Hiển thị các bài đăng có nhãn thoisuthegioi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thoisuthegioi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thời sự _ lãnh tụ Bắc Hàn qua đời

Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-il qua đời


Ông Kim Jong-il được nói qua đời vì 'làm việc quá sức'
Truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên loan báo lãnh đạo Kim Jong-il vừa qua đời, gây chấn động cho toàn dân.
Thông tin về cái chết của ông được thông báo trên truyền hình quốc gia trong một bản tin đầy xúc động.
Phát thanh viên truyền hình mặc đồ tang nói ông Kim chết hôm thứ Bảy 17/12, vì làm việc quá sức về cả tinh thần và thể chất.
Ông Kim Jong-il năm nay 69 và sức khỏe đã kém nhiều năm nay.
Thông báo trên tryền hình cũng nói lãnh tụ Kim, ngơười dẫn dắt dân tộc từ khi cha ông, Kim Il-sung, chết năm 1994, đã qua đời trên tàu hỏa khi đang đi thăm một khu vực bên ngoài thủ đô.
Cái chết của ông khiến cho toàn dân Bắc Triều Tiên vô cùng bàng hoàng.
Con trai thứ ba Kim Jong-un của ông, người mới hơn 20 tuổi, từng được trông đợi sẽ lên kế nhiệm ông, nhưng chưa có thông tin chính thức nào được công bố trong quốc gia bí mật này.
Năm 2008, được tin ông Kim bị đột quỵ nhưng năm nay ông đã có chuyến thăm Trung Quốc và Nga, trong đó các bức hình và video chụp ông khi công bố cho thấy ông khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
Cũng có tin nói ông Kim, người thích hút xì gà, ưa rượu cô nhắc và món ăn ngon, bị tiểu đường và bệnh tim mạch.
Hãng thông tấn Nam Hàn Yonhap đưa tin quân đội nước này đã được lệnh báo động sau khi nghe tin lãnh tụ Bắc Hàn qua đời; và Hội đồng An ninh Quốc gia triệu tập ngay một cuộc họp khẩn.
(Theo BBC)

THỜI SỰ THẾ GIỚI _ các chiến binh trẻ em

Bóng ma của các chiến binh trẻ em Liberia
Phỏng vấn nhà báo Kamara Umunna Trong thời gian qua bà Agnes Fallah Kamara-Umunna, nhà báo, đã cho ấn hành cuốn sách tựa đề "Trò chơi của các giấc mơ tìm lại được".

TIN THẾ GIỚI

10 người quyền lực nhất thế giới

Trong số 7 tỷ người trên thế giới, tạp chí Forbes đã chọn ra 70 người quyền lực nhất, dựa theo vai trò lãnh đạo, tầm ảnh hưởng và nguồn lực tài chính. Dưới đây là 10 người dẫn đầu trong danh sách.

Tổng thống Mỹ Barack Obama được bầu chọn là người quyền lực nhất thế giới. Dù phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn trong chính trị và kinh tế, ông vẫn là lãnh đạo của nền kinh tế lớn và năng động nhất thế giới. Ảnh: AFP

Thủ tướng Nga Vladimir Putin, ứng cử viên hàng đầu chạy đua vào điện Kremlin nhiệm kỳ tới. Ảnh: AFP

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ảnh: AFP

Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới và là lãnh đạo của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AFP

Người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft, chủ tịch quỹ từ thiện lớn nhất và là người giàu nhất nước Mỹ Bill Gates. Ảnh: AFP

Quốc vương Ả-rập Xê-út Abdullah bin Abdul Aziz al Saud. Ảnh: AFP

Giáo Hoàng Benedict XVI. Ảnh: AFP

Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke. Ảnh: AFP

Mark Zuckerberg, tỷ phú tuổi 27 và là giám đốc điều hành mạng xã hội được yêu thích nhất hiện nay Facebook. Ảnh: Josephrosenfeld

Thủ tướng Anh David Cameron đứng cuối danh sách top 10 người quyền lực nhất thế giới. Ảnh: AFP
Anh Ngọc (tuoitreonline)

