nhận Thiên Chúa
nơi tha nhân là cách tốt nhất để thánh hóa bản thân và môi trường nơi mình sinh
sống.
9. Chứng nhân
Chị Rơ Châm H’Jưng, là người J’rai, đất Ialy,
Kontum, giáo viên cấp I. Chị đang học Giáo lý tân tòng thì bị chính quyền xã gọi
đến cấm đoán. Sau nhiều lần như thế, chị bị buộc phải chọn lựa: hoặc làm giáo
viên, hoặc theo Chúa. Chị khẳng khái trả lời: “Tôi chọn theo đạo Chúa.”
Thế là bị nghỉ việc. Chị kể lại: khi nhận tờ giấy
thôi dạy, chị thấy tương lai của gia đình, con cái đều sụp đổ… Chị lại trở về bản
làng làm lụng kiếm ăn. Bà con biết chị theo đạo đã đến xin chị dạy đạo cho họ.
Lúc đầu chị từ chối, nghĩ rằng ngoài khả năng mình;
nhưng sau vì thấy cần, chị chịu khó đọc Kinh thánh, cầu nguyện suy niệm Lời
Chúa. Chị mạnh dạn nói về Chúa cho mọi người. Càng ngày bà con càng đến với chị
đông hơn, có khi phải lội bộ 20, 30 cs, hay bị cấm đoán, phạt vạ, vì họ đến học
đạo nơi chị. Từ đó, chị lại càng thấy rõ cái được, cái mất hơn nữa: “Ai muốn
theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24).
Cũng từ nay, chị nhận ra mình là sứ giả của Tin mừng
cho người nghèo mà Chúa Giêsu mong muốn nơi chị, không chỉ rao giảng Lời Chúa, mà
còn để xoa dịu những tâm hồn tan nát, chữa lành người tật bệnh. (Vietcatholic
news, 18.01.2003).
Đây chính là hình ảnh của thánh Gioan nói trong TM
hôm nay; ngài là chứng nhân sống cho Chúa Kitô.
10. Sống cho tình yêu
Mang thai đứa con thứ tư, bác sĩ Gianna Beretta
Molla mới biết mình mang căn bệnh đe dọa mạng sống cả hai mẹ con, bà không hề
do dự.
Luôn tin tưởng vào sự Quan Phòng và Tình thương của
Thiên Chúa, bà sẵn sàng dâng hiến mạng sống để cứu bào thai. Bà nghiêm trang
nói với bác sĩ: Nếu quí vị phải đắn đo chọn lựa giữa tôi và đứa bé, xin đừng do
dự, hãy cứu sống đứa bé, vì tôi mong muốn như vậy!
Ngày 21-4-1962, bác sĩ Gianna Molla sinh một bé gái,
đặt tên: Gianna Emanuela. Chỉ một tuần sau, bà trút hơi thở cuối cùng, miệng vẫn
thiết tha lập đi lập lại: “Lạy Đức Chúa GIÊSU, con yêu mến Chúa." Bà hưởng
thọ 40 tuổi.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã tôn phong bà là Mẹ
các gia đình, lên hàng chân phước ngày 24-4-1994. Ngày 16-5-2004, bà lại được
tôn lên hàng hiển thánh. Lễ kính ngày vào ngày 28-4 hàng năm. Con của bà là
Gianna Emanuela, hiện nay 46 tuổi, hành nghề bác sĩ nối nghiệp hiền mẫu đáng kính
của mình.
11. Nghề của tôi
Cách đây ít năm, một người làm nghề hốt rác tại
thành phố Dallas, thuộc bang Texas, đã được dân chúng tuyên dương. Mười bảy cư
dân đã viết thư cho ông giám đốc sở vệ sinh công cộng để ca ngợi nụ cười đầm ấm,
thân hữu và lịch thiệp của bác Cummings, người hốt rác của họ:
– Chúng tôi sống trên con đường này công nhận bác là
một Kitô hữu trung kiên, một công dân yêu nước và một người bạn chân tình. Bác
đã giúp họ mua hàng, trả lại cho họ những vật họ đánh rơi ngoài đường hay vì lầm
lẫn mà vứt đi.
Và ông giám đốc đã gửi cho bác một bức thư với những
lời lẽ như sau:
– Chúng tôi tin rằng người ta có thể hoàn thành những
công việc phi thường trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, không kể gì đến
địa vị hay trách nhiệm. Việc làm của bác đã cho thấy ý nghĩa thực sự của niềm
tin ấy.
Thật đơn giản, đó là mỗi người trong chúng ta đều có
một nghề trong nước trời. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều có một cái gì
quan trọng cần phải làm cho gia đình nhân loại. Nghề nghiệp của chúng ta đều
quan trọng, mặc dù công việc của chúng ta có nhỏ bé và khiêm tốn. Bác hốt rác
đã ý thức điều đó. Bác đã thực hiện hết mình cái nghề hốt rác của bác.
12. Chúa nhật hồng
“Anh chị em hãy vui lên trong Chúa.! Tôi nhắc lại một
lần nữa: Anh chị em hãy vui lên vì Chúa đã đến gần!…."
Có một Ông Vua kia lúc nào cũng lo âu, mặc dù sống
trong quyền lực và nhung lụa sung sướng nhưng ông không có hạnh phúc, không biết
cách nào để có được hạnh phúc. Nhà Vua gọi các nhà khôn ngoan lại bàn hỏi xem
làm thế nào trút bỏ những âu lo đang đè nặng tâm trí Vua đến nỗi Vua không thể
nào có được một cuộc sống hạnh phúc?
Nhà thông thái trả lời: “Chỉ có một cách duy nhất để
giúp nhà Vua. Đó là Vua phải mặc chiếc áo của người có hạnh phúc thật sự!"
Thế là các sứ giả được sai đi khắp nơi để tìm kiếm một người đang mặc chiếc áo
hạnh phúc. Nhưng bất kỳ người nào được hỏi đến cũng có lý do để đau khổ, buồn sầu,…
một điều gì đó đã cướp mất hạnh phúc của họ.
Sau cùng thì họ cũng tìm một người, đúng hơn là một
người ăn xin. Người ăn xin này ngồi mỉm cười ở giữa chợ và tự xưng mình là người
hạnh phúc nhất, không có một điều gì buồn rầu, lo âu. Sứ giả của Nhà Vua nói với
người ăn xin về điều Nhà Vua cần mặc chiếc áo hạnh phúc ấy, và hứa trả cho người
ăn xin một món tiền thật lớn để mua chiếc áo hạnh phúc ấy. Chúng ta nghĩ sao?
Anh chàng ăn xin này có đồng ý bán chiếc áo hạnh phúc của mình không? Chúng ta
có biết phản ứng của người ăn xin ra sao không?
Không nín được cười, người ăn xin bật cười to lên và
nói rằng: ” Thật đáng tiếc! Tôi không thể nào làm hài lòng Nhà Vua được. Vì tôi
chẳng có chiếc áo nào cả!!!" Vâng người hạnh phúc nhật trên đời lại là người
không có một chiếc áo nào cả!!!
13. Người làm chứng
Trong bài Tin Mừng trên đây cụm từ ‘làm chứng’ được
dùng đến bốn lần.
Lẽ sống của Gioan là làm chứng. Ông được sai đến để
làm chứng (x. c.6-7). Cả câu chuyện xảy ra ở Bêtania, bên kia sông Giođan, cũng
là một lời chứng hùng hồn của ông (c.19).
Gioan không làm chứng cho mình hay về mình, bởi lẽ
ông không phải là Ánh Sáng. Ông chỉ là ngọn đèn (Ga 5,35) giúp mọi người tin
vào Ánh Sáng thật là Đức Kitô.
Sau khi nhiều người tuốn đến chịu phép rửa, tiếng
tăm của Gioan trở nên lừng lẫy. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cử một phái đoàn đến
tìm hiểu con người ông.
Khi được hỏi lần thứ nhất: Ông là ai? Gioan đã đưa
ra ba câu trả lời phủ định: “Tôi không phải là Đức Kitô” – “Không phải” –
“Không." Những tiếng ‘không’ dứt khoát và trung thực.
Ông không nhận những danh hiệu người ta nghĩ về ông.
Ông chẳng phải là một Êlia tái giáng hay một vị Ngôn Sứ phi thường như Môsê.
Gioan chỉ sợ người ta đánh giá quá cao về mình khiến Đấng ông giới thiệu bị che
khuất.
14. Trút bỏ hư danh để được rót đầy ân sủng
Vào thời Minh Trị thiên hoàng tại Nhật Bản
(1860-1912), Nan-in, một thiền sư Nhật, tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn
về thiền.
Nan-in mời trà. Ông châm trà đầy tách của khách
nhưng vẫn tiếp tục rót thêm như một người đãng trí.
Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách tràn ra cả mặt
bàn nên không kìm mình được nữa, liền thưa: “Thưa Thầy, đầy tràn cả rồi. Xin đừng
rót nữa."
Thiền sư Nan-in thản nhiên đáp: “Giống như tách trà
nầy, đầu óc ông cũng đầy ắp những quan niệm, những tư tưởng. Làm sao tôi có thể
giải bày thiền cho ông được, trừ khi ông cạn cái tách của ông trước.”
15. Đơn giản là chứng nhân
Ngày kia vua Tấn văn Công đi săn và bị lạc ở trong rừng,
may thay gặp một người câu cá tên là Ích Ngư, vua nói:
– Ta đây là vua, chú đưa ta ra, ta sẽ ban thưởng.
Người câu cá hèn hạ nói:
– Nếu được phép thì tôi xin hỏi một đôi lời.
Nhà vua bằng lòng. Người câu cá bèn nói tiếp:
– Chim hồng sống ở bờ biển, chán biển đến sống ở chỗ
ao tù sẽ sa vào bẫy. Ba ba sống ở đáy vực sâu, chán vực sâu lên sống ở bãi sẽ bị
chài lưới. Nhà vua ở đền sao lại đi săn và lạc vào rừng sâu thế này.
Nhà vua khen:
– Chú nói hay quá.
Sau đó, nhà vua bảo người tùy tùng ghi địa chỉ để
khi về sẽ gửi quà tặng. Người câu cá bèn trả lời:
– Đức vua ghi địa chỉ làm chi. Xin đức vua hãy tôn
kính trời đất, bảo vệ bờ cõi, thương yêu dân chúng là tức khắc bầy tôi này đã
được trọng thưởng. Bằng không thì dù nhà vua có ban phần thưởng thế nào, bày
tôi cũng sẽ không thể an tâm mà hưởng dùng.
Cũng vậy, mỗi người chúng ta hãy lo sống đạo và chu
toàn bổn phận của mình, thì dù không giảng giải, không nói năng, chúng ta cũng
đã làm chứng cho Chúa.
Bởi vì, đời sống đạo đức của chúng ta chính là một
thứ ánh sáng chiếu tỏa, để những người chung quanh sẽ nhận biết Chúa.
16. Sứ giả tin mừng
Thuở nước Mỹ chưa có bưu điện và những phương tiện
liên lạc tối tân, người ta tổ chức thành những trạm. Mỗi trạm cách nhau chừng 25
Km. Tại mỗi trạm lúc nào cũng có sẵn những con ngựa khỏe.
Những kỵ sĩ sẽ chở thư từ trên lưng ngựa. Họ phóng
nước đại, chạy hết tốc lực từ trạm này tới trạm kia và ở đó họ sẽ thay ngựa, rồi
lại tiếp tục lên đường. Mỗi ngày một người phải chạy chừng 100 cây số.
Bình thường họ phải đem theo hai cây súng để đề
phòng mọi da đỏ. Họ chạy ngày và đêm, bất kể mọi thời tiết, để hoàn thành cuộc
hành trình dài tới ba ngàn cây số trong vòng một tuần lễ hay mười ngày là cùng.
Việc hoàn thành mạng lưới điện thoại nối liền hai bờ
biển đông và tây đã chấm dứt vai trò của những con ngựa tốc hành. Tuy nhiên,
câu chuyện về những chàng kỵ sĩ gan dạ này vẫn còn làm cho chúng ta khâm phục.
Hãy sống thế nào để mỗi người chúng ta cũng trở nên
một Gioan Tiền hô, một tông đồ nhiệt thành, đem Chúa đến cho những người chung
quanh.
17. Tìm Sai Chỗ
Trong “Tiếng Chim Ca” của cha Anthony de Mello có
truyện “Tìm Sai Chỗ” được kể như sau. Một người thấy ông bạn láng giềng cứ lom
khom cúi tìm mãi một cái gì dưới ánh đèn đường nên hỏi: “Ông bạn đang tìm gì vậy?”
Người láng giềng trả lời: “Tôi tìm chìa khoá đánh rơi." Thế rồi cả hai
cùng chăm chú, lom khom tìm mãi. Một hồi lâu người này chợt nhận ra một điều gì
nên hỏi người láng giềng: “Mà ông bạn đánh rơi nó ở đâu vậy?” “Ở trong nhà thì
phải!” người láng giềng trả lời. “Nhưng tại sao ông bạn lại tìm ở đây?” “Vì ở
đây có đèn đường sáng hơn!!!”
Chỗ ngã ba đèn đường chiếu sáng nhất mà người đời vẫn
thường đến tìm kiếm hạnh phúc là “ngã ba chữ T”: tình, tiền, tài.
Có những bạn trẻ bước vào đời với lăng kính màu hồng,
hăm hở tìm hạnh phúc trong những giây phút huy hoàng của tình dục mà họ nghĩ là
tình yêu, họ đồng ý với Xuân Diệu rằng: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt.
Còn hơn le lói suốt trăm năm."
18. Hạnh phúc ở cái đuôi
Một con mèo già, đầy kinh nghiệm và khôn ngoan thấy
một con mèo trẻ, đang đuổi theo cái đuôi của chính nó. Tò mò, nó hỏi con mèo trẻ:
“Này con, con làm gì vậy? Tại sao con lại đuổi theo cái đuôi của con như vậy?”Mèo
trẻ trả lời: “Con nghe nói rằng cái tốt nhất đối với một con mèo là hạnh phúc
và hạnh phúc của con mèo ở trong cái đuôi của nó. Vì vậy mà con đuổi theo cái
đuôi của con. Khi nào con bắt được, con sẽ có hạnh phúc!”
Mèo già trả lời: “Này con, ta đã suy gẫm rất nhiều về
vấn đề hạnh phúc. Và ta cũng đã đi đến kết luận rằng hạnh phúc của ta là ở
trong cái đuôi của ta. Nhưng ta cũng nhận rằng mỗi khi ta đuổi theo cái đuôi,
thì không thể nào ta bắt được. Trong khi đó, nếu ta làm một việc khác nhất là
khi ta lo lắng cho con mèo khác, thì cái đuôi của ta đi theo ta bất cứ nơi
đâu!” (Linh mục Dominicô Đỗ Minh Trí trong cuốn “Việt Nam Quê Hương Tôi”)
19. Chết trong cô độc
Trong Thần thoại Hy Lạp có một chàng trai tên là
Narcisse, con của thần sông và tiên nữ Liriopé. Chàng đẹp đến nỗi có quá nhiều
nữ thần say mê van xin tình yêu nhưng chàng vẫn một mực lạnh lùng từ chối.
Trong số những kẻ thất tình có Echo. Đau khổ vì bị
Narcisse từ chối, Echo cầu xin các vị thần và các nữ thần cùng yêu chàng tập hợp
lại để trừng phạt chàng. Từ đó, Narcisse sẽ chỉ được phép yêu chính bản thân chàng.
Một lần, Narcisse nghỉ ngơi bên bờ suối, chợt nhìn
thấy bóng mình dưới nước, chàng ngẩn ra ngắm mình và chợt hiểu vì sao biết bao
con tim của các cô gái lại tan vỡ vì mình. Càng ngắm, chàng càng ngưỡng mộ và
say đắm cái bóng của mình. Nhưng cứ đụng tay vào nước suối, cái bóng lại tan vỡ.
Cuối cùng, chàng chết trong mòn mỏi, với một khối tương tư cái bóng của chính
mình.
Yêu mình và đánh bóng chính mình là chúng ta đang tự
cắt đứt liên hệ với tha nhân. Điều đó dẫn con người đến chết trong cô độc.
Nhưng tiếc thay, con người qua mọi thời đại lại thích đáng bóng chính mình. Họ
tự phô diễn mình, đề cao mình và điều đó khiến họ trở nên cô đơn giữa anh em,
và đôi khi chết trong cô độc.
20. Tình nghĩa vợ chồng.
Tại một trung tâm bài phong, đa số các bệnh nhân đều
buồn chán, vì cảm thấy bị bỏ rơi và bị mọi người xa lánh. Tuy nhiên, có một người
vẫn còn biết cười và vẫn còn tiếp tục tạ ơn khi được giúp đỡ. Vị nữ tu coi sóc
trung tâm muốn tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân của phép lạ này. Sau nhiều ngày
theo dõi, vị nữ tu mới khám phá rằng, xuyên qua một lỗ nhỏ trên vách tường ngăn
cách trung tâm với thế giới bên ngoài, ngày ngày có một người đàn bà đến nhìn
vào và mỉm cười rất trìu mến. Đó là tất cả sức mạnh và niềm hy vọng của người
đàn ông xấu số. Mỗi ngày ông chờ đợi nụ cười ấy, khuôn mặt người đàn bà khi xuất
hiện, mỉm cười và biến mất. Người đàn ông duy nhất còn biết cười nơi trung tâm
bài phong đó đã giải thích cho vị nữ tu đó như sau:
“Người đàn bà ấy chính là vợ tôi ; trước khi tôi đến
đây, nàng đã tìm đủ mọi cách để chữa chạy cho tôi. Mỗi ngày nàng lau chùi một
khoảng nhỏ trên khuôn mặt tôi và đặt lên đó một cái hôn. Nhưng cuối cùng nàng
không thể giữ tôi lâu hơn, người ta đã đến đưa tôi vào trung tâm này, nhưng vợ
tôi đã không bỏ tôi, mỗi ngày nàng đến nhìn qua vách tường và mỉm cười với tôi.
Nhờ nàng, tôi biết rằng tôi vẫn còn sống, nhờ nàng, tôi vẫn còn muốn sống."
Người vợ đã làm sống lại niềm tin của chồng. Ông ta
không còn thất vọng, không bi quan, không chán đời và còn muốn sống vì đã được
tình thương của người vợ ấp ủ. Chính tình yêu của người vợ đối với chồng đã làm
chứng cho tình yêu Thiên Chúa đối với loài người.
Người Kitô hữu cũng là chứng nhân của Đức Kitô trong
cuộc sống. Về điểm này, nhà Thần học, linh mục Teilhard de Chardin đã ví von rất
sống động:”Ánh sáng xuyên qua những đám mây, người ta đoán là có mặt trời trên
đó. Nhìn vào đời sống chúng ta, mọi người cũng đoán được có Đức Kitô."
21. Kịch sĩ hài lại buồn
Người ta cho biết tại một thành phố kia có một kịch
sĩ nổi tiếng vì tài nhạo cười. Ai buồn đến đâu, khó tính đến mấy nếu nghe kịch
sĩ này pha trò thì thế nào cũng phải bật cười.
Cũng trong thành phố ấy có một nhà tâm lý nổi tiếng
chữa được hầu hết mọi tâm bệnh. Ngày nọ một người đàn ông đứng tuổi, mặt mày rầu
rĩ đến xin gặp nhà tâm lý.
Được nhà tâm lý hỏi nguyên do, ông trả lời:
– Thưa bác sĩ, tôi là một người thiếu hạnh phúc, cuộc
đời tôi quá buồn khổ. Bác sĩ có cách nào làm cho tôi vui được không?
Nhà tâm lý hỏi:
– Ông có quá túng thiếu về tiền bạc không?
Ông đáp:
– Thú thật với bác sĩ, tôi là người khá giầu.
Nhà tâm lý hỏi tiếp:
– Thế vợ con ông ra sao?
Ông ta gật đầu nói:
– Tôi có một người vợ vừa hiền vừa đẹp và mấy đứa
con rất dễ thương.
Sau khi hỏi thêm một vài điều khác, nhà tâm lý đề
nghị:
– Tôi nghĩ ông nên đến nghe kịch sĩ nổi tiếng trong
thành phố chúng ta. Thế nào ông cũng quên đi được nỗi buồn chán và tìm lại được
niềm vui.
– Thưa bác sĩ, tôi xin cám ơn lời khuyên của bác sĩ.
Nhưng… Tôi lại chính là kịch sĩ đó!
Nghe câu chuyện có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực tế là vậy.
Một con người có biệt tài làm cho người khác dù buồn chán đến đâu cũng phải vui
lên được mà chính mình lại là nạn nhân của sự buồn rầu. Cái mâu thuẫn đó dễ hiểu
vì kịch sĩ đó ngay trong tâm hồn không có nguồn vui thì làm sao mình cảm thấy
vui được? Niềm vui đích thực chỉ đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là chính niềm
vui vĩnh cửu cho chính Ngài và từ nơi Ngài, niềm vui ấy được trao ban cho con
người.
Chúa là nguồn vui, gần nguồn vui thì không thể buồn?
Ta hãy bắt chước thánh nữ Têrêsa Hài đồng mà chấp nhận trong vui tươi:
Vâng,
con sẽ hát, con còn hát mãi
Dù trăm gai con vẫn hái hoa hồng.
Gai càng nhọn, tiếng con hát càng trong
Gai càng dài, lời ca càng thánh thót. (Têrêsa Hài đồng)
22. Đi Giảng Đạo
Ngày nọ, Thánh Phanxicô Assisi nói với thầy trong
dòng:
– Nào chúng ta cùng đi giảng đạo.
Thế là hai cha con ra đi, đi hết đường này, sang đường
kia, rồi quẹo, sang ngã khác về nhà. Khi về đến nhà, thầy dòng thắc mắc hỏi:
– Thưa Cha, con nghe Cha nói mình đi phố giảng đạo
cơ mà?!….
– Chúng ta đã giảng đạo rồi đó. Khi chúng ta đi đường,
mọi người nhìn ta, thấy phong cách của ta, nghe về đời sống của ta, rồi họ sẽ
thắc mắc về nguồn sống của linh hồn họ. Như thế chẳng phải là ta đã giảng đạo
cho họ rồi đó sao?
Người Kitô hữu không có cách truyền giáo nào kết quả
cho bằng chính đời sống chứng tá của mình.
23. Tại vì anh hút thuốc
Greg Louganis là nhà vô địch thế vận hội về môn bơi
lội. Anh đang chuẩn bị rời hồ bơi. Bỗng anh nghe thấy một chú bé ngậm điếu thuốc
chạy về phía anh. Anh gọi nó và bảo:
– Em không nên hút thuốc. Tại sao em hút thuốc?
Đứa bé trả lời một cách hết sức tự nhiên:
– Tại vì anh hút thuốc, nên em bắt chước anh!…
Greg mới nhớ sực lại mình đang ngậm điếu thuốc trên
môi.
Sự kiện đó tác động mạnh đến việc anh bỏ hút thuốc.
Anh nói:
– Tôi có bổn phận phải làm gương tốt cho các em nhỏ.
Muốn làm sứ giả dọn đường cho Chúa đến cứu độ tôi và
mọi người, tôi có bổn phận làm gương tốt như anh Greg trên đây không? Tôi có cần
chửa bỏ tội lỗi và thói xấu để kẻ khác bắt chước không? Tôi có cần thực hiện điều
lành việc tốt để làm gương không?
24. Ánh sáng muôn dân
Trong truyện cổ Phi Châu có câu chuyện sau đây:
Cụ già kia có 3 con trai. Nhờ cần cù làm việc, ông
có được gia tài khá nhiều. nay ông thấy gần đất xa trời rồi, muốn để gia tài
cho đứa con nào khôn ngoan, để nó gìn giữ và phát triển được.
Hôm nọ, ông gọi 3 người con đến tro cho mỗi người 5
đồng, bảo đi mua cái gì có thể làm đầy phòng khách nhà ông. Mọi người lãnh tiền
ra đi.
– Ngày hôm sau, ba an hem đến bên giường cha già,
đem theo vật đã mua. Người anh cả đem bó rơm trải lên chỉ đầy sàn nhà.Người anh
kế mở túi lông gà chỉ đủ rải qua loa. Người cha nhìn hai đứa con lớn tỏ vẻ buồn,
rồi ông quay sang hỏi đứa con út:
– Còn con, con mua gì đâu?
Cậu rút ra cây nến và bao diêm. Cậu bật diêm lên, đốt
cây nến và ánh sáng tỏa khắp phòng. Người cha thấy thế hài lòng sung sướng,
chia phần gia tài nhiều nhứt cho cậu.
Chúa Giêsu đã đem ánh sáng đến cho muôn dân, và ở giữa
mọi người, mà con người không nhìn thấy Ánh Sáng cứu rỗi của Người. Người là
Ánh Sáng chân lý, Ánh Sáng hy vọng, Ánh Sáng ban sự sống…. Phúc cho chúng ta, nếu
chúng ta đón nhận Ánh Sáng của người, và thắp lên tia sáng tình thương cho những
người sống xung quanh chúng ta.
25. Thiên Chúa thích ẩn mình
Ngày kia, người cha thấy đứa con gái nhỏ khóc nức nở
về nhà. Ôm con vào lòng, người cha hỏi:
- Sao con khóc, có ai bắt nạt con không?
Cô bé nấc trong vòng tay cha hồi lâu, dịu lòng đôi
chút, nó nói giữa tiếng nấc nghẹn:
- Tụi nó bỏ con!
- Ai bỏ con, sao tụi nó lại bỏ con?” Người cha hỏi.
- Các bạn rủ con chơi trốn tìm rồi các bạn bỏ con đi
đâu mất tiêu!
Thì ra cô bé trốn kỹ quá các bạn không thể tìm thấy.
Cuộc chơi đã kết thúc từ lâu mà cô bé không biết. Khi ra khỏi chỗ trốn thì chẳng
còn bạn nào, bé tủi buồn khóc nức nở.
Lời của thánh Gioan: “… có một vị đang ở giữa các
ông mà các ông không biết.” (Ga 1, 26b) cho chúng ta nghĩ về một Thiên Chúa ẩn
mình. Con người không nhận ra Thiên Chúa có thể vì Thiên Chúa ẩn mình quá kỹ hoặc
có thể vì nhiều vật cản che khuất tầm nhìn giới hạn của con người.
Ngài ẩn mặt vì Ngài tôn trọng tự do của con người.
26. Thiên Chúa trong một con người
Thánh Gioan Maria Vianney được sai đi làm cha sở xứ
Ars, một nơi nổi tiếng hai điều: một là nhà nhà khô khan việc đạo, hai là người
người đều biết khiêu vũ! Ngày cha sở về chẳng ai thèm đón. Phương tiện về nhận
xứ là một chiếc xe bò chở vài chiếc vali áo lễ, đồ lễ, sách vở và ít vật dụng
cá nhân. Tới một ngã ba, phân vân không biết đi đường nào, cha Gioan gọi một em
bé lại và hỏi: “Con làm ơn cho cha hỏi: Nhà thờ xứ Ars đi lối nào?” Em bé ngạc
nhiên trố mắt nhìn. Cha nói tiếp: “Con chỉ cho cha đường đến nhà thờ rồi cha sẽ
chỉ cho con đường lên thiên đàng!” Quả thế, cha Gioan Maria Vianney đã tận tụy
40 năm tại xứ Ars để chỉ cho biết bao người biết con đường về với Chúa bằng đời
sống khổ hạnh, cầu nguyện, giải tội, khuyên bảo không ngơi nghỉ. Ngài đã trở
nên bảng chỉ đường cho mọi người đến được với Đức Kitô.
Mọi kitô hữu cũng phải trở nên bảng chỉ đường về Đức
Kitô bằng đời sống cầu nguyện và bác ái mẫu mực. Ước mong người ta thấy được
Chúa nơi người kitô hữu như cụ già nhân chứng nơi tòa án phong thánh cho cha
Gioan Maria Vianney đã nói: “Tôi đã thấy Thiên Chúa nơi một con người.”
Thiên Chúa ẩn mình đang đợi chúng ta phát hiện và chỉ
cho anh em, đó là sứ mạng của mỗi kitô hữu.
27. Điều chi đang điều khiển đời tôi
Chuyện cũ mà chẳng bao giờ cũ: Một bài viết trên
tuoitreonline ngày 05/12/2011 tường thuật với một chút than phiền về chất lượng
Bộ sách giáo khoa của chúng ta – “bộ sách chuẩn duy nhất được sử dụng trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Thế nhưng, bộ sách lại khiến giáo viên bức xúc vì còn
quá nhiều lỗi, trong đó có những lỗi do cẩu thả, thậm chí... ngớ ngẩn.”
Đành rằng nhân bất thập toàn, nhưng có những cái sai
không thể châm chước được khi để lại hậu quả nghiêm trọng. Có lần hãng Toyota
Việt Nam phát hành thông báo thu hồi xe trên trang web của công ty vì lỗi liên
quan đến tay lái trợ lực, để kiểm tra thay thế puly trục khuỷu cho xe Toyota
Camry 3.0.
Có một điểm chung giữa sai lỗi của tay lái xe và sai
lỗi trong sách giáo khoa, là chúng đưa người ta đến chỗ chẳng ai muốn đến, là
sai một ly đi một dặm.
Mùa Vọng là thời gian thuận tiện để mỗi người chúng
ta xem lại tay lái xe của mình, xem lại điều gì đang điều khiển cuộc sống mình.
28. Tôi đang có Đức Giêsu Kitô
Năm 1980, vào một ngày Chúa Nhật nóng bức, người ta
thấy Cordell Brown, một người bị bệnh tê liệt não bộ, bước vào Philadelphia
Phillies - câu lạc bộ quán quân thế giới. Anh đến để nói chuyện với những nhà
quán quân; nói chuyện về hạnh phúc.
Không biết anh ta có chuyện gì để nói về hạnh phúc với
những người đang thành công, với những ngôi sao màn bạc được nhiều người mơ ước.
Thế nhưng câu chuyện của anh đã thu hút được sự chú ý của nhiều người thành đạt.
Một câu nói của anh được mọi người chú ý: "Bạn
có thể thành công suốt cả cuộc đời, và lãnh cả triệu đôla mỗi năm, nhưng khi
ngày giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp hòm quan tài của bạn lại, thì bạn sẽ chẳng
khác tôi chút nào. Đó là lúc mà mọi người chúng ta đều y như nhau. Tôi không cần
tới những gì các bạn đang có trong cuộc sống, nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng:
các bạn cần một điều mà tôi đang có, đó là Đức Giêsu Kitô."
Tác
giả David Paul Eich trong cuốn sách “Hành Trình Đến Cùng Thiên Chúa Của Người Bạn
Trẻ” đã kể câu chuyện sau:
Một
doanh nhân trẻ đang lái chiếc xe hơi hiệu Jaguar bóng loáng trên đường, thì bỗng
đâu một cục đá bay thẳng vào cánh cửa xe. Giật mình, anh ta dừng xe để xem kẻ
nào cả gan ném cục đá vào chiếc xe đắt tiền của anh ta. Xuống xe, anh ta ngạc
nhiên nhìn thấy một thằng bé đang đứng khóc. Nó mếu máo nói: “Cháu xin lỗi,
cháu không còn cách nào khác, cháu phải ném đá vì không có ai chịu dừng lại để
giúp anh cháu.” Nói rồi, nó chỉ tay xuống một cái mương rất sâu bên đường. Nhà
doanh nhân nhìn thấy một thanh niên tàn tật bị rơi xuống mương bên cạnh chiếc
xe lăn lật úp. Thì ra, người anh tật nguyền của đứa bé bị té xuống mương, vì
không đỡ lên nổi, gọi xe thì không ai dừng lại, nó đành phải ném vào xe thì xe
mới dừng lại.
Nhà
doanh nhân cảm động, giúp mang người thanh niên tàn tật lên khỏi mương, băng bó
vết thương và đặt vào chiếc xe lăn cho đứa trẻ đẩy về.
Anh
ta không bao giờ sửa lại chỗ móp trên cánh cửa xe. Anh ta muốn giữ lại dấu vết ấy
để từ nay, anh không còn sống quá vội vã đến nỗi để người khác phải ném một cục
đá, anh mới dừng lại để giúp đỡ.
Chúa
đã đến, Ngài mang khuôn mặt và dáng vóc của những người anh chị em khốn cùng.
Đôi khi vì cuộc sống quá vội vàng, chúng ta đã không dừng lại để gặp gỡ và đón
tiếp Ngài.
30.
Tôi chờ đợi điều gì?
Victo
Frankl là một bác sĩ tâm thần người Do thái đã bị Đức Quốc Xã bắt và đưa đến trại
tập trung. Trong cuốn sách “Tìm kiếm ý nghĩa của đời người”, ông mô tả những
đau khổ người Do thái phải chịu trong trại tập trung. Trong những đau khổ đó,
có nỗi đau khổ vì chờ đợi: chờ để biết số phận của người thân yêu và của chính
mình, chờ để được giải thoát. Nỗi đau khổ vì chờ đợi cũng quấy rầy những người
Do thái vào thời Chúa Giêsu: chờ được giải thoát khỏi người La mã, chờ Đấng
Mêsia tới. Nỗi đau này tác động đến người Do thái theo những cách khác nhau: một
số người thất vọng, một số mất đức tin, còn những người khác chỉ quan sát và cầu
nguyện.
Tôi
đang chờ đợi điều gì trong đời? Nó tác động đến tôi ra sao?
“Can
đảm lên, đừng sợ.” Thiên Chúa sẽ đến cứu anh em. (Is 35,4)
31. Ông có phải là Chúa Giêsu không?
Một nhóm thương gia dự một buổi họp. Vì cuộc họp kéo
dài bất thường, nên vừa tan họp, mọi người hối hả chạy ra xe buýt để về nhà. Một
người vì vội vã đã đụng phải quầy bán táo của một cậu bé. Những trái táo rơi tứ
tung. Nhưng không ai dừng lại để lượm giúp cậu bé. Mọi người đều lên được xe
buýt và thở phào nhẹ nhõm.
Ít phút sau, một người trong nhóm cảm thấy áy náy
trong lòng, liền xuống xe trở lại chỗ cậu bé bán táo. Ông thấy cậu đang vất vả
lần mò tìm từng trái táo để lượm lại. Nhìn kỹ, ông mới giật mình: thì ra cậu bé
bị mù! Tội nghiệp quá, ông giúp cậu bé lượm lại từng trái táo. Một số trái táo
bị giập, ông dúi vào tay cậu bé một món tiền rồi bỏ đi. Cậu bé hỏi với theo:
“Ông ơi, ông có phải là Chúa Giêsu không?” Nhưng người đàn ông đã lẩn vào đám
đông trên hè phố.
Trong đôi mắt mù lòa của cậu bé, người đàn ông tốt bụng
với những việc làm tử tế kia mang hình ảnh của Chúa Giêsu.
Hôm nay, Tin Mừng theo thánh Matthêu cũng nêu lên một
câu hỏi tương tự như thế. Khi thánh Gioan Tẩy Giả đang bị giam trong tù, nghe
nói về những việc làm tốt đẹp của Chúa Giêsu, liền sai các môn đệ đến hỏi Ngài:
“Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào
khác?”
“Đấng phải đến” là Đấng hoàn toàn khác.
Lẽ tất nhiên, thánh Gioan Tẩy Giả đã biết rõ Chúa
Giêsu là Chúa Cứu Thế, Đấng phải đến rồi. Tuy nhiên, có lẽ thánh Gioan muốn
Chúa Giêsu xác nhận mình là Đấng Cứu Thế và mọi người phải tự mình khám phá điều
đó.
CNMV 3C - TÔI PHẢI LÀM GÌ?
Lời
Chúa: Lc 3, 10-18
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
dân chúng hỏi Gioan rằng: "Vậy chúng tôi phải làm gì?" Ông trả lời:
"Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy.”
Cả những
người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: "Thưa Thầy, chúng
tôi phải làm gì?" Gioan đáp: "Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định
cho các ngươi.”
Các
quân nhân cũng hỏi: "Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?" Ông đáp:
"Ðừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của
mình.”
Vì
dân chúng đang mong đợi và mọi người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: "Có
phải chính ông là Ðức Kitô chăng?"
Gioan
trả lời cho mọi người rằng: "Tôi lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Ðấng quyền
năng hơn tôi sẽ đến, - tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, - chính Người
sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người cầm nia trong tay mà sảy
sân lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt!"
Ông
còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng cho dân chúng.
Đó là
Lời Chúa
TRUYỆN
KỂ
1. Cho
Chúa một cơ hội
Cuộc
đối thoại độc đáo giữa một người tân tòng và một người chưa có niềm tin như
sau:
– Anh
đã theo đạo Công giáo rồi sao?
