Một chút suy tư _ sợi xích không ai phá nổi!

 Sợi xích không ai phá nổi!
Thời Trung Cổ, có một bác thợ rèn rất giỏi. Bác luôn tự hào về những giây xích do bác làm ra: đó là những sợi xích tuyệt hảo, không ai phá nổi!

Lễ hai thánh Phêrô - Phaolô _ làm tông đồ dễ ợt

Làm tông đồ hay làm giáo hoàng? DỄ ỢT!
Phêrô – Phaolô, hai Thánh tông đồ cả, hai cột trụ chính của tòa nhà Hội Thánh hằng năm được kính nhớ trọng thể chung một ngày lễ 29/6. Hai vị là Tông Đồ như nhau. Thánh Phaolô dù không có chức Giáo Hoàng như thánh Phêrô nhưng cũng tương đương chức vị ấy không kém gì. Hai khuôn mặt, hai cuộc đời xem ra khác nhau nếu không muốn nói là ngược hẳn nhau dưới cái nhìn nhân loại. Cả hai đã ở chức vị cao trong Hội Thánh và là tông đồ lớn. Qua con người và cuộc đời hai Ngài. Ta có thể khẳng định cách vô tư là làm tông đồ thậm chí làm Giáo Hoàng là dễ ợt. Đâu phải nói bừa mà là với những lý chứng sau: 

5 phút cho Chúa _ đường đưa đến sự sống

26/06/12 Thứ Ba tuần 12 TN
Mt 7,6.12-14
ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ SỐNG
“Cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong… Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mc 7,13-14)
Suy niệm: Cánh cửa hẹp và con đường chật mà Chúa Giêsu nói đến là con đường “từ bỏ”, “vác thập giá mình mà đi theo Chúa,” con đường Ngài đã đi và sẽ dẫn ta đến Chúa Cha, đến sự sống; thế mà ít người muốn đi con đường này. Trái lại đi trên đường thênh thang con đường ăn chơi phóng túng thì thoải mái thật, nhưng lại dẫn đến diệt vong; đường này lại có quá nhiều người muốn đi. Lời cảnh báo “khó nghe” này của Chúa vẫn có giá trị cho mọi thời đại.

Lễ Phêrô - Phaolô _ sự hòa giải theo tinh thần Phaolô

Sự hòa giải theo tinh thần của Phaolô
Hơn bao giờ hết, vào lúc này, người ta nói nhiều đến “hòa giải”. Tuy nhiên, thế nào là hòa giải như Thiên Chúa muốn, chúng ta cùng đọc các thư của thánh Phaolô để tìm câu trả lời.
Trong năm thánh Phaolô, chúng ta có dịp tìm hiểu về cuộc đời truyền giáo, những biến cố quan trọng, cũng như những tư tưởng thần học chi phối cách lập luận và lựa chọn của vị Tông Đồ Dân Ngoại. Lựa chọn phong cách truyền giáo của Phaolô không phải là một quyết định do ngẫu hứng, nhưng là kết quả của những suy tư bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trên đường Đamas. Cuộc gặp gỡ đã làm cho ngài bị giằng co xâu xé, một bên là giá trị truyền thống của Lề Luật và một bên là Đấng Phục Sinh đang hiện diện. Những nỗ lực để vượt qua cuộc khủng hoảng này đã giúp cho Phaolô có cơ sở vững chắc để trình bày về mối tương quan giữa Đức Kitô và Lề Luật. Sự vượt qua này, kết quả của sự hoà giải giữa mình với Thiên Chúa và với Lề Luật, nhờ vào sự gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, đã giúp cho Phaolô có điểm tựa để giúp các cộng đoàn kitô hữu tiên khởi vượt qua những khủng hoảng trong cộng đoàn cũng như về căn tính của người kitô hữu.

Lời Chúa tuần 13 thường niên


LỜI CHÚA TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN

Mark Link _ Lời Chúa thứ hai tuần 12 thường niên

THỨ HAI – TUẦN 12
Bài đọc 1 Năm lẻ
Thiên Chúa phán với Abram: “Hãy đi khỏi xứ sở ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi nhà cha ngươi, đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (Kn 12,1).
Cha John Catoir mô tả ơn gọi làm thừa sai của ngài trong cuốn “Niềm vui của bạn có thể được lấp đầy.” Ngài nói rằng khi còn trẻ, ngài đã bị thu hút làm linh mục, nhưng ngài đã kiềm giữ lại. Ngài sợ “những con cá sấu trong đầm lầy” khi đặt chân vào đó. Bảy năm sau, khi học đại học và thi hành nghĩa vụ quân sự xong, ngài đã can đảm đối mặt với những con cá sấu. Ngài viết: “Tôi không bao giờ hối tiếc về quyết định của mình. Một khi quyết định phó thác cho Chúa, tôi biết mình sẽ an toàn. Tôi biết có một cái gì đó đáng tin tưởng hơn cả những bảo đảm của loài người.”

Một chút suy tư _ sức mạnh của tình yêu

Sức mạnh của tình yêu
Văn sĩ Louis Veuillot đưa ra nhận xét: “Nếu nhóm nhỏ các tín hữu thường đi nhà thờ mà biết sống đạo tình thương bác ái như Chúa dạy, thì họ sẽ thay đổi cả thế giới.”
Và văn sĩ nầy nhắn với các linh mục quản xứ: “Nếu các cha làm cho con chiên bổn đạo của mình sống đạo cho thật tử tế, các cha sẽ làm cho người ngoại đạo trở lại.”