BÁC ÁI XÃ HỘI _ Tòa Thánh trợ giúp Libya

Tòa Thánh tái cam kết trợ giúp Libya
sau cái chết của Gaddafi
WHĐ (21.10.2011) – Thông tin về cái chết của Đại tá Muammar Gaddafi đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn quá dài đầy bi thảm của một cuộc đấu tranh quyết liệt để xóa bỏ một chế độ hà khắc và áp bức.
Sự kiện đầy kịch tính này buộc chúng ta một lần nữa phải suy nghĩ về những tổn thất vô cùng to lớn gây đau khổ cho con người. Điều đó khẳng định sự sụp đổ của bất kỳ hệ thống nào không dựa trên việc tôn trọng nhân phẩm mà chỉ muốn khẳng định quyền lực.
Hy vọng rằng người dân Libya sẽ tránh khỏi nạn bạo lực gia tăng vì muốn trả thù, và các nhà lãnh đạo mới có thể thực hiện các nỗ lực sớm hết sức có thể để mang lại hòa bình và xây dựng lại trong tinh thần liên đới, dựa trên công lý và quy định của luật pháp. Mong sao cộng đồng quốc tế cũng sẽ cam kết quảng đại giúp đỡ xây dựng lại quốc gia này.
Về phần mình, cộng đồng Công giáo nhỏ bé sẽ tiếp tục làm chứng và phục vụ mọi người, nhất là trong lĩnh vực từ thiện và sức khỏe. Tòa Thánh sẽ trợ giúp người dân Libya với các phương tiện sẵn có trong các lĩnh vực quan hệ quốc tế với tinh thần thúc đẩy công lý và hòa bình.
Về vấn đề này, cần phải nhớ rằng việc Tòa Thánh thiết lập các quan hệ ngoại giao là một lệ thường. Tòa Thánh công nhận các quốc gia chứ không phải các Chính phủ. Vì thế, Tòa Thánh đã không chính thức công nhận Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) là chính phủ Libya. Xét vì hiện nay NTC hoạt động hiệu quả như một chính phủ ở Tripoli, Tòa Thánh coi NTC là đại diện hợp pháp của người dân Libya, phù hợp với luật pháp quốc tế.


ĐHY Tommaso Caputo
Tòa Thánh đã liên lạc với các nhà chức trách mới của Libya. Trước hết, Phủ Quốc vụ khanh –chịu trách nhiệm về quan hệ ngoại giao của Tòa Thánh–, đã tiếp xúc với Đại sứ quán Libya cạnh Tòa Thánh sau khi có thay đổi chính trị ở Tripoli. Mới đây, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Đức Tổng giám mục Dominique Mamberti –đặc trách quan hệ với các quốc gia–, đã có dịp nói chuyện với Đại diện thường trực của Libya tại Liên hợp quốc, ông Abdurrahman M. Shalgham. Gần đây hơn, Sứ thần Tòa Thánh tại Libya, Đức Tổng giám mục Tommaso Caputo, cư ngụ tại Malta, đã đến viếng thăm Tripoli ba ngày (từ ngày 2 đến 4 tháng Mười) và đã gặp Thủ tướng của CNT, Tiến sĩ Mahmoud Jibril. Đức Tổng giám mục Caputo cũng được ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tiếp.
Trong những cuộc gặp gỡ này, tầm quan trọng của mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Libya đã được cả hai bên khẳng định. Tòa Thánh đã tái cam kết trợ giúp người dân Libya trong quá trình chuyển tiếp. Tòa Thánh cầu chúc chính quyền mới thành công trong việc xây dựng lại đất nước. Các nhà lãnh đạo Libya mới đã nhân danh chính họ đánh giá cao đối với lời kêu gọi nhân đạo của Đức Thánh Cha và những nỗ lực của Giáo Hội ở Libya qua các dịch vụ trong bệnh viện và trung tâm trợ giúp do 13 cộng đoàn dòng tu điều hành (6 ở Tripolitania và 7 ở Cirenaica).
(news.va, 20-10-2011)

TIN THẾ GIỚI _ đại tá Gaddafi bị giết

Đại tá Gaddafi bị giết

Tường thuật trực tiếp

(Ngày 20.10.2011)