–
Vâng, nói đúng hơn là tôi theo Ðức Kitô.
– Vậy
xin hỏi anh, ông ta sinh ra trong quốc gia nào?
– Rất
tiếc là tôi đã quên mất chi tiết này.
– Thế
khi chết, ông ta được bao nhiêu tuổi?
– Tôi
cũng không nhớ rõ nên chẳng dám nói.
– Vậy
ông ta đã thuyết giảng bao nhiêu bài?
– Tôi
không biết!
– Quả
thật, anh biết quá ít, quá mơ hồ để có thể quả quyết là anh đã thật sự đi theo
ông Kitô!
– Anh
nói đúng một phần. Tôi rất hỗ thẹn vì mình đã biết quá ít về Ðức Kitô. Thế
nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là thế này: Ba năm trước, tôi là người nghiện rượu,
sáng say chiều xỉn, nợ lút đầu lút cổ. Gia đình tôi xuống dốc một cách kinh khủng.
Mỗi tối, khi trở về nhà, vợ con tôi đều tức giận và buồn tủi.
Thế
mà, bây giờ tôi đã dứt khoát bỏ rượu và đã cố gắng trả được hết nợ, gia đình
tôi đã tìm lại hạnh phúc, các con tôi trông ngóng, chờ tôi về sau giờ tan sở.
Những
điều này không ai khác hơn, chính là đức Kitô đã làm cho tôi. Và đó là tất. cả
những gì tôi biết về Người.
2. Cuộc
chạy đường trường
Cuốn
nhật ký Pole to Pole – One Man, 20 Million Steps (Từ cực Bắc tới cực Nam – Một
người, 20 triệu bước chân), của tác giả Pat Farmer chỉ vừa xuất bản vài tháng,
đã in tới lần thứ 10, vì sự chân thật và sức hấp dẫn của nó.
Ông
Pat Farmer đã từ bỏ con đường chính trị đang thênh thang, bán ngôi nhà cùng chiếc
xe duy nhất để lấy vốn làm lộ phí. Bởi lúc đó, chẳng ai tin ông có thể chạy bộ
từ Bắc cực đến Nam cực, với 21 ngàn cây số, trong vòng 10 tháng, 13 ngày, cùng
vô số gian lao do thời tiết, con người và dã thú.
Ông
đã chạy một cự ly bình quân không thể tin nổi: 65 km mỗi ngày, có một số ngày
chạy tới 100 km hoặc hơn.
“Vì
sao tôi chạy? Tôi chạy vì tôi cần cống hiến cho nhân loại.Tôi chạy từ cực này tới
cực kia của tôi không phải vì mục đích trở thành một kẻ tử vì đạo hay một anh
hùng. Cha mẹ tôi và người vợ quá cố của tôi là một tấm gương sáng cho tôi; họ
luôn giúp đỡ người khác. Có lẽ tôi làm điều này xuất phát từ cảm giác tội lỗi,
vì đang sống một cuộc sống nhiều đặc quyền đặc lợi, trong một đất nước nhiều đặc
quyền đặc lợi, hay vì những tội lỗi mà tôi đã phạm” Pat Farmer viết.
Rất
nhiều lần trong hành trình, Pat Farmer đã muốn ngã quỵ, muốn dừng lại, nhưng rồi
ông đã tự chiến thắng bản thân để vượt qua mọi hoàn cảnh. Ông đã giúp các Hội
Chữ Thập Đỏ Úc quyên góp là rất đáng kể. Sau cuộc chạy, đã có vô số cư dân
nghèo, đặc biệt trẻ em được cứu sống hoặc giúp thoát khỏi bệnh dịch nhờ hệ thống
nước sạch.
Từ
ngày 9-12/2012 đến 20/1/2013, với cùng mục đích cao quý như trên, ông Pat
Farmer và chàng thanh niên Việt Nam 25 tuổi, Mai Nguyễn Đình Huy, cùng đồng
hành, thực hiện hành trình siêu ma-ra-tông từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, hơn 3
200 Km trong 40 ngày liên tục, mỗi ngày chạy khoảng 80 km. (theo Hiền Hòa, Tiền
Phong)
Như
thế, ông Pat Farmer và Mai Nguyễn Đình Huy đang chạy để phục vụ tha nhân, dường
như cũng đang hưởng ứng lời kêu gọi trong hoang địa.
3. Bí
quyết hạnh phúc
Lời
Chúa hôm nay kêu gọi chúng ta hãy vui luôn. Nhưng làm thế nào để có thể vui
luôn? Câu chuyện sau đây có thể cho ta câu trả lời.
Một
người chăn cừu sai đứa con trai của mình đến hỏi một nhà hiền triết về bí quyết
của hạnh phúc. Nhà hiền triết đưa cho chàng trai một chiếc muỗng đựng đầy dầu
và bảo: “Hãy cầm chiếc muỗng đi vòng quanh tòa lâu đài này và cố làm sao đừng
cho một giọt dầu nào bị đổ.”
Chàng
trai nghe lời, đi vòng quanh tòa lâu đài, đôi mắt chẳng dám nhìn bất cứ thứ gì
khác mà chỉ dán chặt vào chiếc muỗng. Khi chàng trở lại, nhà hiền triết hỏi “Có
thấy gì không?” Chàng trai đáp “Dạ chẳng thấy gì cả.” Nhà hiền triết lại bảo
“Bây giờ hãy đi một vòng nữa và hãy mở mắt quan sát tòa lâu đài.” Chàng trai lại
cầm chiếc muỗng đi một vòng. Lần này chàng chăm chú ngắm nhìn từng chi tiết của
tòa lâu đài: những gian phòng rất đẹp, những món trang trí rất mỹ thuật, khu vườn
đầy hoa thơm cỏ lạ, những vòi nước rất ngoạn mục… Khi trở lại, chàng kể hết cho
nhà hiền triết nghe. Ông hỏi: “Thế những giọt dầu ta giao cho ngươi thì sao?”
Chàng nhìn xuống chiếc muỗng. Ôi thôi, dầu đã đổ hết chẳng còn giọt nào.
Bấy
giờ nhà hiền triết nói: “Ta chỉ có một lời khuyên nhỏ cho ngươi: bí quyết của hạnh
phúc là khả năng vừa ngắm được mọi vẻ đẹp của tòa lâu đài, vừa không làm đổ mất
một giọt dầu nào trong muỗng.” Chàng trai trẻ chợt hiểu: người chăn cừu có thể
du ngoạn để ngắm nhìn những vẻ đẹp khắp nơi, nhưng không bao giờ được quên đàn
cừu của mình. Bí quyết hạnh phúc là vừa chu toàn nhiệm vụ được giao cho mình, vừa
vui hưởng cuộc sống.
4. Sự
vĩ đại của Gioan Tẩy Giả
Ngày
xưa có một người thắp đèn thường được người ta gọi là Ông T. Ông làm nhiệm vụ
thắp đèn hết sức chu đáo và đúng giờ. Mỗi tối khi màn đêm vừa buông xuống thì lập
tức ngọn đèn của ông cũng sáng lên. Không ai biết ông làm thế nào để canh đúng
giờ mà thắp đèn, bởi vì ông không có đồng hồ. Cuộc sống của ông cũng chẳng khá
giả gì, nhưng ông yêu nghề của mình. Mọi người đều thương mến ông, nhất là trẻ
con: khi trời tối khiến chúng không chơi đùa được nữa, thì ông đến, mang lại
ánh sáng và chúng có thể tiếp tục chơi.
Công
việc của Ông T. thật có ý nghĩa. Nhưng điều khiến ông vĩ đại là ông bị mù! Ông
mang ánh sáng cho mọi người trong khi bản thân ông thì không nhìn thấy ánh
sáng!
Cuối
cùng thì điện đã đến với thị trấn này. Dân chúng trước đây quý mến ông thì bây
giờ không còn nhớ gì đến ông nữa. Ánh điện sáng hơn ánh đèn nên chẳng ai màng
tiếc nuối quá khứ làm chi nữa.
Ông
T. nhắc chúng ta nhớ tới thánh Gioan Tẩy giả. Cũng như Ông T. thánh Gioan đã cần
mẫn mang ánh sáng đến cho mọi người. Trong một thời gian, Ngài là sự ngưỡng mộ
và quý mến của mọi người. Nhưng Ngài luôn ý thức mình chỉ là kẻ dọn đường, một
ánh sáng lớn hơn sẽ đến, và Ngài sẽ không được đi trong ánh sáng tuyệt vời ấy.
Và khi ánh sáng tuyệt với ấy là Chúa Giêsu đến, Ngài lùi lại phía sau để nhường
bước cho Chúa Giêsu. Thật là vĩ đại.
5. Đạo
thực hành
Có một
câu chuyện về một người thợ giày tên là Martin. Ông sống và làm việc ở tầng hầm.
Tầng hầm này chỉ có mỗi một cửa sổ, cho nên ông chỉ nhìn thấy những bàn chân của
những người qua lại. Chỉ cần thấy đôi giầy của người đi qua là ông biết người ấy
là ai.
Ðời
ông rất vất vả. Vợ ông đã chết, để lại một đứa con trai. Tuy nhiên khi thằng
con vừa đủ lớn để có thể giúp ông thì nó cũng lâm bệnh và chết. Ông Martin rơi
vào tuyệt vọng. Chôn cất thằng con xong, ông bỏ đạo và rơi vào thói rượu chè.
Một
ngày kia, một người bạn già đến thăm ông. Ông trút hết bầu tâm sự. Người bạn
khuyên ông nên đọc Tin Mừng, mỗi ngày một đoạn. Và bảo đảm rằng nhờ đó ông sẽ
tìm lại được ánh sáng và niềm vui cho cuộc sống.
Ông
Martin làm theo lời bạn. Mỗi ngày làm việc xong tới chiều là ông cầm sách Tin Mừng
đọc một đoạn. Ban đầu ông chỉ đọc những đoạn Tin Mừng Chúa nhật. Nhưng sau đó
thấy hấp dẫn nên ông đọc luôn những ngày trong tuần. Dần dà đời ông thay đổi,
niềm vui đã trở lại với đời ông.
Một
đêm, khi ông đang đọc Tin Mừng thì ông nghe có tiếng nói với mình “Martin, ngày
mai hãy nhìn qua cửa sổ, tôi sẽ đến thăm ông.” Vì khi đó chẳng có ai cả nên ông
Martin tin rằng đó là tiếng Chúa nói với ông. Bởi đó sáng hôm sau, lòng ông rất
phấn khởi. Ông vừa làm vừa nhìn qua cửa sổ. Ông chăm chú để ý mọi đôi giày đi
qua đi lại để chờ xem Chúa có đến thăm ông không. Nhưng chẳng có một đôi giày
nào lạ cả.
Ðến xế
chiều thì ông thấy một đôi giày rất quen, đó là giày của một người lính già tên
là Stephen. Mở cửa ra, Ông Martin thấy Stephen đang đứng chắn ngay cửa, hai tay
khoanh chặt trước ngực vì trời đang rất lạnh. Ông Martin rất muốn hắn ta đi chỗ
khác cho rồi kẻo cứ chắn cửa sổ khiến ông không thấy được Chúa nếu Ngài đi
ngang qua. Tuy nhiên Stephen cứ đứng đấy mà run. Cuối cùng Ông Martin nghĩ rằng
chắc là hắn đói nên mời hắn vào ngồi cạnh lò sưởi, đưa cho hắn một ly trà và một
mẫu bánh mì. Một lát sau Stephan cáo từ. Ông Martin còn đưa thêm cho hắn một
chiếc áo khoác để đỡ lạnh. Suốt khoảng thời gian tiếp Stephen, Ông Martin không
quên để ý nhìn về cửa sổ. Mỗi lần có một bóng người đi qua là ông chăm chú
nhìn. Nhưng chẳng có gì đặc biệt.
Ðêm
xuống. Ông Martin thu dọn đồ nghề và miễn cưỡng đóng cánh cửa sổ. Ăn buổi tối
xong, ông cầm quyển Tin Mừng và tình cở mở ngay đoạn này: “Bấy giờ dân chúng đến
hỏi Gioan ‘Chúng tôi phải làm gì?’ Gioan đáp ‘Ai có hai áo hãy chia cho người
không có. Ai có gì ăn cũng hãy làm như vậy.” Ông Martin bỏ sách xuống và suy
nghĩ, rồi ông chợt hiểu rằng quả thực hôm nay Chúa đã đến thăm ông qua anh
chàng Stephen ấy. May mà ông đã đón tiếp tử tế. Thế là Ông Martin cảm thấy lòng
tràn ngập vui mừng, một niềm vui mà từ trước tới nay ông chưa từng cảm nghiệm.
Ông
Martin đã đón rước Chúa vào đời mình bằng việc đọc Tin Mừng. Và bước thứ hai đến
một cách tự nhiên: ông đã đón rước Chúa qua việc đón rước người anh em đói khổ.
6. Ông
nhà giàu và người thợ giày
Có một
người thợ giày suốt ngày vui vẻ ca hát. Lúc nào trẻ con trong xóm cũng xúm
quanh nghe ông hát.
Ðối
diện nhà anh là một ông nhà giàu suốt đêm lo đếm tiền, đến sáng mới đi ngủ
nhưng cũng không ngủ được vì tiếng hát của anh thợ giày. Một hôm ông nghĩ ra một
cách buộc người thợ giày im tiếng hát.
Ông mời
người thợ giày sang nhà ông và tặng anh một túi đầy những đồng tiền vàng. Anh
thợ giày trở về nhà ngồi đếm tiền cả ngày. Ðám trẻ con nhìn anh, anh sợ chúng
biết anh có nhiều tiền nên đuổi chúng đi và đóng cửa lại. Ban đêm anh cứ nhớ tới
túi tiền nên không ngủ được, anh ngồi dậy đem túi tiền giấu ở một nơi kín đáo.
Sau đó anh nghĩ rằng nơi đó cũng chưa đủ an toàn nên lại ngồi dậy đem giấu nơi
khác. Ban ngày lòng anh cũng canh cánh lo sợ. Thế là anh không còn hát ca gì nữa,
cũng không đóng được đôi giày nào nữa. Tệ hại nhất là trẻ con không còn tới
chơi với anh. Một thời gian sau anh chịu không nỗi nửa, đem túi vàng trả lại
ông nhà giàu. Thế là từ đó trở đi anh lại vui vẻ, hát ca và trẻ con trở lại chơi
với anh. (Willi Hoffsemmer).
7. Tiếng
cười – tặng phẩm
Sau mấy
ngày hội thảo đầy căng thẳng, hai nhà truyền giáo Theodore Cuyler và Charles
Spurgeon đi ra ngoài xả hơi. Họ chạy nhảy giữa cánh đồng như thể các học sinh
được nghỉ học, vui chơi thỏa chí. Cuyler kể một câu chuyện vui làm Spurgeon bật
cười sảng khoái. Rồi thình lình ngài nói:
– Này
bạn Theodore, chúng ta hãy quì gối cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta tiếng cười
vui vẻ vừa rồi.
Và rồi
cả hai nhà truyền giáo vĩ đại đó thản nhiên quì trên bãi cỏ xanh tươi cám ơn
Chúa trước quà tặng là tiếng cười đó.
Ðâu
có gì mâu thuẫn giữa cầu nguyện và cười vui? Vì một đàng là biểu hiện của sức
khỏe tâm linh, một đàng là của sức khỏe thể xác.
8. Anh
là người có tội.
Cách
đây ít lâu, bác sĩ Karl Menninger, trưởng khoa tâm bệnh học của Mỹ đã làm nhiều
người kinh ngạc với quyển sách của ông mang tựa đề “Whatever became of sins”
(điều gì đang xẩy đến cho tội lỗi). Ôâng bắt đầu quyển sách bằng một câu chuyện
trào lộng khiến chúng ta phải suy nghĩ. Vào một ngày chúa nhật tháng 9 năm
1972, trên góc phố đông người qua lại thuộc khu trung tâm Chicago, xuất hiện một
nhà chuyên giảùng thuyết ở đường phố. Đang lúc các nhân viên văn phòng vội vã
lo đi ăn trưa, nhà giảng thuyết này thình lình giương cánh tay phải lên, dùng
cánh tay xương xẩu chỉ vào một nhân viên nào đó rồi la lên: ”Anh là kẻ có tội”!
Đoạn ông đứng im, nghỉ vài giây rồi lại bắt đầu chỉ vào một nhân viên khác rồi
la lên: ”Anh là kẻ có tội”!
Bác
sĩ Menninger nói: ”Tác động mà nhà giảng thuyết gây ra nơi những người bộ hành
đi ngang qua đó thật là kỳ lạ.” Họ lấm lét nhìn ông, rồi lại quay mặt đi chỗ
khác, rồi lại lén nhìn nữa, và cuối cùng vội vàng đi tiếp (M. Link).
9. Chọn
lựa cho đời mình
Trong
cuốn sách tựa đề Something More (Một cái gì hơn thế nữa) của bà Catherine
Marshall, người ta tìm thấy một minh hoạ sống động về những khuyến dụ của Gioan
Tẩy giả.
Một
hôm, cô Linda, con gái bà chuẩn bị đi tắm. Ngay khi vừa đặt một chân xuống bồn
ngay dưới vòi tắm, còn chân kia vẫn còn trên chiếc thảm ngoài bồn tắm, cô bỗng
liên tưởng đến hình ảnh cuộc đời mình. Cô thường muốn hiến dâng đời mình cho
Chúa, nhưng chẳng bao giờ hoàn tất được ước nguyện đó, vì cô luôn sống tình trạng
chân trong chân ngoài như thế này. Giờ đây có lẽ đã đến lúc cô phải quyết định
dứt khoát hoặc theo Chúa hoặc không theo Ngài, cô nghĩ đến cái giá phải trả khi
chọn con đường theo Chúa. Giá ấy chẳng phải rẻ, nhưng cô đã quá mệt mỏi vì tình
trạng lập lờ hai phía, để rồi chả phía nào đem lại cho bình an thoải mái.
Thế rồi
cô đứng im suy nghĩ một hồi lâu, đoạn hít một hơi sâu vào lồng ngực, và nói to
lên: “Lạy Chúa, con xin chọn Ngài.” Nói xong, cô bước hẳn hai chân vào bồn tắm.
Hành vi này đối với cô giống như một phép rửa đích thực. Đây chính là sự biến đổi
tâm hồn mà Gioan tẩy giả đề nghị dân Do Thái thực hiện.
Để kết
thúc, chúng ta hãy lập lại lời cầu nguyện được một Kitô hữu tên là Origen viết
ra cách đây 1600 năm; “Lạy Chúa Giêsu, đôi chân con dơ bẩn…. xin hãy đổ nước
vào thau và rửa cho con, con biết rằng con quá bạo gan khi cầu xin Chúa điều
này, nhưng vì con sợ bị Chúa quở trách: Nếu Ta không rửa chân con thì con chẳng
phải là bằng hữu cuả Ta. Vậy xin Chúa hãy rửa chân con vì con ao ước được làm bằng
hữu của Ngài.”
10. Vẫn
luôn hy vọng chờ đợi
Victor
Frankl là một bác sĩ tâm thần người Do thái. Ông đã bị Đức Quốc Xã bắt nhốt
trong trại tập trụng. Ông có viết cuốn “Tìm ý nghĩa đời người.” Trong đó ông mô
tả những đau khổ đồng bào ông phải chịu trong trại tập trụng. Trong những đau
khổ đó, nỗi đau khổ chờ đợi là chua xót nhất: chờ để biết số phận của người
thân và của chính mình, chờ để được giải thoát!…
Vào
thời Chúa Giêsu, người Do thái cũng đau khổ chờ đợi Đấng Mesia đến giải thoát
khỏi nô lệ đế quốc Lamã. Nỗi đau khổ chờ đợi này tác động mạnh trên tâm hồn họ
theo nhiều cách khác nhau: một số thất vọng buồn rầu chán nản, số khác mất niềm
tin, còn lại nhóm người vẫn hy vọng chờ đợi với lời cầu khẩn, van xin, thỉnh
nguyên…
Thực
sự Chúa đã đến ở giữa họ, mà họ không nhìn nhận, không tiếp rước, vì Người
không làm theo ý ho. Họ chỉ nghĩ đến lợi vật chât. Chúa đến đem niềm vui hạnh
phúc cho tâm hồn Chúa đến đem tình thuơng cứu rỗi đến cho loài người, dạy con
người sống bác ái, công bình với nhau để được “thu vào kho lẫm” là được sống hạnh
phúc muôn đời. (Theo “Vision 2000”)
11. Được
áp dụng vào cuộc sống
Trong
sách của Do thái giáo có kể câu chuyện của một nhà chế biến xà bông với một
giáo sĩ. Một hôm nhà chế biến xà bông đến gặp giáo sĩ và nói: “Tôi đã hiểu đạo
Do thái Ngài đã nói với chúng tôi: mục đích của tôn giáo là đem lại hòa bình,
công bằng, bác ái cho thế giới. Nhưng tôi thấy những người theo tôn giáo có thực
hiện điều nào đâu!…
Vị
giáo sĩ bình thản mời anh đi dạo trong công viên Họ đi ngang một đám trẻ đang
chơi lấm lem. Giáo sĩ nói: Quan sát các trẻ này, anh kết luận xà bông không có
hiệu quả gì. Anh phản đối: xà bông bao giờ cũng hiệu quả khi nó được sử dụng. Vị
giáo sĩ đáp lại: Tôn giáo cũng thế Nó cũng chỉ có giá trị khi những lời giáo huấn
và những điều luật được áp dụng vào cuộc sống. (Theo “Minh họa Lời Chúa).
12. Nhìn
thấy Chúa…
Ở quần
đảo nọ, có hai nông phu luôn kình địch cải vã nhau, cương quyết không đội trời
chung. Đời sống hai người ngày càng bất hạnh, kéo theo cả hai gia đình thù hằn
xô xát nhau, làm cho bầu khí trong vùng ngày càng thêm nặng nề khó sống…
Các
trưởng lão trong vùng thấy vậy, cố sức giải hòa hai người. Các ông đề nghị một
anh nên đi gặp Chúa. Anh sẵn sàng, nhưng hỏi lại:
– Gặp
Chúa ở đâu?
Các
trưởng lão dẫn anh đến nhà người anh thù ghét, giải thích cho anh hiểu kẻ mà
anh thù hận là Chúa đó, vì mỗi người là hình ảnh Thiên Chúa, là anh em với nhau
vì là con một Cha trên trời.
Nghe
các trưởng lão giải bày chí tình chí lý, hai người ôm nhau hòa lên khóc nức nở,
vì nhớ lại từ trước đến giờ mưu mô hại nhau và thù ghét đến Chúa nữa!…
13. Sống
bác ái công bình
Dưới
thời vua Cảnh Công nước Tề, có lần bão tuyết 3 ngày liên tiếp. Vua Cảnh Công ngồi
trong cung điện, mặc áo lông áo kép. Án Tử vào hầu, Cảnh Công bảo:
– Lạ
thay, mưa tuyết 3 ngày rồi mà trời không rét nhỉ.
Ảnh Tử
hỏi lại:
–
Ngài không rét ư?
Cảnh
Công cười. Án Tử nói tiếp:
– Án
Tử này vẫn thuờng nghe nói các bậc vua hiền:
Lúc
no biết người khác đói.
Lúc ấm
biết người khác rét.
Lúc
nhàn hạ biết người khác vất vả.
Nay
vua lại không biết thế.
Cảnh
Công đáp:
– Án Tử nói có lý. Cảnh Công này có lỗi. Xin nghe lời.
Nghe lời cảnh cáo, vua Cảnh Công biết sửa mình, từ bỏ thói ích kỷ bất công, trở lại sống công bình bác ái. Rồi vua cho điều tra ai đói rét để phân phát cơm gạo quần áo.
Mùa Vọng,
Thánh Gioan Tiền hô cũng mời gọi mọi người sống bác ái công bình để đón nhận
Chúa Cứu Thế.
14. Hãy
canh tân cuộc sống của mình.
Linh
mục Antony de Mello Dòng Tên đã kể lại câu chuyện sau đây về một nhà tu Ấn Độ nổi
tiếng. Vị tu sĩ đáng kính này đã nhận định về cuộc đời của mình như sau: “Khi
còn trẻ, tôi là một con người hăng say cách mạng và lời cầu nguyện của tôi lúc
đó dâng lên Thiên Chúa là: “Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để thay đổi trọn
cả thế giới này.”
Nhưng
rồi khi tôi sống đến nửa đời người, tôi ý thức là mình chưa thay đổi được ai cả,
tôi ít tự phụ hơn và cầu nguyện cùng Chúa như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con một
ơn này mà thôi, là có thể thay đổi được những ai mà con gặp hằng ngày, những
người thân trong gia đình, những bạn bè. Chỉ được như thế thôi thì con cũng mãn
nguyện lắm rồi.”
Nhưng
giờ đây đến lúc già, tháng ngày đời tôi sắp tàn, tôi ý thức mình đã tự phụ và
điên rồ, tôi chỉ còn cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con ơn thay đổi
chính bản thân con.” Nếu tôi đã sống và cầu nguyện như thế ngay từ đầu cuộc đời
của tôi, thì tôi đã không uổng phí cuộc sống của mình.”
15. Bác
ái và bổn phận
Tác
giả Ôn Như Nguyễn Ngọc có kể câu chuyện như sau: Gia đình buôn bán nọ chế ra một
cái cân để lừa đảo khách. Cái cân vừa nhẹ vừa nặng và bao giờ phần lợi cũng về
phía ông ta. Vì buôn bán vậy nên chẳng bao lâu ông đã trở nên giàu có. Lại sinh
được hai người con trai hiền lành, học giỏi khôi ngô tuấn tú, ai cũng khen là
nhà có đại hồng phúc.
Một
hôm, hai vợ chồng bàn nhau: bây giờ hai vợ chồng ta đã dư giả, giàu có không
còn thiếu thứ gì ta hãy phá bỏ cái cân kia đi để dành cái đức lại cho con. Sau
khi đem cái cân ra đập. Khi bể ra thì thấy có đọng một cục máu đỏ hỏn. Sau đó
ít lâu thì hai đứa con bất tử lăn đùng ra chết, làm cho hai vợ chồng khóc lóc
thảm thiết. Được Bụt hiện ra dạy “Hãy tu tĩnh làm ăn không tham lam gian lận.”
Từ đó hai vợ chống cố gắng làm ăn không gian lận, làm phúc bố thí. Quả nhiên
sau một thời gian sinh được hai đứa con trai khác hiền lành tử tế, văn hay chữ
tốt, và sau lớn lên cha mẹ được vẻ vang hạnh phúc.
16. Hãy
vui lên.
Alqua
Robil là một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng nhất trong các thiên tài dương cầm
trên thế giới hiện nay.
Tuy tự
xưng mình là người vô thần, nhưng ông đã nói về Chúa Giêsu như sau: “Đối với
tôi, Đức Giêsu Kitô đã và luôn luôn là một nhân vật siêu việt cao vời và lý tưởng
nhất chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Sự kiện Ngài là người Do Thái khiến
cho tôi kiêu hãnh lây, vì tôi cũng thuộc dòng giống Do Thái. Cuộc sống của
Ngài, các lời Ngài giảng dạy, sự hy sinh và lòng tin của Ngài đã trao ban cho
thế giới món quà quí báu cao trọng nhất mà thế giới chưa bao giờ nhận được.
“Đó
là món quà của “tình yêu thương”; tình yêu thương đối với tha nhân, tình yêu
thương đối với người nghèo khó, tình thương xót, tình nhân loại và sau cùng là
tất cả các tâm tình khiến cho con người trở thành cao thượng.”
17. Đau
khổ.
Giáng
sinh năm ấy, cha Lini đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng để cử hành thánh lễ
trong một bầu khí trang trọng, thì bỗng mọi người trong nhà thờ đều xôn xao. Ngẩng
đầu lên, cha nhìn thấy một người phong cùi, mặt mũi xần xùi. Hai cánh tay bị cụt.
Vết thương ở chân tuôn máu làm thành một vệt dài trên nền gạch bông. Toàn thân
bốc ra mùi hôi thối.
Tất cả
đều kinh hoàng. Còn cha thì bối rối. Một đàng không thể bắt đầu thánh lễ khi
người phong cùi còn đứng đó. Đàng khác, cha cũng không thể đuổi anh ta, bởi lẽ
nhà thờ là nhà của Chúa, cha chung của mọi người, không trừ một ai. Càng là bất
hạnh thì lại càng đáng được ở lại để đón mừng Chúa giáng sinh.
Người
phong cùi dừng lại trước bàn thờ với thái độ van xin. Thế rồi cha nói với anh:
– Bạn
hãy ở lại với chúng tôi và chúng ta sẽ làm thành một gia đình duy nhất. Các vết
lở loét nơi tâm hồn còn thối tha hơn những vết lở lóet nơi thân xác gấp bội. Tất
cả chúng ta đều là anh em với nhau. Và dưới một góc cạnh nào đó, tất cả chúng
ta đều là những người phong cùi về đời sống thiêng liêng trước mặt Chúa.
Sự việc
này đã đánh động cha để rồi sau lễ giáng sinh năm ấy, cha đã dồn mọi nỗ lực để
chăm sóc cho những người đáng thương này.
18.
Thiên đàng là thế đó
Người
Nhật thường kể cho nhau nghe câu chuyện về một hiệp sĩ Samurai hung bạo, cộc cằn
không ai bằng. Một hôm chàng ta đến gặp một vị thiền sư và nói:
– Xin
hãy chỉ cho tôi biết thiên đàng là gì và hoả ngục là gì?
Vị
thiền sư đưa mắt nhìn con người thô bạo từ đầu đến chân rồi thất vọng trả lời:
– Dạy
cho ngươi biết thế nào là thiên đàng và thế nào là hoả ngục ư? Ta không thể dạy
cho ngươi bất cứ điều gì cả. Vì ngươi là một kẻ hung bạo, thô lỗ. Ngươi là nỗi
tủi nhục cho hàng ngũ hiệp sĩ Samurai. Hãy cút khỏi mặt ta. Ta không chịu được
ngươi nữa.
Nghe
những lời sỉ vả ấy, chàng hiệp sĩ nổi nóng, liền rút gươm định chém đầu vị thiền
sư. Nhưng vị này giơ tay ngăn lại và nói:
– Hỏa
ngục là thế đó!
Chợt
nhận ra đây là bài học thực tiễn của nhà tu hành, chàng hiệp sĩ vội dừng tay. Sự
hối hận bỗng đâu dâng tràn tâm hồn, chàng ta hiểu rằng vị thiền sư muốn hy sinh
cả mạng sống để dạy cho mình bài học về hoả ngục. Thế rồi chàng từ từ hạ gươm
xuống, cho vào bao, đoạn đến quì gối trước mặt vị thiền sư với tất cả sự thành
tâm sám hối. Vừa nâng chàng dậy, vị thiền sư vừa nhìn sâu vào đôi mắt của chàng
và nói:
–
Thiên đàng là thế đó!
19.
Tiền dùng trong Nước Trời
Một
người giầu có luôn luôn nghĩ về cách làm thế nào giữ của cải của mình kể cả khi
sắp chết. Ông muốn khi chết cũng phải mang tiền đi theo để có thể mua sắm những
thứ cần dùng cho đời sống. Lúc nằm trên giường bệnh và biết ngày giờ sống của
mình sắp hết hạn, ông cố gượng lần mò chiếc chìa khóa hòm đựng tiền buộc dính
liền với sợi dây chuyền nơi cổ. Ông gọi người đầy tớ tín cẩn đến bảo mở hòm tiền
ra và lấy vòng vàng chôn cùng với ông trong quan tài.
Sau
khi qua đời, ông được gọi lên trời. Đi qua tầng trời ông nhìn thấy một bàn dài
có bày bán nhiều thứ hàng. Ông hỏi ngay: Thứ bánh này giá bao nhiêu? Người bán
trả lời: Một đồng thôi! Còn hộp cá mòi kia giá bao nhiêu? Dạ giá cũng như vậy!
Còn hộp sữa giá bao nhiêu? Dạ cũng một đồng thôi!
Như vậy
quá rẻ. Được, tôi mua hết cả mâm đựng những thứ này! Ông ta lần túi tiền mang
theo, móc ra những đồng tiền vàng tính trả cho người bán.
Người
bán hàng lắc đầu nói ngay: Này Ông, như thế không đủ đâu. Ông đã được sống hơn
năm mươi nhăm năm trên đời, nhưng ông đã không học biết đủ!!!
Ông
ta liền sừng sộ đối lại: Như thế nghĩa là gì? Bộ những thỏi vàng này không đủ để
trả cho bằng ngần ấy thứ sao?
Người
bán hàng bình tĩnh cắt nghĩa tiếp: Chúng tôi chỉ nhận những loại tiền đã trao tặng
giúp đỡ người khác thôi. Đó là lòng bác ái thương người!”
20.
Dâng Chúa sự yếu đuối
Khi
Chúa giáng sinh, muôn loài đều tới mừng Chúa. Mỗi loài đều dâng cho Chúa chút
quà. Chị bò cái dâng sữa, cậu khỉ biếu Chúa mấy trái cây nhỏ, chú sóc nâu bé nhỏ
tình nguyện ở lại làm đồ chơi cho Chúa. Chúa hài đồng vui vẻ nhận tất cả.
Đang
lúc các thú vật quây quần bên Chúa, thì chàng cáo xuất hiện. Các con vật đều
ghét cáo, vì hắn gian manh quỉ quyệt. Chúng chận không cho cáo đến gần Chúa và
tự hỏi không biết cáo định âm mưu gì. Cáo nói rằng, cáo đến dâng lễ vật cho
Chúa, nhưng chẳng thấy cáo mang theo lễ vật. Chúa ra hiệu cho cáo vào. Quì bên
Chúa hài đồng chàng cáo thì thầm:
– Lạy
Chúa, con xin dâng lên Chúa lòng quỷ quyệt của con!
Mọi
con vật bỡ ngỡ:
–
Dâng gì kỳ cục vậy?
Nhưng
cáo vui cười hớn hở, còn Chúa đặt hai tay trên đầu cáo tỏ dấu ưng thuận chúc
lành.
21. Bí
quyết của hạnh phúc
Lần
kia, có một người chăn chiên gửi con trai của ông đến với một người khôn ngoan,
để học hỏi bí quyết của hạnh phúc. Khi tới tòa lâu đài đẹp đẽ, nơi sinh sống của
con người khôn ngoan đó, người con trai đó nói với ông ta rằng anh mong muốn được
biết về bí quyết của hạnh phúc. Tuy nhiên, thay vì giải nghĩa cho anh về bí quyết
này, con người khôn ngoan đó lại đưa cho anh một cái muỗng chứa đầy dầu, nói rằng:
“Con hãy nhìn khắp chung quanh tòa lâu đài. Trong đi vòng quanh, con hãy mang
theo cái muỗng này, mà không được làm chảy dầu ra.”
Anh
thanh niên bắt đầu đi vòng quanh tòa lâu đài. Trong khi đi, anh liên tục nhìn
vào cái muỗng. Sau hai giờ, anh trở lại căn phòng, nơi có nhân vật khôn ngoan
đó.
Người
khôn ngoan hỏi “Tốt, thế con nhìn thấy cái gì?”
Anh
thanh niên tỏ ra bối rối, và thú nhận rằng anh không hề nhìn thấy gì cả. Mối
quan tâm duy nhất của anh là không làm chảy dầu ra, theo như người khôn ngoan
đã tin tưởng vào anh. Người khôn ngoan nói: “Vậy thì con hãy đi trở lại, và
quan sát những quang cảnh tuyệt vời trong thế giới của ta. Con không thể tin tưởng
vào một người nào, nếu con không biết gì về ngôi nhà của người đó.”
Trong
tâm trạng khuây khỏa, anh thanh niên cầm lấy cái muỗng, và trở lại với công việc
đi khám phá tòa lâu đài, lần này, anh quan sát tất cả những đồ đạc đẹp đẽ và những
tác phẩm nghệ thuật trang trí các căn phòng của tòa lâu đài. Sau đó, anh thăm
viếng khu vườn, với vòi nước nguy nga, những bông hoa và những bụi cây xinh đẹp,
thưởng thức thị hiếu thẩm mỹ mà tất cả mọi đồ vật được bố trí theo đó. Khi trở
về với nhân vật khôn ngoan, anh tường thuật lại từng chi tiết mọi thứ anh đã
nhìn thấy.
Người
khôn ngoan hỏi: “Nhưng những giọt dầu mà ta đã tin tưởng giao phó cho con đâu rồi?”
Anh thanh niên nhìn xuống cái muỗng, và nhận thấy không còn chút dầu nào cả.
