Tâm tính học

TÂM TÍNH HỌC
A.      Các yếu tố cấu thành tính tình
Theo tâm tính học hiện đại, có ba yếu tố chính cấu tạo nên tính tình. Đó là cảm ứng tính, hoạt động tính, và phản ứng tính (âm hưởng tính).
1.         Cảm ứng tính là khả năng cảm xúc. Tùy theo cường độ cao thấp của sự rung động này, ta có người hữu cảm (C), và người vô cảm (vC). Người hữu cảm dễ xúc động trước những chuyện không có gì đáng kể, có người xúc cảm rất nhiều, hơi một chút đã khóc lóc, hoảng sợ. Trái lại, người vô cảm thản nhiên, bình tĩnh, khó xúc động trước nguy cơ cũng như trước khoái lạc.
2.            Hoạt động tính là năng hướng dễ hoạt động và biết hoạt động. Người hiếu hoạt (H) có một nhu cầu bẩm sinh thúc đẩy phải hoạt động. Trở ngại chỉ làm cho hoạt động của họ gia tăng. Ngược lại, người vô hoạt (vH) vừa không thích hoạt động vừa chống lại hoạt động. Họ dễ bị trở ngại làm cho nản lòng. Người hiếu hoạt đi từ quyết định đến hành động một cách dễ dàng nên thường có những kế hoạch rõ ràng; còn người vô họat khó thực hiện được một việc cụ thể và đàng hoàng, vì chỉ ôm ấp những ảo vọng.
3.          Phản ứng tính là tầm ghi giữ các ấn tượng. Phản ứng tính có thể là primaire (sơ đẳng-S), hoặc là secondaire (thứ đẳng-T). Người sơ đẳng chỉ sống trong hiện tại. Họ có khả năng thích ứng, thích nghi cao vì quá khứ ít ghi nơi họ những vết sâu đậm. Người thứ đẳng, trái lại, bị quá khứ đè nặng và lo nhiều cho tương lai. Họ trung thành, làm việc có phương pháp, sinh hoạt có tổ chức, nhưng ít mềm dẻo, bị lệ thuộc vào tập quán nhiều hơn người sơ đẳng.
B.     Các mẫu tính tình theo Le Sense
Các yếu tố cấu tạo tính tình trên đây đã được hai nhà tâm lý học người Hòa Lan Heymans và Wiersma khởi xướng. Tại Pháp, René Le Sense quảng bá sâu rộng quan niệm này. Ông phối hợp ba yếu tố đó, đặt ra 8 loại tính tình mẫu, như sau:
1.      Loại Hùng (CHT)
2.      Loại Hăng (CHS)
3.      Loại Ưu (CvHT)
4.      Loại Cảm (CvHS)
5.      Loại Tĩnh (vCHT)
6.      Loại Nhu (vCHS)
7.      Loại Thản (vCvHT)