16:30 GMT: Dư luận thế giới tiếp tục bình luận về cái chết của Đại tá Gaddafi. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã chào đón tin này: "Giải phóng Sirte ra tín hiệu kích hoạt tiến trình hình thành hệ thống dân chủ cho tất cả các nhóm tại quốc gia này." Dự kiến Tổng thống Mỹ Obama sẽ có công bố chính thức về sự kiện này. Mời quý vị tiếp tục đón theo dõi trên BBC Tiếng Việt.
15:20 GMT: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon có tuyên bố chính thức trước tin này. "Đây chỉ là điểm kết thúc cho một sự bắt đầu mới cho Libya. Bây giờ là lúc lực lượng các bên ở Libya ngồi lại với nhau. Quân nhân các bên hãy bỏ súng xuống vì hòa bình".
15:14 GMT: Có tin báo con trai Gaddafi - Saif al-Islam đang bị bao vây và tấn công trong khi trốn chạy khỏi Sirte.
15:04 GMT: Phóng viên thường trú BBC Gabriel Gatehouse tường thuật từ Sirte không khí ăn mừng cái chết của Đại tá Gaddafi. Nhiều người dân ở Sirte ngạc nhiên không tin rằng Gaddafi đã trốn ở Sirte và bị giết ở đây. Họ nghĩ rằng ông lẫn trốn ở địa phương khác.
14:56 GMT: Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định lại tin Gaddafi đã bị giết, theo thông báo của Thủ tướng Libya Jibril. "Tôi tự hào về vai trò của vương quốc Anh trong cuộc đấu tranh giành lại dân chủ tự do cho người dân Libya. Tôi cũng xin chia buồn cho tất cả các nạn nhân của Gaddafi."
14:41 GMT: Theo AP, Thủ tướng Libya Mahmoud Jibril thông báo tại cuộc họp báo ở Tripoli là Đại tá Gaddafi đã bị giết.
14:29 GMT: Tóm tắt nhanh tình hình tới giờ phút này: Quan chức của Hội đồng Chuyển giao Quốc gia tại Libya thông báo Đại tá Muammar Gaddafi đã bị giết. Tin này được loan ra ngay sau khi lực lượng quân chuyển tiếp cho biết họ đã nắm giữ Sirte vững chắc, sau khi chiếm được thủ đô Tripoli hai tháng.
1348 GMT: Phó Chủ tịch Hội đồng Chuyển giao Quốc gia Abdul Hafiz Ghoga xác nhận rằng Đại tá Gaddafi đã chết, Reuters đưa tin.
1344 GMT: Một quan chức NTC nói với kênh truyền hình Al-Jazeera rằng con trai nổi danh nhất của ông Gaddafi, Saif al-Islam, được tin vẫn còn lẩn trốn tại sa mạc Libya.
Độc giả nick 'Fake democracy' từ Trung Quốc viết:"Chúng ta hãy chờ xem phương Tây sẽ làm gì ở Yemen và Bahrain, để xem họ có thực sự nghĩ đến dân chủ khi tấn công Gaddafi hay không".
1331 GMT: Hãng tin AFP tường thuật rằng con trai Mutassim của ông Gaddafi cũng đã thiệt mạng ở Sirte.
Bạn Truong Nguyen Dinh viết: "Theo tôi biết Gaddafi được đa số người dân Libya ủng hộ, còn chính phủ nào mà chả đàn áp người chống đối. Người phương Tây chỉ muốn thêm tay sai mà thôi. Bom của Nato giết người còn nhiều hơn Gaddafi nhiều".
1307 GMT: Abdullah Razad, đại diện ở Tripoli của NTC nói với ban tiếng Nga của BBC: “Tôi nhận được xác nhận về cái chết của Gaddafi vài phút trước. Đúng như vậy. Các vị còn cần thêm xác nhận gì nữa?”
Bạn Hoang Xuan Don viết trên trang Facebook của BBCVietnamese: "Nói chung là trả giá thôi. Nhân dân Llybia đã có được cái mà họ đổ máu vì nó".