Người
khôn ngoan nói “À, ta chỉ có thể cho con một lời khuyên mà thôi: Bí quyết của hạnh
phúc hệ tại ở khả năng nhìn thấy tất cả những điều tuyệt vời của thế giới,
không bao giờ quên lãng những giọt dầu trong cái muỗng.”
22. Vui
lên anh em.
Gần đến
lễ Giáng Sinh, người ta thấy hình ảnh ông già Noel đủ cỡ xuất hiện khắp nơi.
Các em thắc mắc không biết ông già Noel là ai? Và có thật không?
Tháng
9 năm 1987, một bé gái tên là Virginia đã viết cho một tờ báo Công giáo Hoa Kỳ
để hỏi về ông già Noel. Câu hỏi của cô bé là: Ông già Noel có thật không?
Vài
ngày sau, trên mục quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông
chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau: “Virginia yêu dấu của bác. Điều trước tiên bác
muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có
ông già Noel. Các bạn của cháu đã bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ
rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không gì có thể
có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được.
Virginia
ạ! Ông già Noel có thực. Ông có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại, nhờ
đó cuộc sống của cháu sẽ trở thành vui tươi và xinh đẹp. Bé ơi, nếu không có
ông già Noel thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào?….”
Được
biết ông già Noel là một nhân vật lịch sử có thật. Người Pháp gọi là Cha Noel
(Le père Noel). Người Anh gọi trực tiếp là Thánh Nicola (Santa Claus). Thánh
Giám mục Nicola nầy được mừng lễ ngày 6/12 mỗi năm, trước lễ Giáng Sinh gần 20
ngày. Người Pháp thân mật gọi ngài là Cha Noel, vì ngài liên hệ nhiều với lễ
Noel, nhất là với trẻ em. Các em mộ mến ngài như một ông già Noel. Các em được
kể rằng nếu chúng ngoan, ông già Noel sẽ chui vào lò sưởi, vào phòng của chúng,
bỏ bánh kẹo vào những chiếc giày các em để ở bên lò sưởi hay bỏ vào những chiếc
vớ các em treo ở chân giường…
Ông
già Noel sẽ tiếp tục làm cho tâm hồn trẻ thơ được tràn đầy hoan lạc.
23. Vui
buồn ở tại lòng người.
Buổi
sáng ở trạm xăng ngoại ô San Francisco. Một người ngồi xe hơi đến:
- Xin
cho hỏi thăm ông chủ một chuyện. Hai tuần lễ vừa qua, tôi nghỉ mát tại Santa
Cruz. Thật hứng thú. Phong cảnh ở đó đẹp. Dân ở đó dễ thương. Còn về Redwood
Highway, ông chủ có ý kiến gì không?
Ôâng
chủ cây xăng hớn hở trả lời:
- Ở
Redwood-Highway dân cũng dễ mến lắm.
Chưa
đầy một tiếng đồng hồ sau, một người khác cũng muốn biết về nơi nghỉ mát này.
Chàng nhăn nhó nói:
- Vừa
rồi, tôi đã uổng mất hai tuần nghỉ mát. Chỉ thấy bực mình. Phòng ngủ thì thiếu
tiện nghi. Dân ở đó dễ ghét.
Ôâng
chủ rầu rầu đáp:
- Miền
Redwood-Highway cũng chẳng hơn gì.
Khách
đi rồi, người ta mới hỏi ông:
- Tại
sao thay đổi ý kiến chóng như vậy?
Ôâng
nói:
- Đâu
có. Tôi chỉ nhận xét rằng hai ông khách kia mỗi người theo đuổi một cảm nghĩ,
không ai muốn thay đổi. Ông thứ nhất yêu những người đã gặp, và thích phong cảnh
đã được xem. Vậy chắc là đi tới nơi nào ông cũng thích cũng yêu nơi đó. Còn người
thứ nhì thì khó tính, hay càu nhàu. Vậy tôi nghĩ rằng đi tới đâu, ông ta bất
mãn nơi đó.
24. Gặp
được niềm vui
Gioan
cũng như Sophonia, các ngài chỉ là những ngôn sứ. Các ngài là những người chỉ
đóng vai trò loan báo và dọn đường. Chúa Cứu thế mới là Đấng phải đến và đã đến
như lời của các ông loan báo. Ngài đến để thực hiện lời hứa cứu độ cho cả loài
người. Người là Tình yêu. Ai gặp được Ngài là gặp được niềm vui.
Cha
John Diamond kể lại một câu truyện như sau:
Một
hôm kia có một người chẳng ưa gì đạo hỏi một cô bé có đạo:
- Em
có thể cho tôi biết Thiên Chúa của em ở đâu không ?
+ Xin
ông vui lòng chĩ cho cháu biết chỗ nào không có Thiên Chúa!
- Thế
Thiên Chúa của em có to lớn không?
+ Dạ
có.
- Thế
Thiên Chúa của em có nhỏ không?
+ Dạ
có
- Làm
sao mà lại vừa lớn vừa nhỏ như thế được?
-
Vâng Ngài lớn đến nỗi cả bầu trời không chứa nổi. Nhưng lại nhỏ, nhỏ đến mức có
thể ngự vào tâm hồn nhỏ bé của em.
25. Thiên
Chúa vui mừng
Văn
sĩ Marie Noel qua đời năm 1967 có tưởng tượng câu chuyện như sau:
Hôm
đó là ngày cuối năm, từ trời cao Thiên Chúa nhìn xuống dân gian, mắt Ngài dừng
lại tại một nhà thờ đang tập trung để hát bài “Kinh Tạ Ơn.” Nhà thờ không còn
tháp chuông, vị linh mục phải dùng hết sức mình khua vào tường, gõ lên mái nhà
để giục giã dân chúng đến nhà thờ. Tuy là ngày mưa lạnh, thế mà nhà thờ vẫn chật
ních.
Thiên
Chúa nhận ra bà Têrêsa mà ngôi nhà vừa bị thiêu rụi và giờ đây đang phải trú đỡ
trong túp lều lạnh lẽo. Đáng chú ý hơn là nàng Madalena mà người chồng mới bị
giết trước mắt mình, bên cạnh bà là Rosa có ba người con trai đang bị cầm tù,
kia là ông Thêôdôre mà người vợ và hai con bị chôn sống, đây là cô Magarita
trong lúc chốn chạy đã lạc mất đứa con thơ, kia là ông Pierre, một thương binh
từ mặt trận mới trở về.
Tất cả
đều liên kết với nhau trong cùng một tâm tình tạ ơn vì mọi hồng ân Chúa ban xuống
trong năm qua.
Từ trời
cao, Thiên Chúa rất đỗi thán phục, Ngài nói với các Thiên thần:
“Thật
Ta bảo thật các ngươi là một tạo vật thánh thiện. Các ngươi hãy nhìn xuống đám
dân đáng thương kia, mười hai tháng qua, họ đã phó thác cho Ta, thế mà Ta chỉ
giáng xuống cho họ tai họa và kinh hoàng. Họ đã kêu xin hòa bình, vậy mà Ta đã
gửi xuống chiến tranh. Họ đã xin lương thực hằng ngày, vậy mà Ta đã gửi đói khổ.
Họ đã tin tưởng ký thác tổ quốc và gia đình trong tay Ta, nhưng Ta lại để cho
gia đình và tổ quốc họ ra điêu linh.”
Dĩ
nhiên, Ta có lý do của Ta, mà những kẻ bên ngoài không thể hiểu thấu được.
26.
Chia sẻ và niềm vui
Tại một
văn phòng tư vấn tâm lý, một thiếu phụ trẻ đẹp và giàu sang bước vào giãi bày
tâm sự với vị chuyên gia tâm lý: Bất cứ thứ gì tôi muốn thì chồng tôi đều cho tất
cả. Tôi có đủ mọi thứ, nhưng lòng của tôi lúc nào cũng thấy trống vắng vô cùng.
Xin bà hãy cho tôi một lời khuyên.
Nhà
tư vấn tâm lý không trả lời, nhưng bảo cô thư ký của bà kể lại chuyện đời cô
cho người phư nữ này nghe. Cô thư ký kể: Chồng tôi đã chết cách đây ba tháng.
Con tôi cũng chết vì đụng xe. Tôi cảm thấy mất tất cả. Tôi không ngủ được. Tôi
không muốn ăn uống. Tôi không bao giờ cười. Rồi một hôm, tôi đi làm về hơi
khuya. Một chú mèo con cứ lẽo đẽo đi theo tôi. Trời lạnh. Tôi thấy tội nghiệp
nó quá, nên tôi mở cửa cho nó vào nhà. Tôi pha cho nó một ly sữa. Nó kêu meo
meo và cọ mình vào chân tôi. Lần đầu tiên từ sau những thảm kịch bi đát của gia
đình… tôi cười. Rồi tôi nghĩ: nếu việc giúp cho một chú mèo con có thể làm tôi
cười, thì việc giúp cho người nào đó chắc có thể làm tôi hạnh phúc. Thế là ngay
ngày hôm sau, tôi nướng vài ổ bánh đem sang cho bà cụ hàng xóm đang nằm bệnh. Mỗi
ngày tôi cố làm vài việc gì đó cho những người tôi gặp để họ được vui vẻ. Và quả
thực, tôi đã tìm thấy hạnh phúc. Tôi nghiệm ra được điều này là ta sẽ không có
hạnh phúc khi ta chỉ chờ người khác đem lại hạnh phúc cho mình. Ngược lại, ta sẽ
hạnh phúc thật, khi ta làm cho người khác hạnh phúc.
Nghe
đến đó, người thiếu phụ trẻ bật khóc. Cô đã có tất cả những thứ mà đồng tiền có
thể mua được, nhưng cô đã đánh mất những thứ mà đồng tiền không mua nổi. Và cô
quyết định noi gương cô thư ký nọ.
27. Còn
chúng tôi phải làm gì?
Cha
Anthony de Mello dòng Tên đã kể lại câu chuyện sau đây về một nhà tu Ấn Độ nổi
tiếng. Vị tu sĩ đáng kính này đã nhận định về cuộc đời của mình như sau: “Khi
20 tuổi, tôi là một con người hăng say cách mạng và lời cầu nguyện của tôi lúc
đó dâng lên Thiên Chúa là: ‘Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để thay đổi trọn
cả thế giới này’.
Nhưng
rồi khi 40 tuổi, sống đến nửa đời người, tôi ý thức là mình chưa thay đổi được
ai cả, tôi ít tự phụ hơn và cầu nguyện cùng Chúa như sau: ‘Lạy Chúa, xin ban
cho con một ơn này mà thôi, là có thể thay đổi được những ai mà con gặp hằng
ngày, những người thân trong gia đình cũng như bạn bè. Chỉ được như thế thôi
thì con cũng mãn nguyện lắm rồi’.
Nhưng
giờ đây khi 60 tuổi, đến lúc tóc bạc da mồi, tháng ngày đời tôi sắp tàn, tôi ý
thức mình đã tự phụ và điên rồ, tôi khiêm tốn hơn và chỉ cầu nguyện như sau: ‘Lạy
Chúa, xin ban cho con ơn thay đổi chính bản thân con.” Nếu tôi đã sống và cầu
nguyện như thế ngay từ đầu cuộc đời của tôi, thì tôi đã không uổng phí cuộc sống
của mình’.
28. Hãy
vui lên
Có
câu truyện kể rằng: một vị vua luôn buồn bã, âu sầu, bèn đi ra ngoài thành tìm
người có niềm vui. Vua nhìn thấy một người nông dân rất nghèo đang ca hát bèn hỏi:
“ngươi có vui không?” Bác nông dân đáp: “đương nhiên là vui rồi.” Nhà vua có
chút khó hiểu: “ngươi nghèo như thế mà cũng có niềm vui sao?” Bác nông dân nói
tiếp: “tôi cũng từng vì không có giày mang mà buồn khổ, nhưng sau khi gặp được
một người không có chân, tôi mới nhận ra mình còn may mắn, hạnh phúc hơn người ấy
nhiều.”
Câu
chuyện ngắn gọn nhưng đã cho chúng ta một bài học vô cùng quan trọng, đó chính
là: cuộc sống vui hay buồn là do cách cảm nhận của mỗi người. Niềm vui không thần
bí, niềm vui không xa xôi, nó ở ngay bên cạnh chúng ta.
Đó là
niềm vui trong đời thường, còn niềm vui của người Kitô hữu thì thế nào?
Chúng
ta chỉ có được một niềm vui thực sự khi tâm hồn chúng ta được chuẩn bị sẵn sàng
cho Chúa ngự đến. Vậy chúng ta phải làm gì? Thánh Gioan đã trả lời cho chúng ta
trong bài Tin Mừng hôm nay.
- Đối
với quần chúng: hãy biết chia sẻ cho người khác.
- Đối
với người thu thuế: hãy thực thi đức công bằng.
- Đối
với quân nhân: đừng hà hiếp dân chúng.
29. Hạnh
phúc có Chúa ở cùng
Trong
bức thư viết từ nhà giam tại Hà Nội đề ngày 24.04.1843 gửi cho các bạn ở chủng
viện Vĩnh Trị, thầy viết: “’Tôi, Phaolô Lê Bảo Tịnh, đang mang gông xiềng vì Đức
Kitô, từ ngục thất tôi gửi về các bạn những lời chào thân ái, và chắc chắn là
những lời chào sau cùng…
Tù ngục
này quả là hình ảnh sống động của hoả ngục muôn đời. Không kể gông cùm xiềng
xích, tôi còn phải nghe, phải chứng kiến, phải chịu đựng những oán ghét, thù hằn,
những lời phỉ báng Thiên Chúa, những lời nói dâm ô, những cuộc xô xát, những
hành vi bỉ ổi, những lời thề nguyền gian dối.
Ngoài
ra, tôi còn phải chịu phiền cực, chịu muỗi đốt, rệp cắn. Đã hết đâu, người ta
còn luôn tuôn ra những lời căm hờn chửi rủa vua quan, bạn hữu, cha mẹ… Ngoài những
đau khổ nói trên, mùa hè tôi phải chịu cái nóng nung người, mùa đông chịu rét
buốt. Qua nhiều năm không bao giờ nhìn thấy mặt trăng hay ánh sao. Suốt đêm tôi
không ngủ được, hoặc chỉ chợp mắt một vài trống canh là cùng…
Nhưng
nhờ ơn Chúa, ở giữa những cực hình thường làm cho các tù nhân khác phải sầu khổ,
tôi lại được tràn ngập hoan lạc, vì tôi không cô đơn, nhưng Chúa Kitô ở với
tôi. Chính Người, Thầy của chúng ta, chịu đựng sức nặng của cây thập giá, phần
tôi, tôi chỉ vác cách nhẹ thôi. Vì Người không phải chỉ đứng xem chiến đấu
nhưng chính Người chiến đấu và đắc thắng. Chính Người sẽ kết thúc cuộc chiến đấu….”
30. Sống
trong niềm vui
Lúc
còn sinh thời, Mẹ Têrêxa Calcutta đã được thế giới biết đến nhờ vào lòng bao
dung qua tình thương của Mẹ dành cho người nghèo! Tuy nhiên, điều mà thế giới
ít biết đến, đó là món quà thiêng liêng mà mẹ dành tặng cho bất cứ ai, trong bất
cứ hoàn cảnh nào, đó là: nụ cười.
Đã có
nhiều cá nhân, đoàn thể, với những đối tượng khác nhau, họ đã xin Mẹ lời khuyên
để sống bình an, hạnh phúc và tốt đẹp hơn! Khi được đề nghị như vậy, Mẹ đã nói:
"Quí vị hãy về và ban tặng cho nhau những nụ cười... Hãy cười tươi với tất
cả mọi người, bất luận người đó là ai! Với những nụ cười tươi như thế, quí vị sẽ
lớn lên trong tình yêu hỗ tương.”
Còn đối
với người Việt Nam, chúng ta cũng thấy mẫu gương này của Đấng Đáng Kính - Đức Hồng
Y Fx. Nguyễn Văn Thuận: ngài đã cười với mọi người, kể cả kẻ thù; ngài cười lúc
bình an; khi chịu đau khổ; hiểu lầm, thử thách; ngài cười lúc tự do; nhưng cũng
không thiếu những nụ cười ngay khi bị tù đầy khốn cùng nơi nhà lao... lý giải
cho điều này, ngài đã chia sẻ trong sách Đường Hy Vọng như sau: “Vui với người
thương con.Vui với người ghét con.Vui lúc con hớn hở.Vui lúc lòng con đau khổ
tê tái. Vui lúc mọi người theo con.Vui lúc con cô đơn bị bỏ rơi. Vui tươi và
làm cho mọi người đến với con cũng cảm thấy bầu khí vui tươi, mặc dù lòng con
tan nát. Đó là thánh thiện hơn mọi sự ăn chay, hãm mình” (ĐHV. số 539), bởi lẽ:
một ông thánh buồn là một ông thánh đáng buồn.
Và
ngài khuyên: “Con không có tiền? Con không có quà để tặng? Con không có gì cả.
Con quên tặng họ niềm vui, tặng sự bình an mà thế gian không thể cho được, kho
tàng vui tươi của con phải vô tận” (ĐHV. số 540).
31. Mầu
nhiệm nhập thể - Chia sẻ thân phận đau khổ
Giáng
sinh năm ấy, cha Lini đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng để cử hành thánh lễ
trong một bầu khí trang trọng, thì bỗng mọi người trong nhà thờ đều xôn xao. Ngẩng
đầu lên, cha nhìn thấy một người phong cùi, mặt mũi xần xùi. Hai cánh tay bị cụt.
Vết thương ở chân tuôn máu làm thành một vệt dài trên nền gạch bông. Toàn thân
bốc ra mùi hôi thối.
Tất cả
đều kinh hoàng. Còn cha thì bối rối. Một đàng không thể bắt đầu thánh lễ khi
người phong cùi còn đứng đó. Đàng khác, cha cũng không thể đuổi anh ta, bởi lẽ
nhà thờ là nhà của Chúa, cha chung của mọi người, không trừ một ai. Càng là bất
hạnh thì lại càng đáng được ở lại để đón mừng Chúa giáng sinh.
Người
phong cùi dừng lại trước bàn thờ với thái độ van xin. Thế rồi cha nói với anh:
- Bạn
hãy ở lại với chúng tôi và chúng ta sẽ làm thành một gia đình duy nhất. Các vết
lở loét nơi tâm hồn còn thối tha hơn những vết lở lóet nơi thân xác gấp bội. Tất
cả chúng ta đều là anh em với nhau. Và dưới một góc cạnh nào đó, tất cả chúng
ta đều là những người phong cùi về đời sống thiêng liêng trước mặt Chúa.
Sự việc
này đã đánh động cha để rồi sau lễ giáng sinh năm ấy, cha đã dồn mọi nỗ lực để
chăm sóc cho những người đáng thương này.
32. Dọn
đường cho Chúa đến
Một
hôm Mẹ Têrêsa Calcutta đem 5 chiếc bánh cho một gia đình nghèo đói. Sau khi cám
ơn và chia cho bốn đứa con, bà mẹ đó cầm 2 chiếc bánh vội vã chạy sang nhà hàng
xóm. Khi bà trở lại Mẹ Têrêsa hỏi: Chị cầm bánh đi đâu vậy?
Người
mẹ đó vui vẻ trả lời: Con mang bánh chia cho gia đình chị Ba. Họ cũng đang đói
như gia đình con.
Thật
cảm động và yêu thương: Dù nghèo dù thiếu thốn họ vẫn quan tâm và chia sẻ cho
nhau. Một nghĩa cử cao đẹp thay.
Đây
là cách chuần bị rất tốt để "dọn đường" cho Chúa đến trong tâm hồn
mình.
33. Chúng
tôi phải làm gì?
Thôi
Trữ là quyền thần nước Tề, định giết Tề Thanh Công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn
thề. Ai nấy sợ hãi, răm rắp vâng lời. Riêng có Án Tử nghiễm nhiên như không, nhất
quyết không chịu thề.
Thôi
Trữ bảo Án Tử: “Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước, thì ta cho một nửa. Nhược bằng
không nghe, ta giết ngay lập tức.”
Lúc ấy,
bốn mặt quân lính hầm hầm, những sự đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tử. Chết đến
nơi mà Án Tử vẫn không biến sắc mặt, ung dung nói rằng: “Lấy lợi dứ người ta mà
bảo người ta phản bội quân thượng là bất nhân, lấy binh khí hiếp người ta mà
làm người ta mất chí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà
ngươi làm.”
Thôi
Trữ nghe nói, không dám làm gì Án Tử.
Án Tử
đứng dậy, ung dung bước ra.
Các
sĩ phu kia đều làm theo nỗi sợ, còn dân chúng lũ lượt đến xin ông Gioan làm
phép rửa với câu hỏi: “Chúng tôi phải làm gì?” cũng là câu hỏi từ một điều lo sợ,
một sự bất an trước định mệnh đời đời.
Chúng
tôi phải làm gì?
34.
Loan báo Tin Mừng tình yêu
Abbé
Pierre, linh mục sáng lập nhóm Emmaus chuyên lo cho người vô gia cư tại Pháp,
chủ trương loan báo Tin Mừng bằng nụ cười của tình yêu:
“Giá
của một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại toả sáng nhiều hơn
hàng trăm bóng đèn điện.
Không
ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, mà cũng không ai đủ giàu để sống mà
không cần đến nụ cười của kẻ khác.
Một nụ
cười vốn liếng tuy nhỏ bé, nhưng lại sinh hoa lợi nhiều lắm. Nó làm giàu cho kẻ
đón nhận nó mà không hề làm cho người trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có
khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ…
Nụ cười
tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của thân ái. Nụ cười làm
cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại can đảm cho người
đang nản chí hoang mang …
Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một
ai đó không trao cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được, thì bạn hãy quảng
đại mà nở một nụ cười với con người đáng thương ấy. Bởi vì không ai lại cần đến
nụ cười cho bằng người không bao giờ biết mỉm cười…”
Chúng
tôi phải làm gì? Mỉm cười với mọi người là là công thức loan báo Tin Mừng của
cha Pierre. Còn tôi?
Có một
ai mà tôi không thể mỉm cười với họ không? Hãy mỉm cười với họ, và niềm vui đời
đời cũng sẽ mỉm cười với tôi!
35. Niềm
vui giả tạo
Ngày
nọ, một người đàn ông đứng tuổi với khuôn mặt rầu rĩ đến xin gặp vị bác sĩ tâm
lý.
Khi
được vị Bác sĩ hỏi về tình trạng tâm hồn, ông ta đã trả lời:
- Thưa
bác sĩ, tôi là một con người không có hạnh phúc. Lúc nào tôi cũng cảm thấy buồn
khổ và chán chường! bác sỹ có cách nào giúp tôi tìm được niềm vui trong cuộc sống
không?
Bác sỹ
hỏi:
- Ông
có túng thiếu về tiền bạc không?
Ông
ta đáp:
- Tôi
là người khá giả.
Bác sỹ
hỏi tiếp:
- Thế
vợ con ông ra sao?
Ông
ta gật đầu nói:
- Tôi
có một người vợ vừa hiền vừa đẹp và mấy đứa con rất dễ thương.
Sau
khi hỏi thăm một vài điều khác, vị Bác sỹ đề nghị:
- Vậy
tôi khuyên ông nên đến dự buổi diễn kịch của nhà diễn kịch nổi tiếng trong
thành phố chúng ta. Có lẽ ông sẽ tìm được niềm vui chăng?
Người
đàn ông kia chán nản đứng dậy chào vị Bác sỹ tâm lý, và trước khi ra về, ông ta
nói:
- Tôi
xin cám ơn lời khuyên của Bác sỹ. Nhưng… tôi chính là nhà diễn kịch nổi tiếng
đó!
36. Chúng
tôi phải làm gì?
Khi
quan sát một chị nữ tu săn sóc vết thương cho một người bệnh, một người nhà
giàu lên tiếng:
- Có
cho tôi một triệu đôla để làm việc đó, tôi cũng chịu thua.
Đáp lại,
Mẹ Têrêsa nói:
- Có
cho chúng tôi mười triệu đôla để làm việc đó, chúng tôi cũng không làm, tôi chỉ
làm vì tình mến Chúa.
Mục
đích giải thích tất cả. Thánh Phaolô dùng một hình ảnh đơn sơ để nói lên chân
lý rất quan trọng này: “Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao
trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy
chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ
đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta
nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát. Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không
chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí. Tôi bắt
thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác,
chính tôi lại bị loại.” (1Cr 9,24-27)
Vâng,
ai cũng phải có một mục đích cho đời mình. Người sống không mục đích thì dù có
được thỏa mãn mọi điều mong ước đi nữa cũng đánh mất điều quan trọng nhất, đánh
mất chính mình. Trần thế hứa hẹn cho con người biết bao điều hạnh phúc, nhưng
chẳng bao giờ hứa sự sống đời đời: “Dù sống trong danh vọng, con người cũng
không thể trường tồn; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết.”
(Tv 49,13)
37. Hy
vọng vào Chúa
Victo
Frankl là một bác sĩ tâm thần người Do thái đã bị Đức Quốc Xã bắt và đưa đến trại
tập trung. Trong cuốn sách “Tìm kiếm ý nghĩa của đời người”, ông mô tả những
đau khổ người Do thái phải chịu trong trại tập trung. Trong những đau khổ đó,
có nỗi đau khổ vì chờ đợi: chờ để biết số phận của người thân yêu và của chính
mình, chờ để được giải thoát. Nỗi đau khổ vì chờ đợi cũng quấy rầy những người
Do thái vào thời Chúa Giêsu: chờ được giải thoát khỏi người La mã, chờ Đấng
Mêsia tới. Nỗi đau này tác động đến người Do thái theo những cách khác nhau: một
số người thất vọng, một số mất đức tin, còn những người khác chỉ quan sát và cầu
nguyện.
Tôi
đang chờ đợi điều gì trong đời? Nó tác động đến tôi ra sao?
“Can
đảm lên, đừng sợ.” Thiên Chúa sẽ đến cứu anh em. (Is 35,4)Lời
Chúa
TRUYỆN
KỂ
1.
Lễ kính -
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
Lễ kính -
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ HAI - QUYỀN PHÉP NÀO?
Lời
Chúa: Mt 21, 23-27
Khi ấy
Chúa Giêsu vào Đền thờ. Lúc Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ lão trong dân
đến hỏi Người rằng: "Ông lấy quyền nào mà làm những điều này? Ai đã ban
quyền ấy cho ông?" Chúa Giêsu trả lời: "Tôi cũng hỏi các ông một điều.
Nếu các ông trả lời cho tôi, thì tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào
mà làm các điều đó. - Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có? Bởi trời hay bởi người
ta?"
Họ
bàn tính với nhau rằng: "Nếu ta nói bởi trời, thì ông sẽ nói với ta: Vậy tại
sao các ngươi không tin ông ấy? Và nếu ta nói bởi người ta, thì chúng ta lại sợ
dân chúng. Vì mọi người coi Gioan như một vị tiên tri.” Bấy giờ họ trả lời Chúa
Giêsu rằng: "Chúng tôi không được biết.” Chúa Giêsu nói với họ: "Tôi
cũng không nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó.”
TRUYỆN
KỂ
1. Sự
thật giải thoát
Nghe
tin Án Tử sắp sang nước Sở, vua Sở báo với quân thần rằng: “Án Tử là người có
tài ăn nói của nước Tề sắp sang đây. Ta muốn làm cho hắn bị nhục, các ngươi có
kế gì không?” Cận thần xin thưa: “Để bao giờ Án Tử sang, chúng tôi sẽ trói một
người giải đến trước mặt vua, để giả làm người nước Tề và cho là phạm tội ăn trộm.”
Khi
Án Tử đến nơi, vua Sở cho thiết tiệc khoản đãi. Đang giữa bữa tiệc, bỗng có hai
tên lính điều một người bị trói vào, vua Sở hỏi: “Tên này tội gì mà bị trói thế?
Họ đáp: “Đó là một người nước Tề, phạm tội ăn trộm.” Vua đưa mắt nhì Án Tử và
nói: “ Người nước Tề hay trộm cắp lắm nhỉ? Án Tử đứng dậy thưa: “Chúng tôi có
nghe, cây quất mọc ở đất Hoài nam thì là thành quất chua. Cành lá giống nhau, mà
quả lại chua, ngọt khác nhau là tại làm sao? Thưa là tại thuỷ thổ khác nhau.
Nay người dân ở bên Tề thì lương thiện, mà sang nước Sở lại sinh ra trộm đạo,
có lẽ cũng bởi thuỷ thổ nên sinh ra đổi khác chăng.
Sở
Vương muốn làm nhục Án Tử, nhưng rồi trước bằng chứng về sự thật mà Án Tử đưa
ra để biện minh, Sở Vương lại đành nuốt nhục. Chính bằng chứng về sự thật mà Án
Tử nêu ra, đã đột ngột làm xoay chuyển dự mưu của những kẻ muốn bày trò làm nhục
người khác.
2. Muốn
nhận biết Chúa, phải gạt bỏ mọi thành kiến.
Một vị
giảng thuyết được mời đến một nhà thờ nọ. Ông được báo trước rằng một số giáo
dân thường bỏ về trước khi bài giảng kết thúc.
Bắt đầu
giảng, ông loan báo: “Sáng nay, tôi sẽ nói với hai hạng người trước tiên nói với
người tội lỗi, và sau đó với những người thánh thiện.”
Ông
diễn thuyết cho “những người tội lỗi” được một lát, rồi ông nói họ: “Bây giờ
các bạn có thể ra về.” Thế nhưng hôm đó, mọi người ở lại cho đến kết thúc bài
giảng.
Thính
giả như người biệt phái và luật sĩ… không nhận bằng chứng của Gioan,
cũng không tin Đức Giêsu là Thiên Chúa là vì họ có thành kiến, kiêu ngạo, họ
cho rằng họ biết hết, kỳ thực họ chẳng biết gì. Họ chỉ nhìn Gioan Tẩy Giả và Đức
Giêsu theo định kiến thiển cận thấp hèn của họ.
3. Chết
vì mê mình
Narcisse
là một thanh niên khôi ngô tuấn tú, nên có rất nhiều “bướm” muốn bay đến đậu,
nhưng cô nào cũng bị chàng xua đuổi! Trong số đó, có cô Echo là tội nghiệp nhất!
Một
ngày nọ, chàng Narcisse đi săn, vì đang mải rượt con mồi, chàng đã tiến sâu vào
cánh rừng rậm mà không biết lối ra, chàng sợ quá kêu lên:
- Có
ai ở đây không?
Không
ngờ có tiếng vọng lại:
- Lại
đây, lại đây.
Nghe
thấy thế, chàng mừng rỡ và đi về phía giọng nói vừa phát ra. Té ra là nàng Echo
vẫn luôn bám sát chàng mà chàng không hay biết. Vừa thấy Echo, Narcisse ngoảnh
mặt đi và chạy nhanh về lối khác! Echo quá đau khổ nên gục chết giữa rừng trong
tủi hờn!
Các
cô gái nghe biết chuyện này rất phẫn nộ trước sự kiêu căng của Narcisse. Các cô
bèn rủ nhau tìm đến đền nữ thần Aphrodite để xin thần cho hắn một bài học.
Vào một
ngày đẹp trời, Narcisse tiến vào rừng để săn bắn như mọi lần. Khi đã tiến sâu
vào trong rừng, đang lúc khát nước, chàng nhìn thấy một dòng suối trong, nên vội
chạy lại úp mặt xuống húp một hơi, chợt chàng phát hiện có bóng một người rất
xinh đẹp ở dưới nước, chàng mừng quá vội ôm lấy, nhưng bóng người kia tan biến
đâu mất! Lát sau, chàng cúi xuống suối, lại thấy bóng người ấy xuất hiện, chàng
vội ôm lấy, nhưng hình ấy lại biến mất! Cứ mãi như vậy cho đến khi mệt lử và
chàng đã gục chết dưới dòng suối đang chảy xiết! Sau xác chàng biến thành người
cá!
4. Sự
thật: Ai tìm sẽ gặp
Douglas
Hyde là một ký giả người Anh không thích Gíao hội Công giáo. Một hôm ông mua một
cuốn sách chống đạo nhằm tấn công Gíao hội. Cuốn sách đã có một tác dụng ngược
lại: là đưa Hyde gia nhập Gíao hội. Đó cũng là điều xảy đến cho Balaam trong
bài đọc hôm nay: ông lên đường để chúc dữ cho dân Chúa, nhưng rốt cuộc ông lại
chúc phúc cho họ. Những người kitô hữu tiên khởi đã thấy lời tiên tri về ngôi
sao của Balaam có liên quan đến ngôi sao dẫn đường các đạo sĩ Phương Đông tìm đến
Chúa Giêsu.
Tôi
thay đổi não trạng ra sao khi nhận thấy mình sai lầm?
Bạn
được thông suốt khi trải qua thay đổi (Bruce Barton)
4. Sức
mạnh vô biên của sự thật
Tháng
5/1915 người Đức đánh chìm chiếc tàu chở hành khách Lusitalia của Mỹ, vì cho rằng
chiếc tàu chuyên chở vũ khí. Các quan chức Mỹ phủ nhận điều này và dùng sự kiện
ấy đưa Mỹ vào thế chiến thứ hai. Sau đó, người ta chứng minh rằng các quan chức
Mỹ biết rõ chiếc tàu đang chuyên chở vũ khí nhưng giả vờ không biết.
Một
phụ nữ nói: “Hầu như mọi người không phải là kẻ nói dối, họ tránh xa sự thật ở
một khoảng cách an toàn.” Người phụ nữ này có ý nói gì? Nó có thể áp dụng vào
cuộc sống tôi ra sao?
Nếu bạn
nói sự thật, bạn sẽ có sức mạnh vô biên ủng hộ bạn. Nhưng nếu không, bạn sẽ có
một sức mạnh vô biên chống lại bạn (Charles Gordon)
5.
Làm người cần trung thực
Những
vị lãnh đạo cố gắng gài bẫy Chúa Giêsu, nhưng rốt cuộc chính họ lại bị mắc bẫy.
Bởi vì, nếu họ nói quyền của Gioan đến từ con người, họ sẽ xúc phạm đến những kẻ
đón nhận Gioan như sứ giả của Thiên Chúa. Trái lại, nếu họ nói quyền ấy đến từ
Thiên Chúa, họ sẽ tự kết án mình, bởi vì họ phủ nhận phép rửa của Gioan. Chính
vì vậy họ giả vờ không biết.
Tôi
đã trung thực và thẳng thắn đối với người khác và đối với chính mình như thế
nào?
Trên tất cả hãy chân thật với chính mình và sẽ đến điều phải đến như ngày và đêm tiếp nối nhau. Bạn sẽ không thể giả dối đối với bất cứ ai. (William Shakespeare)
6. Ngọc
Bích họ Hòa
Vào
thời Sở Lệ vương, có người là Biện Hòa tìm được một viên ngọc ở trong núi đem
dâng vua. Lệ Vương sai thợ ngọc xem, người thợ này cho là đá không phải là ngọc.
Lệ Vương liền cho người họ Hòa này là nói dối, rồi sai người chặt chân trái anh
ta.
Đến
khi Vũ vương nối ngôi, người họ Hòa này lại đem ngọc đến dâng. Vũ Vương lại sai
thợ ngọc xem. Người thợ ngọc này cũng cho thứ đó là đá không phải là ngọc. Vũ
Vương lại cho người họ Hòa này là nói dối, rồi sai người chặt nốt chân phải anh
ta. Vì thế người ta đều cười và thương hại anh chàng họ Hòa này.
Đến
khi Văn vương lên ngôi, người họ Hòa ôm hòn ngọc, khóc ở chân núi Sở Sơn suốt
ba ngày ba đêm đến chảy cả máu mắt ra. Vua thấy thế, sai người đến hỏi. Người họ
Hòa thưa: "Tôi khóc không phải là thương hai chân tôi bị chặt, chỉ thương
về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối.” Vua liền cho người xem lại
thật kỹ, thì quả nhiên là ngọc thật, mới đặt tên gọi là Ngọc bích họ Hòa và từ
đó viên ngọc này được coi là quốc bảo của nước Sở.
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ BA -
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ TƯ -
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ NĂM -
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ SÁU -
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
CNMV 4A -
Lời
Chúa
TRUYỆN
KỂ
1.
CNMV 4B - TRINH NỮ
HẠ SINH CON TRAI
Lời
Chúa: Lc 1, 26-38
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét,
đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ
Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria.
Thiên
thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phước,
Thiên Chúa ở cùng trinh nữ.”
Nghe
lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.
Thiên
thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ
sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng
và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ
phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô
tận.”
Nhưng
Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết
đến người nam?"
Thiên
thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ
bao trùm trinh nữ. Vì thế, Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi
là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai
trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là
son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được.”
Maria
liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền.”
TRUYỆN
KỂ
1.
CNMV 4C - LỜI CHÚA PHÁN SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN
Lời
Chúa: Lc 1, 39-45
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Ngày ấy,
Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào
nhà ông Dacaria và chào bà Isave.
Và
khi bà Isave nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và
bà Isave được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng: "Bà được chúc
phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc!
Bởi
đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi? Vì này, tai tôi vừa nghe lời Bà
chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi.
Phúc
cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện".
TRUYỆN
KỂ
1. Maria
dám tin
Một
doanh nhân giàu có ở Mỹ có sáng kiến ngộ nghĩnh để thử lòng người: ông cho in rất
nhiều bích chương và dán khắp nơi trong thành phố nơi ông đang ở. Ðại khái nội
dung của bích chương loan báo: Bất cứ ai mắc nợ, nếu đến văn phòng của ông ngày
đó, tháng đó từ 9g đến 12g đều được ông giúp đỡ để trả nợ. Dĩ nhiên, mọi người
đều bàn tán về lời mời gọi này, nhưng đa số đã xem đây là một trò đùa.
Ðúng
ngày hẹn, doanh nhân ngồi trong văn phòng của mình. Hai giờ trôi qua mà không
thấy người nào đến. Mãi tới 11 giờ mới có một người đàn ông rụt rè đến... Doanh
nhân ký cho ông một ngân phiếu để trả hết nợ. Gần 12 giờ một vài người nữa cũng
đến. Và dĩ nhiên họ cũng được giúp đỡ tận tình. Còn tất cả những người khác khi
hiểu được lời mời gọi của doanh nhân thì đã muộn.
Lời hứa
của doanh nhân trong câu chuyện trên đây quá lớn, nên đa số đã không tin. Chính
vì không tin nên họ đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng. Ðức Maria, trái lại, Mẹ đã
dám tin vào lời Chúa hứa nên Mẹ đã được tràn đầy ân phúc. Bà Êlisabét nói:
"Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với
em" (Lc 1,4 5).
Tin
là để cho Chúa thay đổi hướng đi của cuộc đời mình.
Tin
là để cho chương trình cứu độ của Người đảo lộn chương trình sống của chúng ta.
Tin
là chấp nhận lên đường, làm một cuộc hành trình mạo hiểm với Chúa.
Trước
khi thưa lời "Xin Vâng", Ðức Maria đã có chương trình của Mẹ là sẽ sống
đời đôi bạn với thánh Giuse (Lc 1,27). Và qua lời "Xin Vâng" Mẹ đã chấp
nhận hoàn toàn để cho Thiên Chúa thay đổi hướng đi cuộc đời mình, để cho Người
đảo lộn chương trình sống, và cùng Người bước vào một cuộc mạo hiểm với trọn niềm
tin yêu phó thác.
2. Để
được khiêm nhường
Thầy
Đô-đi-kê nổi tiếng thánh thiện nhất trong dòng và hay làm phép lạ. Tin đồn rằng
bất cứ điều gì thầy xin đều được Chúa nhận lời.
Một
hôm dân làng kéo đến xin thầy cầu nguyện cho trời mưa. Nhưng thay vì trời mưa
thì lại nắng hạn lâu hơn nữa.
Một
người mẹ đến xin thầy cầu nguyện cho đứa con đang đau được mau lành. Nhưng đứa
con đã chết sau đó vài ngày.
Vài
người khác đến xin thầy làm phép lạ cho đá thành bánh. Nhưng đá vẫn trơ ra đấy.
Sau
những lần thử thách mà không được gì cả, dân làng nổi giận đuổi thầy ra khỏi phạm
vi của làng, cấm không cho thầy trở lại tu viện nữa.
Thầy
đành phải đi tìm một hang đá trong sườn núi để ẩn mình, rồi than thở với Chúa:
- Lạy
Chúa, con không hiểu tại sao lại xẩy ra như vậy. Con cầu xin Chúa cho mưa xuống
thì Chúa lại làm cho nắng hạn lâu hơn. Con xin cho đứa trẻ mau lành bệnh thì
Chúa lại cho nó chết. Con xin Chúa cho dân làng bánh ăn thì Chúa cứ để những
viên đá trơ trơ ra đó. Vì thế Chúa xem đây: con bị mọi người xua đuổi, coi con
như một kẻ tội lỗi nhất.
Nói
xong, thầy nghe có tiếng từ trời phán:
- Hỡi
con, bởi vì Ta đã cho con điều con cầu xin lúc trước đó rồi.
Thầy
Đi-đô-kê không còn nhớ thầy đã xin gì trước đó nữa nên mới hỏi lại:
-
Nhưng lạy Chúa, con đã xin Chúa điều gì?
Tiếng
lạ đáp:
- Trước
đây con đã chẳng cầu xin Ta cho con được dịp sống khiêm nhường đó sao?
3. Bác
sĩ Longet.
Bác
sĩ Longet là một người Pháp, đã từng phục vụ ở Việt nam cách đây mấy mươi năm
và cũng nổi tiếng như bác sĩ Tom Doley, người Mỹ đã phục vụ ở Đông Nam Á. Ông tận
tụy săn sóc các bệnh nhân bất kể giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, ngày lẫn đêm.
Được
hỏi tại sao ông quí mến bệnh nhân như thế?
Bác
sĩ Longet đáp:
- Vì
tôi thấy Chúa Giêsu trong mỗi bệnh nhân.
Chính
vì thế, mỗi sáng khi đi dự thánh lễ, bệnh nhân lương hay giáo, ai muốn đi ông đều
chở trên xe; mỗi chiều Chúa nhật, ông lại chở các bệnh nhân đi chơi, tham quan
nơi này nơi nọ. Và mỗi tối ông lần hạt chung với người Công giáo. Ít lâu sau,
ông Longet trở về nước Pháp, vào chủng viện dâng mình làm Linh mục và tình nguyện
sang phục vụ những người nghèo ở giáo phận Cần thơ. Nhưng tiếc thay, sau khi chịu
chức xong, ông lâm trọng bệnh và qua đời trước khi tới nơi hằng mong ước.
4. Thăm
viếng hướng về sự hiệp nhất
Đức
Giáo hoàng Gioan 23, lần đầu tiên, một vị Giáo hoàng rời khỏi Rôma, đến thăm
giáo chủ Anathagoras của Giáo hội Đông phương. Một Giáo hội đã ly khai khỏi
Giáo hội Công giáo từ lâu đời. Cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng đã biểu lộ
tình bạn chí thiết với Đức Giáo chủ và nhìn nhận Giáo hội Đông phương cùng một chi
thể với Đức Kitô, hợp nhất trong Chúa Thánh Thần. Từ hai ngàn năm nay, noi
gương cuộc viếng thăm của Đức Mẹ và Chúa Giáng sinh, bao nhiêu cuộc viếng thăm
hồng phúc như thế đã loan truyền Tin mừng đi khắp năm châu bốn bể.
Lạy Mẹ
Maria, chính cuộc sống khó khăn đã biến chúng con thành người ích kỷ, chỉ biết
nghĩ đến mình, đến gia đình mình, mà không nghĩ đến tha nhân; ai sống chết thế
nào cũng mặc! Nhiều lúc con có thái độ dửng dưng và thờ ơ trước những nỗi thống
khổ của tha nhân. Xin Mẹ dạy con biết noi gương Mẹ: Mở lòng đón nhận những kẻ bất
hạnh, quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người đói khát, luôn nghĩ tốt và làm tốt
cho người chung quanh, sẵn sàng tha thứ vô điều kiện cho những ai xúc phạm đến
mình. Xin cho con học theo Mẹ: Mau mắn đem Chúa đến cho tha nhân, giúp mọi người
nhận biết và yêu mến Chúa. Xin cho con biết sống thanh sạch và luôn kết hiệp mật
thiết với Chúa Giêsu con yêu của Mẹ, để con xứng đáng nhận được ơn cứu độ của
Người trong mùa hồng phúc này.
5. Đức
Maria có tâm hồn nhạy cảm
Đây
là những lời rất hay của một bài thơ
Cuộc
sống như một cơ may, hãy nắm lấy nó.
Cuộc
sống như một nỗi buồn, hãy vượt qua nó.
Cuộc
sống thì rất đẹp, hãy chiêm ngưỡng nó.
Cuộc
sống như một lời hứa, hãy cố thực hiện.
Cuộc
sống như một giấc mơ, hãy đón nhận nó.
Cuộc
sống như một sự bí ẩn, hãy khám phá nó.
Cuộc
sống như một thử thách, hãy đáp ứng nó.
Cuộc
sống như một sự phiêu lưu, hãy can đảm lên.
Cuộc
sống như một trò chơi, hãy chơi với nó.
Cuộc
sống như một bài ca, hãy reo hò cùng với nó.
Cuộc
sống như một gia tài, hãy giữ gìn nó.
Và cuộc
sống thì vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá hủy nó.
Cuộc
sống như một tình yêu, hãy thưởng thức nó.
Nhạy
cảm với cái tốt đẹp và những niềm vui là những điều không thế không có trong cuộc
sống. Nếu chỉ thấy toàn đau buồn trong cuộc sống thì không thể chúc tụng mà cuộc
đời chỉ có thể buồn chán, than vãn.
Đức mẹ
luôn nhạy cảm với các ơn mà Thiên Chúa ban cho mình mỗi ngày. Những ơn này Chúa
thường ban một cách thật kín đáo qua một cuộc sống không có gì là hào nhoáng.
Ơn của Chúa không bao giờ thiếu, nhưng phải biết nhận ra. Cần có con mắt thật
tinh, lòng thật ngay. Mắt tâm hồn Đức Maria luôn thật tinh và lòng Người thật
ngay vì thế Người nhận thấy đời mình tràn đầy ơn phúc: “Đấng Toàn năng đã làm
cho tôi những điều cao cả”.
Phải
là những người biết nhạy cảm lắm mới có thể cảm nghiệm được những giá trị của
những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.
6. Cầu
nguyện để nên một với Chúa
Một
nhân chứng đương thời với tổng thống A. Lincoln, kể lại rằng:
- Đêm
ấy tôi không ngủ được. Tôi bèn thử dợt lại những gì phải nói trước công chúng
sáng hôm sau đó. Đã quá nửa đêm, đúng ra là gần hừng đông. Chợt tôi nghe có tiếng
thầm thì trong phòng Tổng Thống ngủ. Cửa phòng hé mở. Theo bản năng. Tôi bước lại
gần và thấy một cảnh không thể nào quên được. Tôi thấy Tổng Thống đang quì bên
một cuốn Kinh Thánh đang mở. Ánh sáng trong phòng chỉ vừa đủ. Lưng ngài quay về
phía tôi nên không thấy tôi vào. Tôi đứng lặng một lúc, quá đỗi bàng hoàng và
kinh ngạc. Rồi tôi nghe Tổng Thống cầu nguyện:
- Lạy
Chúa, Chúa đã nghe lời cầu khấn của Salômon trong đêm khuya, xin cho được ơn
khôn ngoan. Xin Chúa nhậm lời con đây, con không thể dẫn dắt dân tộc này nếu
Chúa không ra tay giúp đỡ con. Con là kẻ nghèo hèn và tội lỗi. Lạy Chúa, Chúa
đã nhậm lời cầu xin của Salômon, xin hãy nghe lời con nài van mà cứu lấy đất nước
này!
Vâng
chúng ta hãy cầu nguyện như thế để được Chúa nhậm lời. Amen.
7. Viếng
thăm là thắp lên ánh sáng
Mẹ
Têrêsa thành Calcutta đã thuật lại một câu chuyện sau nhân dịp một đài truyền
hình phỏng vấn Mẹ.
Mẹ
nói: Một lần khi khi còn ở Úc tôi có đến thăm một người thuộc thổ dân
Aborigine. Ông cụ sống trong cảnh cô độc thật thảm thương. Ông sống trong một
túp lều xiêu vẹo với tuổi đã già nua của mình. Khởi đầu câu chuyện cho lần gặp
đầu tiên, tôi đã đề nghị:
- Để
tôi dọn dẹp nhà và sửa soạn giường ngủ cho ông.
Ông
ta trả lời hững hờ:
- Tôi
đã quen sống như vậy rồi.
-
Nhưng ông sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp.
Sau
cùng ông ta bằng lòng để tôi dọn dẹp lại nhà cửa cho ông. Trong khi quét dọn
tôi thấy một cái đèn cũ đẹp nhưng phủ đầy bụi bặm và bồ hóng. Tôi hỏi ông:
- Có
bao giờ ông thắp đèn này chưa?
Ông
la trả lời cộc lốc:
-
Nhưng thắp đèn để cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu? Tôi sống ở
đây đã từ lâu không hề trông thấy mặt người nào cả.
Tôi hỏi
ông:
- Nếu
như có người tình nguyện đến thăm ông thường xuyên, ông có vui lòng thắp đèn
lên không?
- Dĩ
nhiên.
Từ
ngày đó, các nữ tu quyết định mỗi chiều sẽ ghé qua nhà ông. Ông ta bắt đầu thắp
đèn và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa. Trước khi
qua đời ông nhờ các nữ tu ghé thăm nhắn tin giúp ông:
- Xin
nhắn với mẹ Têrêsa, bạn tôi, rằng ngọn đèn mà mẹ thắp lên trong đời tôi vẫn còn
chiếu sáng.
Đó chỉ
là một việc nhó mọn, nhưng trong bóng tối cô đơn của đời tôi, một tia sáng đã
thắp lên và vẫn còn tiếp tục chiếu sáng mãi.
8. Cho
đi mang lại niềm vui
Một
hôm vào buổi chiều áp lễ Giáng Sinh, một sinh viên trẻ cùng đi với vị giáo sư đến
thăm các trẻ em bất hạnh trong viện mồ côi ngoại thành. Vị giáo sư này thường
được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì
sự thân thiện và tốt bụng của ông.
Trên
đường đi, thầy trò đi ngang qua một nông trại, thấy một đôi giày cũ nằm bên vệ
đường gần cổng một nông trại. Có lẽ đây là đôi giày của một bác nông dân nghèo
làm việc tại đây. Anh sinh viên liền nói với vị giáo sư: "Bây giờ sắp đến
giờ tan sở. Em sẽ giấu đôi giày của ông ta vào chỗ khuất rồi thầy trò chúng ta
sẽ núp quan sát xem thái độ của ông ta thế nào khi bị mất đôi giày. Chắc là sẽ
vui lắm đây".
Vị
giáo sư liền khuyên can: "Này anh bạn trẻ. Chúng ta đừng bao giờ cười vui
trên nỗi đau của người khác. Trái lại, theo thầy nghĩ: em được Chúa cho có dư
tiền bạc. Chắc em sẽ tìm thấy một niềm vui lớn lao hơn nhiều qua việc chia sẻ với
người nghèo này đấy. Vậy em hãy đặt vào đôi giày của ông ta hai đồng tiền và chờ
xem phản ứng của ông ta khi bất ngờ nhận được món quà Giáng Sinh”. Anh sinh
viên làm theo lời thầy dạy, rồi cả hai cùng đến núp sau một gốc cây gần đó.
Chẳng
mấy chốc đã thấy một người từ trong nông trại đi chân không đến nơi để giày.
Ông ta xỏ chân vào một chiếc giày và phát hiện ra có vật lạ. Ông dùng tay moi
ra một đồng tiền năm đô-la. Với vẻ ngạc nhiên, ông chăm chú nhìn đồng tiền rồi
lật qua lật lại như không tin vào mắt mình. Rồi ông nhìn chung quanh để tìm
xem ai đã làm điều này, nhưng không thấy. Ông bỏ đồng tiền vào túi áo, và tiếp
tục xỏ chân kia vào chiếc giày còn lại. Vẻ ngạc nhiên của ông tăng lên gấp đôi
khi phát hiện một đồng tiền thứ hai nằm trong chiếc giày kia. Với cảm xúc
tràn ngập trong lòng, ông liền quì gối ngước mặt lên trời dâng lời nguyện tạ ơn
Thiên Chúa. Ông cám ơn bàn tay vô hình hào phóng nào đó đã mang lại món quà thiết
thực ngay trước lễ Giáng Sinh, cứu gia đình ông qua cơn túng quẫn: vợ đang bị
đau phải nằm liệt giường mấy ngày nay và ba đứa con nhỏ dại bụng đói đang chờ bố
đi làm mang tiền về nhà.
Anh
sinh viên lặng người đi vì xúc động. Hai dòng lệ tự nhiên chảy xuống hai bên má
khiến anh vội đưa tay gạt đi. Vị giáo sư liền lên tiếng nói: "Bây giờ em
có thấy vui hơn nhiều nếu như em mang ông ta ra làm trò cười hay không?"
Chàng thanh niên trả lời: "Đúng. Cám ơn giáo sư. Giáo sư đã dạy cho em một
bài học mà có lẽ em sẽ không bao giờ quên được. Bây giờ em mới hiểu ý nghĩa thực
sự câu nói của Chúa Giê-su mà hồi nhỏ em đã đọc qua nhưng chưa hiểu: "Cho
thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35).
9. Tôi
sẽ thăm viếng ai?
Một
hôm Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đi thăm một bệnh viện dành cho những người cao tuổi
giàu có ở nước Anh mới được xây dựng. Bệnh viện có nhiều phòng ốc khang trang sạch
đẹp, được trang bị bằng nhiều loại máy móc hiện đại, tương xứng với số tiền viện
phí to lớn mà người nhà các bệnh nhân phải trả. Thái độ và cung cách phục vụ của
các y bác sĩ và nhân viên phục vụ ở đây nói chung đều nhã nhặn lịch sự, nhưng
mẹ thấy có điều kỳ lạ và mẹ đã lên tiếng hỏi vị bác sĩ hướng dẫn đoàn khách
tham quan như sau:
-
Thưa bác sĩ, tại sao tôi thấy khi đoàn mình đi ngang qua các phòng bệnh, thì đều
thấy mọi bệnh nhân đang nằm trong phòng đều quay mặt ra ngoài cửa nhìn vậy?
Viên
bác sĩ trả lời:
- Dạ
thưa dì, là do các bệnh nhân trong bệnh viện này đều thuộc lớp người giàu có. Họ
được con cái đưa vào nằm ở đây để nhờ chúng tôi chăm sóc sức khỏe. Họ không thiếu
đồ ăn thức uống và thuốc men chữa bệnh. Nhưng cái họ thiếu nhất là tình thân ruột
thịt. Họ luôn mong con cháu hay người thân đến thăm. Nhưng hầu như rất ít có
người đến thăm, trừ khi họ chết.
Hội
Thánh luôn khuyến khích các tín hữu đến thăm những người già cả neo đơn, bệnh tật,
các tù nhân, những người nghèo khó để an ủi động viên họ và mang lại niềm vui
cho họ. Vậy mỗi người chúng ta sẽ đi thăm viếng ai trong Mùa Giáng Sinh Năm
nay?
10. Cần đến sự hiện diện
Trong
một lần đi thăm, các bác sĩ đã dẫn ông Lincoln đến chỗ một người lính trẻ đang
cận kề cái chết. Tổng thống đến bên giường, hỏi anh: “Tôi có thể giúp được gì
cho anh không?”
Người
lính tiều tụy không hề biết người đàn ông đứng trước mặt mình chính là Tổng thống
Lincoln. Anh thì thầm với Tổng thống: “Ông có thể viết thư cho mẹ tôi được
không?”
Tổng
thống Lincoln đã đồng ý và cẩn thận ghi lại trên giấy những gì người lính nói.
“Gửi
mẹ thân yêu, con đã bị thương nặng trong khi làm nhiệm vụ. Con sợ mình sẽ không
qua khỏi. Xin mẹ đừng quá đau buồn vì con. Hãy hôn Mary và John hộ con. Cầu
Chúa phù hộ cho mẹ và cha”, người lính nói.
Người
lính dừng lại vì đã quá yếu, không thể tiếp tục được nữa. Sau đó, ông Lincoln
đã ký tên lên thư và đề rằng: “Viết cho con trai bà, Abraham Lincoln”.
Khi
người lính nhìn thấy bức thư mà Tổng thống Lincoln viết thay mình, anh đã rất
ngạc nhiên vì thấy chữ ký “Abraham Lincoln’s”. Chàng trai trẻ hỏi: “Ông là Tổng
thống thật sao?”
Ông
Lincoln trả lời: “Đúng vậy, là tôi đây”, sau đó hỏi anh xem liệu mình có thể
giúp được gì cho anh nữa không.
Người
lính đáp lại: “Ông có thể cầm lấy tay tôi không? Hãy ở bên tôi cho đến khi
tôi nhắm mắt”.
Trong
căn phòng yên tĩnh, vị Tổng thống cao lớn, dáng vẻ gầy gò nắm lấy tay chàng
trai trẻ và dành cho anh những lời động viên cho đến khi anh trút hơi thở cuối
cùng.
11. Hãy
quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh:
-
Bác sĩ Tom Dolly, người đã hy sinh cả cuộc đời đến ở giữa chốn rừng
thiêng nước độc bên Lào vào đầu thế kỷ này, đã phát biểu rằng:
“Không ai nghèo đến độ không có một thứ gì đó để trao tặng tha nhân”.
Thực vậy, một người ăn xin ư? Anh ta vẫn có thể cho chúng ta cơ hội để
thể hiện sự chia sẻ quảng đại của chúng ta đối với anh. Một người tàn
tật ốm đau cũng có thể mời gọi chúng ta bày tỏ cảm thông và nâng
đỡ. Một kẻ thù cũng có thể cho chúng ta cơ hội để tập nhẫn nhịn chịu
đựng sự xỉ nhục và thể hiện lòng bao dung tha thứ vô điều kiện... Phải,
bất cứ ai cũng có thể đem lại cho chúng ta một điều gì đó. Vấn đề
là chúng ta có nhận ra điều này và có sẵn sàng mở lòng đón nhận
những món quà quý giá đó hay không.
- Có
nhiều người do tự ái cao và thói sĩ diện hão nên chỉ muốn ban phát cho đi mà
không muốn nhận lại. Tuy nhiên, chúng ta hãy ý thức rằng: “Có đi có lại mới toại
lòng nhau”. Chỉ khi chấp nhận nguyên tắc ứng xử: “Quảng đại cho đi và khiêm nhường
nhận lãnh” thì quan hệ đôi bên mới được bình đẳng và tình cảm hai người mới được
bền lâu. Sự nhận lại ở đây không nhất thiết phải là quà tặng hay tiền bạc tương
xứng như trong quan hệ bạn bè thân quen, mà có thể là tình cảm chân thành, lời
nói biết ơn trong quan hệ vợ chồng hay giữa hai bạn trẻ đang yêu…
12. Ai
tìm thì sẽ gặp
Thánh
nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu kể cho chúng ta một mẫu chuyện nhỏ: Lúc ấy, Têrêxa còn
nhỏ. Nghe đọc chuyện thương khó của Chúa Giêsu, Têrêxa cảm động, nước mắt tràn
mi. Têrêxa cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa thương con quá, còn con chưa làm được gì
để đền đáp cả. Con phải qua xứ truyền giáo xa xôi và con sẽ chết tử vì đạo ở đó
như các vị truyền giáo.
Cầu
nguyện xong, Têrêxa bỏ nhà và chạy ra đường. Cứ chạy, chạy mãi, quyết sẵn sàng
chết mà… Bỗng một cậu bé trai cùng tuổi chặn Têrêxa lại và hỏi: "Cô tên
gì?". Têrêxa ngập ngừng trả lời: "Tôi là Têrêxa của Giêsu Hài Đồng".
"Còn cậu, cậu tên gì?" – Tôi hả? Tôi là Giêsu Hài Đồng của Têrêxa. Cậu
bé liền biến mất.
13. Ơn
gọi Đi Thăm Viếng
Cha
Jerome Pattyn mới hơn 70 tuổi, nhưng vì sức khỏe yếu kém, Cha xin về hưu sớm. Từ
đó Cha dâng hiến cuộc đời còn lại để thăm viếng các bệnh nhân ở nhà thương
Stella Maris ở Makassar, Indonesia.
Cha
nói: “Tôi thích công tác tông đồ này. Nó giúp tôi cảm thấy hữu ích vì còn làm
cái gì đó cho tha nhân. Các người bệnh mong chờ tôi đến an ủi họ. Lời cầu nguyện
củng cố Đức Tin và giúp các bệnh nhân sẵn sàng chấp nhận bệnh tật. Lời cầu nguyện
còn trao ban sức mạnh và nâng đỡ tâm lý khiến việc chữa trị được hữu hiệu và
nhanh chóng.”
Một
hôm, Cha Jerome gặp một bệnh nhân Hồi giáo sùng đạo. Anh ta bị ”đứng tim”. Anh
để ý thấy người bệnh Công Giáo cùng phòng, được chữa trị ”khẩn trương”, đã mau
chóng bình phục, sau khi được Cha Jerome thường xuyên viếng thăm. Cha cầu nguyện
và cùng bệnh nhân Công Giáo cầu nguyện chung. Anh Hồi giáo nhờ người mời Cha
Jerome đến thăm và cầu nguyện cho mình. Khi Cha Jerome giải thích với anh rằng
người bệnh kia là tín hữu Công Giáo, anh nói:
“Không
sao hết! Chỉ có một THIÊN CHÚA duy nhất cho hết mọi người: Hồi giáo, Công Giáo
và các tôn giáo khác. Tôi nhận thấy THIÊN CHÚA nhậm lời quí vị cầu xin. Vậy xin
ngài cũng cầu nguyện cho tôi với, hầu tôi được khỏi bệnh.”Dĩ nhiên, Cha Jerome
sốt sắng cầu nguyện cho anh. Và người bệnh Hồi giáo đó được khỏi bệnh thật. Anh
hết sức tri ân.
Cha
Jerome cho biết chính phong trào Canh Tân trong Thánh Linh gợi ý khiến Cha dành
thời giờ thăm viếng bệnh nhân và cầu nguyện cho họ. Mỗi khi đến nhà thương, Cha
thân mật bắt tay chào thăm tất cả từ các bác sĩ, y tá đến các nhân viên thiện
nguyện và các bệnh nhân. Cha quen biết mọi người và ai ai cũng quý mến Cha.
Trung bình mỗi ngày Cha Jerome viếng thăm khoảng 60 bệnh nhân. Vì thế Cha không
thể ở lại lâu với từng người, trừ những người đang hấp hối hoặc lâm vào cảnh
tuyệt vọng… Quả thật, Cha Jerome Pattyn mang niềm HY VỌNG, lòng TIN TƯỞNG, sự
NHẪN NHỤC đến cho các bệnh nhân. Cha thoa dịu đau khổ và gieo rắc NIỀM VUI cho
mọi người, không trừ ai. (”Chronica CICM” n.5, Juin/2003, trang 145-148, Sr.
Jean Berchmans Minh Nguyệt)
14.
Người có phúc
Thấy
một linh mục lớn tuổi mà luôn luôn sống vui vẻ, có người ngạc nhiên hỏi:
- Sao
cha lại có thể luôn sống vui vẻ được như thế?
Người
linh mục già trả lời:
- Tôi
luôn vui vẻ là bởi vì tôi nghĩ rằng, trong muôn vật muôn loài Chúa đã dựng nên,
thì loài người là quí nhất, thế mà tôi lại được làm người. Đó là niềm vui thứ
nhất.
Người
ta sinh ra đời, có nhiều người đui què, tàn tật, chết non, mà tôi đến gần 70 tuổi
mà vẫn lành lặn mạnh khỏe. Đó là điều vui thứ hai.
Nhiều
người hiện nay phải đói khát rách rưới, thế mà tôi chưa phải nhịn đói ngày nào.
Đó là niềm vui thứ ba.
Bao
nhiêu người thất học, dốt nát, mà tôi lại được học hành, tuy không thông thái
giỏi dang gì. Đó là niềm vui thứ tư.
Ơn gọi
linh mục là một ơn Chúa ban cho ai tùy ý Người, không phải muốn là được, thế mà
tôi lại được làm linh mục của Chúa. Đó là niềm vui thứ năm...
Và nếu
chịu khó suy nghĩ thì còn biết bao nhiêu niềm vui khác nữa. Làm sao mà tôi
không vui được. Niềm vui lớn nhất là tôi tin Chúa thương tôi.
15. Tin
có Chúa ở cùng
Trại
tù Humaita ở Ba Tây là một trại tù hơi khác thường. Công việc cai quản gần bốn
trăm tù nhân thay vì được trao cho các nhân viên chính phủ, thì lại do một số
Kitô hữu đã tình nguyện lãnh nhận công tác phục vụ những tù nhân này. Ngoài ra,
còn một điều khác thường thứ hai và đáng kể hơn. Mỗi trại tù thường có phòng biệt
giam để giam giữ những tội phạm ngang bướng. Tại trại Humaita, phòng biệt giam
này ngày nay chỉ có một "tội phạm." Sau cánh cửa sắt, là một bàn thờ,
với hoa tươi, một tượng Thập Giá, và một biểu ngữ: "Estamos juntos"
(chúng ta cùng có nhau).
Người
"tội phạm" biệt giam đây chính là Chúa Giêsu, và cây thánh giá của
Người là một nhắc nhở hùng hồn cho mọi tù nhân rằng Chúa Giêsu đã chịu án tù
cho mọi người và Người vẫn luôn ở đó với họ. Vì nhận ra tình Chúa yêu thương họ
mà các tội phạm tại Humaita đã chấp nhận được cảnh tù đầy của họ.
16. Chúa
hiện diện mà ta không thấy
Cha
An mai kể: Một chị kia đến không ngần ngại nói rằng nhiều lúc chị nghĩ đến cái
chết vì gia đình chị đang gặp bế tắt. Hỏi thăm thì chị nói là chồng chị bị ung
thư thận và rồi đang bế tắt và chị muốn tìm đến cái chết cho thanh thản cõi
lòng.
Nghe
chị nói xong, tôi mời chị hãy dành một chút thời gian nào đó để vào các phòng cấp
cứu của các bệnh viện, ít là 115 và Chợ Rẫy để thấy tận mắt nơi đó sự sống của
con người. Gia đình, người thân, con cái và đặc biệt là các y bác sĩ dù không hề
quen biết nhưng với y đức, với tính nhân đạo của con người họ đã cố gắng hết sức
cứu mạng sống cho con người dù mong manh. Tôi mời gọi như thế và chị chợt nhận
ra rằng chị hạnh phúc hơn nhiều người. Chồng chị đang bệnh nhưng ít ra gia đình
chị vẫn còn một mái nhà để tựa nương vì lẽ xung quanh chị và ngay trong cái bệnh
viện Ung Bướu cách đây không xa vẫn còn đó nhưng con người đau khổ mà không có
tiền để có được bữa cơm bình thường như bao người mà phải ngửa tay xin bữa cơm
từ thiện.
Sau
khi tôi phân tích, gợi lên một chút về sự sống, một chút về ân ban mà Thiên
Chúa trao ban cho chị, chị nhận ra và mỉm cười với cuộc đời vì lẽ chị hạnh phúc
hơn bao người.
Ta
cũng thế, nhiều lần nhiều lúc vì cao ngạo để rồi ta không nhận thấy Chúa trong
cuộc đời ta. Khi ta cho mình là nhất, khi ta cho mình là chủ đời ta thì không
thể nào ta có chỗ cho Thiên Chúa được.
17. Thăm
viếng là truyền giáo
Ông
Alix 50 tuổi bị bệnh bất toại. Vợ ông chăm sóc cho ông nhưng bà cũng phải đi
làm để nuôi gia đình. Mỗi ngày trước khi đi làm, bà đặt ông trên chiếc ghế
bành, để một số sách báo ông đọc cho qua giờ. Thấy ông bệnh hoạn và cô đơn nên
cha xứ tới thăm ông và cha cũng khuyến khích bà con trong giáo xứ ai có thời giờ thì tới thăm ông. Có một bác
sĩ trẻ hưởng ứng lời cha hằng tuần tới thăm và khám bệnh cho ông, rồi còn có hội
đoàn công giáo tới thăm, giúp đỡ ông, đọc sách và hát những bài ca sinh hoạt
cho ông nghe... nên ông cảm thấy được an ủi rất nhiều. Gần lễ Giáng sinh, ông
xin Cha xứ cho ông được Rước Mình Thánh Chúa, thế nhưng ông là người ngoại đạo.
Để đáp ứng nguyện vọng của ông, cha nhờ giáo lý viên cấp tốc dạy giáo lí cho
ông, kết quả ông đã được Rửa tội và Rước
Mình thánh Chúa vào dịp lễ Giáng sinh.
Trong
những ngày Mùa Vọng còn lại, chúng ta noi gương Đức Mẹ chuẩn bị tâm hồn đón mừng
Chúa đến bằng cách sống tinh thần bác ái hi sinh, biết chia sẻ niềm vui cũng
như nỗi đau của anh em đặc biệt là những người bị khốn khó do đại dịch Covid vẫn
còn kéo dài. Như vậy Chúa sẽ vui mừng vì thấy lòng tin còn cháy sáng nơi tâm hồn
chúng ta và Chúa sẽ ban nhiều ân phúc cho mỗi người chúng ta. Amen.
18. Những
cuộc thăm viếng xưa và nay
Bà
Lely Lemieux là một Kitô hữu Canada. Từ 8 năm nay, bà là hội trưởng hội
"Ngọn Lửa Cháy" của giáo phận thành phố Mông-rê-an. Hội có mục đích dẫn
đường và cùng đi với các người trẻ trong cuộc hành trình nhắm tới tương lai.
Ngoài ra, bà Mỹ còn năng thăm viếng các tù nhân, mang lại cho họ niềm hy vọng
và sự cảm thông. Vậy do đâu mà bà Mỹ có được tinh thần nhiệt thành đối với người
trẻ và với người tù tội? Hãy nghe lời bà Mỹ tâm sự:
Đời sống
của tôi thật giản dị và đâm rễ sâu trong tình thương của Chúa. Giờ đây ở tuổi
trưởng thành, tôi càng thấy rõ tôi hết lòng tin vào sự hiện diện và tác động của
Thiên Chúa trong đời tôi. Tôi vô cùng cảm tạ Chúa về hồng ân đức tin đó. Tôi
còn hưởng một hồng ân khác nữa là được sinh ra trong một gia đình trên thuận dưới
hoà. Cha mẹ tôi rất quan tâm săn sóc con cái. Tình thương, sự chăm sóc tế nhị
và lòng trìu mến của cha mẹ đối với tôi, là một món quà tôi không bao giờ quên,
cũng không bao giờ giữ riêng lấy cho tôi.
Ngay ở
tuổi 14, tôi đã dành giờ rảnh ngày thứ bảy đi giúp tắm rửa các em bé tại nhà
thương Từ Bi. Kế đến tôi gia nhập hội Hướng Đạo. Các sinh hoạt Hướng Đạo đã cho
tôi cơ hội sống với người trẻ.
Từ
tám năm nay, tôi được giáo phận giao cho việc điều khiển hội đoàn "Ngọn Lửa
Cháy". Đây là cộng đoàn dành riêng cho người trẻ từ 18-25. Cứ vào cuối tuần,
chiều thứ 6 đến chiều Chúa Nhật, họ họp lại để suy tư về những đề tài xoay
quanh "Bản thân, tha nhân, gia đình và Chúa Kitô". Mỗi chiều Chúa Nhật,
tôi được an ủi rất nhiều khi thấy những người trẻ ra về với gương mặt vui tươi.
Đó là những người trẻ đã từng trải qua những kinh nghiệm đau thương, như nghiện
rượu, nghiện ma tuý, thất tình, cô đơn, không kiếm được việc làm, thiếu tự tin.
Nhờ được chung sống và chia sẻ với nhau những ngày cuối tuần mà họ tìm lại được
hơi ấm của tình người, nhất là có được hy vọng và lòng tự tin.
Ngoài
ra, tôi còn thường xuyên thăm viếng các tù nhân. Những người này chiếm một chỗ
đứng quan trọng trong đời tôi và mang lại cho tôi rất nhiều kinh nghiệm quý
báu. Thật ra việc tiếp xúc với họ không phải là chuyện dễ dàng và đơn giản. Tôi
không bao giờ biết trước được ai là người tôi sẽ gặp nơi nhà tù, và khi gặp họ
tôi phải nói gì. Tôi hoàn toàn phó thác nơi Chúa Thánh Linh qua mỗi cuộc gặp gỡ.
Chính Chúa Thánh Linh cho tôi biết phải nói gì. Tôi thường ra về lòng tràn đầy
ơn bình an nhờ tham dự vào lòng thương xót của chính Chúa Giêsu.
Tôi
có một niềm tin vững chắc nơi Chúa. Với tôi, Thiên Chúa là một người CHA tuyệt
diệu, trên hết mọi người cha. Nơi Chúa, tôi đặt trọn niềm tin và tình cảm, nhờ
đó tôi được an tâm trước mọi thử thách.