1256 GMT: Nato chưa xác nhận việc Đại tá Gaddafi đã bị bắt. Bộ Quốc phòng Anh quốc nói hiện chưa rõ ông Gaddafi có mặt trong đoàn xe bị tấn công hay không. Phát ngôn nhân của bộ này nói đoàn xe bị nhằm vào bởi vì đây là đội quân của Gaddafi cuối cùng rút khỏi Sirte.
1255 GMT: Chiến đấu cơ của Nato đã tấn công hai xe của quân Gaddafi vào sáng thứ Năm ở ngoại vi Sirte. Người phát ngôn Nato Roland Lavoie ra thông cáo nói cuộc tấn công diễn ra lúc 8:30 sáng giờ địa phương.
1240 GMT: "Tôi chỉ hy vọng đúng là ông ấy bị bắt. Nó sẽ mang lại công lý và hòa bình," cư dân Tripoli, Amani, nói với BBC. "Nếu cả Libya đã tự do nhưng Gaddafi vẫn chưa bị bắt thì tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ có hòa bình," cô Amani nói.
1230 GMT: "Cả thủ đô hân hoan ăn mừng," phóng viên BBC Caroline Hawley ở Tripoli cho biết. "Hội đồng Chuyển giao Quốc gia càng không bác bỏ tin này thì càng có nhiều người tin rằng ông đã chết."
12:29 GMT: Lãnh đạo NTC, ông Mustafa Abdul Jalil, chuẩn bị có tuyên bố về cái chết của ông Gaddafi.
12:27 GMT: Truyền hình Libya xác nhận ông Gaddafi đã chết. Con trai ông, Mutassim, người cùng bị bắt với ông, vẫn sống. Truyền hình Libya cho biết xác ông Gaddafi đã được đưa tới Misrata.
12:18 GMT: Tình hình của đại tá Gaddafi vẫn còn chưa rõ vì có nhiều nguồn tin tường thuật khác nhau về việc ông bị chết hay bị thương. Hãng tin AFP trích lời viên chức Hội đồng chuyển tiếp lâm thời nói đại tá Gaddafi đã bị bắt giữ ở Sirte và đang bị thương nặng, nhưng vẫn còn thở. Trong khi đó trước đó Reuters nói ông Gaddafi đã chết vì các vết thương.
12:14 GMT: Hội đồng chuyển tiếp lâm thời sẽ mở họp báo để làm rõ thông tin về việc bắt giữ Đại tá Gaddafi.
12:08 GMT: Tin Đại tá Gaddafi bị bắt đã được nhiều người vui mừng đón nhận khắp Libya.
12:03 GMT: Bạn Nguyễn Tuấn Anh bình luận trên trang Facebook của BBC:
"Nhanh vậy? Đúng là cuộc đời không thể biết trước được. Cách đây 1 năm ông ấy đâu biết mình có kết thúc cuộc đời như ngày hôm nay?"
11:56 GMT: Đại tá Muammar Gaddafi đã chết vì các vết thương sau khi bị bắt, theo hãng tin Reuters.
Trước đó các tư lệnh của chính quyền lâm tời Libya nói họ đã bắt được Đại tá Gaddafi, người bị lật đổ hồi tháng Tám.
Tin này được đưa ra ngay sau khi có tin lính của chính phủ lâm thời đã chiếm được toàn bộ Sirte, thành phố quê hương của ông Gaddafi.
Hiện chưa có xác nhận độc lập về chuyện ông Gaddafi bị bắt hay thiệt mạng.
"Ông ấy đã bị bắt. Ông ấy bị thương cả hai chân," ông Abdel Majid từ Chính quyền Chuyển tiếp Lâm thời NTC của Libya nói với hãng tin Reuters.
"Ông ấy được xe cứu thương đưa đi rồi."
Hãng tin AFP trích lời một quan chức khác của NTC, ông Mohamed Leith, nói Đại tá Gaddafi đã bị bắt ở Sirte và "bị thương nặng" nhưng vẫn thở được.
NTC cho biết ông Gaddafi bị bắt khi đang bỏ trốn và lính NTC đã tìm thấy ông đang trốn dưới hố.
Phóng viên BBC Caroline Hawley ở Tripoli nói cho dù tin tức về việc ông Gaddafi bị bắt chưa được xác nhận, tàu và xe hơi ở thủ đô đã kéo còi và người ta cũng bắn súng để ăn mừng.