Bất Cứ
Ai Đón Nhận Sự Hiện Diện Ưu Ái Của Thiên Chúa…
Buổi
sáng khi thức dậy, tôi dâng ngày cho Chúa, rồi tôi khiêm tốn xin Chúa cho tôi
trở nên người phản ảnh tình thương của Chúa cho tha nhân.
Với
ai đó than phiền vì chỉ gặp toàn khó khăn xui xẻo, tôi liền hỏi người đó:
"Đâu là chỗ đứng trong đời của bạn?" Quả thật, đối với tôi, Thiên
Chúa chính là gia nghiệp đời tôi. Tôi tìm nơi Người sức mạnh, niềm hy vọng,
tình thương và ánh sáng chiếu soi bước đường hàng ngày của tôi.
Riêng
với Mẹ Maria, bà Lely Lemieux kể ra một câu chuyện nhỏ: "Trước kia, tôi có
tật hút thuốc lá mỗi ngày hai gói! Tôi đã cố gắng bỏ tật xấu đó một số lần
nhưng lần nào cũng thất bại. Ngày kia, một người bạn nói với tôi: "Bạn biết
không? Đức Mẹ đã giúp mình bỏ thuốc đó." Nghe vậy, tôi tự nhủ: "Chắc
Đưc Mẹ cũng sẵn sàng giúp tôi bỏ thuốc." Thế là tôi mang gói thuốc đặt dưới
chân tượng Đức Mẹ. "Xin Mẹ giúp con bỏ thuốc từ này trở đi" và quả thật,
từ hồi đó, Đức Mẹ đã giúp tôi bỏ hẳn tật hút thuốc.
Lời
tâm sự của bà Lely Lemieux gợi ý cho thấy biến cố Đức Maria đi thăm viếng bà
Isave thường được lặp đi lặp lại nhiều lần nhiều cách trong đời người Kitô hữu.
Có thể nói chính việc lặp đi lặp lại này làm nên đời người Kitô.
19. Gương
viếng thăm của ĐTC Phanxicô
Tình
yêu thương của Ngài đã chạm đến trái tim từng người mà Ngài gặp gỡ. Xin được
trích dẫn một bằng chứng: “Tờ Washington Post, xuất bản tại Hoa Kỳ, trong số đề
ngày 6 tháng 11 năm 2013, nữ ký giả Elizabeth Tenety đã viết bản tin có tựa đề
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ôm một người đàn ông có dị tướng tại quảng trường thánh
Phêrô.
Đức
Thánh Cha đã âu yếm ôm hôn người tật bệnh này vào cuối buổi triều yết chung,
ngày thứ Tư 6 Tháng 11 năm 2013. Bệnh nhân có diện mạo và thân thể rất kỳ dị
đáng thương đến nỗi nhiều người cho rằng ông ta không còn có hình dạng con người.
Ký giả tờ Washington Post viết rằng: Nếu phải dùng từ ngữ thì cần cả ngàn từ mới
diễn tả được ý nghĩa Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật.
Hình ảnh
Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật đã nhanh chóng được phổ biến trên các mạng lưới
xã hội và nhiều cơ quan thông tấn quốc tế đã đưa bản tin đặc biệt này. Hình ảnh
Đức Thánh Cha ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tật làm nhiều người tưởng nhớ đến
hình ảnh Chúa Giêsu đã chữa những người phong cùi, và thánh Phanxicô Assisi đã
săn sóc người tật bệnh nghèo đói” (Theo Nguyễn Long Thao).
Người
đàn ông bất hạnh nhưng có phước này bày tỏ cảm nhận của mình khi được chính vị
giáo hoàng ôm lấy như sau:
“Đôi
tay của ngài hết sức mềm dịu. Và nụ cười của ngài rất ư là tươi nở. Thế nhưng
cái đánh động tôi nhất đó là việc ngài không lưỡng lự về việc có nên ôm lấy tôi
hay chăng. Tôi không gây lây nhiễm, nhưng ngài đâu có biết như thế. Ngài chỉ biết
làm điều ấy thôi: ngài đã ve vuốt cả khuôn mặt của tôi và khi ngài làm thế thì
tôi chỉ cảm thấy rằng mình được yêu thương. Trước hết ngài đã hôn lấy bàn tay của
tôi, trong khi bàn tay kia của ngài mơn trớn đầu tôi và các vết thương của tôi.
Sau đó ngài kéo tôi vào mà ôm chặt lấy tôi, hôn lên gương mặt của tôi. Đầu của
tôi dựa vào ngực của ngài, hai cánh tay của ngài ôm choàng lấy tôi. Điều này
kéo dài hơn một phút, nhưng đối với tôi nó dường như là vô tận” (Theo Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, phóng dịch theo http://www.zenit.org/en/articles/severely-disfigured-man-embraced-by-pope-gives-interview).
20. Nhu
cầu có bạn
Mẹ
Têrêsa Calcutta kể lại: Một hôm Mẹ đến thăm một nhà thương Anh Quốc rất tối
tân, khung cảnh và các phòng ốc của nhà thương khang trang sáng sủa, trang bị đủ
mọi thứ máy móc cùng tiện nghi vô cùng tối tân, tương xứng với số tiền phải trả.
Ngoài ra các y tá và nhân viên làm việc trong nhà thương đều nhã nhặn, nhưng Mẹ
nhận thấy một điều kỳ lạ và hỏi vị bác sĩ trưởng đang hướng dẫn Mẹ đi thăm nhà
thương:
-
Thưa bác sĩ, tại sao các người bệnh nhân cứ mỗi lần thấy ai vào là họ cùng đồng
loạt quay nhìn về phía cửa vậy?
Câu
trả lời của viên y sĩ giám đốc nhà thương rất đơn sơ nhưng thoáng vẻ buồn:
- Dạ
thưa, là vì họ luôn luôn chờ đợi một ai đó trong số bà con thân thuộc đến thăm
họ nhưng chẳng có ai đến thăm họ bao giờ.
21. Em
vẽ sự bình an
Paolo
Turturro, một linh mục chánh xứ tại Palermo, đã phát động cuộc thi cho trẻ em
viết một bài thơ, hay vẽ một bức tranh về hoà bình. Có đến 120.000 em tham gia,
cả một vài em ở ngoài Sicily. Tác phẩm thắng giải là một bài thơ với tựa đề ‘Vẽ
Sự Bình an’ (Painting Peace):
Em có
một hộp màu.
Không
có màu máu đỏ cho vết thương của em.
Không
có màu đen cho nỗi buồn của người yêu dấu.
Không
có màu vàng cho sự ghen ghét trong thế giới.
Có
màu xanh:
Em ngồi…
Và em vẽ sự Bình An.
‘Painting
Peace’ đã được cha Turturro dùng đặt tên cho một tổ chức ngài thành lập ở
Palermo, giúp giữ gìn giới trẻ khỏi bàn tay của Mafia.
Ai
cũng nói mình mong ước sự bình an. Nhưng trong bản tin thế giới hằng ngày trên
báo chí, TV… ai cũng thấy sao mà có quá nhiều tranh chấp, xô xát… Phải chăng đó
là phác họa chân dung tâm hồn của nhân loại hôm nay, một bức chân dung thiếu vắng
sự bình an?!
Đó
không chỉ là vấn đề của hôm nay, mà là vấn đề của mọi thời. Từ thuở ban đầu,
sau khi lìa bỏ Chúa, lịch sử loài người trở nên đen tối với việc Cain giết chết
em mình là Aben: cái chết nơi thể xác Aben được bắt đầu từ cái chết đáng sợ
trong tâm hồn Cain! Phải làm gì đây?
Lời hứa
về sự bình an là câu trả lời của Chúa! của Tình Yêu.
22. Đến
với nhau
Đức Hồng
Y Timothy M. Dolan trong cuốn “Linh mục cho ngàn năm thứ ba” kể câu chuyện khá
cảm động về một gia đình trong giáo xứ ngài từng coi sóc. Đó là một gia đình hạnh
phúc với năm người con. Không may, người vợ bị thấp khớp khi mới 33 tuổi. Bà
không thể tự lo cho bản thân những việc tối cần thiết. Ông chồng là người thật
tốt, luôn chăm sóc, lo lắng cho bà từng miếng ăn, ngụm nước, và thường xuyên có
mặt bên cạnh bà. Một lần có dịp trở về giáo xứ cũ, ngài đến thăm gia đình ấy.
Khi từ biệt, ngài nói với người chồng: “Ông Bill ơi, tôi rất cảm kích trước những
gì ông dành cho bà.” Người chồng trả lời: “Thưa cha, hiện giờ con yêu nhà con
hơn ngày chúng con mới cưới nhau.”
Yêu
thương mà không trung tín là lừa dối. Trung tín mà không yêu thương là ngớ ngẩn,
chẳng khác gì người quyết tâm đi tới đích nhưng lại không xác định nơi mình sẽ
đến. Vì thế, nếu hết lòng yêu mến Thiên Chúa, chúng ta cần trung thành với lời
Người dạy.
23.
Khiêm nhường đón nhận
Đọc
Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của
Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn
mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống
sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương
Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy.
không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần
nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta. Trương
Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: Thằng bé
này dạy được đây. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương
làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một
danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.
Trương
Lương gặp được thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm
nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ. Thời Đức
Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận.
Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ
có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
24. Hãy
là nhịp cầu đưa Chúa đến với anh em
Những
cây cầu rất đắc dụng trong giao thông, giúp những người bị ngăn cách bởi khe suối,
bởi sông sâu, biển rộng dễ dàng vượt qua trở ngại để gặp gỡ tiếp xúc với nhau.
Đơn
giản nhất là những cây cầu khỉ chênh vênh vắt qua những con suối nhỏ giúp cư
dân đôi bờ cách biệt có thể qua lại với nhau. Kiên cố hơn thì có những cây cầu
bê tông nối liền các tuyến giao thông quan trọng, giúp người lữ hành vượt qua
những con sông rộng đi đến được những phương trời xa. Đáng kể hơn phải nói đến
những chiếc cầu dây văng hùng vĩ, băng qua những con sông và vùng vịnh rộng lớn,
như cây cầu Golden Gate nổi tiếng, giúp cư dân hai bên bờ vịnh San Francisco có
thể đến được với nhau thật nhanh chóng, dễ dàng.
Nhưng
làm cách nào để xây dựng được cây cầu đặc biệt nối trời với đất, đưa Thiên Chúa
đến với loài người và đưa loài người lại gần Thiên Chúa?
Từ
ngày nguyên tổ phạm tội, quan hệ nồng thắm giữa Thiên Chúa và loài người bị cắt
đứt. Tội lỗi khiến con người bị tách lìa và xa cách Thiên Chúa bằng một khoảng
cách gần như bất tận.
Vì tự
cách ly với Thiên Chúa là nguồn mạch hạnh phúc và ân sủng, con người phải héo
hon và tàn lụi dần như thân phận của những chiếc lá lìa cành.
Nhưng
Thiên Chúa là Cha giàu lòng yêu thương không nỡ để cho loài người phải vĩnh viễn
xa lìa Ngài là cội nguồn sự sống. Ngài lên kế hoạch xây dựng một nhịp cầu vĩ đại,
nối liền trời với đất, giao hoà Thiên Chúa với con người.
Để thực
hiện kế hoạch nầy, Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến gặp Đức Maria, mời Mẹ cộng
tác vào công trình hệ trọng nầy.
Sau
khi biết ý định Thiên Chúa, với tinh thần sẵn sàng vâng phục của người tôi tớ,
Đức Maria thưa với thiên thần rằng: "Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ
làm cho tôi như lời sứ thần truyền."
25. Niềm
vui khám phá ra tình yêu Thiên Chúa
Ông
Archimède là một nhà vật lý học lừng danh trên thế giới. Ông đã khám phá ra một
định luật nổi tiếng và người ta đã lấy tên ông mà đặt cho định luật này, định
luật Archimède, đó là: “Một vật bỏ vào nước luôn luôn có một lực nâng vật đó
lên.”
Có điều
đáng nói là ông Archimede đã khám phá ra định luật này trong một hoàn cảnh rất
đặc biệt: Ông đã tìm ra định luật đó ngay lúc ông đang ở trong phòng tắm. Ông
quá vui mừng nên đã tông cửa phòng tắm chạy ra ngoài, hét to lên cho mọi người
nghe thấy: “Eurêka! Eurêka!” nghĩa là: “Tôi đã tìm thấy! Tôi đã tìm thấy!”
Và điều
đáng nói hơn cả là vì ông mừng quá đến nỗi ông chạy ra khỏi phòng tắm mà quên mặc
quần áo!
Sau
biến cố Truyền Tin, Mẹ Maria đã nhận được niềm vui quá lớn lao: được diễm phúc
trở nên Mẹ Đấng Cứu Thế. Mẹ Maria đã khám phá thấy tình thương vô biên của
Thiên Chúa dành cho mình. Với niềm vui lớn lao đó, Mẹ Maria cũng đã vội vã lên
đường đem niềm vui ấy chia sẻ cho người chị họ Isave.
26. Bài
giảng tuyệt vời
Vào
năm 1934 giáo lý viên Gioan Caduna được linh mục Palexi sai đến vùng Ramxi miền
bắc Ấn Độ để truyền giáo cho dân làng Majoribua, là những người rất sùng kính
tôn thờ vật linh. Sau 18 năm (1952), cha Palexi trở lại vùng này, thấy cả làng
đã theo Đạo và sống Đức Tin rất sốt sắng! Cha Palexi hỏi thăm về giáo lý viên
Gioan Caduna, thì được biết anh đã chết lâu rồi. Họ kể lại rằng:
Thời
gian đầu mới đến, anh Caduna bị dân làng tẩy chay, và nói:
- Ở
đây không có chỗ cho Chúa của mày! Gioan Caduna đáp:
- Tôi
không thể đi nơi khác, vì tôi đã được sai đến đây để nói về Thiên Chúa, Đấng
sáng tạo và làm Chủ muôn loài, Ngài yêu thương hết mọi người, nên đã chấp nhận
chết bi đát trên thập giá, nhưng chưa tới ba ngày sau, Ngài đã sống lại, ai tin
vào Ngài thì được cứu độ!
Thế
mà dân làng vẫn quyết liệt không muốn nghe lời anh Caduna giảng dạy. Họ đuổi
anh đi. Anh đành phải chấp nhận ra khỏi làng và dựng một cái chòi bên cạnh ngôi
làng để hằng ngày cầu nguyện cho dân đừng cứng lòng tin! Dân làng mỗi khi đi
qua lều anh ở, đều phỉ nhổ và mạt sát Caduna:
- Cút
đi cho xa, chúng tôi không muốn thấy mặt anh, và chúng tôi càng không muốn nghe
anh nói về ông Giêsu nào đó! Caduna trả lời:
- Tôi
không đi đâu được, Chúa Giêsu đã chết vì yêu mọi người, nên tôi cũng muốn chết ở
đây, để chứng tỏ lòng tôi rất yêu dân Majoribua.
Thời
gian sau, anh Caduna chết vì bị bệnh sốt rét và sống quá túng thiếu. Chính nhờ
cái chết của anh mà ít lâu sau, tất cả dân trong làng xin theo đạo Công Giáo hết!
Anh
Gioan Caduna đã đáp trả được tiếng Chúa Giêsu hỏi: “Con có yêu Thầy hơn nhưng
người này không?” (Ga 21,15-17). Vì “thế giới sẽ thuộc về tay ai biết yêu!”
(Lm. Gioan Maria Vianey).
Vậy
giáo lý viên Gioan Caduna xứng đáng là Hiền Thê của Đức Kitô, anh đã sinh nhiều
con cho Thiên Chúa trong nước mắt và chết trong cô đơn!
27. Những
người có phúc
Trong
tiểu sử thánh nữ Têrêxa Hài Đồng có ghi một câu chuyện cảm động. Cô bé Têrêxa
đã tha thiết cầu nguyện kèm theo những hy sinh với ý chỉ cầu cho một người tử
tù, anh Pranzini, được ăn năn trở lại chỉ vì cô tin chắc rằng Chúa sẽ thực hiện
điều Ngài đã hứa. Têrêxa đã được toại nguyện: trước khi chết, Pranzini đã cầm
thánh giá hôn ba lần. Cô cảm thấy hạnh phúc đến rơi lệ vì Chúa đã nhận lời cầu
xin của cô. Giống như Đức Maria, Têrêxa được kể vào số những người “có phúc vì
đã tin” rằng lời Chúa hứa sẽ được thực hiện.
Đức Mẹ
đã tin vào lời Chúa phán cùng Mẹ, Tê-rê-xa đã tin vào ơn cứu độ Chúa Giê-su
mang đến, nên cả hai đã cộng tác tích cực vào công trình cứu độ của Chúa
Giê-su, mang ơn cứu độ đến cho người khác. Các ngài là những người thật có
phúc. Phần bạn, phải chăng não trạng thực dụng đã tác động sâu vào đời sống đức
tin của bạn khiến bạn lắm khi hoài nghi về hiệu năng của lời cầu nguyện. Mời bạn
kiểm điểm xem có bao giờ bạn dâng việc lành nào đó để cầu nguyện cho người khác
không. Đó cũng là cách để xoá tan mối hoài nghi để bạn tin vào lời hứa cứu độ của
Chúa và nhờ đó bạn được kể vào số những người được Chúa chúc phúc.
28. Đức
Mẹ là ngôi sao sáng
Một
người đàn ông ăn mặc tồi tàn, lang thang vào một thánh đường trong giờ thánh lễ
dành cho thiếu nhi. Ông ta ngồi xuống và ngủ gật. Cuối lễ, các em hát bài thánh
ca ca tụng Mẹ Maria, bài thánh ca kết thúc với những lời này: “Lạy Mẹ Thiên
Chúa, Ngôi sao biển, xin cầu cho những kẻ lang thang, xin cầu cho con.” Người
đàn ông đột nhiên bắt đầu khóc. Khi có người lại gần, ông nói: “Bài thánh ca đó
tôi chưa từng nghe. Tôi đã bỏ lễ từ nhiều năm. Bài ca về Mẹ Maria đem lại đức
tin cho tôi. Một lần nữa, Mẹ là nguồn ơn phúc.”
Mẹ
Chúa Giêsu đóng vai trò gì trong đời sống thiêng liêng của tôi?
Lạy Mẹ
Thiên Chúa, Ngôi Sao biển, xin cầu cho những kẻ lang thang, xin cầu cho con.
29. Có
Mẹ ở cùng
Một
em bé đánh giầy đang làm việc ở nhà ga trung tâm Nữu Uớc. Trong khi dùng miếng
vải đánh đi đánh lại đôi giầy của một ông khách, chiếc mề đay bằng bạc đong đưa
nơi cổ em. Ông khách tò mò hỏi: “Sonny, cháu đeo miếng kim loại gì ở cổ thế?” Cậu
bé đáp: “Đó là ảnh Mẹ Chúa Giêsu.” Ông khách hỏi tiếp: “Tại sao lại là ảnh Bà ấy?
Bà ấy không khác mẹ em sao?” Cậu bé trả lời: “Có thể như vậy, nhưng có một khác
biệt lớn thực sự giữa con trai bà ấy và cháu.”
Lòng
sùng kính của cậu bé đối với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, mời gọi tôi tự hỏi: Đức
Maria giữ vai trò gì trong cuộc đời tôi? Làm thế nào để Người đóng vai trò lớn
hơn?
Kính
chào Mẹ Maria, người phụ nữ dịu dàng, sứ giả hòa bình. Xin dạy chúng con biết
khôn ngoan và biết yêu thương. (Carrol Landry).
30. Sống
vị tha là sống mạnh mẽ
“Ngộ nhận”
là một bi kịch được viết bởi nhà văn Pháp nổi tiếng Albert Camus, vở kịch kể
chuyện hai mẹ con cô Martha có một lữ quán nơi miền quê xa vắng. Một hôm có một
hành khách sang trọng ghé trọ ở quán. Hai mẹ con đã cho ông uống một liều thuốc
ngủ để lấy hết của cải của ông, rồi ném ông xuống sông.
Một
thời gian ngắn sau đó, Jan là cậu con trai của bà chủ quán về nhà. Mẹ con đã xa
cách nhau trên hai mươi năm nên mẹ chẳng nhận ra con. Phần Jan, vì một lý do
riêng mà cậu phải dấu không cho mẹ biết mình là ai.
Rồi
cũng như ông khách trước, Jan cũng nhận một liều thuốc ngủ rồi bị quăng xác xuống
sông.
Mẹ giết
con chỉ vì không nhận ra con. Câu chuyện bi thảm này được viết ra như một lời
ca thán cho cái thế giới vô tình, vô nghĩa chúng ta đang sống, nơi mà cái lợi thế
tục trở nên lý do cho biết bao nhiêu việc làm bất nhân bất nghĩa diễn ra hằng
ngày, nhiều thật nhiều đến mức trở thành chuyện bình thường!
Mọi
bi kịch trong cuộc sống nhân loại bắt đầu từ bi kịch thuở tạo thiên lập địa,
khi nguyên tổ nhân loại từ chối Thiên Chúa theo lời cám dỗ của ma quỉ. Loại trừ
nhau là hậu quả của sự loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống mình. Sau khi ăn
trái cấm, Ađam đã đổ lỗi cho Eva, Eva đổ lỗi cho con rắn, và cả hai đánh mất cuộc
sống hạnh phúc mà Chúa đã trù định cho họ ngay từ khi dựng nên con người theo
hình ảnh Ngài.
Loại
trừ Thiên Chúa, con người tưởng rằng đó là cách thế để tìm lại chính mình, để sống
thật với chính mình, và thực sự hưởng độc lập, tự do. Nhưng người ta quên rằng
con người tự bản chất là một sinh vật xã hội, chỉ thực sự là mình khi sống với
và sống cho, như Mẹ Maria.
Ngày 17/12 - GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ
Lời
Chúa: Mt 1, 1-17
Sách
gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham.
Abraham
sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa
sinh Phares và Zara bởi bà Thamar; Phares sinh Esrom; Esrom sinh Aram; Aram
sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do
bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít.
Ðavít
sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Roboam; Roboam sinh Abia; Abia
sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia
sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manasse;
Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời
lưu đày ở Babylon.
Sau
thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Salathiel sinh Zorababel;
Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc;
Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan;
Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi
là Ðức Kitô.
Vậy,
từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở
Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười
bốn đời.
TRUYỆN
KỂ
1. Con
Thiên Chúa làm người
Làm người là có một gia phả. Thánh Matthêu đã muốn
viết một gia phả dài của Đức Giêsu Kitô, không phải một cách hết sức chính xác
và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học.
Matthêu muốn cho thấy Đức Giêsu là con của cụ tổ
Abraham, và cuộc đời Ngài gắn kết với Ítraen, dân được tuyển chọn. Ngài cũng là
Con của vua Đavít, nên Ngài có cơ sở để là Đấng Kitô. Làm người là sống trong
dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó.
Matthêu chia lịch sử dân Do-thái làm ba thời kỳ. Thời
kỳ chuẩn bị cho bước đầu của vương triều vua Đavít (cc. 2-6a), thời kỳ trị vì của
các vua thuộc dòng Đavít (cc. 6b-11), và thời kỳ sau lưu đầy, khi vương quyền
Đavít đã mai một (cc. 12-16).
Mỗi thời kỳ mười bốn đời, nghĩa là hai lần bẩy, một
con số linh thánh. Đức Kitô đã đằm mình trong dòng lịch sử này. Ngài là người
cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (c. 16-17).
Tất cả lịch sử của dân tộc Ítraen cũng là lịch sử cứu
độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tuyệt đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Ngài,
Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành tựu.
Trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ. Đó là
chuyện lạ, vì người Do-thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria, bốn phụ
nữ kia đều có gốc dân ngoại. Ta-ma và Ra-kháp gốc Canaan, Rút gốc Mô-áp, vợ
Urigia người Hít-tít. Các phụ nữ này đều có hoàn cảnh khác thường. Ta-ma giả
làm điếm để ngủ với cha chồng là Giu-đa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Ra-kháp
là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bét-sa-bê, vợ của
Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bô-át là người
bà con gần, để nối dõi cho chồng (R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ
nữ khác thường này.
Ngài cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại.
Cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường. Mátthêu diễn tả một cách tinh tế
như sau:
“Gia-cóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức
Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Như thế Con Thiên Chúa đã có
một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc
về dòng Đavít. Làm người cần được sống trong bầu khí gia đình để lớn lên.
Gia phả của Đức Giêsu nhắc tôi về gia phả của chính
mình. Cũng với những bóng tối của lưu đày, với bao bất thường và vấp ngã. Chỉ
mong trong cuộc đời tôi, gia đình tôi, dân tộc tôi, có mặt Giêsu.
2. Ai
có thể đứng vững?
Có một thành viên trong Hội đồng giáo xứ đang rơi
vào chuyện sa ngã tội lỗi, gây xôn xao trong giáo xứ. Cha xứ liền triệu tập các
thành viên còn lại, rồi với tình yêu thương và thương xót, ngài trình bầy lại đầu
đuôi câu chuyện đáng buồn cho mọi người rồi ngài hỏi như thế này:
- Nếu như chính các ông các bà bị cám dỗ như người
anh em của chúng ta, quý vị sẽ làm gì?
Người thứ nhất tin tưởng ở khả năng mình có thể đứng
vững trong cơn cám dỗ, nói:
- Thưa cha, chắc chắn con chẳng bao giờ chịu nhượng
bộ trước tội lỗi đáng ghê tởm đó.
Mấy người khác cũng lần lượt lớn tiếng dõng dạc nói
như vậy. Ai cũng muốn cho mọi người thấy mình là người đàng hoàng đạo đức, hoặc
can đảm đồi đầu với mọi chước cám dỗ xấu xa.
Sau hết, cha xứ có vẻ chưa vừa ý, quay sang hỏi người
cuối cùng trong Hội đồng giáo xứ. Ông này vốn là người ít nói, chỉ lẳng lặng âm
thầm chu toàn các việc nhỏ trong giáo xứ. Trong cuộc họp, ông cũng luôn ngồi ở
một góc phòng. Nghe cha xứ hỏi ông đứng lên nhỏ nhẹ thưa:
- Thưa cha và mọi người, thú thật, tự đáy lòng con
phải thú nhận rằng, nếu con bị cám dỗ và thử thách như người anh em đó, có lẽ
con sẽ còn sa đọa hơn thế nữa.
Cả phòng yên lặng sững sờ. Cha xứ gật gù bảo:
- Đây là người duy nhất có thể đi với tôi để nói
chuyện với anh em lầm lạc đó, để cố gắng dìu dắt người ấy quay trở về với Chúa.
3. Nhập
thể, không sinh ra
Riêng trong gia phả của thánh Mathêu hôm nay chúng ta
thấy:
1. Những chữ “sinh ra” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Đến chỗ Giuse là chữ “sinh ra” biến mất. Giuse là người cha theo pháp luật. Nhờ
có Giuse mà Chúa Giêsu được đặt vào lịch sử nhân loại theo pháp luật. Nhờ có
Giuse mà Chúa Giêsu có giòng họ Đavít (“sinh ra” còn có nghĩa kế vị, kế tiếp).
2. Người ta tự hỏi bản gia phả của Mathêu có thực
không? Có tính cách lịch sử không? Hai lớp trước từ Abraham đến Đavít rồi từ
Salômôn đến Giêkôn thì đã có sẵn trong Cựu Ước, cứ việc theo đó mà chép vào.
Còn lớp thứ ba từ Salath đến Chúa Giêsu thì không biết lấy gốc ở đâu. Chúng ta
chỉ biết có một điều này là khi viết Phúc Âm, Máthêu được Chúa Thánh Thần linh ứng
và dùng những tài liệu gia phả khác nữa, Máthêu không thể phịa ra được. Nên biết
người Do Thái giữ gìn gia phả rất cẩn thận.
3. Bản gia phả muốn nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu
là một người thực sự Nhập Thể, nhập khẩu giữa loài người, có tổ có tông, Chúa
Giêsu là một con người nhân loại, “đầu đội trời chân đạp đất” như trăm nghìn
chúng sinh. Trong số tổ tiên của Chúa có rất nhiều bậc anh hùng như Abraham,
Maisen ... Nhưng số những vị vua tội lỗi như Đavít, Salômôn, có vua thờ ngẫu tượng;
trong số phụ nữ có Rahab, Ruth, Uria, Besabeth tiếng tăm không tốt gì. Nhưng
Thiên Chúa đã nhập thế giữa họ bất chấp khuyết điểm lầm lỗi của nhân loại. Ngài
là bông sen. Không gì chống lại được ý định Thiên Chúa. Mọi sự được thay đổi, tội
lỗi được tẩy sạch, những gì trần thế được thần linh hết.
4. Nhập
thể vì tình yêu
Một ông vua có vị thủ tướng rất tài giỏi học cao biết
rộng. Một ngày kia vị thủ tướng trở thành tín đồ Kitô giáo và công khai hoá đức
tin mình trước mặt dân chúng. Vị ấy thường làm chứng rằng, mình tin Đấng Cứu Thế
đã đến thế gian để cứu những kẻ có tội. Nhà vua của vị thủ tướng này không hiểu
được sự việc đó cho nên đã nói: ”Trẫm là vua, nếu trẫm muốn thi hành điều gì
thì chỉ cần truyền lệnh cho các thần dân là đủ. Lẽ nào Đức Kitô là Vua trên các
vua mà lại tự hạ mình xuống thế gian này? Điều đó thật vô lý!”
Nhà vua muốn cho vị thủ tướng ấy về vườn, vì tội đã
dám tin theo Đức Kitô, nhưng nhà vua có lòng yêu mến ông lắm nên hứa rằng, nếu
ông có thể giải nghĩa xuôi vấn đề này thì sẽ tha tội cho, không cách chức. Vị
thủ tướng xin vua cho mình suy nghĩ trong 24 giờ rồi sẽ giải đáp. Vị này bèn
sai tìm một người thợ mộc rất khéo léo làm một tượng gỗ giống y hình hoàng thái
tử mới 2 tuổi và cũng mặc một thứ quần áo giống như của hoàng thái tử. Ngày hôm
sau, vua cỡi thuyền rồng dạo chơi sông với thủ tướng. Thủ tướng đã dặn người thợ
mộc hãy đứng trên bờ sông bên kia, hễ xa xa thấy một dấu hiệu của thủ tướng thì
ném cái tượng gỗ ấy xuống nước. Vua ngồi trên thuyền thấy tượng gỗ ấy rơi tưởng
là con mình ngã xuống sông, không kịp hỏi ai, liền nhảy ùm xuống nước, bơi ra cứu
con.
Vị thủ tướng bèn hỏi lại vua sao không sai một đầy tớ
nhảy xuống nước để vớt hoàng thái tử, mà chính vua lại nhảy xuống nước làm gì,
đến nỗi gần phải chết đuối và ướt hết long bào. Vua trả lời:
- Đó là do lòng thương.
Vị thủ tướng liền tâu rằng:
- Cũng một lẽ ấy, Đức Chúa Trời là Đấng Thượng Đế dựng
nên thần, nên đức vua và muôn vật, cũng không đành lòng sai ai xuống thế này để
đem sứ mạng cứu rỗi cho loài người; nhưng vì lòng yêu thương của Ngài vô hạn,
nên Ngài từ bỏ ngôi vinh hiển trên trời xuống trần gian mà cứu chúng ta. Đó
cũng là do nơi lòng thương chúng ta vậy.
5. Chúng
ta được làm con Thiên Chúa
Qua Lời Tổng Nguyện của Ngày 17 Tháng 12 hôm nay,
các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa là Đấng tạo thành và cứu chuộc
nhân loại, Chúa đã muốn Ngôi Lời mặc lấy xác phàm trong lòng Đức Trinh Nữ
Maria. Giờ đây, xin Chúa nhậm lời chúng ta cầu khẩn: ước gì Con Một Chúa đã làm
người như chúng ta, thì xin Chúa cũng cho chúng ta được làm con Chúa như Người.
Chúng ta được làm con Thiên Chúa, đây là kế hoạch
khôn ngoan của Thiên Chúa, một mầu nhiệm khôn dò khôn thấu, như trong bài đọc một
của giờ Kinh Sách, ngôn sứ Isaia cho thấy: Ítraen được cứu thoát nhờ vua Kyrô.
Trong kế hoạch khôn thấu của Thiên Chúa, Người đã chuẩn bị sẵn cho những người
Dothái đang bị chèn ép trong chốn lưu đày một người giải phóng. Ở đây mới chỉ
là Kyrô, vua Batư. Ông sắp triệt hạ Babylon và cho dân được Thiên Chúa chọn trở
về quê hương. Trời cao hỡi, xin cho Vì Công Chính mau giáng trần, tựa sương mát
nhỏ sa, tự ngàn mây, xin Người đến như mưa nhuần tuôn đổ. Đất hãy mở ra, cho xuất
hiện Đấng cứu đời. Lạy Chúa, xin sai Con Chiên đến lãnh đạo Nước Chúa, Con
Chiên sẽ trị vì trên núi của thiếu nữ Xion.
Chúng ta được làm con Thiên Chúa, nhờ Thiên Chúa đã
làm người như chúng ta, như trong bài đọc hai của giờ Kinh Sách, thánh Lêô Cả
nói: Nhờ Thánh Thần, Đức Kitô đã thành hình trong lòng mẹ và sinh ra; cũng nhờ
chính Thánh Thần mà chúng ta lại được sinh ra từ một nguồn gốc thiêng liêng…
Như mầm non từ cội rễ Giesê, này đây Đức Kitô sẽ ngự xuống đem ơn cứu độ cho trần
gian. Các dân tộc sẽ cầu khẩn Người. Danh Người sẽ vinh quang hiển hách. Đức
Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người; Người sẽ
trị vì nhà Giacóp đến muôn đời.
Chúng ta được làm con Thiên Chúa, vì ta là bạn hữu,
là thần dân của Vua Kitô, và được đồng thừa kế với Người, như trong bài đọc một
của Thánh Lễ, sách Sáng Thế cho thấy: Vương trượng sẽ không rời khỏi Giuđa, gậy
chỉ huy sẽ không lìa đầu gối nó, cho tới khi người làm chủ vương trượng đến,
người mà muôn dân phải vâng phục. Trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 71, vịnh gia đã
cho thấy: Triều đại Người, đua nở hoa công lý và thái bình thịnh trị đến muôn đời.
Tâu Thượng Đế, xin ban quyền bính Ngài cho vị Tân Vương, trao công lý Ngài vào
tay Thái Tử, để Tân Vương xét xử dân Ngài theo công lý, và bênh vực quyền lợi kẻ
nghèo hèn.
NGÀY 18/12 - THIÊN-CHÚA-Ở-CÙNG-CHÚNG-TA
Lời
Chúa : Mt 1, 18-24
Chúa
Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse,
trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn
của Bà là người công chính, không muốn tố cáo Bà, định tâm lìa bỏ Bà cách kín
đáo.
Nhưng
đang khi định tâm như vậy, thiên thần Chúa hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo:
"Hỡi Giuse, con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì
Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần: Bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ
đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội." Tất cả sự kiện
này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng:
"Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi
tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta."
Khi
tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền: Ông tiếp nhận bạn
mình, nhưng không ăn ở với nhau cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì
Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu.
TRUYỆN
KỂ
1. Dòng
Tộc Của Chúa Kitô
Có
một vị vua kia đã già cả nhưng lại không có con nối dõi tông đường, nên nhà vua
đã ra lệnh mời các chàng trai trẻ đến cung vua để chọn một người làm dưỡng tử
mà sau này sẽ lên ngôi cai trị. Ðiều kiện thật đơn giản, chỉ cần người đó biết
mến Chúa và yêu mến anh em hết lòng.
Từ
một vùng quê xa xôi, một chàng thanh niên cũng biết đến việc chọn này của nhà
vua. Chàng muốn đến cung vua ứng thi nhưng khốn nỗi chàng chẳng có một bộ áo quần
nào xứng cho buổi triều yết. Sau một thời gian dành dụm, cuối cùng chàng cũng cố
gắng sắm cho mình một bộ đồ tạm xứng với lối triều yết.
Ðến
gần hoàng cung, chàng gặp một ông lão xá lạy bên vệ đường trong bộ quần áo rách
rưới. Ông lão ngửa tay xin bộ đồ chàng đang mặc.
Ðộng
lòng thương, chẳng chút ngần ngừ chàng đổi cho ông già bộ quần áo của mình.
Khi
đến gần cửa thành, lòng chàng lại hoang mang chẳng biết lính canh có cho chàng
vào với quần áo tả tơi như vậy không. May mắn thay chẳng một ai hạch hỏi về quần
áo của chàng và khi đến trước ngai rồng chàng càng ngạc nhiên hơn nữa, vị vua
đang ngồi trên ngai chính là ông già ăn xin đã được chàng giúp cho bộ quần áo.