TIN THẾ GIỚI


VẺ VANG DÂN VIỆT Ở ÚC CHÂU
Nhật báo Advertiser của tiểu bang Nam Úc, hôm nay 18 Oct 2011 đã chính thức loan tin: Ông Lê Văn Hiếu hiện đang giữ chức vụ Phó Toàn Quyền tiểu bang South Australia (Lieutenant Governor), sẽ được chính quyền đề cử lên giữ chức vụ Toàn Quyền của tiểu bang South Australia, thay thế Governor Sir Kevin Scarce (cựu thiếu tướng quân đội Hoàng Gia Úc) sẽ về hưu năm tới.

Ông Lê Văn Hiếu và phu nhân
Governor là chức vụ cao nhất trong chính quyền, đại diện cho Nữ Hoàng tại tiểu bang Nam Úc.
Ông Lê Văn Hiếu là một thuyền nhân tỵ nạn, vượt biển đến thẳng Úc Châu năm 1977. Ông tốt nghiệp trường đại học chính trị kinh doanh Đà Lạt, hiện là hội viên hội Thụ Nhân tại Nam Úc.
Ông Hiếu hiện kiêm nhiệm luôn chức vụ "Giám Đốc Cơ Quan Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ" của tiểu bang Nam Úc.
Nhạc phụ của ông Hiếu là một Sĩ Quan Không Quân QL/VNCH.
Ông Lê Văn Hiếu cũng có hai người anh ruột đang định cư tại Úc Châu
Gia đình ông Hiếu là một gia đình Công Giáo thuộc CĐCGVN tại Adelaide - Nam Úc.
Thời kỳ mới đặt chân lên đất Úc, ông Hiếu đã từng sinh hoạt trong đoàn Thanh Niên Công Giáo CĐCGVN - Nam Úc.
Jos. Vĩnh SA 10/17/2011

TIN CẢNH BÁO

Đại họa cho nhân loại ... CHINA
 
I - THUỐC TÂY GIẢ:
- Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh là “”, một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.
- Tại HAITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama . Nhờ sự giúp đở của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từ Xingang và qua công ty giao dịch Sinochem International.
- Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, còn được Tàu đưa độc chất nầy vào kem giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China .
Dưới chủ đề “TRUY LÙNG THUỐC CỦA TỬ THẦN” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng chỉ trên địa bàn các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.
Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của ADEL, một người Palestine : Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm và các bác sỹ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắc, giá 2000 USD hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị, Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sỹ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành chỉ có một nửa thôi. Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó vì thuốc sử dụng tại đây là thuốc giả được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc nầy là 2 USD.
Điều nầy đã thúc giục JEAN LUC mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới mà Jean Luc tìm ra được tên WAJEE ABU ODEH, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấp thuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie…họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người nầy tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.

II - TRÀ TÀU TẨM CHẤT ĐỘC CHÌ:
Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung Cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận và còn nhiều nguy cơ khác.

III - NƯỚC TƯƠNG LÀM BẰNG TÓC:
Bài viết nầy của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục và trên thế giới.
Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.
Vào năm 2003, tại Trung Cộng người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “HONGSHUAI SOY SAUCE”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành và lúa mì nên giá thành rất rẻ và được các nhà hàng và nhà trường sử dụng rất nhiều.
Tháng giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report” biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodium hydroxide”, “hydrochloric acid” và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải sử dụng đến hàng chục ngàn tấn “amino acid” dưới dạng bột từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác.
Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chủ yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước rất dơ bẩn và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau. Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic” và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục.
Sau khi tin tức ghê tởm nầy được phổ biến trên toàn thế giới khiến Hiệp Hội Các Quốc Gia Châu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ…đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa Lục Địa vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.

IV- TỎI BỘT, ỚT BỘT NHIỄM PHÓNG XẠ:
Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém nên tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian, tỉnh Henan do cơ xưởng Limin sản xuất phải sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng tanh như một thành phố chết.