Chàng không tin vào mắt của mình. Nhưng kìa, vua đang mỉm cười nhìn chàng:
"Hỡi con yêu dấu, hãy đến đây, ta đang chờ con."
2.
Đấng Emmanuel
Giữa
lúc dân Israel đang bị lưu đầy ở Babylon, Thiên Chúa đã sai Yêrêmia loan báo một
Tin mừng là Ngài sẽ ban cho họ một vị vua sẽ đưa dân lưu đầy trở lại quê hương
và thiết lập một dân Israel mới. Vị vua ấy được thánh Matthêu giới thiệu là Đấng
Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng tôi.
Ngay
từ đầu, Thiên Chúa đã ở giữa dân Ngài. Ngài đã ở với họ trong áng mây, cột lửa,
Ngài đã ở nơi họ trong Hòm Bia giao ước và nơi các nhân vật đặc tuyển. Nhưng vì
muốn ở với họ một cách sâu xa hơn. Ngài đã trở nên Đấng Emmanuel – Thiên Chúa ở
cùng chúng tôi.
Tuy
nhiên, để có thể ở giữa loài người, Ngài đã muốn có sự cộng tác của con người.
Đức Maria là người đầu tiên và gương mẫu của việc thực hiện kế hoạch Emmanuel.
Đứng trước kế hoạch hoàn toàn trái ngược với hoài bão và mơ ước của mình, Người
đã tự xoá bỏ mình và cúi đầu vâng phục. Thánh Giuse cũng vậy, sau khi đã được
giải thích cho biết về kế hoạch thần linh, Người cũng đã sẵn lòng quên mình để cho
ý định của Thiên Chúa được hoàn tất.
3.
Thiên Chúa nói bằng tiếng nào?
Ngày
xưa có chú bé Phi châu tên là Emmanuel. Chú luôn thắc mắc: “Thiên Chúa nói bằng
tiếng nào”? Chú hỏi thầy giáo thì thầy cũng không biết. Sau đó chú Emmanuel lại
đi hỏi các nhà trí thức trong làng cũng như các vùng lân cận, nhưng họ cũng chỉ
biết lắc đầu mà thôi.
Tuy
nhiên, Emmanuel vẫn tin có người biết được điều ấy.
Một
đêm nọ, Emmanuel đến ngôi làng Belem. Chú cố tìm chỗ để nghỉ đêm trong các nhà
trọ, nhưng tất cả đều không còn chỗ. Vì thế, chú quyết định tìm cái hang ngoài
trời để trú đêm. Quá nửa đêm chú mới tìm được một cái hang. Nhưng khi bước vào,
chú nhận ra đã có một đôi vợ chồng và một hài nhi đang trú ngụ. Nhìn thấy chú,
người mẹ liền nói: “Hân hạnh đón chào Emmanuel, chúng tôi đang mong chờ con."
Chú
bé quá sửng sốt, và người mẹ trẻ nói tiếp: “Đã từ lâu, con đi tìm để hỏi xem
Chúa nói bằng thứ tiếng nào. Giờ đây cuộc hành trình của con đã có câu trả lời.
Ngài nói bằng ngôn ngữ của tình yêu. “Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến nỗi
đã ban cho thế gian chính Con Một của Ngài."
4.
Công chính là thành tìn và yêu thương
Hồi
còn nhỏ khi ở trường về, vì sợ mẹ quở mắng cho nên ông đã nói dối mẹ một việc
nhỏ thôi. Bà mẹ biết chuyện nên ngày hôm đó bà nhất định bỏ không ăn cơm.
Gandhi hết lời van xin mẹ nhưng bà cũng nhất định không chịu. Ông van xin mãi
thì được bà giải thích:
- Mẹ
thà thấy con chết hơn là thấy con nói dối. Vì con nói dối là con tỏ ra con có một
tâm hồn khiếp nhược. Có đứa con như thế là nỗi nhục cho mẹ, Mẹ không muốn sống
nữa.
Thấy
lòng mẹ cương quyết như thế, cậu bé Gandhi đứng lên đi thẳng xuống bếp, lấy một
cục than hồng đặt vào lòng bàn tay của mình rồi trước mặt mẹ cậu hứa với mẹ như
sau:
-
Con thề với mẹ, suốt đời con sẽ không bao giờ nói dối nữa.
Mừng
quá bà mẹ ôm chặt con vào lòng, vừa khóc vừa nói:
-
Có thế mới là con của mẹ và mẹ mới có đủ can đảm mà sống với con.
Kể
từ đó cho dến chết. Gandhi đã giữ lời...không bao giờ ông nói dối. Ông thường kể
lại:
“Vết
sẹo trên tay tôi là hình ảnh của mẹ tôi. Người không bao giờ rời khỏi tôi. Đó
là vị thần phù hộ và nâng đỡ tôi để tôi luôn biết sống ngay thẳng và trọng danh
dự."
5.
Sự vâng phục của đức tin
Emmanuel
không chỉ ứng nghiệm nơi Thánh Gia Thất, mà còn ứng nghiệm nơi tâm hồn mọi người.
Ơn này đã được tiên báo qua hình ảnh tấm lông chiên của ông Ghêđêôn:
Ông
Ghêđêôn khi làm thủ lãnh dân Do Thái, đang bị áp lực của quân Mêđian. Ông lo lắng
không biết có nên xuất chinh đánh Mêđian hay xin hàng? Ông đã cầu nguyện xin
Chúa cho ông một dấu: Nếu tấm lông chiên đặt ngoài sân,qua một đêm mà tấm lông
chiên đẫm sương, còn chung quanh đất khô ráo, thì đó là dấu Chúa ủng hộ ông xuất
quân. Qủa nhiên, sáng hôm sau, ông vắt được cả tô nước từ tấm lông chiên, đất
xung quanh vẫn khô ráo! Đó là dấu chỉ lần thứ nhất Thiên Chúa chiếm đoạt Maria
– trong cuộc Truyền Tin – để Maria trở nên nguồn ơn cứu độ cho muôn dân.
Hôm
sau, ông lại đặt tấm lông chiên ngoài sân, và cầu xin: Nếu Chúa ủng hộ ông xuất
binh, thì cho tấm lông chiên khô ráo, còn đất chung quanh thì ướt đẫm. Qủa đúng
như lời ông xin. Thế là ông hạ lệnh xuất quân chinh phạt Mêđian trong chiến thắng
lẫy lừng! (x Tp 6,36-40) Đó là dấu chỉ lần thứ hai,Thiên Chúa chiếm đoạt ông
Giuse – trong cuộc Truyền Tin cho ông – để ông Giuse làm cho mọi người nhận biết
Lời Đức Giêsu cứu độ muôn dân. Thực vậy, từ khi Đức Giêsu bắt đầu giảng ở đền
thờ Giêrusalem (Hội Thánh) lúc lên 12 tuổi, thì sau đó không còn ai biết đến ông
Giuse nữa, vì ông đã hoàn tất nhiệm vụ của mình! (x Lc 2,41t).
Mùa
Vọng nào trong các Giáo đường cũng vang lên tiếng ca: “Trời cao hãy đổ sương xuống,
mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính” (x Is 45,8) trong niềm xác tín:
- Sương
trời là Ngôi Hai.
- Tấm
lông chiên là Đức Maria (thấm sương trời).
- Đất
là thánh Giuse và mọi người trong Hội Thánh (cũng thấm sương trời).
Vậy
Đấng Emmanuel đã ở cùng Đức Maria, ở cùng thánh Giuse (sương đẫm lông chiên)
chưa đủ bảo đảm chắc chắn ơn cứu độ cho ta, mà Đấng Emmanuel còn phải ở với tâm
hồn mọi người (đất đẫm sương trời), đặc biệt nhất là lúc ta rước Lễ, mới đảm bảo
ơn cứu độ cho người được Chúa thương!
6.
Emmanuen mang mùi chiên
Vì
yêu thương, Đức Cha Gioan Cassaigne đã sống 18 năm trời với những người cùi ở
Di Linh, để rồi mang lấy bệnh cùi như họ, chết đi giữa họ… Vì yêu thương, Mẹ
Tê-rê-sa đã tìm đến những khu ổ chuột ở Can-cút-ta để sống với những người
nghèo, người bất hạnh, để cảm thông, chia sẻ, an ủi họ, đem lại cho họ niềm vui
và hy vọng.
Những
cuộc dấn thân như thế của các môn đệ Đức Giêsu phản ảnh chính tình yêu nhập thể
của Thầy mình, Vị “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”! Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa không
chỉ đến ở bên ta, mà thực sự trở thành một người giữa chúng ta! Người đảm nhận
100% thân phận của ta, chỉ trừ tội lỗi. Người đã sinh ra, đã lớn lên ở Nadarét.
Người đã ngược xuôi giữa những người nghèo trên khắp ngả đường Pa-lét-tin, và
cuối cùng đã chết như một tội nhân trên Núi Sọ.
Yêu
người là hiện diện với người, kết hợp với người, chia sẻ trọn vẹn định mệnh của
người! Bạn chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh như thế nào?
7. Chúa nhập thể để nâng con người lên đời sống thần
linh
Cuốn
tiểu thuyết nổi tiếng Ben Hur được bắt đầu với cuộc gặp gỡ tình cờ trong sa mac
của ba đạo sĩ từ Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ. Dù có nhiều khác biệt trong quan điểm
nhưng cả ba đều muốn đi tìm Đấng Cứu Thế, tìm một lẽ sống vượt trên mọi quan điểm
sống của nhân loại.
Vì
nếu cuộc sống con người được bắt đầu và cũng chấm dứt trên mặt đất này thì chẳng
tìm đâu được chỗ đứng cho những gì người ta gọi là một lý tưởng sống cao thượng,
vô giá, vì “họ tắt hơi là trở về cát bụi, dự định bao điều: ngày ấy tiêu tan.”
(Tv 146,4)
Ai
cũng mong muốn điều vĩnh hằng. Đó là dấu tích của Chúa để lại nơi mọi tâm hồn.
Dấu tích đó thúc đẩy người ta tìm kiếm điều đã có nhưng cần được nuôi dưỡng và
tăng triển đến mức hoàn hảo trong Chúa và nhờ Chúa, để trở nên một với Chúa, trở
nên tình yêu.
Tình
yêu là chuyện rất con người nhưng trở nên tình yêu dường như lại là điều linh
thánh, vượt sức con người? Chính vì thế mà Chúa đã cúi xuống nhân loại với danh
hiệu Emmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Vấn đề muôn thuở còn lại cho chúng
ta là, đón nhận hay từ chối?
8.
Thiên Chúa ở gần con người
Ba
thiếu niên nọ leo lên ngọn núi Hood. Khi một cơn bão tuyết ập tới, họ làm một
hang tuyết để chờ cơn bão đi qua. Suốt hai tuần lễ, họ nằm rạp trong hang. Niềm
an ủi duy nhất của họ là quyển Kinh Thánh nhỏ mà họ thay phiên nhau để đọc. Cuối
cùng, vào ngày thứ 16, khi họ gần cạn lương thực và hy vọng, thì thời tiết
quang đãng trở lại. Họ ra khỏi hang và hầu như không đứng nổi. Nhìn xuống dưới
núi, họ vui mừng trông thấy một đội cứu hộ.
Tình
trạng của các thiếu niên khi chờ đợi và hy vọng cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc
về tình trạng của những người Do thái trước khi Chúa Giêsu giáng sinh: họ cũng
gần mất niềm tin và hy vọng.
Cái
gì ngăn cản tôi tiếp tục dấn bước khi tôi dần mất đức tin, hy vọng và bị lôi
kéo và bỏ cuộc?
Lời
cầu nguyên đem lại sức mạnh cho kẻ yếu và can đảm cho người nhát sợ.
9. Đức
tin của Giuse
Một
vị ẩn sĩ nói với một số người cha rằng “Thánh Giuse là mẫu mực hoàn hảo cho các
ông." Một người chồng không đồng ý và nói: “Hoàn cảnh của thánh Giuse hoàn
toàn khác với hoàn cảnh của tôi. Ngài là một vị thánh, vợ của ngài thánh thiện
và con của ngài là con Thiên Chúa. Tôi không phải là thánh, vợ tôi cũng không
thánh, và con tôi chẳng phải là Con Thiên Chúa." Vị ẩn sĩ trả lời: “Vợ ông
có thai trước khi kết hôn với ông và ông không biết do ai không? Con trai ông
có bỏ nhà đi trong ba ngày ông không biết nó ở đâu không?"
Tư
tưởng của vị ẩn sĩ khiến tôi tự hỏi: Trong cuộc đời tôi, lúc này đây, hoàn cảnh
nào mời gọi tôi tin tưởng hơn nữa?
Cha
mẹ có con cái dễ hơn con cái có cha mẹ. (Đức Gioan XXIII)
10.
Tin là phó thác
“Biết
Chúa mà thôi chưa đủ. Tin rằng Ngài là Đấng Cứu Thế cũng chưa đủ. Khẳng định niềm
tin vào Ngài như chúng ta đã làm trong Kinh Tin Kính cũng chưa đủ. Bạn chỉ thực
sự tin tưởng vào Chúa Kitô một cách sống động khi bạn phó thác cuộc đời cho
Ngài và nhận Ngài là Vị Cứu Tinh của bạn” (Billy Graham).
Một
cách cụ thể, nhận Chúa Giêsu là vị Cứu Tinh có nghĩa là gì?
Cứu
rỗi không phải là điều được làm cho bạn, mà là điều xảy ra trong bạn. Đó không
phải là chuyện dẹp đi dư luận xung quanh, nhưng là thay đổi lối sống (Albert
W.Palmer).
11.
Tên gọi và cuộc sống
Trong
văn học Việt Nam, người ta ít biết chuyện chàng thanh niên tên Nguyễn Văn Thắng
sau khi thi hương trượt, đã âm thầm đổi tên là Nguyễn Khuyến. Không biết có phải
nhờ đổi tên hay không mà sau đó chàng đã đỗ đầu cả ba kỳ thi, được gọi là Tam
Nguyên Yên Đổ. Ông đã hoàn toàn đổi đời. Cái tên có ý nghĩa rất lớn trong đời
người, đôi khi quyết định cả cuộc đời. Giuse được sứ thần Chúa báo tin phải đặt
tên cho Con Chúa làm người là “Giêsu”, Thiên Chúa Cứu Chuộc. Ngài còn có một
tên khác là “Emmanuen” nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta." Hai cái tên
đặc biệt nói lên sứ mạng của Con Thiên Chúa: ở với chúng ta để cứu chuộc chúng
ta. Claude Tessin nói: “Đây là tên gọi khởi đầu và hoàn tất Tin Mừng”, bởi vì
trước khi về trời Đức Giêsu cũng nói với các môn đệ: “Thầy ở cùng anh em mọi
ngày cho đến tận thế."
Hãy
tích cực cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa dù nó trái với dự định riêng
của mình.
12.
Chúa ở với các con
John
P., một linh mục Ái nhĩ lan, sau nhiều năm tận tâm thuyết phục một thanh niên bỏ
đạo trở về với Giáo hội, đã phải hoài công vô vọng. Bao lời khuyên răn cứ như
“nước đổ lá môn.”
Một
lần kia, Mẹ Têrêsa Calcutta được mời đến thăm Ái nhĩ lan. Ban tổ chức có thu xếp
một buổi nói chuyện thân mật giữa Mẹ với các bạn trẻ. Mẹ chỉ nói giản dị về tình
yêu Thiên Chúa: Chúa yêu thương các bạn; Ngài luôn đồng hành với các bạn. Sau
đó Mẹ rời thành phố. Ai về nhà nấy.
Trời
mỗi lúc mỗi khuya! Khi mọi vật đang chìm vào tĩnh mịch, chợt một hồi chuông điện
thoại reo vang phá tan giấc ngủ của cha John. Ngài nhấc vội chiếc điện thoại,
và đầu giây bên kia là giọng nói của chàng thanh niên năm nào: “Alô, con muốn
xưng tội với cha. Con muốn trở về cùng Giáo hội.”
- Chuyện
gì xảy ra cho anh vậy?, Vị linh mục hỏi lại. Ngài tưởng chừng chàng thanh niên
đang bị tai nạn hiểm nghèo nào đó nên vội dọn mình ra đi.
Nhưng
anh ta trả lời:
- Thưa
cha, vì chiều nay Mẹ Têrêsa đã nói với con một lời đánh động lòng con rất nhiều.
Vị
linh mục ngạc nhiên:
- Mẹ
nói lời gì, và nếu tôi không lầm thì nhà thờ chật ních. Mẹ lại đâu có cơ hội để
gặp riêng anh?
- Vâng
thưa cha, Mẹ không gặp riêng con, nhưng Mẹ đã nói với mọi người, trong đó có
con. Mẹ nói rằng: “Chúa ở với các con.”
Nghe
thế, vị linh mục càng ngạc nhiên hơn nữa:
- Ủa,
đã nhiều lần tôi cũng nói với anh như thế, nhưng sao hôm nay anh lại bị thuyết
phục bởi lời nói ấy của Mẹ Têrêsa?
Anh
thanh niên chậm rãi giải thích:
- Thưa
cha, vì Mẹ đã nói câu đó từ thẳm sâu của tâm hồn. Mẹ đã nói với con bằng tất cả
con tim của mình.
13.
Chúa ở cùng chúng ta
Một
người cha nhận được tin con trai, một cậu bé thông minh xuất sắc, đã chết trong
một tai nạn đường sắt. Ông quay sang vị linh mục, chất vấn trong đau đớn: “Chúa
ở đâu khi con tôi chết?”
Vị
linh mục nhẹ nhàng trả lời: “Chúa ở đâu khi Con Một Chúa chết trên cây thánh
giá, Ngài cũng ở đấy khi con ông chết.”
Một
câu trả lời giản dị nhưng lại nói lên tình yêu bao la của Chúa khi sai Ngôi Hai
xuống thế làm người. Một tình yêu hoàn hảo và tinh tuyền xoá tan mọi ngăn cách
giữa Đấng Cực Thánh và con người, và… Thiên Chúa ở cùng chúng ta!
14.
Ngươi đi đâu Ta cũng ở với ngươi
Một
thanh niên xem cụ già hàng xóm 80 tuổi đang trồng một cây đào nhỏ. Anh hỏi: “Ở
tuổi cụ, trồng đào thì bao giờ mới được ăn?”
Cụ chống xẻng, trả lời: “Ở tuổi tôi trồng cây
nào nghĩ đến ăn, nhưng cả đời tôi thưởng thức không biết bao nhiêu trái đào do
người khác trồng tỉa. Làm sao tôi có đào ăn nếu không có ai làm công việc tôi
đang làm đây, tôi chỉ muốn tiếp tục việc của những người đã trồng đào cho tôi
ăn."
Chúa
không màng chi đến việc được Đa-vít phụng sự: “Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao?”
vì Chúa đã chăm sóc cho ông như một người con từ lâu trước khi ông nghĩ đến làm
một điều gì cho Chúa: “Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng
cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Israel. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với
ngươi” (2Sm 7,8-9).
15.
Tình yêu tìm kiếm
Trong
bài giảng Giáng sinh năm 1998, ĐHY Joseph Ratzinger, sau là ĐGH Benedicto XVI,
đã kể câu chuyện về cậu bé Jeschiel chạy tất tưởi tới phòng ông của mình, một
thầy Rabbi nổi tiếng, sướt mướt kêu gào:
- Ông
ơi, bạn của con đã bỏ rơi con hoàn toàn rồi. Nó thật chẳng tốt chút nào và chơi
xấu với con quá!
- Ông
hiểu, con có thể kể thêm một chút nữa không?
- Dạ,
chúng con chơi trốn tìm năm mười với nhau. Con trốn thật là kỹ, đến nỗi bạn con
không tìm được con. Tự nhiên bạn con nghỉ chơi, không tìm con nữa, và nó đi mất
tăm luôn. Chơi thật là xấu, phải không ông?
Thầy
Rabbi đã an ủi Jeschiel: “Thực là chẳng đẹp chút nào. Nhưng con ơi, mình với
Thiên Chúa cũng vậy đó. Chúa đã chơi với chúng ta trò chơi trốn năm mười, Ngài
đã trốn, còn chúng ta thì lại chẳng chịu đi tìm Ngài gì cả. Con cứ thử nghĩ
xem, Thiên Chúa ẩn mình, còn chúng ta thì chẳng một lần chịu đi kiếm Ngài.”
Kể
chuyện xong, ĐTC tiếp lời: “Thiên Chúa không chỉ cho chúng ta thấy hào quang
sáng chói của Ngài. Ngài muốn rằng giữa Ngài với chúng ta một tình yêu cần được
nảy sinh, và tình yêu này luôn đòi hỏi sự tự do... Và Ngài ước ao chúng ta có
được... kinh nghiệm của sự tự do, của tìm kiếm, của khám phá và của lời Xin
Vâng với tình yêu."
16.
Ta ở cùng Chúa
Một
hôm, ban giáo sư ở một trường dòng muốn trắc nghiệm các thiếu niên đang chơi
ngoài sân nên mới ra cho họ một câu hỏi:
- Em
sẽ làm gì nếu được cho biết là sẽ chết trong một giờ nữa?
Có
nhiều câu trả lời khác nhau. Có em thì vào nhà thờ cầu nguyện, có em đi xưng tội,
em khác lại muốn gặp cha mẹ và thân nhân lần cuối. Nhưng câu trả lời của
Aloysiô Gonzaga làm mọi người phải ngạc nhiên:
- Nếu
biết em sắp chết, em vẫn tiếp tục chơi.
- Tại
sao trước giờ phút nghiêm trọng đó mà em dám tiếp tục chơi?
- Vì
Chúa dạy phải luôn sẵn sàng, nên em đã sẵn sàng luôn, mà bổn phận hiện nay của
em là chơi nên em cứ tiếp tục chơi.
Biết
là thế, nhưng cũng không dễ mà cộng tác với ơn cứu độ, mà thưa ‘Lạy Chúa, Chúa
muốn con làm gì?’ như ĐHY. Nguyễn văn Thuận chia sẻ cái thói thường người ta
dùng để đáp lại tình yêu Chúa: “Con dâng cho Chúa một quả tim, trong đó có đủ mọi
thụ tạo chen nhau chiếm chỗ, rồi con bảo Chúa nhận và giữ lấy quả tim ấy sao?”
17.
Có Chúa ở cùng
Trong
Thánh Kinh, có 20 lần Thiên Chúa bảo đảm ở cùng những người được Ngài ưu ái hay
được Ngài sai đi thực thi sứ mạng, như với Abraham, Môsê, Giêrêmia… và với dân
Israel. Nhưng đó là “ở cùng” bằng quyền năng, bằng sự trợ giúp. Còn đích thân
hiện diện cách trọn vẹn thì chỉ có nơi Chúa Giêsu, là Em-ma-nuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.
Được
Thiên Chúa ở cùng là một cảm nghiệm hết sức trọng đại đã thôi thúc các nhân vật
lớn trong Thánh Kinh loan báo sự kiện đó như một sứ mạng (1Cr 1,5; Gl 2,20; Ep
2,11-22; Cl 1,12-22; 1Ga 3,24; 4,12.15-16). Vì vậy, Đức Giêsu, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta,
trở thành nội dung của mọi công cuộc loan báo và là tiêu chuẩn đánh giá đâu là
cuộc loan báo đích thực: “Căn cứ vào điều này, anh em nhận ra thần khí của
Thiên Chúa: thần khí nào tuyên xưng Đức Giêsu Ki-tô là Đấng đã đến và trở nên người
phàm, thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa” (1Ga 4,2).
Chúng
ta đã thực hiện nhiều hoạt động bác ái, từ thiện, liên đới, nhưng có thể trong
đó đang thiếu lời giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác. Phải chăng đó là nguyên
nhân khiến nhiều người chưa nhận biết Chúa Giêsu, Thiên Chúa đang ở giữa họ?
NGÀY 19/12 - TRUYỀN
TIN CHO ÔNG GIACARIA
Lời
Chúa: Lc 1, 5-25
Vào
thời Hêrôđê làm vua xứ Giuđêa, có một tư tế tên là Giacaria, thuộc phiên ban
Abia, và vợ ông bởi dòng dõi Aaron, tên là Elisabeth. Cả hai là người công
chính trước mặt Thiên Chúa, ăn ở theo mọi giới răn và lề luật của Chúa, không
ai trách được điều gì. Nhưng họ lại không con, vì Elisabeth son sẻ, và cả hai
đã đến tuổi già.
Xảy
ra khi Giacaria chu toàn chức vụ tư tế trước mặt Thiên Chúa, theo lượt của
phiên mình như tục lệ hàng tư tế, ông bắt thăm và trúng việc vào cung thánh
Chúa mà dâng hương. Ðang lúc toàn thể đám đông dân chúng cầu nguyện bên ngoài,
trong giờ dâng hương. Bấy giờ Thiên Thần Chúa hiện ra cùng ông, đứng bên phải
hương án. Giacaria thấy vậy hoảng hốt, sự kinh hoàng đột nhập vào ông. Nhưng
Thiên Thần nói với ông rằng: "Giacaria, đừng sợ, vì lời ngươi cầu nguyện
đã được nhậm rồi. Elisabéth vợ ngươi sẽ hạ sinh cho ngươi một con trai, và
ngươi sẽ gọi tên trẻ là Gioan. Ngươi sẽ được vui mừng hân hoan, và nhiều người
cũng sẽ vui mừng, vì việc trẻ sinh ra. Vì trẻ nầy sẽ nên cao trọng trước mắt
Chúa, sẽ không uống rượu và thức có men, sẽ được tràn đầy Thánh Thần ngay từ
lòng mẹ, sẽ đem nhiều con cái Israel trở về cùng Chúa là Thiên Chúa. Trẻ nầy sẽ
đi trước Người, trong thần trí và quyền lực của Elia, để đổi lòng dạ cha ông về
với con cháu, kẻ ngổ nghịch về lại với lương tri của những người công chính, dọn
cho Chúa một đoàn dân chuẩn bị.
Giacaria
thưa với Thiên Thần rằng: "Làm sao tôi biết được, vì tôi đây đã già, và vợ
tôi cũng đã cao niên?" Thiên Thần liền đáp: "Ta là Gabriel, ta đứng
chầu trước mặt Thiên Chúa, ta được sai đến nói với ngươi, và báo cho ngươi tin
lành nầy. Thì đây, ngươi sẽ nín câm và không nói được, cho đến ngày các điều ấy
xảy ra; bởi vì ngươi đã không tin lời ta, là những lời sẽ nên trọng khi đến thời
của chúng."
Dân
chúng đang trông đợi Giacaria, lấy làm lạ vì ông ở lâu trong cung thánh. Nhưng
lúc ra, ông không nói được, và họ biết ông đã thấy điềm lạ trong cung thánh. Còn
ông thì chỉ làm hiệu cho họ, và vẫn bị câm. Khi những ngày thánh vụ của ông đã
mãn, ông trở về nhà. Sau những ngày ấy, Elisabéth vợ ông thụ thai, và bà ẩn
mình trong năm tháng, bà nói rằng: "Chúa đã làm cho tôi thế nầy, trong những
ngày Người đoái thương, cất nỗi khổ nhục tôi khỏi người đời.
TRUYỆN
KỂ
1. Samson
và Gioan
Sam-son
và Gio-an có nhiều điểm giống nhau. Trước hết các ngài đều là người của Thiên
Chúa. Cha mẹ các ngài đều cao niên và hiếm hoi. Trước mặt người đời thì các
ngài không còn khả năng sinh con. Nhưng Thiên Chúa đã ra tay. Quyền năng Thiên
Chúa thật lớn lao. Có thể làm từ không ra có. Từ chết thành sống. Các ngài là
ân huệ của Thiên Chúa. Tuy nhiên các ngài phải tuân thủ một số qui luật của
Thiên Chúa. Đây chính là điều làm nên khác biệt giữa các ngài.
Sam-son
và Gio-an có những khác biệt. Khi được thiên sứ báo tin thì bà Ma-nô-ác tin
ngay. Còn ông Gia-ca-ri-a không tin. Nên bị câm cho đến ngày Gio-an chào đời.
Nhưng khi lớn lên thì xảy ra điều ngược lại.
Sam-son
thất bại. Vì không thực hành Lời Chúa. Sam-son được lệnh không được cạo đầu:
“Dao cạo sẽ không được lướt trên đầu nó, vì con trẻ sẽ là một na-dia của Thiên
Chúa. Chính nó sẽ bắt đầu cứu Ít-ra-en khỏi tay người Phi-li-tinh."
Sam-son yếu đuối rơi vào chước cám dỗ của Đa-li-la, để bị cạo đầu. Ông không giữ
được lệnh Chúa truyền. Nên không cứu được Ít-ra-en. Chính ông bị rơi vào tay
người Phi-li-tinh. Ông trở nên mù tối. Và làm tôi mọi cho họ.
Gio-an
thành công. Vì hoàn toàn tuân giữ Lời Chúa. Ông vào sa mạc. Chuyên tâm cầu nguyện.
Ăn châu chấu và mật ong. Mặc áo da thú. Đã thành công trong việc dọn đường cho
Chúa. Giới thiệu Chúa cho mọi người. Ông hoàn thành nhiệm vụ “đi trước mặt
Chúa, để đưa tâm hồn cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch
lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa."
Được Chúa khen ngợi là người cao cả nhất. Là ngọn đèn chiếu sáng.
Chúng
ta sinh ra không phải do quyền năng người phàm. Nhưng do quyền năng Thiên Chúa.
Khi sinh ra ta, Chúa trao cho ta một nhiệm vụ phải hoàn thành. Ta sẽ thất bại nếu
không tuân giữ Lời Chúa. Ta sẽ thành đạt nếu tuân theo chỉ thị của Chúa.
2.
Một chứng tích hùng hồn.
Sau
những tháng năm làm đầy tớ cho một gia đình quí phái, Sophie Beranski phải thất
nghiệp.
Ngày
kia, gia đình Hersten, một gia đình Do thái thuê nàng về chăm sóc cho mấy đứa
trẻ trong nhà họ. Ngay hôm đầu tiên khi biết được Sophie là người Công giáo, ông
chủ đã đặt điều kiện là nàng không được “giảng đạo” cho con cái ông. Sophie nhận
lời. Và chiều hôm ấy, lúc còn lại một mình trong phòng, nàng lấy một mảnh giấy
nhỏ, viết một dòng chữ xếp lại và bỏ vào chiếc huy chương cha nàng để lại, rồi
mang vào cổ. Lũ trẻ trong nhà nhiều lần đòi Sophie cho coi chiếc huy hương ấy
nhưng nàng nhất định không cho: bí mật của đời cô mà!
Dưới
sự săn sóc chỉ bảo của Sophie, lũ trẻ trong gia đình của Hersten càng ngày càng
trở nên nhu mì ngoan ngoãn. Cuộc sống đang lặng lẽ trôi qua, tai họa dồn dập xẩy
đến: Bé Naim đau nặng. Cả nhà cuống quít đưa đi bệnh viện. Sophie tình nguyện
túc trực ngày đêm ở đó. Rồi thêm hai đứa nữa cũng ngã bệnh. Gánh đã nặng lại
càng nặng thêm. Tuy nhiên Sophie vẫn tận tình phục vụ cách vui vẻ cho đến khi
ba đứa nhỏ trở lại bình thường. Rồi một hôm, kết quả của những ngày lao nhọc thức
khuya dậy sớm, Sophie ngã bệnh và từ trần.
Hai
năm trôi qua. Hôm nay là ngày giỗ của Sophie Beranski. Người ta thấy cả gia
đình Hersten dậy sớm và cùng nhau đến nhà thờ Công giáo dự thánh lễ. Phải chăng
là phép lạ?
Không!
Sau khi Sophie đã mất được ít lâu, tình cờ khi mở chiếc huy chương mà tụi trẻ
đã vất lăn lóc từ lâu trong một hộc tủ, ông Hersten rút ra được mảnh giấy trên
có ghi dòng chữ: ”Khi người ta cấm tôi nói về đạo của tôi, tôi quyết sống đạo của
tôi trước mặt họ như một chứng từ hùng hồn."
Ông
hết sức cảm phục. Cả gia đình ông cũng thế. Sau đó tất cả mọi người đều đến nhà
thờ xin được học đạo và lãnh nhận bí tích Rửa tội.
3.
Mỗi người một sứ mệnh
Việt
Nam ta có một truyện cổ nói lên niềm tin dân gian vào sứ mệnh, vào số mệnh của
từng con người trên đời. Nhà kia có ba cậu con trai. Một cậu nổi tiếng là ‘phá
gia chi tử’, tiêu xài phung phí, phá của. Cậu khác quanh năm làm ăn quần quật,
không dám tiêu xài một xu nào. Cậu thứ ba tuy không phá của nhưng cũng chẳng chịu
làm gì hết.
Một
ngày nọ ba cậu đều hấp hối. Trước khi chết ba cậu lần lượt nói rõ lý do tại sao
mình sắp chết. Cậu ‘phá của’ nói rằng nhà này (ý nói cha mẹ cậu) kiếp trước nợ
nần tôi nên kiếp này tôi đầu thai vô để đòi nợ. Nay đòi xong, tôi ra đi. Cậu
‘làm quần quật’ nói rằng kiếp trước tôi mắc nợ nhà này, nay đầu thai để trả nợ,
đã trả xong nay tôi ra đi. Còn cậu cuối cùng nói rằng tôi chẳng dính dáng nợ nần
gì với nhà này. Tôi đầu thai vô đây để làm nhân chứng. Nay chứng kiến hai đứa
kia đã đòi xong nợ, đã trả hết nợ, vậy tôi ra đi.
Chúng
ta không tin vào quan niệm đầu thai để đi vào một định mệnh nghiệt ngã, nhưng
chúng ta tin vào một sứ mệnh riêng, có tính cách mời gọi và thôi thúc, mà Chúa
gửi gắm cho mỗi người chúng ta.
4.
Luôn là tình yêu
Cô
Isabelle 19 tuổi, nữ sinh viên người Pháp, đã cảm thấy “Thiên Chúa không còn là
Thiên Chúa nữa,” vì sau những đau khổ, mất mát xảy đến với cô, Thiên Chúa đã
“ngoảnh mặt làm ngơ. ” Cô không còn thiết sống nữa. Nhưng chính trong bước đường
cùng ấy, theo lời khuyên của một người bạn, cô đã “đến và ở lại với Chúa,” và
cô đã cảm nghiệm được lòng nhân từ của Người, đến nỗi có thể thốt lên như thánh
Phaolô: “Không gì có thể tách tôi ra khỏi Tình yêu của Thiên Chúa trong Đức
Kitô. ”
Cuộc
sống đã hơn một lần khiến tôi cảm thấy không biết phải dựa vào đâu để tin vào
Thiên Chúa và chấp nhận những gì xảy đến cho tôi. Cũng như ông Dacaria và cô
Isabelle, trước những thách đố của cuộc sống, tôi cũng cảm thấy bối rối, lo âu,
không biết nương nhờ ai để có thể đứng vững.
Lạy
Chúa, xin cho con biết đến và ở lại với Chúa, tìm và gặp nơi Ngài chỗ nương
thân.
5.
Đừng sợ
Lời
cầu xin của ông Dacaria được Chúa nhậm lời. Thế nhưng khi Ngài hứa ban cho ông
một người con trai theo lòng ước nguyện thì ông lại hoang mang, sợ hãi và đòi
Chúa cho một dấu lạ. “Dựa vào đâu mà tôi biết được các điều ấy vì tôi đã
già....” Hoá ra, khoảng cách giữa lời cầu nguyện và niềm tin là một nhịp cầu xa
vời vợi, con người có thể cầu nguyện nhưng chưa hẳn đã hoàn toàn để cho Thiên
Chúa hoạch định chương trình của Ngài.
Điệp
khúc “Đừng sợ” xuất hiện 365 lần trong Kinh Thánh và hầu hết cho những người
công chính, một lần nữa như gởi đến cho mỗi người chúng ta trong Mùa Vọng này.
Giữa
biển đời trần gian, giữa những phong ba bão tố của thất bại, mất mát, bệnh tật,
thù oán và ghen tương... lắm phen làm cho bạn hoảng sợ, bạn có tìm đến Chúa để
cầu nguyện và nội tâm của bạn đã thật sự được giải toả để ký thác hoàn toàn vào
tình yêu Chúa chưa? Hay những lý luận và phân tích tự nhiên đã cản trở niềm tin
của bạn?
Cha
Teilhard de Chardin ví đức tin như một cú nhảy: Tin là nhảy tới lao vào khoảng
không mà biết rằng đó không phải là khỏang không hun hút bất tận, nhưng chắc chắn
trong khoảng không ấy sẽ có bàn tay Thiên Chúa đón đỡ lấy mình!