HOA KỲ BÁO ĐỘNG NHIỀU MẶT HÀNG NHẬP TỪ HOA LỤC CÓ CHẤT ĐỘC:
Hoa Kỳ liên tiếp báo động về hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng có chứa kim loại Cadmium độc hại tiềm ẩn trong những kiểu trang sức thời trang. Quốc Hội Mỹ đã cấm các sản phẩm chứa chì nhập cảng vào Mỹ dưới dạng nữ trang cho trẻ em. Nhưng, cadmium còn độc hại hơn chì nhiều. Cadmium có thể gây bệnh ung thư. Thượng Nghị Sĩ Mark Pryor báo động: “Sẽ có nhiều phụ huynh tức giận khi biết nữ trang nhập cảng như thế có thể làm tổn hại sức khỏe con em họ.”

Nhiều sản phẩm may mặc dành cho trẻ em không bảo đảm an toàn, chứa nhiều hóa chất “formaldehyde”, “cadmium” và “chromium” độc hại vượt mức cho phép, gây nhiễm trùng da và đường hô hấp cho trẻ em.
Trong khuôn khổ bài báo nầy, chỉ liệt kê những mặt hàng độc có tính cách tượng trưng mà thôi, còn nhiều mặt hàng độc khác như trái cây có tẩm hóa chất bảo quản Carbendazim hoặc còn dính thuốc trừ sâu, đũa ngâm hóa chất…một khi các hóa chất độc hại nầy bám vào các bộ phận trong cơ thể con người sẽ công phá tiến trình thoái hóa và tăng trưởng tế bào tự nhiên mà sinh ra nhiều TẾ BÀO DỊ HÌNH không cần thiết dư thừa, đan kết vào nhau, tích tụ lại làm thành bướu độc, cục u…là tiến trình của nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư.

Vì thế,
tất cả mặt hàng tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng gói mang nhãn hiệu MADE IN CHINA là người tiêu thụ rùng mình kinh sợ. Trung Cộng thay đổi chiến lược để lừa người tiêu thụ bằng cách thay thế nhãn hiệu “Made in China” bằng nhãn hiệu mới trên các bao bì của thực phẩm, hàng hóa…là “MADE IN P.R.C đó là chữ viết tắt “People Republic of China” (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc).
Nhưng, nhãn hiệu “Made in P.R.C” đánh lừa giới tiêu thụ không được bao lâu thì bị phát giác làm mức tiêu thụ hàng hóa Trung Cộng lại bị thế giới tẩy chay, tụt dốc thê thảm. Trung Cộng lại giở thói gian manh, tiếp tục đánh lừa người tiêu thụ, không nhận diện được các mặt hàng độc của Trung Cộng bằng những phương cách xảo quyệt khác. Một thí dụ điễn hình: WAL-MART là một trong những siêu thị lớn nhất nước Mỹ. Nếu nhập hàng từ Trung Cộng do công ty Wal-Mart đặt mua. Trung Cộng sẽ ghi “MADE FOR WAL-MART USA” hoặc “PACKAGED IN USA”. Hàng hóa nhập từ Trung Cộng bằng những kiện hàng lớn, được ghi rõ ràng xuất xứ “Made in China” đúng theo qui định của chánh phủ Hoa Kỳ. Nhưng, khi những kiện hàng được tháo ra bán lẽ trên các quày hàng thì mang nhãn hiệu khác như “MADE FOR WALMART USA” hoặc “PACKEGED IN USA” hàng chữ nhỏ li ti như “Made in China” hoặc “Made in P.R.C” nằm ở gốc nào đó rất khó nhìn thấy. Xin hãy cẩn thận khi mua hàng để đừng bị Trung Cộng lừa bằng những mánh khóe bẩn thỉu nầy.
BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:
Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 “nhà lưu động” lấp ráp nhanh do Trung Cộng viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất “formali”, một loại hóa chất nguy hiểm. Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói: “Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu.” Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Quốc gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đấp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD).
Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung Quốc từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung Quốc của một số hãng Trung Quốc bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.
V- VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:
Tất cả mặt hàng độc chết người do Trung Quốc sản xuất bị thế giới tẩy chay và vất vào thùng rác. Những con chó lãnh đạo Trung Nam Hải dùng Việt Nam làm thị trường tiêu thụ những hàng độc nầy vừa để thu lợi nhuận và vừa dùng nó làm vũ khí giết người thầm lặng, không tiếng súng để giết dân Việt Nam chết dần chết mòn. Sách lược dã man nầy, Trung Quốc chia ra làm hai giai đoạn:
GIAI ĐOẠN I:
Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng báo động về hiện tượng nầy, từng đoàn doanh nhân Tàu Cộng vượt biên giới bỏ ngỏ, ào ạt sang Việt Nam từ Bắc vào trong Nam, tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, thu hút hàng sạch nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/ con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Cho đến nay, chiến dịch vét hàng đã lên đến cao điểm, nhưng chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Hiện tượng nầy, khiến vật giá trong nước tăng tốc leo thang không ngừng vì thiếu hàng để bán, làm dân nghèo khốn đốn.
Theo nhận định của bà Nguyễn thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng Xuất Cảng Thủy Hải Sản VN (VASEP) nói rằng: những năm trước thương gia Tàu sang VN thu mua tôm trực tiếp từ các trại nuôi tôm của người Việt mình. Còn bây giờ, họ ra tận bến cá, đón tàu đánh cá vừa từ ngoài khơi vào, tung tiền thu mua trực tiếp, gôm sạch các loại hải sản. Các công ty VN chế biến thủy, hải sản thiếu hàng xuất cảng, nâng giá mua lên để cạnh tranh mà vẫn chào thua các doanh nhân Tàu Cộng lắm tiền nhiều bạc nầy. Tại miền Trung, các tay thương gia Tàu Cộng nầy chiếu cố tận tình. Hậu quả, là giá tôm trắng hồi nằm ngoái chỉ có 57.000 đồng/ kí bây giờ vọt lên 90.000 đồng/ kí.
Bà Sắc báo động, tình trạng nầy sẽ giết các công ty xuất cảng thủy sản và hải sản trong nước. Từ đầu năm đến giờ đã có 147 công ty loại nầy ở VN đã phải đóng cửa vì không mua được hàng. Bà Sắc cho biết đã đến lúc chánh phủ VN nên bắt chước Indonesia , vì quốc gia nầy đã cấm xuất cảng nguyên liệu thủy, hải sản kiểu đó. Việt Nam cần phải bảo vệ thị trường nội địa.
Ngoài ra, các tên thương gia nầy còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam , Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Tàu Cộng thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.
GIAI ĐOẠN II:
Sau khi hút hết “HÀNG SẠCH” của thị trường Việt Nam, bọn Trung Nam Hải cho các thương buôn Tàu  tuông “HÀNG ĐỘC” vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC”. Xin liệt kê một số hàng độc của Trung Quốc tượng trưng:

GẠO NHỰA TÀU:
Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, “gạo nhựa Tàu” được Trung Quốc tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang / khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Tàu nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa Tàu đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.

SỮA ĐỘC MELAMINE:
Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”. Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bệnh vào năm 2008. Sau đó, chánh quyền Trung Quốc đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại nầy.
Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Quốc thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí so với sữa bột Tân Tây Lan rẻ hơn 20.000 đồng /kí. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.

LỤC PHỦ NGŨ TẠNG CỦA GIA SÚC VÀ GIA CẦM:
Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam . Mỗi năm đã xẩy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung bỏ ngỏ, kẻ qua người lại, nhập cảnh không cần visa . Hàng ngày, con buôn người Tàu lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng độc được con buôn VN chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề…được con buôn người Hoa ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc nầy khi vượt qua biên giới, được con buôn VN cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại nầy, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để con buôn chuyển về VN tiêu thụ bằng vạn nẽo đường khác nhau.

TRỨNG GÀ, VỊT NHIỄM MELAMINE CỦA TRUNG CỘNG:
Loại hàng độc nầy tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn VN đến mua bán hàng, đặc biệt là trứng gà các loại ở chợ nầy. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/1 kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai bên VN là 47.000 đồng/1kg, quả là siêu lợi nhuận.
Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Cộng chưa lắng dịu thì tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN.