6. Đức
tin không đòi lý do
Nhiều
nhà phê bình đã chế diễu nhà văn Nga Feodor Dostoievski vì đã xác quyết lại niềm
tin vào Chúa Giêsu sau một thời gian khủng hoảng và nghi ngờ đức tin.
Dostoievski đã trả lời họ rằng “Tôi tin vào Chúa Kitô và tuyên xưng Ngài không
giống như đứa trẻ. Lời tung hô của tôi phát sinh từ thử thách của nghi nan.”
Có
bao giờ tôi đã trải qua giai đoạn khủng hoảng và nghi ngờ đức tin như ông
Zacaria và Dostoievski không? Hiện giờ tôi giải quyết những nghi vấn đức tin
như thế nào?
Tôi
luôn nghĩ đến cách tốt nhất để nhận biết Thiên Chúa là yêu thương mọi sự… Rồi bạn
sẽ nhận biết có một Thiên Chúa và bạn sẽ tin. (Vincent van Gogh).
7.
Ma quỷ giúp vui cho ngày lễ
Nếu
bạn không bao giờ nghe nói về ma quỷ, bạn đừng ngạc nhiên. Chiến thuật của nó
là ít lộ diện và ít đến độ bạn không hề chú ý đến nó. Nhưng điều đó không có
nghĩa là ma quỷ không có, mà chỉ có nghĩa là chiến thuật của nó đang được thực
hiện. Công việc của nó là làm cho bạn quá bận tâm đến việc sắm sửa dịp Noel, niềm
vui tiệc tùng và những ngày lễ, không còn thời giờ để suy tư về ý nghĩa đích thực
của lễ giáng sinh. Chính vì thế, bạn bỏ qua ý nghĩa của ngày lễ cũng như không
chuẩn bị cho việc tái sinh của Chúa trong tâm hồn bạn.
Chiến
thuật của ma quỷ hoạt động thế nào trong trường hợp của tôi?
Tại
sao không để cho Chúa Giêsu săn sóc đời bạn. Ngài có thể làm nhiều hơn cả chính
bạn.
8.
Có hậu không như tính toán thế tục
Một
câu chuyện có hậu, đẹp như cổ tích. Song trước khi có hậu thì nó đã có vẻ...
không có hậu! Nghĩa là nó vốn éo le, đầy kịch tính: hai ông bà đều là người tốt
lành trước mặt Thiên Chúa và người xung quanh; thế nhưng họ không có con, vì bà
Elisabét là người hiếm hoi. Vả lại cả hai đều cao tuổi rồi.
Điều
gì đã diễn ra trong tâm hồn Êlisabét gần ngót cả đời người, ít là kể từ khi bà
kết hôn? Làm vợ mà không được làm mẹ, trong xã hội Do Thái thời ấy, chắc chắn
là “một nỗi hổ nhục trước mặt người đời.” Trong nỗi hổ nhục này, Êlisabét đã có
thái độ ra sao?
Cùng
với chồng mình, bà vẫn sống “công chính trước mặt Thiên Chúa,” vẫn vâng giữ “mọi
điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì.”
9.
Thinh lặng gieo hạt giống
Họa
sĩ Van Gogh nói: “Cuộc đời là thời gian gieo trồng, chứ chưa phải là mùa gặt
hái.” Vì thế, chúng ta không lạ gì khi thấy Thiên Chúa, được ví như người gieo
giống, đã gieo cách kiên trì, rộng rãi đến độ hoang phí các hạt giống Lời Chúa.
Hôm nay chúng ta nói đến thân phận của hạt giống rơi vào bụi gai, tiêu biểu cho
thái độ đón nhận Lời Chúa thường gặp nơi chúng ta. Bụi gai tượng trưng cho nỗi
bận tâm về chuyện đời, về ham mê của cải, công ăn việc làm khiến cho cây Lời
Chúa chết nghẹt.
Bạn
thường nói rằng tôi quá bận rộn đến nỗi không có giờ cầu nguyện, tôi phải lo
công ăn việc làm, không rảnh rỗi để đọc Lời Chúa, để lo các việc đạo đức… Coi
chừng! Tâm hồn bạn đang có nhiều bụi gai đấy! Bạn hãy nhớ rằng: không phải điều
gì rõ ràng là xấu mới nguy hiểm, mà ngay những điều tốt, hợp lý như công ăn việc
làm, chuyện đời sống… cũng có thể nguy hiểm, bởi vì “điều tốt thứ nhì luôn là kẻ
thù tệ hại nhất của điều tốt nhất.” Tại sao? Tại vì nó làm bạn xao lãng điều tốt
nhất.
10.
Tìm ý Chúa
Đức
Cha Roncali, khi còn làm Sứ thần Tòa thánh ở Bungari đã nhận được một bức thư
mà một linh mục nọ đã viết để bêu xấu Ngài. Vị linh mục chỉ trích Ngài một cách
thậm tệ, nhưng Đức Cha không hề buồn giận chút nào. Ngài vẫn cầu nguyện cho người
anh em linh mục đó. Hai mươi năm sau, Ngài được bầu chọn làm Giáo hoàng với tước
hiệu Gioan 23. Trong một lần về Rôma để yết kiến Đức Thánh Cha, vị linh mục kia
cũng ghi danh vào trong phái đoàn để gặp gỡ vị chủ chăn đáng kính. Vị linh mục
này hy vọng rằng thời gian đã lâu, vả lại với bao công việc bề bộn, có lẽ Đức
Thánh Cha chẳng còn nhớ đến bức thư năm xưa.
Nhưng
khi vào triều yết, vị linh mục này rất ngạc nhiên khi được Đức Thánh Cha chào
đón niềm nở và hỏi thăm công việc mục vụ của Ngài rất chân tình. Sau đó vị chủ
chăn tiến đến bàn làm việc lấy ra cuốn sách nguyện, trong đó có kẹp lá thư mà vị
linh mục kia đã gửi cho Ngài trướcđây. Đức Thánh Cha nói: “Con yên tâm, Cha cảm
ơn con nhiều lắm. Cha vẫn giữ món quà quý giá này và để nó trong sách nguyện của
Cha. Cha vẫn thường đọc lại bức thư đó để xét mình hằng ngày."
Sau
đó, Đức Thánh Cha ôm hôn vị linh mục một cách thắm thiết. Đây là hình ảnh rõ
nét về một vị mục tử chân chính, luôn diễn bày sự khiêm tốn và hiền lành đối với
hết mọi người, nhất là đối với các anh em linh mục.
NGÀY 20/12 - TRUYỀN
TIN CHO ĐỨC MARIA
Lời
Chúa: Lc 1, 26-38
Khi
ấy Thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến
với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít,
trinh nữ ấy tên là Maria.
Thiên
thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa
ở cùng Bà. Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ." Nghe lời đó, Bà bối rối
và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ,
vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai và đặt tên là
Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban
cho Người ngôi báu Ðavít, tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà
Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận."
Nhưng
Maria thưa với Thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết
đến người nam?"
Thiên
thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà, và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao
trùm Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra sẽ là Ðấng Thánh, và được gọi là Con Thiên
Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già, và
nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ, vì không có
việc gì mà Chúa không làm được."
Maria
liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền."
Và Thiên thần cáo biệt Bà.
TRUYỆN
KỂ
1. Xin
vâng
Thời
gian mang thai là một thời gian khá dài và quan trọng, nhất là đối với người mẹ
trẻ sinh con so. Các bà mẹ mang thai thấy mình như mang một mầu nhiệm, mầu nhiệm
sự sống đang lớn lên mỗi ngày trong lòng dạ mình. Dần dần mỗi chuyển động của
thai nhi và cả nhịp tim cũng được người mẹ cảm nhận.
Thai
nhi trở thành người trọn vẹn nhờ được dưỡng nuôi trong cái nôi êm ấm của lòng mẹ.
Con Thiên Chúa làm người cũng trải qua một tiến trình như thế. Ngài không từ trời
hiện xuống bất ngờ trong quyền năng, nhưng Ngài đã là một thai nhi yếu đuối
trong lòng Đức Trinh Nữ.
“Khi
vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã tạo cho con một thân thể… Bấy giờ con mới
thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (x. Dt 10, 5-7).
Con Thiên Chúa đã cất lên tiếng Xin Vâng đối với kế hoạch của Cha. Tiếng Xin
Vâng khiến Ngài chấp nhận hủy mình ra không, để “trở nên giống phàm nhân, sống
như người trần thế” (Pl 2, 7).
Khi
trở thành một thai nhi sống nhờ lòng mẹ, Con Thiên Chúa như cất giấu đi vinh
quang chói ngời của thần tính. Ngài vui lòng đồng hành với mọi con người trên mặt
đất để Ngài thực sự là anh em của họ.
“Tôi
đây là nữ tỳ của Chúa. Xin xảy ra cho tôi như lời sứ thần nói” (c. 38). Ngay
sau tiếng Xin Vâng này, Đức Maria được Thánh Thần ngự xuống, và Con Thiên Chúa
bắt đầu tiến trình làm người ở đời (c. 35).
2.
Quyền năng của Thiên Chúa
Gabriel
trong tiếng Do Thái có nghĩa là: "Thiên Chúa là sức mạnh." Bởi thế,
khi lãnh sứ mạng truyền tin cho Mẹ Maria, hình ảnh sức mạnh nổi bật nơi người
mang sứ điệp và chính tại nội dung của sứ điệp. Mẹ Maria phân vân thắc mắc bằng
những suy nghĩ thường tình của con người: "Việc ấy thành sự sao được? Vì
tôi không biết đến người Nam." Tuy nhiên, thắc mắc này không làm nao núng
vị sứ giả biểu tượng cho sức mạnh Thiên Chúa. Sứ giả đã trấn an Mẹ với lời khẳng
định: Chẳng có gì mà Thiên Chúa không làm được." Dù cho tuổi già như
Elisabeth thì Ngài vẫn cho sinh hạ một con trai để góp phần gia truyền ơn cứu độ.
Ngài đã tạo dựng vũ trụ cho con người, Ngài đã gầy dựng một dân tộc từ một đôi
vợ chồng son sẻ mà tuổi đã xế chiều, thế mà tại sao Ngài lại không thể tạo cho
mình một thân xác từ trong cung lòng người Nữ được?
Thiên
Chúa Quyền Năng làm được mọi sự, nhưng dù cho quyền năng thế nào đi nữa thì khi
đứng trước tự do của con người Ngài cũng phải đành bó tay, vì Ngài tôn trọng sự
tự do của con người. Quả thật tự do là một món quà quí báu nhất mà Thiên Chúa tặng
ban cho con người. Với lý trí và tự do con người đã vẽ lại hình ảnh của Thiên
Chúa nơi thân phận thụ tạo của mình. Có tự do mới có tình yêu, vắng bóng tự do
thì chỉ còn là những áp đặt, trói buộc hoặc lợi dụng.
Dù
Ngài Quyền Năng tuyệt đối thì Ngài vẫn không dùng Quyền Năng để ngăn cản sự tự
do của con người. Vì thế mà thảm cảnh đã đến với nhân loại khi nguyên tổ đã cản
ngăn chương trình tốt lành của Thiên Chúa dành cho mọi thụ tạo.
Hai
tiếng "Xin Vâng" tuy vắn gọn nhưng không mất tính chất quan trọng của
một chiếc chìa khóa mở cửa cho nguồn ơn cứu độ đến với nhân loại. Chẳng gì là
quá đáng khi chúng ta lập lại lời thơ của Hàn Mặc Tử:
"Lạy Sứ Thần Thiên Chúa
Gabriel!
Khi người xuống trần gian truyền tin cho Thánh Nữ.
Người có nghe xôn xao muôn vị tinh tú?
Người có nghe náo động cả phương trời?"
Vì
do sự sử dụng tự do của nguyên tổ mà chương trình tốt lành của Thiên Chúa bị cản
ngăn, thì lúc này với sự sử dụng tự do của Mẹ Maria chương trình cứu độ tình thương
của Ngài được thiết lập.
3.
Gõ cửa nhẹ nhàng
Người
ta kể lại rằng: một hôm có người tìm đến thánh Don Bosco vấn kế về phương pháp
xây dựng hoà bình thế giới. Nhằm lúc thánh nhân đang bận việc, con người thao
thức về hoà bình ấy gõ cửa mỗi lúc một mạnh hơn. Mãi một lúc sau, thánh nhân ra
mở cửa và niềm nở mời khách vào phòng, Ngài kiên nhẫn lắng nghe, chờ cho người
đó trình bày hết ý kiến, rồi mỉm cười nói: “Ông không nghĩ rằng một trong những
phương pháp hữu hiệu để xây dựng hoà bình là gõ cửa phòng người khác nhẹ hơn
sao?"
Giai
thoại trên minh hoạ phần nào thái độ đứng núi này trông núi nọ của rất nhiều
người. Nhiều người chưa làm nổi những việc nhỏ đã nghĩ đến những việc lớn: nhiều
người không đủ kiên nhẫn chịu đựng những việc thường ngày đã nghĩ đến việc tử đạo
cho đại cuộc.
Trong
lãnh vực đức tin cũng thế, nhiều người tưởng có thể gặp gỡ Thiên Chúa trong bốn
bức tường nhà thờ, trong những giờ phút thinh lặng, trong những giờ cầu nguyện
liên tục. Thiên Chúa dường như không chấp nhận bị giam trong những giờ phút giờ
phút hay khung cảnh giới hạn nào đó. Ngài đến trong từng giây phút và biến cố
cuộc sống, trong những cái nhỏ nhặt thường ngày của cuộc sống.
4. Xin
vâng - Lời thưa của đức tin
Vào
thời Đức Maria, luật lệ Dothái rất gắt gao đối với những phụ nữ bị phạm tội ngoại
tình. Nếu bị mắc phải, tức là có thai trước hôn nhân hay trong thời kỳ đính hôn
là bị án tử hình. Hình phạt chính là ném đá cho đến chết.
Trong
hoàn cảnh như thế, Đức Maria cũng thuộc về thành phần trong dân tộc này, hẳn Mẹ
không thể thoát khỏi tội chết khi tự nhiên trong bụng mình có một Thai Nhi ngày
càng lớn dần theo theo năm tháng...
5.
Đức tin lớn lao
Có
một bà nổi tiếng đạo đức, nhân hậu và luôn bình tâm trước mọi thử thách. Một bà
khác ở cách xa đó ít dặm, nghe nói thế thì tìm đến, và hy vọng học được bí quyết
để sống bình tâm, hạnh phúc. Bà hỏi: “Thưa bà, có phải bà có một đức tin lớn
lao?"
“Ồ
không, tôi không phải là người có đức tin lớn lao, mà chỉ là người có đức tin
bé nhỏ đặt vào một Thiên Chúa lớn lao." Câu hỏi của người phụ nữ giống như
lời của bà Êlisabéth ca tụng Đức Maria: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ
thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).
Chính
thái độ hoàn toàn vâng phục trong đức tin là tâm tình chờ đón Chúa đến mà Maria
đã biểu lộ trong suốt cuộc đời của một người trinh nữ tận hiến gặp gỡ thiên ý
và trở nên người Mẹ Đấng Cứu Thế luôn tin và vâng phục.
6.
Thiên Chúa không làm đượcsao?
Thánh
Gioan Vianney, lúc còn là một chủng sinh, học hành rất chậm chạp, tưởng chừng
như ngài không có đủ khả năng để tiến tới chức Linh mục. Ngày kia, thừa lệnh
Giám mục giáo phận, một vị giáo sư Thần học, đã đến khảo sát Vianney, tội ngiệp
Vianney đã không thưa được câu nào. Không giữ được bình tĩnh, vị giáo sư đã đập
bàn quát lớn:
-
Vianney, anh dốt như con lừa. Với một con lừa như anh, Giáo hội sẽ làm được gì?
Vianney
khiêm tốn bình tĩnh trả lời:
-
Thưa thầy, ngày xưa Samson chỉ dùng cái hàm của một con lừa, để đánh bại được
ba ngàn quân Philitinh, vậy với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm được
gì sao?
7.
Đức tin phải có việc làm
Một
thanh niên kia có thói quen ngủ rất say, luôn cần có mẹ gọi mới thức dậy được.
Sau khi tốt nghiệp, anh đi làm ở một chỗ xa nhà. Mẹ anh mua cho anh một chiếc đồng
hồ báo thức. Ngày đầu tiên anh quên vặn đồng hồ trước khi ngủ nên đến sở làm trễ.
Ngày thứ hai, anh nhớ vặn đồng hồ, nhưng sáng sớm khi nó reo thì anh đưa tay tắt
bỏ, nên lại đi làm trễ. Và anh bị đuổi việc. Khi anh trở về gia đình, mẹ anh hỏi
về chiếc đồng hồ. Anh đáp:
-
Chiếc đồng hồ đó hoàn toàn vô dụng đối với con.
-
Nó vô dụng là vì con không chịu dùng nó. Mẹ anh đáp.
Bao
nhiêu ơn Chúa ban cho ta cũng đều vô dụng nếu ta không sử dụng đến.
8.
Tôi là vua
Cha
Gioan Tauler, một vị linh mục rất đạo đức nhưng ngài vẫn luôn cầu xin để được gặp
một người nào đó chỉ dẫn cho ngài Thiên Đàng ở đâu. Một ngày kia, như có tiếng
lương tâm giục, ngài ra trước cửa nhà thờ hy vọng gặp được người đó.
Nhìn
trước nhìn sau, cha chẳng thấy ai, ngoại trừ một người ăn mày, quần áo rách rưới,
mặt mũi bẩn thỉu, hôi hám. Cha đến gần chào người hành khất:
-
Chào ông, chúc ông may mắn.
Người
ăn mày thản nhiên trả lời:
-
Chào cha, tôi có bị rủi ro bao giờ đâu.
- Vậy
thì xin Thiên Chúa ban cho ông mọi điều sung sướng.
- Ồ,
thưa cha, đời tôi chưa bao giờ thấy khổ cả.
Cha
Tauler rất ngạc nhiên về cách nói năng của người này. Cha hỏi tiếp:
- Nếu
Chúa bắt ông xuống hỏa ngục, ông có buồn khổ không?
Người
hành khất trả lời không cần suy nghĩ:
- Nếu
Chúa làm như vậy thì tôi sẽ ôm ghì lấy chân Chúa và cùng Chúa xuống hỏa ngục
luôn. Tôi thà ở hỏa ngục với Chúa còn hơn ở Thiên Đàng mà không có Ngài.
Vị
linh mục càng ngạc nhiên hơn nữa. Cha hạch hỏi:
-
Này ông, ông có thể cho tôi biết, ông từ đâu tới đây?
-
Thưa cha, tôi từ Thiên Chúa mà đến.
-
Nhưng ông tìm thấy Thiên Chúa ở đâu?
-
Ngay khúc quẹo, chỗ mà tôi từ bỏ mọi của cải vật chất trên đời này.
Tới
đây, cha Tauler không thể chờ đợi thêm được nữa. Ngài hỏi nhanh:
-
Thế thì, ông là ai?
Người
ăn mày nói một cách trịnh trọng:
-
Tôi là vua.
Cha
Tauler quỳ xuống trước mặt người ăn mày:
-
Tâu Đức vua, Ngài có thể cho con biết vương quốc ngài ở đâu không?
-
Vương quốc của ta ở ngay trong tâm hồn ta.
9.
Chứng nhân của lòng thương xót
Đức
Thánh Cha Phanxicô đã chọn ngày 08/12/2015, lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội để
khai mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, nhân kỷ niệm 50 năm kết thúc công đồng
Vaticanô II, vì “ý nghĩa phong phú của lễ đó trong lịch sử Giáo Hội hiện đại”
(Misericodiae Vultus, số 4). Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria nhắc chúng
ta nhớ lại hành động của lòng thương xót Chúa “ngay từ buổi đầu của lịch sử
nhân loại” (số 3). Quả vậy, chính vì Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn cứu độ
con người nên Ngài gìn giữ Đức Maria tinh tuyền không tỳ ố bởi tội lỗi, không lệ
thuộc sự ác một giây phút nào ngõ hầu chuẩn bị một cung lòng xứng đáng cho Con
Chí Ái của Ngài giáng sinh. Mặt khác, nhờ lòng khiêm cung và tinh thần vâng phục
của Đức Maria, mà lời hứa ban Đấng Cứu Độ của Thiên Chúa được thành tựu.
Và
Đức Maria trở thành nhân chứng tuyệt hảo của lòng Chúa thương xót.
Đức
Thánh Cha Phanxicô nói: “Ngày nay chúng ta rất cần đến lòng thương xót, điều
quan trọng là các tín hữu sống lòng thương xót ấy và đem vào các môi trường xã
hội khác nhau.” Trong Năm Thánh Lòng Thương và Phúc âm hóa xã hội này, mời bạn
hãy thực thi lòng xót thương người trong xã hội tội lỗi và vô cảm này bằng việc
yêu thương, tha thứ, phục vụ mọi người nơi môi trường của mình.
10.
Sáu lời của Đức Mẹ và công trình cứu độ
Tân
Ước ghi lại sáu lần Đức Maria nói, nhưng năm lần Mẹ nói với Chúa và nói về
Chúa:
1- Mẹ
nói với thiên thần: “Việc đó xảy đó thế nào vì tôi không ăn ở với người nam”
(Lc 1,34).
2- Mẹ
thưa với thiên thần: “Tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa làm cho tôi điều Chúa
nói” (Lc 1,38).
3- Mẹ
cầu nguyện rất dài tại nhà bà Êlysabeth, người chị họ (Lc 1,46-55).
4- Mẹ
trách Đức Giêsu trốn ở lại Đền Thờ làm cho cha mẹ đau khổ đi tìm (Lc 2,48).
5- Mẹ
trình bày với Đức Giêsu trong tiệc cưới Cana: “Nhà này hết rượu rồi” (Ga 2,3).
Mẹ
chỉ nói với loài người duy một lời trong lần thứ sáu cũng là lần cuối cùng:
6- “Giêsu
bảo gì cứ làm theo” (Ga 2,5)
Ta
biết thuở tạo dựng ban đầu, Thiên Chúa phán sáu lần trong sáu ngày, đặc biệt
ngày thứ sáu cũng là lần thứ sáu, lần cuối cùng, Chúa phán: “Ta hãy tạo dựng
con người giống hình ảnh Ta” (St 1,26).
11.
Mẹ thắng con rồi
Giovanni
Tomasi là một người vô thần, cực đoan và quá khích với lòng sùng kính Đức Mẹ
nơi mấy người đồng hương nước Ý.
Khi
biết mình bị ung thư nan y, anh rơi vào khủng hoảng đến tuyệt vọng. Một người bạn
thân rủ anh qua Lộ đức hành hương xin ơn Đức Mẹ. Vì nể bạn nên anh cũng đi dù
chẳng tin một chút nào.
Anh
trở về chẳng hề thuyên giảm, càng về sau lại càng đau đớn. Người bạn nói anh
hãy thành tâm xin ơn Đức Mẹ. Anh đành nhận lời nhưng lại đến Lộ đức với một ý đồ
khác. Sau nhiều lần uống nước ở chiếc giếng nơi hang đá Đức Mẹ mà chỉ thấy bệnh
nặng ra, đau đớn hơn, Tomasi rơi vào tình trạng phẫn uất bởi tuyệt vọng.
Ngày
14.11.1987, anh mua một khẩu súng lục mới toanh, lắp đầy ổ đạn, đến trước hang
Lộ đức, hét to lên một lời thách thức để ai cũng phải nghe thấy: “Nếu bà muốn
tôi tin vào Thiên Chúa của bà, bà hãy làm phép lạ chữa lành căn bệnh ung thư của
tôi. Bằng không, tôi sẽ dùng khẩu súng này để tự sát ngay tại đây, để cho cả thế
giới đều biết bà chẳng có quyền năng gì, rằng đây chỉ là một trò bịp.”
Thinh
lặng… căng thẳng, ai cũng thấy sợ và có người cầu nguyện cho anh.
Anh
đưa súng vào màng tang và bóp cò. Đạn không nổ! Anh kinh ngạc tháo ổ đạn ra, thấy
mọi sự bình thường. Sao lại không nổ vậy?
Rồi
anh lại lên đạn và đưa súng lên bóp cò một lần nữa. Một tiếng cạch khô khốc, đạn
vẫn không nổ. Lúc đó anh không còn tự chủ được nữa, hai chân quỵ xuống, bàn tay
buông rơi khẩu súng. Anh ngước nhìn lên Mẹ, thổn thức hét lớn: “Mẹ ơi, Mẹ đã thắng
con rồi!”
Tomasi
mang căn bệnh trở về nhà nhưng với một tâm hồn đầy sức sống mới. Rồi anh đi khắp
nơi để diễn thuyết, viết thư cho những người trong cảnh tuyệt vọng như mình để
khích lệ, ủi an và mời gọi họ tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa và Mẹ Maria.
12.
Tìm ý Chúa
Có
một dạo các hãng sữa đua nhau quảng cáo rằng sữa của họ sản xuất có thể làm
tăng trí thông minh của con trẻ rồi còn tổ chức ‘đo’ IQ miễn phí nữa. Thế là
các bà mẹ hớn hở bồng con đến đo IQ và tiếp theo đó là mua sữa! Bà mẹ nào lại
không muốn con mình thông minh sáng dạ, học hành giỏi giang. Con cái sau này
thành đạt, mẹ cha cũng được nở mày nở mặt. Thế mà Đức Maria không hề mong ước
làm mẹ siêu nhân, lại càng không mơ làm mẹ Đấng Cứu Thế như nhiều thiếu nữ Do
thái thời ấy mong đợi. Qua lời Mẹ thưa với sứ thần, có thể biết điều Mẹ đang
quan tâm tìm kiếm chính là “xin vâng” theo ý Chúa: Mẹ đón nhận lời sứ thần truyền
tin chỉ vì đó là điều Chúa muốn.
Thời
đại ngày nay người ta hay ‘dị ứng’ với việc vâng lời, bởi vì vâng lời bị coi là
đồng nghĩa với trẻ con, ấu trĩ. Thái độ của Đức Maria cho thấy phải có một nhân
cách thực sự trưởng thành mới có thể nói lên lời “xin vâng” với ý thức nhận định
thánh ý Chúa, với tinh thần trách nhiệm về sứ mạng sắp lãnh nhận và với tình
yêu mến phó thác như vậy được. Thế nhé, bạn cũng hãy học theo mẫu gương của Mẹ
để nói lời “xin vâng” với Chúa như vậy nhé!
13.
Gương mẫu cho lòng tin
Ta
có thể nói như cha Cantalamessa rằng: “Không ai cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu
đến mức như Đức Maria, cũng như không ai được tôn vinh bên Chúa Giêsu bằng Đức Maria.”
Quả vậy, từ khi nhập thể, Đức Giêsu gắn bó với Mẹ Maria như hình với bóng: từ
lúc còn trong lòng Mẹ, Mẹ đi đâu, Con đi theo đấy; khi Con trưởng thành, Con ở
đâu, Mẹ cũng có mặt ở đó; Con dự tiệc cưới Cana, cũng có mặt Mẹ, Con đi rao giảng
Tin Mừng, có thấp thoáng bóng Mẹ, Con chịu đóng đinh, Mẹ có mặt dưới chân thập
giá. Thì nay Con bước vào vinh quang Thiên quốc, thì Mẹ được cất lên làm Nữ
Vương vũ hoàn.
Mời
Bạn: Nhớ rằng ngoài người mẹ trần gian, bạn còn có một người mẹ trên trời là Đức
Maria. Bạn hãy siêng năng đến cầu nguyện với Đức Mẹ, và nhớ lấy ngài làm “gương
soi” cho mình.
14.
Thiên Chúa mong đợi được chấp thuận để ban ơn
Sau
biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng
được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình, và người dẫn chương trình đã hỏi
cô ta: Tại sao Thiên Chúa là Đấng đầy lòng yêu thương lại có thể để xảy ra một
thảm họa khủng khiếp như vậy?
Cô
ta trả lời: “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng
buồn bằng chúng ta. Nhưng từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi
trường học, khỏi gia đình, khỏi xã hội và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là “
quân tử ” nên đã lẳng lặng rút lui.
Làm
sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta, khi chúng ta đã
khẩn thiết xin Ngài hãy để mặc chúng ta một mình. Về những biến cố mới xảy ra,
như tấn công, khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh… tôi nghĩ mọi sự
đã bắt đầu với Madelein Murray O’Hare, khi bà ấy phàn nàn và không muốn cho đọc
kinh trong trường học nữa, và chúng ta đã đồng ý. Rồi một người khác lại có ý
kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học. Chính quyển Kinh
Thánh mà trong đó dạy chúng ta: “Chớ giết người, chớ trộm cắp… dạy chúng ta yêu
người như chính bản thân v.v…” và chúng ta cũng đã đồng ý.”
15.
Xin vâng – lời thưa của lòng tin
Nếu
Chúa bảo: “Này con, con làm kỹ sư,” con thưa: “Xin vâng.” Và “Này con, con làm
linh mục,” con thưa: “Xin vâng.” Hai tiếng “xin vâng” ấy là vâng có điều kiện,
có nghĩa vụ và quyền lợi thuộc về tôi nhiều hơn.
Hai
tiếng “xin vâng” của Mẹ hôm nay thì khác. Qua hai tiếng ấy Mẹ đặt mối quan hệ của
mình và Thiên Chúa trong mối quan hệ thấp cao: Mẹ chỉ là nữ tỳ, còn Thiên Chúa
là Đấng Tối Cao. Vì vậy, Mẹ xin vâng không điều kiện, không mặc cả. Mẹ trao
toàn thân để Chúa có thể làm bất cứ điều gì nếu Chúa muốn dù có đau thương Mẹ vẫn
một lòng trung tín. Cho nên, Chân Phước mẹ Têrêsa Calcutta nói: “Nếu có gì thuộc
về tôi, tôi sẽ có toàn quyền sử dụng nhưng tôi thuộc về Chúa, nên Ngài có thể
làm bất cứ điều gì Ngài muốn.”
Lời
“xin vâng” của Mẹ Maria vẫn được lặp lại trong đời sống Kitô hữu mỗi ngày. “Xin
vâng” với ý thức là hiến toàn thân cho Chúa qua việc sám hối ăn năn tội và sống
Lời Chúa, đồng thời hiệp thông với Ngài mọi giờ trong cuộc sống ngang qua thập
giá của Chúa Kitô. Mời bạn hãy noi gương Mẹ, thưa xin vâng với Chúa qua việc
sám hối, hy sinh hãm mình và làm việc lành phúc đức trong Mùa Vọng này để được
Chúa Giêsu giáng sinh nơi cung lòng bạn.
16.
Xin vâng trong những sự bất ngờ
Cuộc
sống đời thường có nhiều bất ngờ, khó hiểu, thậm chí phi lý… nên đôi khi ta thốt
lên: “Đời mà! Ai hiểu được chữ ngờ!” Cuộc sống người Kitô hữu còn nhiều éo le,
“tréo cẳng ngỗng” hơn, vì phải sống “ngược đời”, “điên rồ”, “không giống ai”…
Chẳng những thế, người Kitô hữu sống đức tin là sống “cuộc đời lần trong đêm tối”
vì Thiên Chúa dường như vắng bóng, vì ý định Ngài bị che khuất sau bức màn đêm
của mầu nhiệm.
Đức
Trinh Nữ Maria thấm thía tình cảnh này hơn ai hết: thưa “Xin Vâng” theo thánh ý
Chúa mặc dù Mẹ không biết ý định đó “sẽ xảy ra cách nào.” Bằng tiếng “Xin Vâng”
bất tận, Mẹ trung thành đi theo con đường thập giá Đức Kitô trong suốt cuộc đời.
Và chỉ khi đứng dưới chân Thánh giá, chứng kiến trái tim bị đâm thâu của Con
yêu dấu, Mẹ mới thấu hiểu chương trình cứu độ mà Chúa mời gọi Mẹ tham gia đã “xảy
ra cách nào.”
Hãy
noi gương Mẹ luôn ghi nhớ và suy niệm Lời Chúa để tìm biết Thánh Ý Chúa – đó là
nền tảng vững chắc cho đời sống đức tin của mỗi tín hữu chúng ta; cùng với Mẹ
tiếp tục lời “Xin Vâng bất tận” của Mẹ để vượt qua những khó khăn nghịch cảnh
trong đời – đó là phương thế để hiểu Thánh Ý Chúa “xảy ra cách nào” trong cuộc
đời ta.
17.
Trước và sau lời truyền tin
Trong
trí tưởng tượng, bạn hãy phát họa bức tranh nhân loại trước khi Chúa Giêsu đến.
Nhân loại ở dưới quyền lực và sự kiểm soát của Satan, tội lỗi và sự vô vọng hiện
diện khắp nơi.
Khi
đi vào trong thế giới này, Thiên Chúa đã sai sứ thần đến với một trinh nữ tên
là Maria. Sứ thần nói với bà: “Bà sẽ thụ thai và sinh một con trai, và đặt tên
là Giêsu. Người ta sẽ lên cao cả và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ
ban cho người ngai vàng Đavít, tổ tiên người và triều đại người sẽ vô cùng vô tận.”
rồi sứ thần từ biệt bà (Lc 1,31-33.38)
Ý
tưởng gì xâm chiếm tâm trí Maria sau khi sứ thần từ biệt bà?
Hãy
để cho người chưa bao giờ yêu thương biết yêu thương, và người luôn yêu thương
biết yêu thương hơn nữa.
NGÀY 21/12 - THĂM
VIẾNG
Lời Chúa: Lc 1, 39-45
Ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền
núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Giacaria và chào bà Isave, và khi
bà Isave nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà; và bà
Isave được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng: "Bà được chúc phúc
giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa
tôi đến viếng thăm? Vì này, tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng
trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực
hiện."
TRUYỆN KỂ
1. Lòng bác ái của bác sĩ Longet.
Bác sĩ Longet là một người Pháp, đã từng phục vụ ở
Việt nam cách đây mấy mươi năm và cũng nổi tiếng như bác sĩ Tom Doley, người Mỹ
đã phục vụ ở Đông Nam Á. Ông tận tụy săn sóc các bệnh nhân bất kể giai cấp, tôn
giáo, chủng tộc, ngày lẫn đêm.
Được hỏi tại sao ông quí mến bệnh nhân như thế?
Bá sĩ Longet đáp:
- Vì tôi thấy Chúa Giêsu trong mỗi bệnh nhân.
Chính vì thế, mỗi sáng khi đi dự thánh lễ, bệnh nhân
lương hay giáo, ai muốn đi ông đều chở trên xe; mỗi chiều Chúa nhật, ông lại chở
các bệnh nhân đi chơi, tham quan nơi này nơi nọ. Và mỗi tối ông lần hạt chung với
người Công giáo. Ít lâu sau, ông Longet trở về nước Pháp, vào chủng viện dâng
mình làm Linh mục và tình nguyện sang phục vụ những người nghèo ở giáo phận Cần
Thơ. Nhưng tiếc thay, sau khi chịu chức xong, ông lâm trọng bệnh và qua đời trước
khi tới nơi hằng mong ước.
2. Bát đường cho trẻ mồ côi
Hồi đó, - mẹ Têrêsa Calcutta kể - nhằm lúc thành phố
Calcutta thiếu đường ăn thì có một em bé chừng bốn tuổi đem đến cho tôi một
chén đường và bảo tôi:
- Thưa mẹ, con đã nhịn ăn đường suốt một tuần nay,
xin mẹ hãy dùng ít đường này cho trẻ mồ côi của mẹ.
Một em bé mới có bốn tuổi mà có được cử chỉ như thế
thì thật anh hùng biết bao! Em đã học được bài học yêu thương đến độ dám hi
sinh cả những gì mình cần thiết cho các em nhỏ khác.
3. Rá gạo chia đôi
Hồi đó, - mẹ Têrêsa Calcutta kể - bất chợt có một
người đàn ông đến gặp tôi và nói:
- Thưa mẹ, gần đây có gia đình người Hindu có tám đứa
con, mà cả tuần nay họ không có gì ăn cả.
Lập tức tôi bưng rá gạo đi theo người đàn ông ấy và
tìm đến nhà người Hinđu kia. Bước vào túp lều lụp xụp, tôi bắt gặp những khuôn
mặt xanh xao và cơn đói lúc đó đang hành hạ họ. Không cầm lòng được, tôi trao hết
rá gạo cho bà ta. Bà này cảm động đón lấy rá gạo, rồi lập tức ngồi xuống chia
làm hai phần. Sau đó, bà bưng một nửa ra đi … và một lúc sau, bà trở lại, tôi
ngạc nhiên hỏi bà:
- Bà đi đâu vậy? Đem gạo cho ai?