TRÁI CÂY NHẬP LẬU TỪ TRUNG Quốc:
Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Quốc đều có tẩm hóa chất bảo quản là mối quan tâm của người tiêu dùng như:
TÁO: Quả táo nhập từ Tàu, được bọc trong một một lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi.
CAM: Hiện nay, cam nhập lậu từ Tàu, loại cam nầy quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
QUÝT: Quýt Tàu vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô.
HỒNG: Hồng Tàu rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bỏa quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Tàu có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu.
DƯA HẤU: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Tàu, nhưng lại lấy nhãn hiệu của New Zealand . Loại dưa hấu nầy hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.

VI-  ĐỀ CAO CẢNH GIÁC VŨ KHÍ SINH HỌC CỦA TRUNG CỘNG:
Tin Saigon cho biết: Căn bệnh tay chân và miệng đang hoành hành dữ dội tại VN trong 6 tháng vừa qua với 15.000 người mắc bệnh đa số là trẻ em, trong đó có 50 trẻ em tử vong. Theo phúc trình của viện Pasteur Saigon: tại thành phố Saigon và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tiền Giang có tỉ lệ trẻ em nhiễm bệnh cao nhất Việt Nam . Theo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thì 99% trẻ em tử vong vì chứng bệnh kỳ lạ nầy. Trẻ nhiễm bệnh nầy bị sốt cao, nổi mụt nước khắp cơ thể, thân thể đau nhức dữ dội và dẫn tới tử vong.
Việc nầy, làm chúng ta liên tưởng tới khoảng thời gian đầu tháng 3 năm 2003, những ca bệnh SARS đầu tiên xuất hiện tại tỉnh QUẢNG ĐÔNG, miền Nam Hoa Lục. Từ đó, bệnh SARS bắt đầu lây truyền nhanh chóng các nước trên thế giới. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mới đầu tiên của thế kỷ XXI.
Người ta đặt nghi vấn: “Có phải virus gây bệnh Sars có nguồn gốc từ cái LAB bí mật nào đó của Trung Cộng bị rò rỉ và phát tán ra ngoài, gây khốn đốn cho nhân loại?” Chắc chắn là như vậy rồi!
Nếu như, tỉ lệ trẻ em nhiễm căn bệnh kỳ lạ nầy tiếp tục tăng cao, nguy cơ biến thành dịch lan tràn khắp nước, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Sàigòn cần phối hợp với Viện Pasteur Saigon báo động với Tổ Chức Y TẾ Thế Giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh Dịch Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) viết tắt “CDC” để tìm biện pháp giúp đỡ, xác định đặc điểm của loại virus nầy, nhằm chận đứng kịp thời, trước khi quá muộn.
VII - KẾT LUẬN:
Trước khi chấm dứt bài viết nầy, tôi xin nhắc lại lời của ông WINSTON CHURCHILL (1946) để thay cho lời kết: “Thế chiến thứ II đã không bao giờ xảy ra trong lịch sử nếu có những hành động ngăn chận đúng lúc…nhưng không một ai muốn lắng nghe. Chúng ta phải chắc chắn điều nầy không tái diễn.”(There was never a war (WW II) in all history easier to prevent timely action…but no one would listen…we surely must not let that happen again.”
Và ông MICHAEL SCROCCARO – Giám đốc Sterling Communication – có viết bài bình luận “COMMENTARY: CHINA SIGNALS WAR, WILL THE WORLD LEARN FROM HISTORY?” Ông đã cảnh báo cảnh báo Phương Tây: “Tại sao Phương Tây đang tiếp tục làm ngơ trước những tín hiệu và bài học của lịch sử nữa chăng? Có phải vì những tin tức trong Trung Hoa Lục Địa không rõ ràng, không đủ sức thuyết phục để chúng ta lưu tâm sao?”(So, why is the West ignoring the signs and lessons of history yet again? Could it be that news out of China is not clear or compelling enough to grasp our attention?”)
Von: david
Gesendet: Mittwoch, 5. Oktober 2011 23:00
Betreff: China