- Họ cũng đói lắm!
- Nhưng họ là ai?
- Họ là những gia đình Hồi giáo. Họ cũng có những đứa
con đói khổ như con. Họ ở bên kia đường, và cả tuần nay, họ cũng không có gì ăn
cả.
Đọc lại câu chuyện này sao nhiều lúc tôi cảm thấy buồn
cho mình. Mình là người có đạo mà nhiều khi còn thua những người không có đạo
nhiều quá.
4. Lá thư của bà mẹ quảng đại
Trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng của Edmondo De Amicis
tôi đọc được một lá thư của một người mẹ gửi cho người con. Bà viết như thế
này: “Mẹ viết thư này để con đọc. Sáng nay ở trường về, con đi trước mẹ mấy bước.
Mẹ thấy con đã đi ngang qua một người đàn bà đáng thương đang bế trên tay một đứa
bé xanh xao và ốm yếu. Người ấy xin con tiền. Con đã nhìn sừng sững vào bà ta
và con đã không cho gì hết dù mẹ biết con đang có tiền trong túi.
Nghe mẹ bảo đây con! Đừng bao giờ dửng dưng đi qua
trước những người nghèo khổ đang ngửa tay xin mình giúp đỡ và nhất là trước một
người mẹ xin một đồng cho con của mình. Con hãy nghĩ đi: biết đâu đứa bé ấy
đang đói. Hãy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người đàn bà đáng thương ấy. Hãy nghe
lời mẹ dạy con đây. Thỉnh thoảng con phải biết chia sẻ một đồng tiền từ túi của
con, đặt nó vào lòng bàn tay của một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ
không có bánh ăn, một đứa trẻ không cha không mẹ.
Con phải biết rằng: con chẳng thiếu thốn chi hết,
còn người nghèo thì thiếu thốn mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng
thì họ chỉ cần cầu xin cho khỏi chết đói. Thật là buồn khi thấy giữa bao nhiêu
ngôi nhà giàu có, giữa bao nhiêu trẻ em ăn mặc đẹp, lại có những người đàn bà
và trẻ em không có gì để ăn cả... Con hãy suy nghĩ đi, và đừng bao giờ con hành
động như buổi sáng hôm nay nữa con nhé.. ."
5. Để cuộc đời chan chứa niềm vui
Đời người là một cuộc hành trình, và cuộc hành trình
nào cũng là một thứ cưu mang: mơ ước được gặp gỡ, chia sẻ, sống trong tự do, xây
dựng nhiều hăm hở.
Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy, đon đả ra đi
lên miền sơn cước. Đức Maria đã chỗi dậy, vì cưu mang con trong lòng. Cưu mang
con trong lòng cũng có nghĩa là nuôi dưỡng một niềm vui bất tận: đứa con càng lớn,
niềm vui càng tăng.
Niềm vui nào cũng đòi được chia sẻ. Đức Maria đã
không cất giữ trong lòng niềm vui vừa cưu mang, nhưng Người đã vội vàng đem niềm
vui đến cho người khác.
Đích điểm cuộc hành trình của Đức Maria là một miền
núi. Núi cao là nơi trắc trở, nhưng cũng thường là nơi hẹn hò giữa Thiên Chúa
và con người. Và cũng từ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, con người mới có thể đến với
người khác.
6. Yêu đến chết
Vào năm 1934 giáo lý viên Gioan Caduna được linh mục
Palexi sai đến vùng Ramxi miền bắc Ấn Độ để truyền giáo cho dân làng Majoribua,
là những người rất sùng kính tôn thờ vật linh. Sau 18 năm (1952), cha Palexi trở
lại vùng này, thấy cả làng đã theo Đạo và sống Đức Tin rất sốt sắng! Cha Palexi
hỏi thăm về giáo lý viên Gioan Caduna, thì được biết anh đã chết lâu rồi. Họ kể
lại rằng:
Thời gian đầu mới đến, anh Caduna bị dân làng tẩy
chay, và nói:
- Ở đây không có chỗ cho Chúa của mày! Gioan Caduna
đáp:
- Tôi không thể đi nơi khác, vì tôi đã được sai đến
đây để nói về Thiên Chúa, Đấng sáng tạo và làm Chủ muôn loài, Ngài yêu thương hết
mọi người, nên đã chấp nhận chết bi đát trên thập giá, nhưng chưa tới ba ngày
sau, Ngài đã sống lại, ai tin vào Ngài thì được cứu độ!
Thế mà dân làng vẫn quyết liệt không muốn nghe lời
anh Caduna giảng dạy. Họ đuổi anh đi. Anh đành phải chấp nhận ra khỏi làng và dựng
một cái chòi bên cạnh ngôi làng để hằng ngày cầu nguyện cho dân đừng cứng lòng
tin! Dân làng mỗi khi đi qua lều anh ở, đều phỉ nhổ và mạt sát Caduna:
- Cút đi cho xa, chúng tôi không muốn thấy mặt anh,
và chúng tôi càng không muốn nghe anh nói về ông Giêsu nào đó! Caduna trả lời:
- Tôi không đi đâu được, Chúa Giêsu đã chết vì yêu mọi
người, nên tôi cũng muốn chết ở đây, để chứng tỏ lòng tôi rất yêu dân
Majoribua.
Thời gian sau, anh Caduna chết vì bị bệnh sốt rét và
sống quá túng thiếu. Chính nhờ cái chết của anh mà ít lâu sau, tất cả dân trong
làng xin theo đạo Công Giáo hết!
Anh Gioan Caduna đã đáp trả được tiếng Chúa Giêsu hỏi:
“Con có yêu Thầy hơn nhưng người này không?” (Ga 21, 15-17). Vì “thế giới sẽ
thuộc về tay ai biết yêu!” (Lm. Gioan Maria Vianey).
7. Niềm vui phải chia sẻ
Ông Archimède là một nhà vật lý học lừng danh trên
thế giới. Ông đã khám phá ra một định luật nổi tiếng và người ta đã lấy tên ông
mà đặt cho định luật này, định luật Archimède, đó là: “Một vật bỏ vào nước luôn
luôn có một lực nâng vật đó lên.”
Có điều đáng nói là ông Archimede đã khám phá ra định
luật này trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: Ông đã tìm ra định luật đó ngay lúc
ông đang ở trong phòng tắm. Ông quá vui mừng nên đã tông cửa phòng tắm chạy ra
ngoài, hét to lên cho mọi người nghe thấy: “Eurêka! Eurêka!” nghĩa là: “Tôi đã
tìm thấy! Tôi đã tìm thấy!”
Và điều đáng nói hơn cả là vì ông mừng quá đến nỗi
ông chạy ra khỏi phòng tắm mà quên mặc quần áo!
Sau biến cố Truyền Tin, Mẹ Maria đã nhận được niềm
vui quá lớn lao: được diễm phúc trở nên Mẹ Đấng Cứu Thế. Mẹ Maria đã khám phá
thấy tình thương vô biên của Thiên Chúa dành cho mình. Với niềm vui lớn lao đó,
Mẹ Maria cũng đã vội vã lên đường đem niềm vui ấy chia sẻ cho người chị họ
Isave.
8. Chú lính đánh trống
Trong cuốn Những Tâm Hồn Cao Thượng, có câu chuyện
Chú Lính Đánh Trống rất cảm động:
Trong một cuộc giao chiến rất ác liệt giữa quân Ý và
quân Áo, quân Ý với một đội quân 60 người đã bị quân Áo bao vây trên một ngọn đồi.
Thấy mình yếu thế và sắp đi vào bước đường cùng, Viên Đại Úy già chỉ huy đội
quân Ý đã gọi Chú Lính Đánh Trống thúc quân 14 tuổi, trao cho chú bức thư xin
tiếp viện và dặn chú hãy đem thư đến cho đội quân Ý gần nhất để xin tiếp viện.
Viên Đại Úy nói rằng: cả đại đội trông chờ vào lòng can đảm và đôi chân mạnh mẽ
của chú.
Chú Lính Đánh Trống lập tức băng xuống đồi dưới làn
mưa đạn của quân thù. Chú chạy thật nhanh để có thể hoàn thành được sứ mạng
quan trọng này. Có lúc người ta nhìn thấy chú ngã quỵ xuống như bị trúng đạn,
nhưng chú lại vùng lên khập khiễng chạy tiếp, tìm đến đội quân tiếp viện.
Cuối cùng, quân tiếp viện đã đến kịp và quân Ý được
cứu thoát.
Khi cuộc giao tranh chấm dứt, Viên Đại Úy đã đến bệnh
viện để thăm những người lính bị thương. Đang đi, Viên Đại Úy chợt nhìn thấy
Chú Lính Đánh Trống đang nằm trên một giường bệnh với chiếc mền đắp ngang ngực.
Ông ta dừng lại hỏi:
– Chắc là chú mất nhiều máu lắm nên mới bị xanh xao
như thế kia!
Chú Lính Đánh Trống trả lời:
– Thưa Đại Úy, có cái mất còn hơn cả máu nữa!
Nói xong chú lật tấm mền ra, Viên Đại Úy xúc động đến
bàng hoàng: chú lính đánh trống chỉ còn một chân! cái chân kia đã bị cưa cụt!
Ngay lúc ấy vị Bác Sĩ bệnh viện đi tới và nói:
– Chú lính này chỉ bị thương nhẹ, nhưng vì không giữ
gìn, chạy nhảy nhiều, vết thương sưng tấy lên quá nặng, đành phải cưa chân.
Nhưng được cái chú rất can đảm không khóc khi cưa chân!
Nói xong vị Bác Sĩ bỏ đi.
Lúc bấy giờ, Viên Đại Úy xúc động đứng trong tư thế
nghiêm, giơ tay ngang đầu. Chú Lính Đánh Trống kêu lên:
– Đại Úy chào em hay sao?
Viên Đại Úy đáp:
– Vâng, tôi chỉ là Viên Đại Úy, còn em, em mới chính
là một vị Anh Hùng!
Chú Lính Đánh Trống can đảm đã dám hy sinh một phần
thân thể để hoàn thành nhiệm vụ của một người đưa tin.
Chúng ta cũng hãy biết can đảm vượt qua mọi gian
khó, vượt qua chính sự ích kỷ và tính ươn lười của bản thân, để sẵn sàng đem
Chúa đến cho mọi người.
9. Có quên mình, có hạnh phúc
Cha Jean Lafrance suy ngắm đoạn Tin Mừng hôm nay và
đã viết: “Khi hai tâm hồn biết cầu nguyện thì họ liền gặp nhau một cách sâu xa
bởi hai con tim lúc đó tràn ngập Chúa Thánh Thần.” Một tâm hồn cầu nguyện cho
được sinh đứa con đang khi bị coi là hiếm muộn; một tâm hồn cầu nguyện cho được
chu toàn thánh ý Chúa Cha trong ngày truyền tin. Và thế là khi hai tâm hồn đó gặp
nhau, hạnh phúc vỡ òa. “Đứa con trong bụng đã nhảy lên vì vui sướng” là một
minh chứng cho niềm vui thánh thiện của bà Ê-li-sa-bét được Đức Ma-ri-a đang
cưu mang Đấng Cứu Thế đến viếng thăm.
Khi niềm vui được chia sẻ, niềm vui sẽ nhân ra gấp bội.
Và niềm vui ấy đã và đang lan rộng khắp cùng bờ cõi trái đất khi nhân loại hằng
năm mừng sinh nhật Đấng Cứu Thế.
Dâng mình cho Chúa để thuộc về Ngài, đó cũng là hành
vi muốn sống hết mình cho tha nhân. Đó là việc vẫn diễn ra trong cuộc đời của Mẹ
Ma-ri-a. Thánh hiến là hồng ân Chúa ban và là cách để nên muối men cho đời.
10. Vẽ sự bình an
Paolo Turturro, một linh mục chánh xứ tại Palermo,
đã phát động cuộc thi cho trẻ em viết một bài thơ, hay vẽ một bức tranh về hoà
bình. Có đến 120.000 em tham gia, cả một vài em ở ngoài Sicily. Tác phẩm thắng
giải là một bài thơ với tựa đề ‘Vẽ Sự Bình an’ (Painting Peace):
Em
có một hộp màu.
Không có màu máu đỏ cho vết thương của em.
Không có màu đen cho nỗi buồn của người yêu dấu.
Không có màu vàng cho sự ghen ghét trong thế giới.
Có màu xanh:
Em ngồi… Và em vẽ sự Bình An.
‘Painting Peace’ đã được cha Turturro dùng đặt tên
cho một tổ chức ngài thành lập ở Palermo, giúp giữ gìn giới trẻ khỏi bàn tay của
Mafia.
Ai cũng nói mình mong ước sự bình an. Nhưng trong bản
tin thế giới hằng ngày trên báo chí, TV… ai cũng thấy sao mà có quá nhiều tranh
chấp, xô xát… Phải chăng đó là phác họa chân dung tâm hồn của nhân loại hôm
nay, một bức chân dung thiếu vắng sự bình an?!
11. Có phúc vì đã tin
Trong tiểu sử thánh nữ Têrêxa Hài Đồng có ghi một
câu chuyện cảm động. Cô bé Têrêxa đã tha thiết cầu nguyện kèm theo những hy
sinh với ý chỉ cầu cho một người tử tù, anh Pranzini, được ăn năn trở lại chỉ
vì cô tin chắc rằng Chúa sẽ thực hiện điều Ngài đã hứa. Têrêxa đã được toại
nguyện: trước khi chết, Pranzini đã cầm thánh giá hôn ba lần. Cô cảm thấy hạnh
phúc đến rơi lệ vì Chúa đã nhận lời cầu xin của cô. Giống như Đức Maria, Têrêxa
được kể vào số những người “có phúc vì đã tin” rằng lời Chúa hứa sẽ được thực
hiện.
Đức Mẹ đã tin vào lời Chúa phán cùng Mẹ, Tê-rê-xa đã
tin vào ơn cứu độ Chúa Giê-su mang đến, nên cả hai đã cộng tác tích cực vào
công trình cứu độ của Chúa Giê-su, mang ơn cứu độ đến cho người khác. Các ngài
là những người thật có phúc.
Phần bạn, phải chăng não trạng thực dụng đã tác động
sâu vào đời sống đức tin của bạn khiến bạn lắm khi hoài nghi về hiệu năng của lời
cầu nguyện. Mời bạn kiểm điểm xem có bao giờ bạn dâng việc lành nào đó để cầu
nguyện cho người khác không.
Đó cũng là cách để xoá tan mối hoài nghi để bạn tin
vào lời hứa cứu độ của Chúa và nhờ đó bạn được kể vào số những người được Chúa
chúc phúc.
12. Maria dám tin
Một doanh nhân giàu có ở Mỹ có sáng kiến ngộ nghĩnh
để thử lòng người: Ông cho in rất nhiều bích chương và dán khắp nơi trong thành
phố nơi ông đang sống. Đại khái nội dung của bích chương loan báo: Bất cứ ai mắc
nợ, nếu đến văn phòng của ông ngày đó, tháng đó từ 9g đến 12g đều được ông giúp
đỡ để trả nợ. Dĩ nhiên, mọi người đều bàn tán về lời mời gọi này, nhưng đa số đã
xem đây là một trò đùa.
Đúng ngày hẹn, doanh nhân ngồi trong văn phòng của
mình. Hai giờ trôi qua mà không thấy người nào đến. Mãi tới 11 giờ mới có một
người đàn ông rụt rè đến. Doanh nhân ký cho ông một ngân phiếu để trả hết nợ. Gần
12 giờ một vài người nữa cũng đến. Và dĩ nhiên họ cũng được giúp đỡ tận tình.
Còn tất cả những người khác khi hiểu được lời mời gọi của doanh nhân thì đã muộn.
Lời hứa của doanh nhân trong câu chuyện trên đây quá
lớn, nên đa số đã không tin. Chính vì không tin nên họ đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn
vàng. Đức Maria, trái lại, Mẹ đã dám tin vào lời Chúa hứa nên Mẹ đã được tràn đầy
ân phúc. Bà Êlisabét nói: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những
gì Người đã nói với em."
Tin là để cho Chúa thay đổi hướng đi của cuộc đời
mình.
Tin là để cho chương trình cứu độ của Chúa đảo lộn
chương trình sống của chúng ta.
Tin là chấp nhận lên đường, làm một cuộc hành trình
mạo hiểm với Chúa.
13. Ngôi sao biển
Một người đàn ông ăn mặc tồi tàn, lang thang vào một
thánh đường trong giờ thánh lễ dành cho thiếu nhi. Ông ta ngồi xuống và ngủ gật.
Cuối lễ, các em hát bài thánh ca ca tụng Mẹ Maria, bài thánh ca kết thúc với những
lời này: “Lạy Mẹ Thiên Chúa, Ngôi sao biển, xin cầu cho những kẻ lang thang,
xin cầu cho con.” Người đàn ông đột nhiên bắt đầu khóc. Khi có người lại gần,
ông nói: “Bài thánh ca đó tôi chưa từng nghe. Tôi đã bỏ lễ từ nhiều năm. Bài ca
về Mẹ Maria đem lại đức tin cho tôi. Một lần nữa, Mẹ là nguồn ơn phúc.”
Mẹ Chúa Giêsu đóng vai trò gì trong đời sống thiêng
liêng của tôi?
Lạy Mẹ Thiên Chúa, Ngôi Sao biển, xin cầu cho những
kẻ lang thang, xin cầu cho con.
14. Vai trò của Mẹ Maria
Một em bé đánh giầy đang làm việc ở nhà ga trung tâm
Nữu Uớc. Trong khi dùng miếng vải đánh đi đánh lại đôi giầy của một ông khách,
chiếc mề đay bằng bạc đong đưa nơi cổ em. Ông khách tò mò hỏi: “Sonny, cháu đeo
miếng kim loại gì ở cổ thế?” Cậu bé đáp: “Đó là ảnh Mẹ Chúa Giêsu.” Ông khách hỏi
tiếp: “Tại sao lại là ảnh Bà ấy? Bà ấy không khác mẹ em sao?” Cậu bé trả lời:
“Có thể như vậy, nhưng có một khác biệt lớn thực sự giữa con trai bà ấy và
cháu.”
Lòng sùng kính của cậu bé đối với Đức Maria, Mẹ Chúa
Giêsu, mời gọi tôi tự hỏi: Đức Maria giữ vai trò gì trong cuộc đời tôi? Làm thế
nào để Người đóng vai trò lớn hơn?
Kính chào Mẹ Maria, người phụ nữ dịu dàng, sứ giả
hòa bình. Xin dạy chúng con biết khôn ngoan và biết yêu thương. (Carrol
Landry).
NGÀY 22/12
Lời
Chúa
TRUYỆN
KỂ
1.
NGÀY 23/12 - GIOAN
TẨY GIẢ SINH RA
Lời
Chúa: Lc 1, 57-66
Khi
đến ngày sinh, bà Isave hạ sinh một con trai. Láng giềng bà con nghe biết Chúa
đã tỏ lòng nhân hậu lớn lao đối với bà liền đến chúc mừng bà.
Ngày
thứ tám, người ta đến làm phép cắt bì cho con trẻ, và họ lấy tên Giacaria của
cha nó mà đặt cho nó. Nhưng bà mẹ đáp lại rằng: "Không được, nó sẽ gọi tên
là Gioan.”
Họ
bảo bà rằng: "Không ai trong họ hàng bà có tên đó.” Và họ làm hiệu hỏi cha
con trẻ muốn gọi tên gì. Ông xin một tấm bảng và viết: "Tên nó là Gioan.”
Và mọi người đều bỡ ngỡ. Bỗng chốc lưỡi ông mở ra, và ông liền chúc tụng Chúa.
Mọi
người lân cận đều kinh hãi. Và trên khắp miền núi xứ Giuđêa, người ta loan truyền
mọi việc đó. Hết thảy những ai nghe biết, đều để bụng nghĩ rằng: "Con trẻ
này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó.”
TRUYỆN
KỂ
1. Được
là công cụ của Chúa
Cậu
bé Phạm Tuấn Minh từng được mọi người biết đến với khả năng ghi nhớ lịch vạn
niên, quy đổi ngày âm - dương chỉ trong vài giây, thuộc tất cả quốc kỳ trên thế
giới khi mới lên bốn tuổi. Cậu bé được đánh giá có bộ óc như máy tính, nghìn
người chưa có một. Thế nhưng bây giờ, chị Phạm Thị Hà, mẹ bé Tuấn Minh, cho biết
sau khi tài năng tỏa sáng rất sớm, nay em không có biểu hiện gì đặc biệt. Có lẽ
không riêng gì Tuấn Minh, biết bao nhiêu tài năng nhí cũng chỉ “lóe sáng” rồi tắt
ngúm, chẳng còn mấy ai nhớ đến. Riêng cậu bé Gio-an, chẳng tỏa sáng gì về tài
năng, nhưng lại được mọi người ghi nhớ chỉ vì ngay từ trong bụng mẹ đã thuộc về
Chúa, cũng như vì cả cuộc đời ấy được Chúa dùng làm phương thế loan báo hồng ân
cứu độ cho nhân gian. Chúng ta cũng thuộc về Chúa, hãy để Chúa sử dụng ta như
khí cụ loan báo Tin Mừng tình yêu của Ngài.
Bạn
và tôi được Chúa ban cho ơn huệ lớn lao được hiện hữu trên đời. Chúng ta cũng
được Ngài ban cho không ít thì nhiều những khả năng cần thiết trong cuộc đời. Bạn
dùng khả năng đó để làm gì cho Chúa và Giáo Hội?
Kẻ
“có tật thì có tài,” không ai là “khuyết tật” trước mặt Chúa. Bạn có yên tâm
trao con người bạn, dù còn lắm khiếm khuyết, cho Chúa sử dụng để làm vinh danh
Chúa không?
2. Tên
Kitô hữu
Gioan
là tên không có trong gia tộc ông bà Giacaria, mà là tên Thiên Chúa đã đặt cho,
ông bà đã vâng theo ý Chúa mà đặt tên cho con trẻ như vậy.
Mỗi người chúng ta sinh ra đều
được cha mẹ đặt tên để phân biệt với người khác, nhưng qua bí tích Rửa tội,
chúng ta được Chúa đặt tên là “Kitô hữu”, con cái của Người. Điều này gợi lên
cho chúng ta niềm hạnh phúc vì được làm con cái Chúa và ý thức mình thuộc về
Thiên Chúa, nên phải sống cho Chúa, vì Chúa và với Chúa cho xứng với phẩm giá của
mình.
Mừng
sinh nhật thánh Gioan Tẩy giả, Giáo hội cũng muốn nhắc nhở mỗi người Kitô hữu về
sứ vụ tiên tri và sứ giả của mình. Ngày sinh nhật của thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi
các Kitô hữu nhớ lại ngày tái sinh của mình. Ngạn ngữ có câu: “Nếu bạn không trở
thành sao sáng ở trên trời, thì ít ra bạn hãy trở thành ngọn đèn soi sáng trong
nhà bạn.”
3. Một
ông cụ quảng đại
Tạp
chí “Truyền bá đức tin” có thuật lại một câu chuyện một cụ già Ấn Độ như sau:
Lúc còn là thanh niên, anh đã say sưa nghiện ngập đủ mọi thứ: cà phê, thuốc là,
rượu mạnh có tiếng. Nhưng rồi một hôm, chàng đọc thấy trên mặt báo lời kêu gọi
giúp đỡ chủng sinh ở các giáo phận nghèo. Đọc xong chàng rất đỗi phân vân, một
đàng chàng muốn mình phải làm một cái gì đó, đàng khác, chàng thấy những thứ đó
quá hấp dẫn, chả có vẻ tội lỗi gì cả.
Tuy
niên, chàng đã quyết định: bỏ tất cả... nhưng dần dần với thời gian. Chàng đóng
góp số tiền tiêu sài ấy vào quĩ truyền bá đức tin để giúp nuôi ít chủng sinh
nghèo. Cứ thế liên tiếp trong mấy mươi năm, nhiều thế hệ chủng sinh, linh mục
đã được chàng giúp đỡ. Họ liên lạc thư từ với chàng mỗi lúc một nhiều... Thời
gian trôi qua, đến ngày chàng thanh niên nghiện ngập thành ông cụ già 85 tuổi.
Ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 85 của cụ, cụ tuyên bố trước mặt họ hàng: “Với những
hy sinh suốt mấy mươi năm qua, tôi đã đài thọ cho việc huấn luyện các chủng
sinh, và đến nay, con số các linh mục rải rác khắp nơi được tôi giúp đỡ đã lên
tới 30 người. Tôi rất hạnh phúc. Tôi đã đầu tư thành công và tôi sẽ còn tiếp tục
đầu tư như thế đến giờ Chúa gọi.”
4.
Gioan = Chúa yêu
Bài
phóng sự về “chợ nạo hút thai” trên báo “Tiếp Thị Gia Đình” trước đây mô tả
trên quãng đường chỉ khoảng 200 mét đối diện bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội có tới
trên 20 phòng khám sản khoa đường hoàng treo bảng “Hút Thai” mà phòng nào cũng
“đông đúc như phiên chợ chiều.” Chưa hết! Khu vực cạnh bệnh viện Quân Y 103 còn
“sầm uất” hơn. Một “bác sĩ” ở hành nghề ở khu vực này “khoe” mỗi ngày phá bỏ ít
là 5-7 ca, có ngày gần 30 ca!!! Khách hàng của những “chợ” này đa số là người
còn rất trẻ.
Trong
bối cảnh xã hội ngày nay đang tồn tại một xu hướng khử trừ mầm sống từ trong trứng
nước như vậy, Lời Chúa mời gọi chúng ta làm chứng cho việc tôn trọng sự sống:
Gioan chào đời, láng giềng, thân thích nhận ra đó là dấu chỉ của lòng Chúa yêu
thương và đến chia sẻ niềm vui với ông bà Dacaria.
5. Niềm
vui của sự sống
Nhà
văn Pháp Victor Hugo có lần cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin đừng bao giờ để con thấy
mùa hè không hoa đỏ, lồng không chim, tổ ong trống vắng, gia đình không con.”
Có cảm
nghiệm được vậy, ta mới hiểu được niềm vui đến với gia đình Dacaria, một gia
đình héo hon từ lâu, hôm nay trở nên rộn ràng với kẻ ra người vào, cùng với những
lời chúc mừng nhân ngày con trẻ chịu phép cắt bì. Không vui sao được khi từ nay
trong gia đình có thêm một thành viên mới, một sự sống mới; hàng xóm có thêm một
láng giềng tí hon và xã hội có thêm một công dân đầy triển vọng. Công dân tí
hon này có thể trở thành một nhân tài của Đất Nước… hay một tội phạm xấu xa. Vì
thế, cha mẹ và các nhà giáo dục có trách nhiệm rất lớn trong việc xây dựng
tương lai của công dân “nhí” này.
Vui
vì được có mặt trên đời; vì bạn đã và sẽ có những đóng góp làm cho đời đẹp hơn.
Vui vì bạn đã góp phần sản sinh những công dân tốt cho đời, những vị thánh cho
Nước Trời.
6. Niềm
hy vọng của Thiên Chúa
Một
giáo viên lớn tuổi có thói quen cúi chào học sinh của mình trước khi đứng lớp.
Khi được hỏi tại sao làm như vậy, bà ta trả lời: “Bởi vì tôi không biết rõ một
trong những học sinh của tôi sẽ trở lên quan trọng thế nào.” Đó là thái độ kính
trọng kỳ lạ mà dân chúng dành cho Gioan.
Sự
kính trọng kỳ lạ mà dân chúng dành cho Gioan là thái độ tôn trọng mà lẽ ra tôi
phải có đối với những người trẻ. Tôi có thể làm gì để biểu lộ nó một cách cụ thể?
Mỗi đứa
trẻ đều đến trong đời với một sứ điệp: Thiên Chúa vẫn chưa thất vọng về chúng
ta. (Rabindranath Tagore)
7. Đứa
trẻ này rồi sẽ như thế nào?
Hoàn
cảnh xung quanh tuổi trẻ của Tom Fleming khiến người ta đặt câu hỏi: “Đứa trẻ
này rồi sẽ ra sao?”, bởi vì cậu ta không thể đọc hay viết và chỉ chạy theo đám
trẻ du côn ở Detroit. 42 năm sau, Tom đứng bên cạnh tổng thống Mỹ để được ca tụng.
Ông vừa hoàn tất năm thứ 20 trong việc dậy dỗ những thiếu niên bất hạnh. Tom
Fleming là bằng chứng hùng hồn rằng những đứa trẻ chẳng ra gì có thể thoát khỏi
vòng nghiện ngập, tội phạm để đạt được thành công.
Tôi định
giúp những trẻ bị bò rơi thoát vòng tội phạm và nghiện ngập ra sao? Điều gì tôi
có thể bắt đầu làm được?
Mỗi đứa trẻ sinh ra với một sứ điệp để loan báo cho nhân loại… Nó phải được cư xử như những gì thiêng liêng nhất (Sam Levinson)
Ngày 24/12 - GIACARIA CA NGỢI THIÊN CHÚA
Lời
Chúa: Lc 1, 67-79
Khi ấy,
Giacaria, cha của Gioan, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng:
"Chúc
tụng Ðức Chúa là Thiên Chúa Israel, Người đã viếng thăm và cứu chuộc dân Người.
Từ dòng dõi trung thần Ðavít, Người đã cho xuất hiện Vị Cứu Tinh quyền thế? để
giúp ta, như Người đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ mà phán hứa tự ngàn xưa:
Sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét; sẽ trọn bề nhân
nghĩa với tổ tiên, và nhớ lại lời xưa giao ước Chúa đã thề với tổ phụ Abraham:
rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù, và cho ta chẳng còn sợ hãi, để ta sống
thánh thiện công chính trước nhan Người mà phụng thờ Người suốt cả đời ta.
"Hài
nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Ðấng Tối Cao: Con sẽ đi trước
Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ, là tha cho họ hết
mọi tội khiên.
Thiên
Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Ðông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng
những ai ngồi nơi tăm tối, và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo
bình an.”
TRUYỆN
KỂ
1. Hôm
nay Vầng Hồng xuất hiện
Hôm
nay Con Thiên Chúa là “Vầng Đông” đã xuất hiện, mở màn cho một kỷ nguyên mới. Ngài là ánh sáng chiếu soi cho trần gian còn ở
trong bóng tối của tội lỗi và sự chết.
Nói đến
vai trò ánh sáng, Frank Mihalic đã mô tả ánh sáng với những lời thật súc tích
như sau: ”Ánh sáng là một tác phẩm quan trọng đến nỗi Chúa đã làm ra nó trước cả
trời và đất. Khi đã có ánh sáng thì mọi sự khác xuất hiện theo. Hãy nhìn quanh ta, ta sẽ thấy ánh sáng giúp
ta rất nhiều cách: ánh sáng mặt trời làm cho sinh vật lớn lên, sưởi ấm con người
và hong khô quần áo. Nhờ có ánh sáng, ta mới thấy được sự vật quanh ta. Ánh
sáng còn là thuốc chữa trị nhiều chứng bệnh và tiêu diệt nhiều thứ độc hại. Hãy
nghĩ tới ánh sáng của các ngọn đèn: ta dùng chúng để trang hoàng nhà cửa, nhờ chúng ta mới thấy đường mà đi trong đêm tối.
Nếu không có ánh sáng, sinh vật không thể lớn lên được và sẽ chết dần chết mòn...
Bởi thế người ta sợ bóng tối và vui mừng vì ánh sáng.”
2. Hồng
ân tha thứ.
Bà
già 104 tuổi sống trong một căn hộ nhỏ tại Croydon. Khi bà được 100 tuổi, một
nhà truyền giáo đến thăm và giải thích cho bà nghe đoạn Tin Mừng Gioan 3,16:
Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài để ai tin Người Con
đó, thì khỏi chết và được sống đời đời.
Bà
đáp: Thật là tuyệt vời. Thiên Chúa thật tốt lành khi Ngài tha thứ cho tôi đã bỏ
cả trăm năm không biết Ngài.
Cuộc
trở lại của bà được tạp chí London City Mission thuật lại và kết thúc bằng câu:
“Sinh
1825, sinh lại 1925.”
3. Chúa
dẫn ta bước vào đường nẻo bình an
Vào
đêm Giáng sinh trong cuộc chiến Pháp - Đức năm 1870, binh lính của hai bên trực
diện với nhau trong các chiến hào. Đột nhiên, một người lính Pháp đứng trên chiến
hào, đối diên với những người lính Đức và bắt đầu hát bài “Đêm thánh vô cùng.”
Không một tiếng súng nào phát ra. Khi người lính Pháp hát xong, một người lính
Đức cũng hát lên với bài “Từ Thiên đàng tới Trái đất.” Tất cả những người lính
hiện diện trong đêm Giáng sinh đó đều không thể quên được sự kiện này.
Sự kiện
trên mang lại bài học gì cho tôi và cho thế giới?
Thế
giới rộng lớn, phức tạp và đôi khi xem ra không còn vùng đất thiêng liêng nào.
Nhưng trong những vùng đất nhỏ và được chiếu sáng, sứ điệp Giáng sinh được trải
rộng (Marcus Bach)
4. Người
dọn đường
Một
kĩ xảo trong kịch nghệ truyền hình là giới thiệu hai hoặc nhiều câu chuyện cùng
một lúc đan xen nhau. Đó là cách Luca trình bày câu chuyện về thời thơ ấu của
thánh Gioan và của Chúa Giêsu. Đây cũng là cách nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ
giữa Gioan và Chúa Giêsu. Gioan là “người dọn đường” đã được gửi tới để chuẩn bị
thế giới cho Chúa. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa được gửi đến để cứu rỗi nhân loại.
Cũng
như Gioan Tẩy giả, tôi cũng được Thiên Chúa mời gọi để chuẩn bị thế giới tôi
đang sống cho Chúa Giêsu. Đâu là cách tôi phải bắt đầu thực hiện công việc này
tốt hơn tôi đã làm từ trước đến nay?
Tôi
không thể thay đổi cả thế giới, nhưng tôi có thể thay đổi một phần nào của nó.
(Kay Florentino)
5. Vương
quyền Người bền vững ngàn thu
“Lạy
Chúa là Cha đầy tình yêu thương, xin giúp chúng con nhớ đến cuộc giáng sinh của
Chúa Giêsu, để chúng con có thể chia sẻ trong bài ca của các thiên thần, niềm
vui của các mục đồng và tâm tình thờ phượng của các đạo sĩ. Ước gì ngày Giáng
sinh làm cho chúng con hạnh phúc vì được làm con cái Chúa, và đêm Giáng sinh
đưa chúng con vào giấc ngủ với lòng biết ơn, tha thứ và được tha thứ, nhờ Chúa
Giêsu. Amen.” (Robert Louis Stevenson).
Tôi
có thấu hiểu rằng ngày Giáng sinh không chỉ kỷ niệm việc Chúa Giêsu sinh ra
trên thế gian, mà cả trong tâm hồn tôi không?
Bất cứ
ai thật sự hiểu rằng Thiên Chúa đã hóa thân làm người, đều không bao giờ có thể
nói và hành động một cách vô nhân (Karl Barth).
6. Chúa
giữ lời hứa
Khi
gõ chữ ‘thất hứa’ vào thanh Google, ta được kết quả khoảng 2.260.000 cho ‘thất
hứa’. Ca sĩ thất hứa, diễn viên thất hứa, cầu thủ thất hứa, huấn luyện viên thất
hứa, các bộ trưởng cũng thất hứa, siêu cường quốc Mỹ cũng thất hứa... Ở đời,
người ta hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều, nhưng phần Chúa, Chúa vẫn
luôn trung tín với lời hứa. Chúa tuyển chọn Ábraham, Môsê, Đavít, Mẹ Maria,
Gioan Tẩy giả... Tất cả là những chặng đường Chúa thực hiện lời hứa cứu độ. Hài
nhi bé bỏng trong hang đá Bêlem là một thể hiện rõ nét nhất uy quyền lời hứa cứu
độ của Chúa trải qua bao thế hệ.
Khi
lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, bạn hứa từ bỏ ma quỷ và sống như con cái Chúa. Khi
lãnh nhận bí tích Thêm Sức bạn củng cố lời hứa ấy và cam kết sống như những chứng
nhân. Trong cuộc đời, có thể bạn còn hứa những lời hứa khác: trong bí tích Truyền
Chức hoặc trong bí tích Hôn Nhân. Và từ đầu Mùa Vọng hẳn bạn đã hứa thực hành một
số việc như là quà tặng dâng cho Thiên Chúa trong đêm Giáng Sinh, nay bạn đã thực
hiện chưa? Hay bạn đã thất hứa rồi?
Lời Chúa Tuần 3 & 4 Mùa Vọng
Thường niên V-GS C-PS Ngoại lịch